Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa - Tiểu luận Lịch sử đảng | Trường đại học Điện Lực
Tiểu luận - Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I. Mở đầu
Trong tiến trình cách mạng hơn 90 năm qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên
chỉ đạo xây dựng nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp để khai thác, phát
huy sức mạnh của văn hóa qua từng giai đoạn lịch sử của dân tộc và đã đạt được
những thành tựu quan trọng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 là một bước ngoặt quan trọng của
lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự
khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo trên mọi mặt trận, trong đó có văn
hóa cách mạng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Suốt chặng đường lãnh đạo đất nước
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh những chủ trương, đường
lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và phát triển
văn hóa cách mạng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong tiến trình cách mạng,
trong đường lối chính trị của Đảng.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa từ đó
hiểu rõ hơn về Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá ở Việt
Nam thời kỳ hội nhập , em đã lựa chọn đề tài: “Quá trình đổi mới tư duy của Đảng
về xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ đổi mới. Mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và phát triển văn hoá ở Việt Nam thời kỳ hội nhập.” làm đề tài tiểu luận cho
học phần “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”. II. Nội dung
1. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ đổi mới
1.1 XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Sau khi thống nhất, cùng với việc xây dựng, củng cố chế độ chính trị và xây
dựng, phát triển kinh tế, toàn quốc hướng đến mục tiêu lớn là xây dựng chế độ
mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong suốt 10 năm tiếp theo, từ năm 1976 đến 1986, Đảng tiếp tục đẩy mạnh
cách mạng tư tưởng và văn hóa với nhiệm vụ "xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa”
tính chất dân tộc với
và làm chủ tập thể về văn hóa, tạo ra cho mọi quần
chúng nhân dân một cuộc sống tinh thần phong phú, phù hợp với mục đích cao
quý của chủ nghĩa xã hội.
Nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, được xác lập
trên bốn phương diện cơ bản là: văn hóa lao động gắn với ý thức mình vì mọi 1
người, mọi người vì mình; văn hóa giao tiếp bình đẳng; văn hóa gia đình hạnh
phúc; văn nghệ miêu tả hiện thực xã hội chủ Nghĩa, nhằm mục tiêu là thoả mãn
ngày càng đầy đủ không những nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu văn hóa của
toàn xã hội, là biến mọi giá trị văn hóa thành tài sản của nhân dân và tạo mọi
điều kiện để nhân dân trực tiếp sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa,… từng bước xây
dựng đất nước ta thành một xã hội văn hóa cao(1).
Năm 1986 mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở nước ta khi
Đảng quyết định tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện. Cùng với sự đổi mới
trong tư duy kinh tế và chính trị, Đảng ta đã có những đổi mới quan trọng trong
tư duy về văn hóa từ việc xác định vị trí, vai trò cũng như trong thực hiện nhiệm
vụ xây dựng và phát triển văn hóa cách mạng, tiếp nhận các giá trị văn hóa của
dân tộc và thời đại. Gắn chặt nội dung và tinh thần của sự nghiệp đổi mới "Đổi
mới là văn hóa, văn hóa là đổi mới" (Thủ tướng Phạm Văn Đồng), Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công
cuộc đổi mới, đề cao vai trò của văn hoá trong đổi mới tư duy, thống nhất về tư
tưởng, dứt bỏ cơ chế cũ không còn phù hợp, thiết lập cơ chế mới; khẳng định
đồng thời vừa xây dựng kinh tế, vừa phải coi trọng các vấn đề văn hoá, tạo ra
môi trường văn hoá thích hợp cho sự phát triển. Tiếp theo đó, Đảng đã xác
định: "Văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể
hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản
xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hóa, những công trình nghệ thuật được
lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người"(2).
Có thể nói đây là một bước ngoặt trong nhận thức của Đảng về đổi mới văn hóa
trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước khi làm rõ, phê phán quan niệm khá
phổ biến trước đây coi văn hóa là hoạt động phi sản xuất, có tính tiêu dùng,
hoặc chỉ là phương tiện giản đơn nhằm tuyên truyền cho chính trị. Điều này cho
thấy văn hóa cách mạng ở Việt Nam đã có được thành tựu lớn lao khi ngày càng
đặt vấn đề văn hóa, con người vào vị trí trung tâm trong các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Cũng trong thời gian này, trên thế giới, tư duy của
nhân loại về văn hóa cũng đã có những nhận thức mới, thể hiện trong quan
điểm của UNESCO về "Thập kỷ phát triển văn hóa" (1987-1996), trong đó, văn
hóa được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ và một số lĩnh vực khác.
