-
Thông tin
-
Quiz
Phương pháp nghiên cứu trong quản trị kinh doanh môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu kết hợp phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc rừngở Bắc Kạn2. Vấn đề nghiên cứuPhát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn=> Tên đề tài: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ởBắc Kạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu 2 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Phương pháp nghiên cứu trong quản trị kinh doanh môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu kết hợp phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc rừngở Bắc Kạn2. Vấn đề nghiên cứuPhát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn=> Tên đề tài: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ởBắc Kạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu 2 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47270246
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QTKD Nhóm: 02
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong QTKD
GVHD: T.S Nguyễn Hải Núi STT Tên MSV Lớp 01 Dương Thủy Anh 6651131 K66TCNHA 02 Nguyễn Xuân Trung 6654590 K66QTMB 03 Phạm Tiến Nhiên 6666232 KKQTMB Hà Nội, 2023 MỤC LỤC I. Tổng quan tài
liệu..............................................................................................................................1 1.
Ý tưởng............................................................................................................................................1 2.
Vấn đề nghiên cứu...........................................................................................................................1 3.
Mục tiêu...........................................................................................................................................1 4.
Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................................................1 5.
Giả thuyết nghiên cứu:.....................................................................................................................2 II.
Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................................................2 1.
Mục đích thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................2 2.
Phương pháp thiết kế nghiên cứu.....................................................................................................2 1 lOMoAR cPSD| 47270246 3.
Khung thời gian nghiên cứu.............................................................................................................3 4.
Chiến lược nghiên cứu.....................................................................................................................4 5.
Mẫu nghiên cứu...............................................................................................................................4 6.
Cách thức đo lường (đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển sinh kế bền vững)..............4 lOMoAR cPSD| 47270246 3 lOMoAR cPSD| 47270246
I. Tổng quan tài liệu 1. Ý tưởng
Nghiên cứu kết hợp phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc rừng ở Bắc Kạn
2. Vấn đề nghiên cứu
Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn => Tên
đề tài: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn. 3. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, từ
đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho
người dân phụ thuộc vào rừng ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn.
Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững
cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn trong thời gian tới
4. Câu hỏi nghiên cứu Cái gì?
Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc rừng Khi nào?
Dữ liệu sơ cấp gồm: Dữ liệu điều tra hộ sống gần rừng năm 2015 và 2016,
kết quả khảo sát có sự so sánh với các chỉ tiêu trước đó 5 năm. Dữ liệu thảo
luận nhóm, phỏng vấn các hộ dân, các cấp chính quyền địa phương, các
chuyên gia năm 2016, 2017. Các giải pháp phát triển đề xuất cho giai đoạn 2020-2025. Ở đâu?
Khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn, tại 2 huyện đại diện là Na Rì và Ba Bể Ai?
- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn.
- Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu: Các hộ dân sống gần rừng ở tỉnh Bắc Kạn Tại sao?
Các nghiên cứu trước liên quan đến phát triển sinh kế mới chỉ dừng lại ở
khung phân tích sinh kế bền vững, chưa có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ lý 1 lOMoAR cPSD| 47270246
luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững. Nên câu hỏi được đặt ra là
nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững nói chung và người dân phụ thuộc
vào rừng nói riêng đã được các tác giả tiến hành như thế nào về cả khía cạnh
phương pháp và các kết quả đạt được.
Nhằm nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Bắc Kạn, thì câu hỏi đặt ra là:
1. Thực trạng phát triển sinh kế bền vững của người dân phụ thuộc vào rừng
ở Bắc Kạn như thế nào?
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế bền vững của người dân
phụ thuộc vào rừng ở tỉnh Bắc Kạn?
3. Để phát triển sinh kế bền vững cần thực hiện những nhóm giải pháp nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu: Gỉa thuyết thay thế
Sự lựa chọn chiến lược sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng có sự khác biệt giữa
các nhóm hộ theo hộ và theo mức độ kinh tế. Hộ có nguồn vốn sinh kế mạnh, có xu
hướng ít phụ thuộc vào rừng và sự phát triển sinh kế là bền vững hơn. Hộ có nguồn
vốn sinh kế thấp thì ngược lại.
I. Thiết kế nghiên cứu
1. Mục đích thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp (nghiên cứu khám phá, mô tả, giải thích và đánh giá) Đánh giá
thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho
người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát
triển sinh kế bền vững cho người dân.
2. Phương pháp thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp. Trong đó:
- Phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận khung sinh kế bền vững; (ii) Tiếp cận theo mức
độ phụ thuộc vào rừng; (iii) Và một số phương pháp tiếp cận khác như tiếp cận có
sự tham gia, tiếp cận theo chương trình REDD+.
