lOMoARcPSD| 48541417
2 . Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã
hội.
2.1 .Sự nghiệp của dân, sức mạnh của dân, quyền lợi của dân.
2.1.1 .Mục tiêu về chế độ chính trị :
- Phải xây dựng được chế độ dân chủ. Chế độ dân chủ trong mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minh khẳng định và giải thích: “Chế
độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ” , “Nước ta là nước dân chủ,
địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” , dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà
nòng cốt là liên minh công – nông lao động trí óc, do Đảng Cộng sản lãnh
đạo.
- Khi khẳng định “dân làm chủ” và “dân là chủ”, Hồ Chí Minh đã khẳng
định quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị của nhân dân. Người chỉ rõ:
Tất cả lợi ích đều vì dân, tất cả quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới là
trách nhiệm của dân, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước là công việc của
dân, các cấp chính quyền do dân cử ra, các tổ chức đoàn thể do dân tổ chức
nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân
2.1.2 . Nhân dân làm chủ
Hồ Chí Minh, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước do nhân dân lập nên
sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nhân dân “cử ra”, “tổ chức nên” nhà nước dựa trên nền tảng
pháp lý của một chế độ dân chủ và theo các trình tự dân chủ với các quyền bầu cử,
phúc quyết, v.v.
Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ”. Người khẳng định rõ:
“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”. Nếu “dân
là chủ” xác định vị thế của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thì “dân làm
chủ” nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, “nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì
phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”[9].
Nhân dân làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật
lao động, giữ gìn trật tự chung, đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây
dựng lợi ích chung, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công
cộng, bảo vệ Tổ quốc, v.v..
Trong nhà nước do nhân dân làm chủ, nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân
dân được thực thi những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởng
lOMoARcPSD| 48541417
dụng đầy đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ làm chủ của mình. Người yêu cầu cán
bộ, đảng viên phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Nhà nước do nhân dân cần coi trọng việc giáo dục nhân dân, đồng thời nhân dân
cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của
mình. Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà.
Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ”. Không chỉ tuyên bố quyền
làm chủ của nhân dân, cũng không chỉ đưa nhân dân tham gia công việc nhà
nước, mà còn chuẩn bị và động viên nhân dân chuẩn bị tốt năng lực làm chủ,
quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh khi nói về nhà
nước do nhân dân.
Về lợi ích của dân, Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng người
và lợi ích của những con người cụ thể vì Người cho rằng đây là một trong những
điểm khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với những chế độ xã hội trước nó.
Người nhận thấy trong xã hội xã hội chủ nghĩa mỗi người giữ một vị trí nhất định,
đóng góp một phần công lao nhất định vì nhân dân lao động đã thoát khỏi bần
cùng, có công ăn việc làm, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mỗi người có điều kiện
cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách và sở trường riêng của mình ,
nên ngay từ những ngày đầu xây dựng chế độ xã hội mới, Người đã dạy: “việc gì
có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, “phải
đặt quyền lợi của dân lên trên hết”.

Preview text:

lOMoAR cPSD| 48541417
2 . Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
2.1 .Sự nghiệp của dân, sức mạnh của dân, quyền lợi của dân.
2.1.1 .Mục tiêu về chế độ chính trị : -
Phải xây dựng được chế độ dân chủ. Chế độ dân chủ trong mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minh khẳng định và giải thích: “Chế
độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ” , “Nước ta là nước dân chủ,
địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” , dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà
nòng cốt là liên minh công – nông – lao động trí óc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. -
Khi khẳng định “dân làm chủ” và “dân là chủ”, Hồ Chí Minh đã khẳng
định quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị của nhân dân. Người chỉ rõ:
Tất cả lợi ích đều vì dân, tất cả quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới là
trách nhiệm của dân, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước là công việc của
dân, các cấp chính quyền do dân cử ra, các tổ chức đoàn thể do dân tổ chức
nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân 2.1.2 . Nhân dân làm chủ
Hồ Chí Minh, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước do nhân dân lập nên
sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nhân dân “cử ra”, “tổ chức nên” nhà nước dựa trên nền tảng
pháp lý của một chế độ dân chủ và theo các trình tự dân chủ với các quyền bầu cử, phúc quyết, v.v.
Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ”. Người khẳng định rõ:
“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”. Nếu “dân
là chủ” xác định vị thế của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thì “dân làm
chủ” nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, “nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì
phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”[9].
Nhân dân làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật
lao động, giữ gìn trật tự chung, đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây
dựng lợi ích chung, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công
cộng, bảo vệ Tổ quốc, v.v..
Trong nhà nước do nhân dân làm chủ, nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân
dân được thực thi những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởng lOMoAR cPSD| 48541417
dụng đầy đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ làm chủ của mình. Người yêu cầu cán
bộ, đảng viên phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Nhà nước do nhân dân cần coi trọng việc giáo dục nhân dân, đồng thời nhân dân
cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của
mình. Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà.
Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ”. Không chỉ tuyên bố quyền
làm chủ của nhân dân, cũng không chỉ đưa nhân dân tham gia công việc nhà
nước, mà còn chuẩn bị và động viên nhân dân chuẩn bị tốt năng lực làm chủ,
quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh khi nói về nhà nước do nhân dân.
Về lợi ích của dân, Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng người
và lợi ích của những con người cụ thể vì Người cho rằng đây là một trong những
điểm khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với những chế độ xã hội trước nó.
Người nhận thấy trong xã hội xã hội chủ nghĩa mỗi người giữ một vị trí nhất định,
đóng góp một phần công lao nhất định vì nhân dân lao động đã thoát khỏi bần
cùng, có công ăn việc làm, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mỗi người có điều kiện
cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách và sở trường riêng của mình ,
nên ngay từ những ngày đầu xây dựng chế độ xã hội mới, Người đã dạy: “việc gì
có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, “phải
đặt quyền lợi của dân lên trên hết”.