Kế thừa tinh thần này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định văn c hóa ùng
với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động 2
lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc
và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, trong những năm đầu
đổi mới, khi nền kinh tế Việt Nam có sự bứt phá và đạt được kết quả ngoạn
mục, đời sống vật chất của người dân được cải thiện, mọi người thi đua lao
động sản xuất và làm giàu nhanh chóng thì việc định vị văn hóa ngày càng rõ
ràng hơn và được đặt đúng vị trí là một trong những trụ cột của phát triển.
Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (1991) ghi nhận một nấc thang mới trong phát triển văn hóa cách mạng của
Đảng khichủ trương: “Xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra một đời sống tinh thần
cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ”(3) và
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng đã lần đầu
tiên đưa ra quan niệm “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội”(4). Đây là luận điểm mới mẻ, sáng tạo nói lên mối quan hệ biện chứng
giữa văn hóa và sự phát triển, nhấn mạnh vị thế, vai trò của văn hóa đối với
chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
1.2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN
TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Tuy nhiên, sau 10 năm đồng hành cũng sự nghiệp đổi mới, trên tổng thể thì
những thành tựu trong phát triển văn hóa không bắt kịp sự tăng trưởng kinh tế.
Sự tấn công thầm lặng nhưng hết sức dữ dội từ mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã dẫn đến những diễn biến phức tạp trong sự phát triển của văn hóa.
Trước tình hình ấy, Đại hội VIII của Đảng năm 1996 đã nhận ra vai trò, vị trí
quan trọng của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, từ đó đặt ra vấn đề
“hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản
sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại”(5). Với quan điểm chỉ đạo này, lần đầu tiên
Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng văn hóa gắn liền với hệ giá trị và chuẩn mực xã
hội mới nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng công cuộc đổi
mới. Nhưng phải đến hai năm sau, trong Hội nghị Trung ương 5 khóa
VIII (tháng 7 năm 1998), Đảng ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thì hệ thống lý
luận văn hóa thời kỳ đổi mới của Đảng mới cơ bản được hoàn thiện, trong đó
các vấn đề văn hóa được xem xét một cách cụ thể, có hệ thống.
Nhiệm vụ của văn hóa cách mạng thời kỳ mới đã được đặt ra một cách rõ ràng,
đó là: 1) Xây dựng văn hóa Việt Nam phải lấy giá trị văn hóa truyền thống của 3
dân tộc làm cơ sở, nền tảng; 2) Xây dựng văn hóa Việt Nam cần phải học tập,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bổ sung các giá trị mới.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII ra đời đã tạo ra một bước ngoặt
toàn diện trong tư duy lý luận của Đảng về văn hóa và vai trò của văn hóa, thể
hiện tầm nhìn chiến lược về văn hóa, phù hợp yêu cầu, nguyện vọng của nhân
dân và xu thế phát triển của đất nước. Với Nghị quyết này, văn hóa đã đặc biệt
khẳng định được vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước,
được nhìn nhận là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, trong chỉ đạo xây dựng và
phát triển văn hóa, tinh thần này được quán triệt sâu sắc, cả về phương diện lý
luận và đặc biệt trong hoạt động thực tiễn, trở thành một nội dung lớn trong
hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp. Trong những năm
tiếp theo, việc “tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển
kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội”(6) trở thành một nhiệm vụ quan trọng của văn hóa cách mạng và được
tuyên truyền, triển khai thực hiện sâu rộng.
