Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội | CNXHKH

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA L ÍNH TR Ý LUẬN CH
Học ph ủ nghĩa ần: Ch xã hội
ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về gia -
đình và vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Giảng viên hướng dẫn : Đặng Thị Phương Duyên
Sinh viên thực hiện : ạm Thị Hồng DiPh ệp
Lớp CityU8D :
sinh viên CA8-093 :
Hà n ày 21 áng 6 n 2021 ội, ng th ăm
1
MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………………..2
Nội dung………………………………………………………...…………3
I. Lý lu n chung c a ch nghĩa xã hội khoa h c v v ấn đề gia đình…….3
1. Khái ni m, v trí và chức năng của gia đình…………………………...3
1.1. Khái ni ………………………………………………………m .3
1.2. V trí ca gia ình trong xã hđ i………………………………3
1.3. Chc năng cơ bn c a gia đình………………………………5
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ nghĩa xã hộ lên ch i .7..
2.1. Cơ sở kinh tế- xã h …………………………………………i ....7
2.2. Cơ sở trchính - xã h …………………………………………i ..7
2.3. Cơ sở ăn h v óa………………………………………………...8
2.4. Chế độ hôn nhân t nguy n……………………………………..8
II. Th c tr ng gia t Nam trong thđình Việ i k quá độ lên ch nghĩa
hi
1. bi S ến đổ ủa gia đình ởi c Vit Nam hin nay……………………….10
1.1. Biến đổi v quy mô, k u cết c ủa gia đình……………………...10
1.2. Biến đổi trong th c hi n các ch ức năng gia đình………ca .....11
1.3. Biến đổi trong các mi quan h gia đình………………………13
2. Những phương hướ ển gia đình Việng, gii pháp xây dng phát tri t
Nam trong thời kì quá độ lên ch nghĩa ………………… xã h i ...14
3. Trách nhi m b i v và trong vi c góp ph n xây d ản thân đố ới gia đình ng
gia đình Việt Nam no ng, ti n b nh phúcấm, bình đẳ ế , h …………...15
Kết luận……………………………………………………………………...16
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………..17
2
MỞ ĐẦU
“ Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Câu
nói này đã nhấn mạnh cho mỗi chúng ta về những giá trị quan trọng nhất của
một gia đình. Đó là cái nôi trao cho ta sự sống, là nơi nuôi dưỡng cả thể chất
và tâm hồn của mỗi một con người. Bên cạnh đó, gia đình còn là môi trường
giáo dục đầu tiên quyết định đến sự hình thành nhân cách và tài năng của mỗi
con người. Như Hồ Chí Minh đã nói “ gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội
tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình” . Vì vậy, việc
bảo vệ phát triển những giá trị tốt đẹp của gia đình dựng gia đình ấm , xây
no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong gia đình mà còn là của cả toàn xã hội cần được quan tâm bởi mọi
quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, vấn đề gia đình được nhà nước đặc biệt chú trọng và thu h út sự
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Họ đã. khai thác đa dạng nhiều khía cạnh
khác nhau về chủ đề gia đình các thời kì lịch sử và sự thay đổi, phát triển theo
của nó cho đến thời điểm hiện tại được tiếp cận bằng những nội dụng c . Nó
thể và mang tính thời đại như: gia đình và vai trò của phụ nữ trong gia đình,
gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, hôn nhân đồng giới, gia đình đơn
thân,…
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những giá trị mà gia đình mang lại
cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội, bản thân tôi chọn chủ đề “quan điểm
của chủ nghĩa Mác Lênin về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam -
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” giúp người đọc thấy rõ tính nhằm
khoa học trong các luận điểm của Mác Lenin về gia đình. Ngoà bài tiểu i ra,
luận sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về thực trạng gia đình Việt Nam
hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp xây dựng và phát triển gia đình ,
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3
Về phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận tiếp thu phương pháp luận của duy vật
biện chứng ủ nghĩa duy vật lịch s để xem xvà ch ét đối tượng nghi ết ên cứu k
hợp với khảo sát th ực tiễn.
Ngoài ra các phương ph ụ tháp c ể được dùng là phân tích, tổng hợp, so sánh.
NỘI DUNG
I. Lý lu n chung c a ch nghĩa xã hội khoa h c v v ấn đề gia đình
1. Khái ni m, v trí và chức năng của gia đình
1.1. Khái nim
Cùng với lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người, khái niệm gia đình
được biết đến là “một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi
các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục” đó, quan hệ hôn nhân và huyết . Trong
thống là hai mối quan hệ cơ bản hình thành nên gia đình. Đối với quan hệ hôn
nhân ( vợ và chồng) cơ sở đầu tiên để hình thành các mối quan hệ khác
trong gia đình. Nó tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai vợ chồng, giữa họ với
con cái và với gia đình của hai bên. Trong khi đó, mối quan hệ huyết thống lại
là sợi dây gắn kết thiêng liêng nhất giữa các thành viên trong gia đình bởi họ
có chung một dòng máu được xuất phát từ quan hệ hôn nhân.
1.2. V trí của gia đình trong xã hội
Là một cộng đồng người đặc biệt, gia đình có vị trí như một tế bào của xã
hội. Nhờ vào chức năng tái tạo ra con người của gia đình thì xã hội mới có thể
tồn tại, vận động và phát triển. Chính vì sự ảnh hưởng này nên việc xây dựng
một gia đình lành mạnh, hạnh phúc là điều đầu tiên cần phải làm trước khi
muốn có một xã hội lành mạnh và bền vững. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ
và tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ
thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội lối, chính, đường sách giai của cấp
cầm quyền. Và thực tế lịch sử cũng cho thấy, mô hình, kết cấu, đặc điểm của
4
mỗi hình thức gia đình thay đổi khác nhau qua từng giai đoạn phát triển của
xã hội. Theo Ăngghen, ở những giai đoạn đầu của xã hội loài người, khi con
người còn lệ thuộc vào tự nhiên, khai thác tự nhiên làm nguồn sống chủ yếu
thì gia đình mẫu hệ với chế độ quần hôn là hình thái phù hợp nh ất. Tuy nhiên,
lực lượng sản xuất phát triển với việc luôn cải tiến công cụ lao động, chuyển
từ khai thác tự nhiên, tự phát sang khai thác có chủ đích. Quá trình phân công
lao động làm thay đổi vị thế giữa đàn ông và đàn bà như một điều tất yếu.
Như vậy, sở hữu tư n đối với nguồn lực và sản phẩm từ các nguồn lực đó hân
trong sản xuất xã hội đã kéo theo sự thay đổi các hình thức gia đình, là
nguyên nhân làm thay đổi chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ và chế độ một
vợ, một chồng này chủ yếu là một chồng). Tuy nhiên, dễ thấy rằng ( lúc s
bất bình đẳng trong mối quan hệ xã và gia đình dẫn đến việc kìm hãm hội đã
sự phát triển xã hội. Vậy nên, việc thiết lập lại ơ cấu gia đ , đảm bảo con c ình
người có một cuộc sống ấm no, hòa thuận trong gia đình là một bước tiến
quan trọng giúp con người yên tâm lao động, sáng tạo và đạt được những
thành tựu mới để phát triển xã hội.
Ngoài ra, gia đình còn là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa
trong đời sống cá nhân của thành viên. Đối với những đứa trẻ, gia đình là nơi
cung cấp những điều kiện đầy đủ nhất về vật chất lẫn tinh thần cho sự phát
triển toàn diện của chúng. Là động lực cho sự thành công và là nơi vỗ về cho
những lần thất bại của người trưởng thành. Ở đây chúng ta có thể nương tựa
khi về già, được chăm sóc khi ốm đau bệnh tật. Khác với môi trường phức tạp
ngoài xã hội, gia đình là nơi duy nhất chúng ta có thể đặt niềm tin và nhận
được sự tin tưởng vô điều kiện. Có được một gia đình hạnh phúc là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển của mỗi cá nhân, vì vậy trân trọng và bảo vệ tình
cảm thiêng liêng đó là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Không có bất kì cá nhân nào bên
ngoài gia đình cũng như không có cá nhân bên ngoài xã hội. ia đình là cộng G
5
đồng xã hội đầu tiên áo d à gi ục v đáp ứng các nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi
cá nhân. Mặt khác, thông qua gia đình, xã hội có thể tác động trở lại mỗi cá
nhân để giải quyết nhiều vấn đề quản lí xã hội Xã hội sẽ nhìn nhận toàn diện .
hơn về một người khi hiểu biết về n hệ gia đình và quan hệ xã hội của qua
người đó. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ xã hội của mỗi người được thực hiện
cùng các thành viên trong gia đình nâng cao được ý thức của mỗi s giúp
công dân với gia đình và xã hội.
