Phương châm phòng chống chiến lược “ Diễn biến hào bình" | Tài liệu thuyết trình môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Phương châm phòng chống chiến lược “ Diễn biến hào bình“ 1. Giữ vững ổn định bên trong, chủ động phòng ngừa kết hợp giữa “xây” và “chống”. Vị trí, ý nghĩa: Đây là phương châm chỉ đạo chung cho cả phòng, chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ. Nó thể hiện tính chủ động tích cực của ta trong phòng chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ Nội dung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phương châm phòng chống chiến lược “ Diễn biến hào bình“
1. Giữ vững ổn định bên trong, chủ động
phòng ngừa kết hợp giữa “xây” và “chống”.
Vị trí, ý nghĩa: Đây là phương châm chỉ đạo
chung cho cả phòng, chống “Diễn biến hòa
bình”, BLLĐ. Nó thể hiện tính chủ động tích
cực của ta trong phòng chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ Nội dung:
+ Giữ vững bên trong trước hết là giữ vững sự
ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, QP-AN của
địa phương, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng
đối với địa phương. Kiên định con đường đi lên
CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa
chọn, giữ vững mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng với nhân dân, giữ vững khối đại đoàn
kết dân tộc xung quanh Đảng, giữ vững và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ vững
bện trong là điều kiện, là điểm tựa vững chắc
để chủ động ngăn ngừa nguy cơ từ bên ngoài.
+ Chủ động phòng ngừa trước hết là giữ vững
đường lối đối ngoại của Đảng. Mọi hoạt động
trên trường quốc tế về chính trị, kinh tế, văn
hóa, ngoại giao, quân sự... không được
phương hại đến lợi ích quốc gia dân tộc, phải
góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Do
đó phải nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch,
thu thập thông tin chính xác, có đối sách phù
hợp, không để kẻ thù tạo cớ can thiệp vào
công việc nội bộ của nước ta dưới mọi hình thức ở địa phương.
+ Giữ vững bên trong và chủ động phòng
ngừa có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu
không giữ vững bên trong sẽ không chủ động
phòng ngừa được. Do vậy phải kết hợp chặt
chẽ giữa xây và chống trong đó lấy xây làm cơ sở cho chống.
Lấy xây dựng vững mạnh các tổ chức, của cả
hệ thống chính trị để ngăn ngừa, chống lại và
đẩy lùi là yêu cầu hàng đầu nhằm đánh bại
mọi âm mưu thủ đoạn của địch.
2. Khi bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh
tổng hợp, kết hợp các biện pháp, các mặt đấu
tranh; sử lý kiên quyết, nhanh chóng, không để lan rộng, kéo dài.
Phương châm này chỉ đạo phương thức đấu
tranh và hành động của ta, trong sử lý bạo
loạn lật đổ của địch.
Để thực hiện tốt phương châm trên cần
thường xuyên chủ động, phát hiện mọi ý đồ,
hành động của địch, bám sát địa bàn, dự kiến
kế hoạch, phương án và chuẩn bị sẵn lực
lượng chống bạo loạn ở từng cấp. Tổ chức tập
luyện thường xuyên để sẵn sàng xử trí kịp
thời, nhanh chóng khi tình huống xảy ra.
Tóm lại: Đảng ta đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ
rõ ràng và những quan điểm, phương châm
chỉ đạo nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự
điều hành của chính quyền các cấp nhằm đấu
tranh làm thất bại âm mưu chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, BLLĐ của CNĐQ và các thế lực
thù địch ở Việt Nam. Phòng chống chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, BLLĐ là nhiệm vụ cấp
bách hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Thế
nhưng muốn thực hiện được mục tiêu đó thì
cần phải có những nội dung giải pháp phòng,
chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ
cụ thể trên các lĩnh vực.