Chính nhờ những chỉ đạo đúng đắn, sát sao nhằm phát triển văn hóa, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tô “
c, tiếp thu những thành tựu và tinh hoa văn hóa nhân loại, hoàn thiê “
n hê “ thống giá trị văn hóa Viêt “Nam trong thời kỳ công nghiê “ p hóa, hiê “ n đại hóa, hô “ i nhâ “
p quốc tế…, văn hóa Việt Nam đã đạt được
những thành tựu hết sức to lớn. Nhìn chung, văn hóa đã bước đầu khẳng định vị
trí là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào thành công của sự
nghiệp đổi mới vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Với những thành tựu đạt được, có thể nói Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về văn hóa trong thời kỳ
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
đánh dấu một thành tựu quan trọng trong xây dựng, tuyên truyền và phát triển
văn hóa cách mạng trong tiến trình cách mạng dân tộc.
Có thể nói trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa trong xây dựng và phát triển
đất nước. Đảng ta đã luôn đưa ra những chỉ đạo sâu sắc và kịp thời đối với từng
giai đoạn phát triển của đất nước và trong mọi hoàn cảnh, những chỉ đạo của
Đảng luôn bám sát thực tiễn, thích ứng sự thay đổi của thực tiễn, đồng thời phù
hợp với bối cảnh thế giới và sự phát triển của đất nước. 4
Chính vì thế, gần một thế kỷ đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa
cách mạng Việt Nam luôn là một động lực tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần,
tư tưởng to lớn cùng với sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế trong chiến lược
tổng hợp để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Những thành tựu ấy có tính bao trùm, hàm chứa xuyên suốt từng thời kỳ
của tiến trình cách mạng, phản ánh sự phát triển văn hóa của dân tộc.
2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá ở Việt Nam thời kỳ hội nhập
2.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa
Nhìn một cách tổng quát, phát triển kinh tế chính là tạo tiền đề vật chất cho sự
phát triển văn hóa và con người, tạo điều kiện để con người có thể tham gia vào
quá trình sáng tạo, sản xuất, truyền bá và thụ hưởng các giá trị văn hóa ngày
càng nhiều. Tuy nhiên, phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm sự thống nhất giữa
tăng trưởng kinh tế bền vững với bảo đảm các vấn đề xã hội và môi trường, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là mục tiêu hàng đầu. Nền
kinh tế được xác định là nền kinh tế thị trường nhân văn, kinh tế thị trường định
hướng XHCN, có sự điều tiết và quản lý thống nhất của Nhà nước, để vừa bảo
đảm tự do cho kinh tế thị trường phát triển, vừa bảo đảm định hướng chính trị
ưu việt của chế độ XHCN.
Mặt khác, văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực lao động, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nâng
cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và
đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế và văn hóa là nâng cao chất lượng
cuộc sống, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người. Đây chính là điểm tương
đồng, nơi hội tụ định hướngphát triển của kinh tế và văn hóa.
Sự khác biệt giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa ở đây chính là sự khác
biệt về vai trò, chức năng xã hộitrong việc tham gia vào quá trình phát triển con
người để tạo nên sự phát triển tổng thể cả về đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của con người (bao gồm cá nhân và cộng đồng, dân tộc và nhân loại, các
giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau).
Nhận thức về vai trò của từng lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước, Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Đảm
bảo gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là 5
then chốt với phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội”(4). Khẳng định
vai trò của văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nghị quyết
Trung ương 9 khóa XI xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là
mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang
hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”(5).
Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, Đảng ta luôn chú ý đến mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa. Văn kiện Đại hội VI (1986),
nhấn mạnh: “Mục tiêu ổn định tình hình, giải phóng năng lực sản xuất không
chỉ là phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật mới mà còn là giải
quyết các vấn đề xã hội, từ công việc làm đến đời sống vật chất và văn hóa, bồi
dưỡng sức dân, xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực
hiện công bằng xã hội, với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn nhất,
là chủ thể của xã hội”(6).
Đại hội VIII của Đảng yêu cầu: “Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và
thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và
các tệ nạn xã hội”(7).
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung,
phát triển năm 2011), Đảng ta xác định các mối quan hệ lớncần phải giải quyết
để đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước, không phiến diện, cực đoan, duy ý
chí. Trong đó có mối quan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”(8).
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế, Đại hội XI nhấn mạnh đến yêu cầu phát triển toàn diện các
lĩnh vực văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế: “Tạo bước phát triển
mạnh mẽ về văn hóa, xã hội. Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh
huy động các nguồn lực xã hội để phát triển văn hóa, xã hội. Hoàn thiện hệ
thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục
tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước,
từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững”(9).