1.3. Chức năng cơ b n c a gia đình
Sở dĩ gia đình có vai trò và vị trí quan trọng đối với xã hội bởi vì nó vô cùng
có nhiều chức năng cơ bản và đặc biệt. Đầu tiên phải kể đến Chức năng tái
sản xuất ra con người. Đây là chức năng đặc thù của con người, không một
cộng đồng nào có thể thay thế. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu tâm, sinh lí tự
nhiên của con người, nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ thì việc
sinh đẻ còn là trách nhiệm của gia đình đối với xã hội, giúp tạo ra lực lao
động động mới và duy trì sự trường tồn của xã hội. Chính vì mối liên kết chặt
chẽ này nên mặc dù việc sinh con diễn ra ở từng gia đình nhưng lại tác động
đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nó quyết định đến mật độ dân cư và nguồn
lực lao động của một quốc gia kéo theo một loạt các vấn đề về môi trường, ,
giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở…. Vì vậy, việc kế hoạch hóa gia đình đã trở
thành một nội dung quan của kế hoạch phát triển kinh tế ội trọng -xã h trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc sinh đẻ phải phù hợp với tình hình
phát triển ột quốc gia và khu vực nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của m
cho mỗi trẻ em ra đời, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình nói riêng
và sự phồn vinh cho xã hội nói chung.
Song song với việc sinh thành là chức năng nuôi dưỡng, giáo dục của gia
đình. Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài
năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình,
tiếp đến xã hội. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình
6
thành nhân cách của trẻ ời điểm, là th trẻ em bắt đầu thu n hận tất cả các tương
tác nhân sinh quan để hình thành nhân cách của mình. ỗi thành Lúc này m
viên trong gia đình tấm gương để con em mìnhcó vai trò là noi theo từ lời ăn
tiếng nói đến hành vi, ứng xử.
Đây là chức năng quan trọng thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm của gia
đình đối với con cái và cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Nếu làm tốt chức
năng này gia đình góp phần to lớn trong đào tạo thế hệ tr tương đã vào việc -
lai của xã hội, vào việc ng cao chất lượng của lực lượng lao động để phát
triển xã hội ngày càng tốt đẹp.
Tiếp đến là chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng. Chức năng kinh tế đóng
vai trò đảm bảo cuộc sống và là cơ sở cho các chức năng khác của gia đình.
Tùy theo giai đoạn phát triển của xã hội mà chức năng kinh tế của gia đình c ó
sự khác nhau về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ
chức, phân phối Tuy nhiên, tất cả đều có chung một mục đích tăng thu nhập,.
đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành
viên trong gia đình.
Ngoài việ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tái sản xuất ra tư liệu c ,
tiêu dùng và tư liệu sản xuất ia đình còn là một đơn vị tiêu, g dùng trong xã
hội. Việc tiêu dùng của họ chủ yếu là mua sắm những sản phẩm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt cũng như đời sống thần của gia đình. Điều này góp phần tinh
thúc đẩy quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải, sự giàu có của xã hội đồng
thời làm phong phú đời sống cho gia đình.
Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ vật chất, gia đình còn có chức năng thoả mãn
nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình . Con người tồn tại rất nhiều
vấn đề về tâm sinh lí thuộc giới tính, thế hệ… mà luôn cần được bộc lộ, chia
sẻ cùng những người thân thiết bên cạnh. Sự thấu hiểu lẫn nhau từ những thay
đổi nhỏ nhất về tâm sinh lí sẽ giúp các thành viên điều chỉnh hành vi, cử chỉ
sao cho phù hợp với nhau để tạo bầu không khí thoải mái nhất trong gia đình.
7
Có được sự êm ấm hòa thuận trong tổ ấm của mình là tiền đề cần thiết cho
một thái độ, hành vi tích cực của cá nhân đối vớ xã hộii .
Ngòai những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hoá. Một nơi lưu
giữ, kế thừa và sáng tạo truyền thống văn hoá dân tộc và tộc người, thể hiện
qua phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá trong gia đình Cuối cùng là . chức
năng chính trị. G ia đình như là một tổ chức chính trị thu nhỏ của xã hội,
nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước quy chế địa phương ,
hưởng lợi ích từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó.
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên ch nghĩa xã hi.
2.1. Cơ sở kinh tế- xã h i
sở kinh tế hội sự phát triển của lực lượng sản xuất tương ứng -
trình độ của lực lượng sản xuất, là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa.
Trước đây, khi chế độ hữu về liệu sản xuất tồn tại đàn ông ngườ, i
thống trị kinh tế và đóng trò quyết định trong gia đình trong khi phụ nữ vai b
nô d áp b . ịch, ức nặng nề Điều này gây ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng giữa
nam và nữ, giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, khi chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa
đối với tư liệu sản xuất hình thành và dần thế chỗ cho chế độ cũ đã làm cơ sở
cho sự chuyển đổi lực lượng lao động nhân trong gia đình thành lao động
trực tiếp. Điều này xóa bỏ sự thống trị của người đàn ông, lấy lại vị thế cân
bằng cho phụ nữ trong hội. Có thể thấy rằng ự thay đổi từ chế độ sở hữu, s
nhân sang chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất sở
tạo ra một quan hệ sản xuất mới. Nhờ vào đó, hôn nhân được thực hiện dựa
trên cơ sở là tình yêu, ít hưởng từ các yếu tố như kinh tế, địa vị x b ảnh khác ã
hội,…
2.2. Cơ sở chính tr-xã h i
Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân nhân dân lao
động, nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong
8
thời quá độ lên chủ nghĩa hội. Nhân dân lao động không phâ ệt n bi
nam hay nữ đều có quyền của mình. Chính quyền nhà nước thủ tiêu tất cả luật
lệ cũ kỹ, lạc hậu, giải phóng phụ nữ ra khỏi những áp bức bất bình đẳng, đồng
thời giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách sở của việc dựng gia đình xây
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện nét nhất vai trò của hệ thống
pháp luật. Trong đó, luật Hôn nhân ia đình cùng hệ thống chính sách hội g
được áp dụng để đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình,
đảm bảo sự bình đẳng giới, các quyền và nghĩa vụ của công dân với hội.
Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá
trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
2.3. Cơ sở văn hóa
Để phù hợp với những thay đổi về chế độ kinh tế, chính trị thì đời sống văn
hóa tinh thần của gia đình cũng không ngừng biến đổi. Những tưởng
chính trị mới của giai cấp công nhân hình thành nên các giá trị văn hóa mới
dần nắm vị trí chủ đạo thế chỗ cho những phong tục tập quán, văn hóa
không còn hợp thời của chế độ cũ để lại.
Con người điều kiện để phát triển bản thân gia đình, dân trí được nâng
cao nhờ sự phát triển của hệ thống giáo dục, khoa học công nghệ. Những tri -
thức mới dựa trên khoa học trở thành nền tảng cho các thành viên trong gia
đình hình thành những chuẩn mực mới với xã hội mới. ù ph hợp hơn
2.4. Chế độ hôn nhân ti n b ế
Đầu tiên, hôn nhân tiến bộ được thể hiện ở sự tự nguyện. Một cuộc hôn nhân
lấy tình yêu giữa nam nữ làm sở bao giờ cũng hạnh phúc hơn những
người kết hôn với mục đích khác. Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn
đến hôn nhân tự nguyện. đảm bảo cho nam nữ quyền tự do trong việc
lựa chọn bạn đời không phải chịu sự áp đặt hay cưỡng chế từ bất kỳ một
9
nhân nào khác, kể cả cha mẹ ều n không bác bỏ sự qu. Tuy nhiên, đi ày an
tâm, hướng dẫn của cha mẹ trong việc giúp con cái có nhận thức đúng đắn và
trách nhiệm trong việc kết hôn.