- Phương pháp phân tích: : ( i) Phương pháp phân tổ thống kê và thống kê mô tả; (ii)
Phương pháp so sánh kết hợp với kiểm định thống kê; (iii) Phương pháp mô hình
kinh tế lượng; (iv) Phương pháp phân tích thang đo bền vững.
- Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp chọn điểm và xác định cỡ mẫu NC:
Tỉnh Bắc Kạn được lựa chọn vì là tỉnh nghèo khu vực Đông Bắc, diện tích
đất lâm nghiệp lớn, tỷ lệ người dân phụ thuộc vào rừng còn cao. Lựa chọn 2
huyện đại diện là Na Rì và Ba Bể. (Na Rì đại diện cho nhóm huyện có điều
kiện kinh tế xã hội khá hơn trong nhóm huyện vùng cao của tỉnh. Ba Bể đại
diện cho một trong 2 huyện nghèo là Ba Bể và Pác Nặm). Điều tra toàn bộ 2 lOMoAR cPSD| 47270246
hộ dân tại nơi khảo sát với 280 hộ dân nhưng 15 phiếu không đầy đủ thông tin nên mẫu NC là 265.
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp thu thập tài liệu: các văn bản pháp luật, công
trình/nghiên cứu đã được công bố
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Từ niên giám thống kê, internet, các báo cáo của
tỉnh, huyện, xã được khảo sát Số liệu sơ cấp:
Phỏng vấn trực tiếp: sử dụng bảng câu hỏi có sẵn. Nội
dung bảng câu hỏi gồm: Thông tin chung về chủ hộ, bối
cảnh phát triển sinh kế, các nguồn vốn sinh kế (con
người, vật chất, tài chính, tự nhiên, xã hội), hoạt động
sinh kế, thu nhập của hộ, và các kết quả sinh kế,…
Thảo luận nhóm tập trung: nhóm gồm 6-10 người Tại
mỗi thôn/bản nghiên cứu tổ chức 4 buổi thảo luận nhóm
tập trung đối với nhóm hộ phụ thuộc nhiều vào rừng,
nhóm hộ phụ thuộc ít vào rừng, cán bộ thôn/bản. Đối
với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, nghiên cứu tổ chức
01 buổi thảo luận/cấp.
Phương pháp xử lý số liệu: Đối với tài liệu và số liệu thứ cấp, nghiên cứu sử
dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, dữ liệu được tính toán và tổng hợp
bằng phần mềm Microsoft Excel để tạo các bảng số liệu. Các phiếu hỏi sau
khi được thu thập sẽ được kiểm tra và nhập dữ liệu bằng phần mềm Microsoft
Excel. Các phép thống kê mô tả đơn giản sẽ được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Excel. Các phép kiểm định, phân tích hàm hồi quy, nghiên cứu sử
dụng phần mềm Stata 13.0.
3. Khung thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu trong thời gian dài: Dữ liệu điều tra năm 2015, 2016. Dữ liệu thảo luận
nhóm, phỏng vấn năm 2016, 2017. Đề xuất giải pháp giai đoạn 2020-2025.
4. Chiến lược nghiên cứu
Chiến lược nghiên cứu hỗn hợp
- Chiến lược nghiên cứu điều tra: Tiến hành điều tra toàn bộ hộ tại mỗi thôn/ bản
khảo sát. NC phỏng vấn trực tiếp với 280 hộ dân sống gần rừng. Sau khi thu thập
dữ liệu có 15 phiếu không đầy đủ thông tin nên 265 hộ được tổng hợp, xử lý. - Chiến
lược nghiên cứu phát triển lý thuyết: Những lý luận và thực tiễn về phát triển sinh
kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng đã được luận giải và làm sáng tỏ, từ 3 lOMoAR cPSD| 47270246
đó, khung phân tích phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng
đã được xây dựng và phát triển. Kết quả đề tài là cơ sở khoa học cho việc định
hướng và đưa ra giải pháp phát triển sinh kế bền vững, là kênh cung cấp thông tin
quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Bộ, tỉnh Bắc
Kạn, các cơ quan tham mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế - xã hội và các cá nhân tham khảo. 5. Mẫu nghiên cứu
Tỉnh Bắc Kạn được lựa chọn vì là tỉnh nghèo khu vực Đông Bắc, diện tích đất lâm
nghiệp lớn, tỷ lệ người dân phụ thuộc vào rừng còn cao. Lựa chọn 2 huyện đại diện
là Na Rì và Ba Bể. (Na Rì đại diện cho nhóm huyện có điều kiện kinh tế xã hội khá
hơn trong nhóm huyện vùng cao của tỉnh. Ba Bể đại diện cho một trong 2 huyện
nghèo là Ba Bể và Pác Nặm). Điều tra toàn bộ hộ dân tại nơi khảo sát với 280 hộ
dân nhưng 15 phiếu không đầy đủ thông tin nên mẫu NC là 265. Quy mô hộ bình
quân tại khu vực khảo sát là 6,65 thành viên/hộ.