Trên cơ sở tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng đã rút một số bài
học kinh nghiệm, trong đó có bài học “Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có
bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát
thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết 6
kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra”(10). Đại hội tiếp tục nhấn
mạnh việc gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế và văn hóa trong quá trình phát triển bền vững đất nước.
Đại hội XII đã xác định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là
nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,
đồng thời đảm bảo định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự
quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(11).
Đồng thời, Đảng ta đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, phấn đấu hoàn thiện
đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo các tiêu
chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; đảm
bảo tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị
trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát
triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững...”(12).
Trong lĩnh vực phát triển văn hóa, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”(13); cụ thể là “Thường xuyên quan tâm
xây dựng văn hóa trong kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa
doanh nhân với ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ gìn chữ tín, cạnh
tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(14).
Một trong những nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa kinh tế và văn
hóa là chú ý chức năng kinh tế của văn hóa, coi trọng chính sách kinh tế trong
văn hóa và chính sách văn hóa trong kinh tế. Đồng thời, xác định nhiệm vụ
quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là xây dựng văn hóa trong kinh
tế: “Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực
sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội”(15). Đẩy mạnh “phát
triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa”(16).
Như vậy, về phương diện lý luận, Đảng ta đã nhận thức ngày càng toàn diện và
sâu sắc hơn về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Những chủ trương, quan điểm, 7
chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết mối quan hệ này trong hoạt
động thực tiễn đã góp phần bảo đảm giữ vững định hướng chính trị, đề cao tính
văn hóa của nền kinh tế, xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
II.2 Một số vấn đề đặt ra hiện nay
Đất nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, điều đó đòi hỏi phải tiếp tục hình
thành,xây dựng và phát triển hệ các giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã
hội đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới. Điều đó đồi hỏi phải nhận thức và
giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là Cần đổi mới và có tư duy đột phá về mối quan hệ giữa phát triển văn
hóa và tăng trưởng kinh tế để một mặt không rơi vào duy ý chí đưa ra những
tiêu chí về giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội mang nặng tính lý
thuyết, xa rời yêu cầu của đời sống thực tiễn, không gắn bó với các quyền, lợi
ích thiết thực và trách nhiệm của mỗi con người, gia đình, đơn vị xã hội, cộng
đồng, của Nhà nước cũng như toàn xã hội; đồng thời cũng không rơi vào tình
trạng phát triển văn hóa chỉ là “cái đuôi” của kinh tế, phát triển văn theo kiểu
phong trào, các hoạt động văn hóa chủ yếu diễn ra như các hoạt động sinh hoạt
“bên ngoài, bên lề” các quá trình phát triển kinh tế, mang tính chất vui chơi giải
chí, lễ hội… Trong cách tiếp cận và cả trong cơ chế chính sách phát triển cần
khắc phục sự tách biệt giữa phát triển văn hóa với phát triển con người, phát
triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; giữa phát triển văn hóa, con người với
phát triển kinh tế - xã hội – môi trường.
Ngay từ xa xưa, mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá đã trở thành mối quan tâm
của nhân loại. Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học nổi tiếng, ở thế kỷ
XVIII đã cho rằng, kinh tế không thể vận hành nếu thiếu sự hiểu biết về vai trò
của “quan điểm đạo đức”. Ngày nay, ở các nước phát triển, người ta lại càng
nhận thức rõ hơn mối quan hệ mang tính bản chất giữa văn hóa và kinh tế trong
quá trình phát triển. Ví dụ như tại lễ phát động “Tuần tử tế” năm thứ 10 của
Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long nói: “Vì chúng ta tăng trưởng và hội nhập
toàn cầu hóa, các giá trị về sự quan tâm, lòng trắc ẩn, tình láng giềng, trở nên
quan trọng hơn trước. Không xã hội nào có thể tồn tại và thịnh vượng nếu
người dân chỉ biết theo đuổi sự giàu có về vật chất”. 8
Vì vậy, cần phải nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về bản chất mối quan hệ đa
chiều – đa diện – đa cấp độ giữa văn hóa và kinh tế trong quá trình phát triển xã
hội như trên đã trình bày.