Ngòai ra, stự nguyện, tiến bộ còn được thể hiện khi cả vợ chồng muốn
chấm dứt hôn nhân thông qua việc li hôn ư không thể bắt buộc ngườ. Nếu nh i
ta kết hôn thì cũng không thể bắt họ tiếp tục chung sống cuộc sống vợ chồng
khi hạnh phúc gia đình không thể hàn gắn được. Tất nhiên tự do li hôn không
nghĩa li hôn tùy tiện. cần được kiểm soát để không gây ra hậu quả
đáng tiếc cho cả vợ và chồng, đặc biệt là con c của họ.ái
Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng cũng một sở quan
trọng trong một gia đình. Trong quá khứ, gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức
từ hình thái gia đình huyết tộc, gia đình Pu- - -na lu an, sang hôn nhân đối ngẫu
cuối cùng hôn nhân một vợ một chồng .Tuy nhiên, các hội trước
một vợ một chồng chăng chỉ về phía những người phụ nữ, pháp luật vẫn
cho phép đàn ông được lấy nhiều vợ. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa
vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân và gây nên nhiều đau khổ cho người phụ
nữ. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân một vợ một chồng không hề mất
đi mà trái lại thực sự tồn tại một cách đúng ngh . ĩa nhất Hôn nhân một vợ
một chồng lấy tình yêu chân chính giữa nam và nữ làm cơ sở và mục đích xây
dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững. Trong gia đình,
quyền bình đẳng giữa nam nữ, giữa vợ chồng phải được tôn trọng, họ
có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi vấn đề của cuộc sống hôn nhân.
Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý. Với vai trò là hạt nhân của toàn hội,
vấn đề hôn nhân không còn là vấn đề riêng của gia đình còn liên quan
chặt chẽ đến quan hệ xã hội. Vì vậy việc có những quy định pháp luật để điều
chỉnh mối quan hệ này ng cần thiết. Hôn nhân sự công nhận của
pháp luật mang lại quyền lợi, sự đảm bảo cho hai bên a đặt ra những trách vừ
nhiệm cho nhân với gia đình hội. hạn chế những tiêu còn giúp
10
cực từ một số bộ phận lợi dụng quyền tự do hôn nhân để thỏa mãn những nhu
cầu không chính đáng ủa c c á nhân.
II. Th c tr ng gia t Nam trong th i k lên ch đình Việ quá độ nghĩa xã hội.
Trong bối cảnh hội phát triển hội nhập, gia đình Việt Nam đang
những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy các mối quan hệ
trong gia đình. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống đã và đang bị tác động,
thay đổi, xen lẫn với những chuẩn mực, hành vi của xã hội mới.
1. bi S ến đổ ủa gia đình ởi c Vit Nam hin nay.
1.1. Biến đổi v quy mô, k t c u cế ủa gia đình.
Cùng với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang nền công
nghiệp hiện đại, gia đình ũng chịu sự tác động mạnh mẽ sự chuyển c
biến từ cấu trúc gia đình truyền thống sang một hình thái mới. Đ ó là hình th ái
hộ gia đình 2 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái n được gọi là gia đình hạt ) hay cò
nhân, tồn tại khá phổ biến Việt Nam. Theo kết quả điều tra gia đình Việt
Nam năm 2006 gia đình hạt nhân chiếm tỉ lệ , trong khi gia đình , 63,4%
truyền thống xu hướng giảm. Hình thái này được xem như một đơn vị độc
lập, gọn nhẹ khả năng thích ứng nhanh với các biến chuyển của xã hội.
Sau khi kết hôn, vợ chuyển ra ở riêng, nên cộng đồng sinh - chồng hình thành
sống độc lập. Điều này cho thấy, trọng tâm của gia đình đã chuyển từ mối
quan hệ ông mẹ con cái ng quan hệ vợ chồng, tạo điều kiện - bà, cha - sa -
cho sự thân mật về mặt tình cảm giữa hai vợ Bên cạnh đó, gia đình hạt chồng.
nhân sự độc lập về quan hkinh tế tạo cho mỗi thành viên trong gia
đình khoảng không gian tự do tương đối để phát triển tự do nhân. Tuy
nhiên điều này cũng mang lại một số hạn chế mối liên kết giữa các gia như
đình bị giảm sút khoảng cách kh và thời gian. ạnh đ do v ông gian Bên c ó,
trước sự phát triển nhanh chóng của hội, mỗi nhân phải chạy đua với
thời gian để làm kinh tế đảm bảo không bị lạc hậu trong thời đại mới luôn
thay đổi. Điều này đã tình làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong
11
gia đình dần trở nên rời rạc và không còn gắn như hình thái gia đình
truyền thống.
1.2. Biến đổi trong th c hi n các ch ức năng gia đình.ca
hội thay đổi dẫn đến việc một số chức năng của gia đình cũng thay đổi
như một điều tất yếu. Thứ nhất là về chức năng tái sản xuất con người. Trong
quá khứ, sinh nhiều con là mục đích mà các gia đình Việt Nam hướng tới dựa
trên n n nhi u cnhững quan “đông con phúc”, “đông con ủa”,
“con đàn cháu đống” ọ cho rằng: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” tức là cha mẹ . H
chỉ cần sinh con, còn lại con sẽ tự phát triển theo tự nhiên không cần sự
nuôi dưỡng tốn kém. Bên cạnh đó, quan điểm trọn h nữ cũng g nam khin
nguyên nhân dẫn đến việc sinh nhiều con. Tuy nhiên đây lại là quan điểm cổ
hủ dẫn đến tình trạng đói nghèo trong xã hội cũ.
Ngày nay, những kiến thức về khoa học công nghệ, thành tựu trong ý tế, giáo -
dục đã làm nâng cao trình độ giúp xóa bỏ dần những phong tục cổ hủ n trí
lạc hậu. Sự bền vững trong hôn nhân gia đình không còn phụ thuộc nhiều vào
việc sinh con còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như kinh tế, tình cảm,
tâm lí… ác gia đình trở nên chủ động trong việc xác định ế hoạch C lên k
sinh đẻ hợp với những chính sách hội của nhà nước. Điều này sao cho
không những đảm bảo cho mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một cuộc sống tốt nhất
mà còn giúp cho xã hội không phải chịu sức ép từ các vấn đề về dân số.
Thứ hai, về chức năng inh tế tổ chức tiêu dùng, thể thấy rằng,k từ khi
kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa chức năng sản xuất thì
của gia đình suy giảm hoặc mất đi. Bởi phần lớn kinh tế gia đình quy
nhỏ, lao động ít tự sản xuất là chính ặp rất nhiều khó khăn trong nên g
việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu
trong kinh tế thị trường hiện đại chức năng tiêu dùng của gia đình . Tuy nhiên
lại được tăng cường. Điều này thể dẫn đến lối sống của gia đình được
12
quyết định tùy thuộc vào công việc hay mức thu nhập của các thành viên
trong gia đình.
Thứ ba, vchức năng giáo dục. Ngày xưa, ông ta đã câu “ Dạy con từ
thuở còn thơ” như một lời nhắc nhở đến các bậc cha mẹ về giai đoạn quan
trọng nhất hình thành nên nhân cách của mỗi con người. Vào lúc này sự giáo
dục sát nhất với con trẻ từ gia đình tiếp đến hội. Tuy nhiên, với ảnh
hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế đã kích thích
nhu cầu ham muốn vật chất, con người ngày càng ít thời gian cho gia đình
và con cái. Họ chủ yếu tập trung vào đầu tư tài chính cho sự giáo dục của con.