6. Cách thức đo lường (đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển sinh kế bền vững)
Nhóm yếu tố nguồn vốn sinh kế - Nguồn vốn con người
Quy mô hộ bình quân tại khu vực khảo sát là 4,65 thành viên/hộ, trong đó số lượng
thành viên trong độ tuổi lao động chiếm 66,24% (3,08 thành viên). Kết quả kiểm
định cho thấy hộ nghèo thường là những hộ có quy mô nhỏ với chỉ 108 là 4 ,15
thành viên (thấp hơn con số 4,92 của hộ không nghèo), và 63,37% người trong độ
tuổi lao động - thấp hơn gần 5% so với hộ không nghèo. Xét ở khía cạnh khu vực
địa lý, hộ ở huyện Na Rì có quy mô thấp hơn tại mức ý nghĩa thống kê 5 % - Nguồn vốn xã hội :
Tỷ lệ tham gia thường xuyên các hoạt động của các tổ chức địa phương là khá cao
(80,38%) và sự khác biệt giữa các nhóm là chưa thực sự rõ ràng. Ba Bể là huyện là
huyện khó khăn hơn huyện Na Rì, chính vì vậy họ nhận được nhiều sự quan tâm
của các chương trình, dự án. Do đó, hộ dân tại huyện Ba Bể nhận được tần suất
mời tham gia các lớp tập huấn huấn là nhiều hơn với mức ý nghĩa cao (1%). Nhóm
hộ tham gia tích cực vào tổ tuần tra rừng thường là nhóm hộ phụ thuộc cao vào
rừng (mức ý nghĩa thống kê là 5%) - Nguồn vốn tự nhiên 4 lOMoAR cPSD| 47270246
Diện tích đất nông nghiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo - Nguồn vốn vật chất
Các chỉ tiêu tài sản được đánh giá, phân loại thành ba nhóm A1, A2 và A3 với mức
điểm tương ứng lần lượt là 20, 5 và 3 điểm. Chất lượng nhà ở tại huyện Ba Bể dường
như là tốt hơn tại mức ý nghĩa thống kê là 5% (p=0,03). - Nguồn vốn tài chính
Tính chung cho toàn bộ mẫu điều tra, 28% số hộ có ít nhất một thành viên có thu
nhập ổn định. Hộ có lao động với thu nhập ổn định có xu hướng ít phụ thuộc vào
rừng hơn và thường là hộ không nghèo. Sự khác biệt này là rất rõ nét với kết quả
kiểm định có ý nghĩa thống kê tại mức 1%.
Kết quả ước lượng mô hình nhị phân cho thấy giá trị kiểm định Wald chi2 = 56,46
và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đã chứng tỏ sự phù hợp của mô hình. Hệ số ước
lượng của biến mức độ phụ thuộc vào rừng mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê
ở mức 10% và 5%. Điều này cho thấy, hộ càng có mức phụ thuộc cao vào rừng thì
hộ dễ rơi vào nhóm hộ nghèo. Chủ hộ của trình độ càng cao thì khả năng thoát nghèo
của hộ cao hơn khoảng từ 9,9% - 15,5%. Tất cả các chỉ tiêu bao gồm tình trạng nhà
ở, điểm tài sản sinh hoạt và điểm tài sản sản xuất của nguồn vốn vật chất sử dụng
trong mô hình nhị phân nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99 %.
=> Từ những số liệu, tìm hiểu, đề xuất giải pháp như sau:
- Nâng cao nguồn vốn sinh kế cho người dân
- Xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sinh kế bền vững cho hộ
- Nâng cao năng lực, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người dân
- Đa dạng hóa và nâng cao thu nhập cho hộ dân
- Duy trì và cải thiện mối quan hệ xã hội
- Duy trì và cải thiện môi trường sinh thái
- Thống nhất chủ trương, hoàn thiện chính sách cho phát triển sinh kế bền vững cho
người dân phụ thuộc rừng
- Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc rừng 5 lOMoAR cPSD| 47270246 6