Phong tục tang ma của người Việt - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Phong tục tang ma của người Việt - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
1.Quan niệm về cái chết:
- Nhận thức triết lý (việc đưa tiễn):linh hồn trường tồn, tiếp tục sống ở thế giới
bên kia nên việc tang ma được coi là nghi lễ đưa tiễn linh hồn về thế giới bên kia.
- Nhận thức thông thường (việc xót thương): cái chết được coi là chấm dứt sự
sống, việc tang ma lại được coi là một nghi thức từ biệt ►xót thương, đau buồn. 2. Tang ma
- Chết già (bệnh): người ta thường bình tĩnh đón nhận vì biết cái chết là không
thể tránh khỏi. Thậm chí, họ còn tự chuẩn bị trước các nghi lễ tang ma (chọn
đất, quan tài,xây lăng,…) cho bản thân mình.
VD: Quan tài: được chuẩn bị trước, thậm chí được đặt ngay giũa nhà nhưng ⁕ không có ai sợ sệt gì.
⁕Xây lăng: một số nhà giàu có hoặc gia đình hoàng thất, vua chúa xây lăng
ngay từ khi lên ngôi: lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Minh Mạng,…
-Khi gia đình có người thân qua đời: người ta sẽ đau buồn có nghi thức khóc
than, để tang và đưa tiễn:
⁕ Khóc than để thể hiện sự đau buồn, đồng thời thông qua đó nói về cuộc đời của người đã khuất.
⁕ Con cháu vì đau buồn nên không có lòng dạ nào dùng đồ tốt hay nghĩ đến việc
ăn mặc (đồ tang làm từ các loại vải xấu, thô như xô, gai và thường để đầu bù, áo trái, xổ gấu,…)
⁕ Do quá đau buồn nên con trai phải chống gậy, đội mũ dây chuối
(do quá đau buồn nên ngã quỵ hoặc sẽ có ý nghĩ tự vẫn theo), con gái thì lăn đường.
-Qua nghi lễ để tan, ta còn thấy được cả tính cộng đồng:
Láng giềng còn để ba ngày
Chồng cô, vợ cậu một ngày cũng không
-Một số nơi còn buộc khăn trắng cho cây cối trong nhà, thể hiện tính nông
nghiệp và tính thiên nhiên của người Việt.
-Phong tục tang ma của ta còn thấm nhuần tính triết lí tinh thần về Âm-Dương:
⁕ Tang lễ ở Việt Nam sử dụng màu trắng của hành Kim (hướng Tây) nên người
Việt thường chôn người chết ở phía Tây làng. Tiếp đó là màu đen hành Thuỷ.
Chỉ sử dụng màu đỏ và vàng (màu tốt) cho chắt, chút vì khi đó thể hiện rằng
người đã khuất sống rất thọ.
⁕ Về số, người Việt quan niệm số chẵn là âm, số lẻ là dương nên thường lạy
người đã khuất 2 hoặc 4 lạy. Ở nhà mồ các dân tộc miền núi, số bậc thang cũng thường là chẵn.
⁕ Về việc tang cha hay tang mẹ cũng được phân biệt. Tang cha chống gậy tre
(đầu hình tròn), tang mẹ gậy vông (đầu hình vuông), cha đưa mẹ đón.
⁕ Theo quy định, cha mẹ phải để tang con, khác với người Trung Quốc con mà
ra đi trước cha mẹ thì là bất hiếu.
3. Một số nghi lễ trong tang ma:
-Lễ đặt tên hèm (tên cúng cơm)
-Lễ mộc dục: tắm cho người chết
-Lễ phạn hàm: bỏ một nhúm gạo nếp và 3 đồng tiền vào miệng người chết
-Đắp khăn lên mặt người chết: tránh cho người thân đau buồn
-Rắc tiền vàng làm lộ phí cho ma quỷ trên đường nhập quan
-Lễ tế Thổ công xin cho người chết được “nhập cư”
-Lễ chiêu hồn và nhập quan