Với sự phát triển của hệ thống giáo dục hội, những đứa trẻ được đưa đến
nhà trẻ ngày càng sớm. Điều nãy đã làm giảm vai trò giáo dục của gia đình
đối với con trẻ.
Bên cạnh đó, trong quá trình giáo dục con cái hiện nay còn sự xung đột
giữa giáo dục truyền thống hiện đại. Thế hệ trẻ mới lập gia đ bộc lộ ình
những bất đồng thế hệ việc nuôi dạy con cái. Họ tin tưởng vào tri thức trong
khoa học chuy hơn dựa vào sự hiểu biết kinh nghiệm đi trướcên môn ,
của thế hệ cha mẹ.
Thứ tư là sự biến đổi trong chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì
tình cảm Trong hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ .
thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ
chồng, cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình,
còn bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa hợp tình cảm giữa chồng
vợ; cha mẹ con cái, sự đảm bảo hạnh phúc nhân, sinh hoạt tự do, chính
đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.
Với gia đình Việt Nam những đặc tính của gia đình chế độ ẫn c ồn , v òn t tại.
Người vợ kì vọng vào vai trò trụ cột vkinh tế và vai trò làm cha của người
chồng hơn là vọng vào tình yêu sinh hoạt tình dục của vợ chồng. Còn
người chồng thì ưu tiên đảm đang vai trò làm mẹ của người vợ. Thế sự
13
nhưng, nhu cầu thỏa mãn tâm lí tình cảm đang ngày càng tăng lên, đặc biệt -
những gia đình trẻ.
Ngày nay, tình trạng quy mô gia đình nhỏ dần, lệ gia đình một con tăng lênt
thể dẫn đến suy giảm đời sống tinh thần của cả trẻ em người già, làm
thiếu đi tình cảm của anh chị em trong gia đình.
1.3. Biến đổi trong các mi quan h gia đình
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường,
văn hóa gia đình đang biểu hiện xuống cấp những tác động xấu của đời
sống hội. Đầu tiên phải kể đến mối quan hgiữa vợ chồng. Hiện
tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn diễn ra hết sức phổ biến xuất phát từ s đang
dễ dãi trong tình dục, thực dụng trong hôn nhân khiến nhiều người cho rằng
là xu hướng của xã hội. Điều này không chỉ làm rạn nứt quan hệ giữa vợ
chồng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của còn
con cái. Mặt khác, hiện nay có không ít người con bất hiếu với cha mẹ. Hiện
tượng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm nom, tính toán tiền bạc,
chia ngày tính tháng nuôi cha mẹ không là chuyện lạ trong xã hội. Những còn
trường hợp này đã làm lung những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình từ
xưa đến nay, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ổn định của xã hội.
Mối quan hệ giữa vợ và chồng sự xuất hiện của các hình gia đình còn
mới ngoài m - hình đàn ông làm chủ gia đình như ô hình người phụ nữ
người vợ làm chủ gia đình hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình, ,
hay mô hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền.
Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng còn có sự iến đổi quan hệ giữa các b
thế hệ với các hệ giá trị và chuẩn mực văn hoá khác nhau Người cao tuổi .
phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm khi ít được ở gần con cháu.
Mâu thuẫn giữa các thế hệ gia tăng, do sự khác biệt về tuổi tác và lối sống.
Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo thủ áp
14
đặt nhận thức của mình lên người trẻ. Ngược lại, người trẻ thì hướng tới các
giá trị hiện đại, có xu hướng phủ nhận yếu tố truyền thống.
2. Những phương ển gia đình Việng, gii pháp xây dng phát tri t
Nam trong thời kì quá độ lên ch nghĩa xã hội.
Qua những nội dung đã trình bày, thể thấy vai trò quyết định của gia
đình đối với sự phát triển của xã hội nói chung, cũng như quá trình quá độ lên
xã hội chủ nghĩa của nước ta nói riêng. Song, thực trạng gia đình Việt Nam có
nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập cần đưa ra phương
hướng giải quyết.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về
xây dựng phát triển gia đình Việt Nam. Cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phổ biến để cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, tổ chức, mọi công dân
các thành viên trong gia đình thấm nhuần chiến lược xây dựng phát
triển gia đình, Luật Hôn nhân gia đình, quyền trẻ em và bình đẳng giới
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh -
tế hộ gia đình. hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia chính sách
đình. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
nhất vùng xa trung tâm, giúp nông dân nâng cao năng suất thu nhập .
Thường xuyên an tâm những chính sách ưu tiên, hỗ tr cải thiện đời qu
sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công, người
cao tuổi, hộ thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ hội, Nhanh chóng giải
quyết các vấn đề dân sinh, các vấn đề xã hội và an ninh. Củng cố các kết quả
đã đạt được quan tâm xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế, nhất là
vùng sâu vùng xa.
Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu
những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng Gia đình Việt Nam
hiện nay. Nhà nước và các cơ quan văn hóa nhiệm vụ xác định những giá
trị tốt đẹp từ văn hóa trong các gia đình truyền thống, tích cực vận động nhân
15
dân xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn hội.
Đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại sao
cho phù hợp với quá trình CNH đất nước.- HĐH của
Thứ tư, tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng phong trào xây dụng gia
đình văn hóa. Đây là một mô hình tiến góp phần phát triển xã hội, ổn kinh tế-
định cuộc sống gia đình o ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nếp ; nâng ca
sống văn minh nơi công cộng; thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, tích cực
phòng, chống bạo lực gia đình; đoàn kết xóm làng, tương trợ, giúp đỡ nhau
trong lao động, sản xuất hoặc lúc gặp khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt
động giao lưu văn hóa, khuyến học, tương thân tương ái nhằm hướng tới mục
tiêu xây dựng gia đình , tiến bộ, hạnh phúc. Tuy nhiên, Nhà nước cần ấm no
phải thắt chặt các quy định chi tiết vtiêu chuẩn, trình tự, hồ công nhận
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, kịp thời chấn chỉnh việc chạy theo thành tích,
số lượng, xem nhẹ chất lượng phong trào.
3. Trách nhi m b i v trong vi c góp ph n xây ản thân đố ới gia đình
dựng gia đình Việ ấm, bình đẳt Nam no ng, tiến b, hnh phúc.
Bất ai trong chúng ta đều mong muốn một gia đình hạnh phúc, được
sinh ra trong tình yêu thương lớn lên từ sự bao bọc của người thân trong
gia đình. Vậy làm cách nào để thể giúp gia đình mình trở nên hạnh phúc?
lẽ mỗi người sẽ cho mình một tiêu chí riêng về gia đình hạnh phúc.
Riêng tôi cho rằng sự bền vững gắn kết của gia đình phụ thuộc phần lớn
vào tình cảm và thái độ của mỗi thành viên. Bản thân ải biết quan tâm, câng ph
chia sẻ tôn trọng đối với mọi người trong gia đình, phải biết kính trên
nhường dưới, hiếu thảo với ông cha mẹ. cuộc sống bận rộn đến đâu,
mỗi chúng ta vẫn cần dành thời gian bên cạnh chăm sóc cho người thân
của mình i ra, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải trách nhiệm . Ngoà
học tập tốt để xứng đáng với công sức của cha mẹ, đồng thời chuẩn bị kiến
thức để sau này có đầy đủ tài chính chăm lo cho bản thân và gia đình.
16
Theo tôi, mỗi cá nhân biết chăm lo cho gia đình ấm no, hạnh phúc đã góp
một phần vào xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ. Chúng ta cần bảo vệ
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống và đồng thời
tiếp thu những kiến thức tiến bộ của gia đình hiện đại, không quáng chạy
theo những xu hướng mới để rồi hòa tan trong quá trình hội nhập đất nước.
Luôn có trách nhi vệm đối ới bản thân, gia đình và xã hội.