Hai là Từ nhận thức đúng mối quan hệ mang tính bản chất giữa văn hóa và
kinh tế trong quá trình phát triển, cần đánh giá sâu sắc thực trạng của mối quan
hệ này ở nước ta hiện nay đặt trong yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà
nước thể hiện rõ Đảng và Nhà nước đặt vị trí rất cao và coi trọng vấn đề phát
triển văn hóa và con người; đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương, cơ chế,
chính sách và các giải pháp, và trên thực tế đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Tuy nhiên, từ thực trạng và từ yêu cầu phát triển bền vững của giai đoạn
mới đang nổi lên những vấn đề lớn sau:
- Việc hình thành các giá trị văn hóa, giá trị con người theo yêu cầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thể chế phát triển kinh tế - xã hội mới -
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - vẫn chưa được định hình thật rõ nét,
chưa tạo được sự đồng thuận xã hội cao, chưa trở thành những gia trị xã hội phổ
quát được pháp lý hóa, được chuẩn mực hóa, được tôn vinh trong đời sống
thường nhật, và do đó chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn, chưa là
động lực mạnh mẽ cho sự phát triển (ngay trong nền giáo dục Đảng ta cũng đã
nhận định về yếu kém: Dạy chữ nặng hơn dạy người, dạy nghề; yếu về giáo dục
đạo đức, lối sống và nhân cách; nguồn nhân lực của nước ta không những chưa
đáp ứng trình độ chuyên môn cao, mà còn đang rất bất cập về lối sống, tác
phong, văn hóa công nghiệp…).
- Trong phát triển các giá trị văn hóa, giá trị con người hiện nay luôn là sự tích
hợp của các yếu tố: Yếu tố truyền thống của dân tộc; yếu tố được hình thành bởi
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa trong nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế; yếu tố quốc tế, giá trị nhân loại – thời đại.
Trong quá trình này luôn chứa đựng những cơ hội, những tác động tích cực
lớn lao, đồng thời có không ít những thách thức, tác động tiêu cực. Trong một
chừng mực nào đó chúng ta chưa nhận thức rõ bản chất mang tính hai mặt của
quá trình này (mới chủ yếu nhìn theo cách tiếp cận tích cực – tiêu cực, chính
diện – phản biện…), nhiều khi coi kinh tế thị trường, cơ chế thị trường như một
“tội đồ” của những yếu kém, bất cập trong phát triển văn hóa – con người, mà
chưa thấy rõ nó vừa là môi trường, điều kiện vừa là chủ thể đặt ra các yêu cầu
về những giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội mới đối với quá trình 9
phát triển. Chính vì chưa nhận thức được thật đầy đủ, thật sâu bản chất của quá
trình này nên chưa hình thành được cơ chế thực sự phù hợp – có hiệu quả để
phát triển văn hóa – con người đáp ứng với yêu cầu của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong thể chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng (ví dụ kỹ năng mềm, lối sống công nghiệp, năng lực tự chủ - sáng
tạo… còn nhiều hạn chế…).
- Trong phát triển văn hóa còn nặng về phát triển “văn hóa nhà nước”, dịch vụ
văn hóa…, còn chưa coi trọng đúng mức việc hình thành đời sống – lối sống
văn hóa với những giá trị mới gắn với yêu cầu của thể chế phát triển kinh tế - xã
hội mới, gắn với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế…Điều này đòi hỏi trong các nội dung và giải pháp đổi mới căn bản – toàn
diện nền giáo dục, đào tạo nhân lực, đào tạo cán bộ công chức phải xây dựng
được các tiêu chí, nội dung giáo dục – đào tạo về văn hóa đáp ứng với yêu cầu
mới, nhất là đối với thế hệ trẻ.
- Nhận thức và cơ chế, chính sách về phát huy bản sắc dân tộc trong môi
trường đa văn hóa vẫn còn nhiều bất cập; còn có nhận thức phát huy bản sắc
dân tộc chỉ thiên về khôi phục và lưu giữ những giá trị truyền thống, mà chưa
gắn với yêu cầu phải hiện đại hóa và phát huy tác động như thế nào đối với sự
phát triển kinh tế và sự phát triển của đất nước nói chung trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế.