KẾT LUẬN
Gia đình tế bào của hội, sở hữu những vị trí, vai trò chức năng đặc
biệt không một cộng đồng nào khác thay thế được. Trong thời quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, gia đình đã có sự biến đổi về cả quy mô, kết
cấu hình thức, các chức năng cũng như mối quan hệ trong gia đình. Điều này
dẫn đến những tác động về cả hai mặt tích cực và tiêu cực trong đời sống của
gia đình với xã hội. Để khắc phục những ểm yếu, một loạt phương đi
hướng v ải ph đề ra để n ận à gi áp được âng cao nh thức của mỗi cá nhân, các
ban ngành v xây d ng gia ình úc, bình ề việc đ Việt Nam ấm no, hạnh ph đẳng,
nhất l ối cảnh ĐH đất nước. Bản th ỗi à trong b CNH-H ân m sinh vi , mên ỗi
thành viên trong gia c trách nhi óp phđình ũng phải ệm g ần bảo vệ những
giá tr p c ình truy song song v quan tốt đẹ ủa gia đ ền thống ới kết hợp những
điểm mới tiến bộ của gia đình hi ện đại giúp đất nước không ngừng phát triển.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình học phần Chủ nghĩa x ội khoa hã h ọc
2. Bùi Vi t (2005), t Nam hi i trong quá trình công Gia đình Việ ện đạ
nghip hoá hi i hoá th c tr ng và gi i pháp ện đạ
3. Nguyễn Dương Hùng (2021). Tư tưởng Ph.Ăngghen về vai trò ca s
hữu tư nhân qua tác phẩm “Nguồ ủa gia đình, củn gc c a chế độ tư hữu
và của nhà nước”, Tạp chí Lý lu n chính tr s 1.
4. Lâm c Nh , Công nghi p hóa và s i c a gia ình ViNg ư Trúc biến đổ đ t
Nam,
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uui
d=0fa57c51-47ee-4894-b75c-bf3bad3481ce&groupId=13025
5. Kế t qu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Uỷ ban Dân s, Gia
đình Trẻ Văn hóa, Thể em (nay là B thao Du lch) phi hp
cùng T ng c c Th ng kê, Vi i thu c Vi n KHXHVN ện Gia đình và Giớ
thc hiện và đã công bố cui tháng 6/2008.
| 1/18

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TR
Học phần: C ủ nghĩa h xã hội
ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia
đình và vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Giảng viên hướng dẫn : Đặng Thị Phương Duyên
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hồng Diệp Lớp : CityU8D Mã sinh viên : CA8-093
Hà nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021 MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………………..2
Nội dung…………………………………………………………...…………3
I. Lý luận chung của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề gia đình…….3
1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình…………………………...3
1.1. Khái niệm……………………………………………………….3
1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội…………………………………3
1.3. Chức năng cơ bản của gia đình…………………………………5
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội…. . . 7
2.1. Cơ sở kinh tế- xã hội…………………………………………....7
2.2. Cơ sở chính trị- xã hội…………………………………………..7
2.3. Cơ sở văn hóa…………………………………………………...8
2.4. Chế độ hôn nhân tự nguyện……………………………………..8
II. Thực trạng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Sự biến đổi của gia đình ở Việt Nam hiện nay……………………….10
1.1. Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình……………………...10
1.2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình……….....11
1.3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình………………………13
2. Những phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội……………………...14
3. Trách nhiệm bản thân đối với gia đình và trong việc góp phần xây dựng
gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc…………...15
Kết luận……………………………………………………………………...16
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………..17 1 MỞ ĐẦU
“ Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Câu
nói này đã nhấn mạnh cho mỗi chúng ta về những giá trị quan trọng nhất của
một gia đình. Đó là cái nôi trao cho ta sự sống, là nơi nuôi dưỡng cả thể chất
và tâm hồn của mỗi một con người. Bên cạnh đó, gia đình còn là môi trường
giáo dục đầu tiên quyết định đến sự hình thành nhân cách và tài năng của mỗi
con người. Như Hồ Chí Minh đã nói “ gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội
tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình” . Vì vậy, việc
bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của gia đình, xây dựng gia đình ấm
no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong gia đình mà còn là của cả toàn xã hội và cần được quan tâm bởi mọi
quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, vấn đề gia đình được nhà nước đặc biệt chú trọng và thu hút sự
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. H
ọ đã khai thác đa dạng nhiều khía cạnh
khác nhau về chủ đề gia đình theo các thời kì lịch sử và sự thay đổi, phát triển
của nó cho đến thời điểm hiện tại. Nó được tiếp cận bằng những nội dụng cụ
thể và mang tính thời đại như: gia đình và vai trò của phụ nữ trong gia đình,
gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, hôn nhân đồng giới, gia đình đơn thân,…
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những giá trị mà gia đình mang lại
cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội, bản thân tôi chọn chủ đề “quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” nhằm giúp người đọc thấy rõ tính
khoa học trong các luận điểm của Mác Lenin về gia đình. Ngoài ra, bài tiểu
luận sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về thực trạng gia đình Việt Nam
hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp xây dựng và phát triển gia đình
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2
Về phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận tiếp thu phương pháp luận của duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đ
ể xem xét đối tượng nghiên cứu kết
hợp với khảo sát thực tiễn.
Ngoài ra các phương pháp cụ thể được dùng là phân tích, tổng hợp, so sánh. NỘI DUNG I.
Lý luận chung của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề gia đình
1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình 1.1. Khái niệm
Cùng với lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người, khái niệm gia đình
được biết đến là “một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi
các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục”. Trong đó, quan hệ hôn nhân và huyết
thống là hai mối quan hệ cơ bản hình thành nên gia đình. Đối với quan hệ hôn nhân ( vợ và chồng) l
à cơ sở đầu tiên để hình thành các mối quan hệ khác
trong gia đình. Nó tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai vợ chồng, giữa họ với
con cái và với gia đình của hai bên. Trong khi đó, mối quan hệ huyết thống lại
là sợi dây gắn kết thiêng liêng nhất giữa các thành viên trong gia đình bởi họ có chung một dòng máu v
à được xuất phát từ quan hệ hôn nhân.
1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội
Là một cộng đồng người đặc biệt, gia đình có vị trí như một tế bào của xã
hội. Nhờ vào chức năng tái tạo ra con người của gia đình thì xã hội mới có thể
tồn tại, vận động và phát triển. Chính vì sự ảnh hưởng này nên việc xây dựng
một gia đình lành mạnh, hạnh phúc là điều đầu tiên cần phải làm trước khi
muốn có một xã hội lành mạnh và bền vững. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ
và tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ
thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối, chính sách của giai cấp
cầm quyền. Và thực tế lịch sử cũng cho thấy, mô hình, kết cấu, đặc điểm của 3
mỗi hình thức gia đình thay đổi khác nhau qua từng giai đoạn phát triển của
xã hội. Theo Ăngghen, ở những giai đoạn đầu của xã hội loài người, khi con
người còn lệ thuộc vào tự nhiên, khai thác tự nhiên làm nguồn sống chủ yếu
thì gia đình mẫu hệ với chế độ quần hôn là hình thái phù hợp nhất. Tuy nhiên,
lực lượng sản xuất phát triển với việc luôn cải tiến công cụ lao động, chuyển
từ khai thác tự nhiên, tự phát sang khai thác có chủ đích. Quá trình phân công
lao động làm thay đổi vị thế giữa đàn ông và đàn bà như một điều tất yếu.
Như vậy, sở hữu tư nhân đối với nguồn lực và sản phẩm từ các nguồn lực đó
trong sản xuất xã hội đã kéo theo sự thay đổi các hình thức gia đình, là
nguyên nhân làm thay đổi chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ và chế độ một
vợ, một chồng ( lúc này chủ yếu là một chồng). Tuy nhiên, dễ thấy rằng sự
bất bình đẳng trong mối quan hệ xã hội và gia đình đã dẫn đến việc kìm hãm
sự phát triển xã hội. Vậy nên, việc thiết lập lại cơ cấu gia đình, đảm bảo con
người có một cuộc sống ấm no, hòa thuận trong gia đình là một bước tiến
quan trọng giúp con người yên tâm lao động, sáng tạo và đạt được những
thành tựu mới để phát triển xã hội.
Ngoài ra, gia đình còn là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa
trong đời sống cá nhân của thành viên. Đối với những đứa trẻ, gia đình là nơi
cung cấp những điều kiện đầy đủ nhất về vật chất lẫn tinh thần cho sự phát
triển toàn diện của chúng. Là động lực cho sự thành công và là nơi vỗ về cho
những lần thất bại của người trưởng thành. Ở đây chúng ta có thể nương tựa
khi về già, được chăm sóc khi ốm đau bệnh tật. Khác với môi trường phức tạp
ngoài xã hội, gia đình là nơi duy nhất chúng ta có thể đặt niềm tin và nhận
được sự tin tưởng vô điều kiện. Có được một gia đình hạnh phúc là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển của mỗi cá nhân, vì vậy trân trọng và bảo vệ tình
cảm thiêng liêng đó là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Không có bất kì cá nhân nào bên
ngoài gia đình cũng như không có cá nhân bên ngoài xã hội. Gia đình là cộng 4
đồng xã hội đầu tiên giáo dục và đáp ứng các nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi
cá nhân. Mặt khác, thông qua gia đình, xã hội có thể tác động trở lại mỗi cá
nhân để giải quyết nhiều vấn đề quản lí xã hội. X
ã hội sẽ nhìn nhận toàn diện
hơn về một người khi hiểu biết về quan hệ gia đình và quan hệ xã hội của
người đó. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ xã hội của mỗi người được thực hiện
cùng các thành viên trong gia đình sẽ giúp nâng cao được ý thức của mỗi
công dân với gia đình và xã hội.
1.3. Chức năng cơ bản của gia đình
Sở dĩ gia đình có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với xã hội bởi vì nó
có nhiều chức năng cơ bản và đặc biệt. Đầu tiên phải kể đến là Chức năng tái
sản xuất ra con người. Đây là chức năng đặc thù của con người, không một
cộng đồng nào có thể thay thế. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu tâm, sinh lí tự
nhiên của con người, nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ thì việc
sinh đẻ còn là trách nhiệm của gia đình đối với xã hội, giúp tạo ra lực lao
động động mới và duy trì sự trường tồn của xã hội. Chính vì mối liên kết chặt
chẽ này nên mặc dù việc sinh con diễn ra ở từng gia đình nhưng lại tác động
đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nó quyết định đến mật độ dân cư và nguồn
lực lao động của một quốc gia, kéo theo một loạt các vấn đề về môi trường,
giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở…. Vì vậy, việc kế hoạch hóa gia đình đã trở
thành một nội dung quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc sinh đẻ phải phù hợp với tình hình
phát triển của một quốc gia và khu vực nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống
cho mỗi trẻ em ra đời, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình nói riêng
và sự phồn vinh cho xã hội nói chung.
Song song với việc sinh thành là chức năng nuôi dưỡng, giáo dục của gia
đình. Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài
năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình,
tiếp đến là xã hội. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình 5
thành nhân cách của trẻ, là thời điểm trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương
tác nhân– sinh – quan để hình thành nhân cách của mình. Lúc này mỗi thành
viên trong gia đình có vai trò là tấm gương để con em mình noi theo từ lời ăn
tiếng nói đến hành vi, ứng xử.
Đây là chức năng quan trọng thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm của gia
đình đối với con cái và cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Nếu làm tốt chức
năng này gia đình đã góp phần to lớn trong vào việc đào tạo thế hệ trẻ- tương
lai của xã hội, vào việc nâng cao chất lượng của lực lượng lao động để phát
triển xã hội ngày càng tốt đẹp.
Tiếp đến là chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng. Chức năng kinh tế đóng
vai trò đảm bảo cuộc sống và là cơ sở cho các chức năng khác của gia đình.
Tùy theo giai đoạn phát triển của xã hội mà chức năng kinh tế của gia đình có
sự khác nhau về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ
chức, phân phối. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một mục đích tăng thu nhập,
đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình.
Ngoài việc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra tư liệu
tiêu dùng và tư liệu sản xuất, i
g a đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã
hội. Việc tiêu dùng của họ chủ yếu là mua sắm những sản phẩm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của gia đình. Điều này góp phần
thúc đẩy quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải, sự giàu có của xã hội đồng
thời làm phong phú đời sống cho gia đình.
Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ vật chất, gia đình còn có chức năng thoả mãn
nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình . Con người tồn tại rất nhiều
vấn đề về tâm sinh lí thuộc giới tính, thế hệ… mà luôn cần được bộc lộ, chia
sẻ cùng những người thân thiết bên cạnh. Sự thấu hiểu lẫn nhau từ những thay
đổi nhỏ nhất về tâm sinh lí sẽ giúp các thành viên điều chỉnh hành vi, cử chỉ
sao cho phù hợp với nhau để tạo bầu không khí thoải mái nhất trong gia đình. 6
Có được sự êm ấm hòa thuận trong tổ ấm của mình là tiền đề cần thiết cho
một thái độ, hành vi tích cực của cá nhân đối với xã hội.
Ngòai những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hoá. Một nơi lưu
giữ, kế thừa và sáng tạo truyền thống văn hoá dân tộc và tộc người, thể hiện
qua phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá trong gia đình. Cuối cùng là chức
năng chính trị. Gia đình như là một tổ chức chính trị thu nhỏ của xã hội, là
nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước, quy chế địa phương và
hưởng lợi ích từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó.
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.1. Cơ sở kinh tế- xã hội
Cơ sở kinh tế-xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng
trình độ của lực lượng sản xuất, là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa.
Trước đây, khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tồn tại, đàn ông là người
thống trị kinh tế và đóng vai trò quyết định trong gia đình trong khi phụ nữ bị
nô dịch, áp bức nặng nề. Điều này gây ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng giữa
nam và nữ, giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, khi chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa
đối với tư liệu sản xuất hình thành và dần thế chỗ cho chế độ cũ đã làm cơ sở
cho sự chuyển đổi lực lượng lao động tư nhân trong gia đình thành lao động
trực tiếp. Điều này xóa bỏ sự thống trị của người đàn ông, lấy lại vị thế cân
bằng cho phụ nữ trong xã hội. Có thể thấy rằng, sự thay đổi từ chế độ sở hữu
tư nhân sang chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất là cơ sở
tạo ra một quan hệ sản xuất mới. Nhờ vào đó, hôn nhân được thực hiện dựa
trên cơ sở là tình yêu, ít bị ảnh hưởng từ các yếu tố khác như kinh tế, địa vị xã hội,…
2.2. Cơ sở chính trị-xã hội
Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong 7
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân lao động không phân biệt là
nam hay nữ đều có quyền của mình. Chính quyền nhà nước thủ tiêu tất cả luật
lệ cũ kỹ, lạc hậu, giải phóng phụ nữ ra khỏi những áp bức bất bình đẳng, đồng
thời giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống
pháp luật. Trong đó, luật Hôn nhân gia đình cùng hệ thống chính sách xã hội
được áp dụng để đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình,
đảm bảo sự bình đẳng giới, các quyền và nghĩa vụ của công dân với xã hội.
Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá
trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 2.3. Cơ sở văn hóa
Để phù hợp với những thay đổi về chế độ kinh tế, chính trị thì đời sống văn
hóa và tinh thần của gia đình cũng không ngừng biến đổi. Những tư tưởng
chính trị mới của giai cấp công nhân hình thành nên các giá trị văn hóa mới
dần nắm vị trí chủ đạo và thế chỗ cho những phong tục tập quán, văn hóa
không còn hợp thời của chế độ cũ để lại.
Con người có điều kiện để phát triển bản thân và gia đình, dân trí được nâng
cao nhờ sự phát triển của hệ thống giáo dục, khoa học- công nghệ. Những tri
thức mới dựa trên khoa học trở thành nền tảng cho các thành viên trong gia
đình hình thành những chuẩn mực mới p ù
h hợp hơn với xã hội mới.