- Mặt khác, trong thể chế, thiết chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách phát
triển kinh tế lại hầu như thiếu vắng các yêu cầu, tiêu chí phát triển văn hóa (giá
trị con người, giá trị xã hội…) gắn với phát triển kinh tế. Trong nhiều chính
sách phát triển kinh tế, các chương trình, dự án phát triển kinh tế yếu tố văn
hóa, yếu tố con người bị coi nhẹ, chạy theo tốc độ tăng trưởng và lợi ích kinh tế
thuần túy. Việc thiếu định hướng các giá trị văn hóa, giá trị xã hội được chế
định trong luật pháp và cơ chế chính sách phát triển kinh tế là một trong các
điều kiện để nảy sinh tình trạng tham nhũng, tiêu cực, kinh doanh lừa đảo, chộp
giật, chốn thuế, không coi trọng quyền và lợi ích của người lao động, của người
tiêu dùng và của xã hội. Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế, thiết chế, hệ thống luật
pháp, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế có định hướng phát triển văn hóa là
một nhiệm vụ rất quan trọng.
- Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền – xã hội công dân – nền dân chủ theo
con đường phát triển định hướng XHCN, yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng
trưởng sang phát triển theo chiều sâu, nhanh và bền vững, đi vào phát triển kinh
tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với yêu cầu thoát ra 10
được khỏi bẫy thu nhập trung bình, một cách khách quan đã đặt vai trò của văn
hóa (theo nghĩa rộng bao hàm cả khoa học – công nghệ) trong đó con người văn
hóa là một trong những yếu tố quyết định. Tuy nhiên, đây lại là một trong
những điểm yếu – điểm nghẽn “cốt tử”, cần phải khắc phục bằng phát huy sáng
tạo lên tầm cao mới những giá trị của dân tộc gắn hữu cơ với việc xây dựng và
phát triển những giá trị mới về con người, về văn hóa và xã hội theo yêu cầu
của giai đoạn mới, thông qua đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và hoàn
thiện thể chế phát triển kinh tế - xã hội mang tính hiện thực và hiệu quả trong mỗi bước phát triển.
Những điều trình bày ở trên cho thấy : Điều cốt yếu nhất là phải nhận thức cho
đúng, cho rõ bản chất - cái gốc của văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế và xã
hội, và phải xây dựng - phát triển văn hóa từ cái gốc./. III. Kết luận
Có thể nói trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa trong xây dựng và phát triển
đất nước. Đảng ta đã luôn đưa ra những chỉ đạo sâu sắc và kịp thời đối với từng
giai đoạn phát triển của đất nước và trong mọi hoàn cảnh, những chỉ đạo của
Đảng luôn bám sát thực tiễn, thích ứng sự thay đổi của thực tiễn, đồng thời phù
hợp với bối cảnh thế giới và sự phát triển của đất nước.
Chính vì thế, gần một thế kỷ đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa
cách mạng Việt Nam luôn là một động lực tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần,
tư tưởng to lớn cùng với sức mạnh chính trị, quân sự, kinh tế trong chiến lược
tổng hợp để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Những thành tựu ấy có tính bao trùm, hàm chứa xuyên suốt từng thời kỳ
của tiến trình cách mạng, phản ánh sự phát triển văn hóa của dân tộc.
Qua bài tiểu luận, em đã phần nào hiểu rõ Đường lối lãnh đạo đúng đắn trong
lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng và phát triển văn hóa.
Đảng là minh chứng lịch sử quan trọng cho vai trò của đổi mới cho sự phát triển
và khẳng định: Muốn tăng trưởng kinh tế thị trường bền vững thì ta phải
liên tục đổi mới trong tư tưởng cũng như phương thức sản xuất mới. Như
vậy mới có thể đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa
xã hội; sánh vai với các cường quốc năm châu. Như vậy, Đảng có vai trò rất lớn
trong việc lãnh đạo đất nước, tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng 11
đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có môt
tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Mọi mưu toan nhằm hạ thấp hoặc
nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đều là việc xuyên tạc thực tế lịch sử
cách mạng dân tộc ta, trái với mặt lý luận lẫn thực tiễn, đều đi ngược lại xu thế
phát triển của xã hội Việt Nam. 12