2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
Đầu tiên, hôn nhân tiến bộ được thể hiện ở sự tự nguyện. Một cuộc hôn nhân
lấy tình yêu giữa nam và nữ làm cơ sở bao giờ cũng hạnh phúc hơn những
người kết hôn với mục đích khác. Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn
đến hôn nhân tự nguyện. Nó đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc
lựa chọn bạn đời mà không phải chịu sự áp đặt hay cưỡng chế từ bất kỳ một 8
cá nhân nào khác, kể cả cha mẹ. Tuy nhiên, điều này không bác bỏ sự quan
tâm, hướng dẫn của cha mẹ trong việc giúp con cái có nhận thức đúng đắn và
trách nhiệm trong việc kết hôn.
Ngòai ra, sự tự nguyện, tiến bộ còn được thể hiện khi cả vợ và chồng muốn
chấm dứt hôn nhân thông qua việc li hôn. Nếu như không thể bắt buộc người
ta kết hôn thì cũng không thể bắt họ tiếp tục chung sống cuộc sống vợ chồng
khi hạnh phúc gia đình không thể hàn gắn được. Tất nhiên tự do li hôn không
có nghĩa là li hôn tùy tiện. Nó cần được kiểm soát để không gây ra hậu quả
đáng tiếc cho cả vợ và chồng, đặc biệt là con cái của họ.
Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng cũng là một cơ sở quan
trọng trong một gia đình. Trong quá khứ, gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức
từ hình thái gia đình huyết tộc, gia đình Pu-n -
a lu-an, sang hôn nhân đối ngẫu
và cuối cùng là hôn nhân một vợ một chồng .Tuy nhiên, ở các xã hội trước
một vợ một chồng có chăng chỉ về phía những người phụ nữ, pháp luật vẫn
cho phép đàn ông được lấy nhiều vợ. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa
vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân và gây nên nhiều đau khổ cho người phụ
nữ. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân một vợ một chồng không hề mất
đi mà trái lại nó thực sự tồn tại một cách đúng nghĩa nhất. Hôn nhân một vợ
một chồng lấy tình yêu chân chính giữa nam và nữ làm cơ sở và mục đích xây
dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững. Trong gia đình,
quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng phải được tôn trọng, họ
có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi vấn đề của cuộc sống hôn nhân.
Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý. Với vai trò là hạt nhân của toàn xã hội,
vấn đề hôn nhân không còn là vấn đề riêng tư của gia đình mà còn liên quan
chặt chẽ đến quan hệ xã hội. Vì vậy việc có những quy định pháp luật để điều
chỉnh mối quan hệ này là vô cùng cần thiết. Hôn nhân có sự công nhận của
pháp luật mang lại quyền lợi, sự đảm bảo cho hai bên vừa đặt ra những trách
nhiệm cho cá nhân với gia đình và xã hội. Nó còn giúp hạn chế những tiêu 9
cực từ một số bộ phận lợi dụng quyền tự do hôn nhân để thỏa mãn những nhu
cầu không chính đáng của cá nhân. II.
Thực trạng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, gia đình Việt Nam đang có
những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô và các mối quan hệ
trong gia đình. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống đã và đang bị tác động,
thay đổi, xen lẫn với những chuẩn mực, hành vi của xã hội mới.
1. Sự biến đổi của gia đình ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình.
Cùng với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang nền công
nghiệp hiện đại, gia đình cũng chịu sự tác động mạnh mẽ và có sự chuyển
biến từ cấu trúc gia đình truyền thống sang một hình thái mới. Đó là hình thá i
hộ gia đình 2 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái) hay còn được gọi là gia đình hạt
nhân, tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra gia đình Việt
Nam năm 2006 , gia đình hạt nhân chiếm tỉ lệ 63,4%, trong khi gia đình
truyền thống có xu hướng giảm. Hình thái này được xem như một đơn vị độc
lập, gọn nhẹ và có khả năng thích ứng nhanh với các biến chuyển của xã hội.
Sau khi kết hôn, vợ - chồng chuyển ra ở riêng, hình thành nên cộng đồng sinh
sống độc lập. Điều này cho thấy, trọng tâm của gia đình đã chuyển từ mối
quan hệ ông - bà, cha - mẹ và con cái sang quan hệ vợ - chồng, tạo điều kiện
cho sự thân mật về mặt tình cảm giữa hai vợ chồng. Bên cạnh đó, gia đình hạt
nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế và tạo cho mỗi thành viên trong gia
đình khoảng không gian tự do tương đối để phát triển tự do cá nhân. Tuy
nhiên điều này cũng mang lại một số hạn chế như mối liên kết giữa các gia
đình bị giảm sút do có khoảng cách về không gian và thời gian. Bên cạnh đó,
trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mỗi cá nhân phải chạy đua với
thời gian để làm kinh tế và đảm bảo không bị lạc hậu trong thời đại mới luôn
thay đổi. Điều này đã vô tình làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong 10
gia đình dần trở nên rời rạc và không còn gắn bó như ở hình thái gia đình truyền thống.
1.2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình.
Xã hội thay đổi dẫn đến việc một số chức năng của gia đình cũng thay đổi
như một điều tất yếu. Thứ nhất là về chức năng tái sản xuất con người. Trong
quá khứ, sinh nhiều con là mục đích mà các gia đình Việt Nam hướng tới dựa
trên những quan cũ như là “đông con có phúc”, “đông con hơn nhiều của”,
“con đàn cháu đống”. Họ cho rằng: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” tức là cha mẹ
chỉ cần sinh con, còn lại con sẽ tự phát triển theo tự nhiên mà không cần sự
nuôi dưỡng tốn kém. Bên cạnh đó, quan điểm trọng nam khinh nữ cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc sinh nhiều con. Tuy nhiên đây lại là quan điểm cổ
hủ dẫn đến tình trạng đói nghèo trong xã hội cũ.
Ngày nay, những kiến thức về khoa học- công nghệ, thành tựu trong ý tế, giáo
dục đã làm nâng cao trình độ dân trí giúp xóa bỏ dần những phong tục cổ hủ
lạc hậu. Sự bền vững trong hôn nhân gia đình không còn phụ thuộc nhiều vào
việc sinh con mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như kinh tế, tình cảm,
tâm lí… Các gia đình trở nên chủ động trong việc xác định và lên kế hoạch
sinh đẻ sao cho hợp lí với những chính sách xã hội của nhà nước. Điều này
không những đảm bảo cho mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một cuộc sống tốt nhất
mà còn giúp cho xã hội không phải chịu sức ép từ các vấn đề về dân số.
Thứ hai, về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng, Có thể thấy rằng, từ khi
kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa thì chức năng sản xuất
của gia đình suy giảm hoặc mất đi. Bởi vì phần lớn kinh tế gia đình có quy
mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính nên gặp rất nhiều khó khăn trong
việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu
trong kinh tế thị trường hiện đại. Tuy nhiên chức năng tiêu dùng của gia đình
lại được tăng cường. Điều này có thể dẫn đến lối sống của gia đình được 11
quyết định tùy thuộc vào công việc hay mức thu nhập của các thành viên trong gia đình.
Thứ ba, về chức năng giáo dục. Ngày xưa, ông bà ta đã có câu “ Dạy con từ
thuở còn thơ” như một lời nhắc nhở đến các bậc cha mẹ về giai đoạn quan
trọng nhất hình thành nên nhân cách của mỗi con người. Vào lúc này sự giáo
dục sát nhất với con trẻ là từ gia đình tiếp đến là xã hội. Tuy nhiên, với ảnh
hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích
nhu cầu ham muốn vật chất, con người ngày càng có ít thời gian cho gia đình
và con cái. Họ chủ yếu tập trung vào đầu tư tài chính cho sự giáo dục của con.
Với sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, những đứa trẻ được đưa đến
nhà trẻ ngày càng sớm. Điều nãy đã làm giảm vai trò giáo dục của gia đình đối với con trẻ.
Bên cạnh đó, trong quá trình giáo dục con cái hiện nay còn có sự xung đột
giữa giáo dục truyền thống và hiện đại. Thế hệ trẻ mới lập gia đình bộc lộ
những bất đồng thế hệ trong việc nuôi dạy con cái. Họ tin tưởng vào tri thức
khoa học và chuyên môn hơn là dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm đi trước của thế hệ cha mẹ.
Thứ tư là sự biến đổi trong chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì
tình cảm. Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ
thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ
và chồng, cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình,
mà nó còn bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa hợp tình cảm giữa chồng và
vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính
đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.
Với gia đình Việt Nam, những đặc tính của gia đình chế độ vẫn còn tồn tại.
Người vợ kì vọng vào vai trò trụ cột về kinh tế và vai trò làm cha của người
chồng hơn là kì vọng vào tình yêu và sinh hoạt tình dục của vợ chồng. Còn
người chồng thì ưu tiên sự đảm đang và vai trò làm mẹ của người vợ. Thế 12
nhưng, nhu cầu thỏa mãn tâm lí- tình cảm đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở những gia đình trẻ.
Ngày nay, tình trạng quy mô gia đình nhỏ dần, tỷ lệ gia đình một con tăng lên
có thể dẫn đến suy giảm đời sống tinh thần của cả trẻ em và người già, làm
thiếu đi tình cảm của anh chị em trong gia đình.
1.3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường,
văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời
sống xã hội. Đầu tiên phải kể đến là mối quan hệ giữa vợ và chồng. Hiện
tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn đang diễn ra hết sức phổ biến xuất phát từ sự
dễ dãi trong tình dục, thực dụng trong hôn nhân khiến nhiều người cho rằng
nó là xu hướng của xã hội. Điều này không chỉ làm rạn nứt quan hệ giữa vợ
và chồng mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
con cái. Mặt khác, hiện nay có không ít người con bất hiếu với cha mẹ. Hiện
tượng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm nom, tính toán tiền bạc,
chia ngày tính tháng nuôi cha mẹ không còn là chuyện lạ trong xã hội. Những
trường hợp này đã làm lung những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình từ
xưa đến nay, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ổn định của xã hội.
Mối quan hệ giữa vợ và chồng còn có sự xuất hiện của các mô hình gia đình
mới ngoài mô hình đàn ông làm chủ gia đình như mô hình người phụ nữ -
người vợ làm chủ gia đình, mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình,
hay mô hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền.
Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và chồng còn có sự biến đổi quan hệ giữa các
thế hệ với các hệ giá trị và chuẩn mực văn hoá khác nhau. N gười cao tuổi
phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm khi ít được ở gần con cháu.
Mâu thuẫn giữa các thế hệ gia tăng, do sự khác biệt về tuổi tác và lối sống.
Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo thủ áp 13
đặt nhận thức của mình lên người trẻ. Ngược lại, người trẻ thì hướng tới các
giá trị hiện đại, có xu hướng phủ nhận yếu tố truyền thống.
2. Những phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Qua những nội dung đã trình bày, có thể thấy rõ vai trò quyết định của gia
đình đối với sự phát triển của xã hội nói chung, cũng như quá trình quá độ lên
xã hội chủ nghĩa của nước ta nói riêng. Song, thực trạng gia đình Việt Nam có
nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập cần đưa ra phương hướng giải quyết.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam. Cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền phổ biến để cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, tổ chức, mọi công dân
và các thành viên trong gia đình thấm nhuần chiến lược xây dựng và phát
triển gia đình, Luật Hôn nhân gia đình, quyền trẻ em và bình đẳng giới
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh
tế hộ gia đình. Có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia
đình. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
nhất là vùng xa trung tâm, giúp nông dân nâng cao năng suất và thu nhập.
Thường xuyên quan tâm và có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công, người
cao tuổi, hộ thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ xã hội, … Nhanh chóng giải
quyết các vấn đề dân sinh, các vấn đề xã hội và an ninh. Củng cố các kết quả
đã đạt được và quan tâm xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế, nhất là ở vùng sâu vùng xa.
Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu
những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng Gia đình Việt Nam
hiện nay. Nhà nước và các cơ quan văn hóa có nhiệm vụ xác định những giá
trị tốt đẹp từ văn hóa trong các gia đình truyền thống, tích cực vận động nhân 14
dân xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn xã hội.
Đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại sao
cho phù hợp với quá trình CNH- HĐH của đất nước.
Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dụng gia
đình văn hóa. Đây là một mô hình tiến góp phần phát triển kinh tế- xã hội, ổn
định cuộc sống gia đình; nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nếp
sống văn minh nơi công cộng; thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, tích cực
phòng, chống bạo lực gia đình; đoàn kết xóm làng, tương trợ, giúp đỡ nhau
trong lao động, sản xuất hoặc lúc gặp khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt
động giao lưu văn hóa, khuyến học, tương thân tương ái nhằm hướng tới mục
tiêu xây dựng gia đình ấm n ,
o tiến bộ, hạnh phúc. Tuy nhiên, Nhà nước cần
phải thắt chặt các quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, hồ sơ công nhận
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, kịp thời chấn chỉnh việc chạy theo thành tích,
số lượng, xem nhẹ chất lượng phong trào.
3. Trách nhiệm bản thân đối với gia đình và trong việc góp phần xây
dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Bất kì ai trong chúng ta đều mong muốn có một gia đình hạnh phúc, được
sinh ra trong tình yêu thương và lớn lên từ sự bao bọc của người thân trong
gia đình. Vậy làm cách nào để có thể giúp gia đình mình trở nên hạnh phúc?
Có lẽ mỗi người sẽ có cho mình một tiêu chí riêng về gia đình hạnh phúc.
Riêng tôi cho rằng sự bền vững và gắn kết của gia đình phụ thuộc phần lớn
vào tình cảm và thái độ của mỗi thành viên. Bản thân câng phải biết quan tâm,
chia sẻ và tôn trọng đối với mọi người trong gia đình, phải biết kính trên
nhường dưới, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Dù cuộc sống bận rộn đến đâu,
mỗi chúng ta vẫn cần dành thời gian bên cạnh và chăm sóc cho người thân
của mình. Ngoài ra, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải có trách nhiệm
học tập tốt để xứng đáng với công sức của cha mẹ, đồng thời chuẩn bị kiến
thức để sau này có đầy đủ tài chính chăm lo cho bản thân và gia đình. 15
Theo tôi, mỗi cá nhân biết chăm lo cho gia đình ấm no, hạnh phúc là đã góp
một phần vào xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ. Chúng ta cần bảo vệ và
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống và đồng thời
tiếp thu những kiến thức tiến bộ của gia đình hiện đại, không mù quáng chạy
theo những xu hướng mới để rồi hòa tan trong quá trình hội nhập đất nước.
Luôn có trách nhiệm đố
i với bản thân, gia đình và xã hội. KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, sở hữu những vị trí, vai trò và chức năng đặc
biệt mà không một cộng đồng nào khác thay thế được. Trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, gia đình đã có sự biến đổi về cả quy mô, kết
cấu hình thức, các chức năng cũng như mối quan hệ trong gia đình. Điều này
dẫn đến những tác động về cả hai mặt tích cực và tiêu cực trong đời sống của
gia đình và với xã hội. Để khắc phục những điểm yếu, một loạt phương
hướng và giải pháp được đề ra để nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, các
ban ngành về việc xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, bình đẳng,
nhất là trong bối cảnh CNH-HĐH đất nước. Bản thân mỗi sinh viê , n mỗi
thành viên trong gia đình cũng phải có trách nhiệm góp phần bảo vệ những
giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống song song với kết hợp những quan
điểm mới tiến bộ của gia đình hiện đại giúp đất nước không ngừng phát triển. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học 2.
Bùi Việt Hà (2005), Gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá thực trạng và giải pháp 3.
Nguyễn Dương Hùng (2021). Tư tưởng Ph.Ăngghen về vai trò của sở
hữu tư nhân qua tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu
và của nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị số 1. 4.
Lâm Ngọc Như Trúc, Công nghiệp hóa và sự biến đổi của gia đình Việt Nam,
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uui
d=0fa57c51-47ee-4894-b75c-bf3bad3481ce&groupId=13025 5.
Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp
cùng Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới thuộc Viện KHXHVN
thực hiện và đã công bố cuối tháng 6/2008. 17