Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Liên linh giai cấp, tầng lớptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khoa học - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Liên linh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam hiện nay.
Họ và tên: Đỗ Quỳnh Trang
Lớp: LSIC 62
Mã sinh viên: 11208001
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thuân
HÀ NỘI, 2021
MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
2. GIỚI THIỆU..................................................................................................................................2
3. NỘI DUNG CHÍNH......................................................................................................................2
3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Liên linh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên CNXH..........................................................................................................................................2
3.1.1. Quan niệm của Mác – Lênin về giai cấp, tầng lớp.........................................................2
3.1.2. Đặc trưng của giai cấp, tầng lớp.....................................................................................3
3.2. Quan niệm của Mác – Lênin về liên minh các tầng lớp và giai cấp.......................................4
3.2.1. Tính tất yếu....................................................................................................................4
3.2.2. Nội dung của liên minh..................................................................................................4
3.2.3. Nguyên tắc cơ bản của liên minh...................................................................................5
3.3. Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam hiện nay. .6
3.3.1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc trong những năm qua..........................................6
3.3.2. Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam hiện
nay 6
4. KẾT LUẬN.................................................................................................................................10
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................11
1. LỜI MỞ ĐẦU
Sau bao cuộc cánh mạng đánh đuổi quân xâm lược, thực dân đế quốc để bảo vệ Tổ quốc,
thống nhất đất nước thắng lợi vẻ vang, nước Việt Nam ta bắt đầu bước vào một thời kì mới –
thời kì quá độ xã hội chủ nghĩa. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì lịch sử đặc biệt,
thời kì cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực đời sống hội, tạo ra những tiền đề
vật chất tinh thần cần thiết để hình thành một hội trong đó những nguyên tắc căn
bản của hội XHCN sẽ được thực hiện. Việc đề ra chiến lược, sách lược cách mạng; việc
thiết lập, phát huy vai trò hiệu lực Nhà nước; việc xây dựng, củng cố khối liên minh công
nhân, nông dân và trí thức; việc xây dựng và phát huy mối quan hệ các dân tộc trên phạm vi
quốc gia và quốc tế ... là những vấn đề được Chủ nghĩa xã học nghiên cứu. Trong số đó thì
luận về liên minh giữa giai cấp, tầng lớp là một trong những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất
của Chủ nghĩa cộng sản khoa học, đóng góp một vai trò quan trọng trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chủ đề này sẽ giúp cho sinh viên có một kiến thức nền
tảng ban đầu để hiểu biết sâu sắc hơn về sự phát triển của đất nước cũng như trên thế giới.
Đồng thời giúp sinh viên hiểu hơn về những chính sách của Đảng Nhà Nước trong việc
xây dựng đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Vì kiến thức vẫn còn hạn hẹp, em nghĩ rằng bài viết của mình vẫn còn nhiều thiếu sót.
Tuy vậy em xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn bộ môn “Những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin” - thầy Nguyễn Văn Thuân đã tạo điều kiện cho em hướng dẫn em làm
bài tiểu luận. Em rất mong được thầy chỉ bảo, phê phán những lỗi sai của em để em có thể cải
thiện thêm kiến thức của mình.
1
2. GIỚI THIỆU
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc toàn
bộ các lĩnh vực đời sống của xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết
để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ
nghĩa sẽ được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được
chính quyền nhà nước cho đến khi chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những cơ sở của mình
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xét về bản chất, mục tiêu nhất quán của các chế
độ xã hội từ khi có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nằm trong giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử bởi vì chủ nghĩa xã hội- giai
đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa không thể tự phát ra đời
trong lòng xã hội cũ. Chủ nghĩa tư bản dù phát triển ở trình độ cao cũng chỉ tạo ra
những tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, còn bản thân xây dựng công
cuộc chủ nghĩa xã hội phải thông qua quá trình đấu tranh gian khổ của giai cấp công
nhân và nông dân lao động nhằm giành lấy chính quyền nhà nước từ cơ sở hạ tầng đến
kiến trúc thượng tầng.
Từ giữa thế kỉ XIX, C.MácPh. Ăngghen đã nêu ra nhiều luận về liên minh công
nông các tầng lớp lao động khác đã được ông khái quát thành những vấn đề mang tính
nguyên tắc. Trong thời kì này, việc liên minh giai cấp và tầng lớp là một trong những vấn đề
tiên quyết dẫn đến thắng lợi.
3. NỘI DUNG CHÍNH
3.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Liên linh giai cấp, tầng
lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH
3.1.1. Quan niệm của Mác – Lênin về giai cấp, tầng lớp, liên minh giai cấp tầng
lớp
Trước Mác: Trong tác phẩm của sử gia Chie, Ghido, Minhe cho rằng: “ Giai cấp là một
tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng
một địa vị và uy tín hội.” Quan niệm đó chỉhồ, không đi vào đặc trưng bản của
xã hội. Các lý thuyết đó tránh động đến các vấn đề cơ bản đặc biệt các vấn đề quan hệ sản
xuất và tư liệu sản xuất
2
Trong tác phẩm Sáng kiến đại”, Nin định nghĩa: Người ta gọi giai cấp,
những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản
xuất hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ( thường thường thì những
quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với nhữngliệu sản xuất, về vai trò
của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần
của cải xã hội ít nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn ngừơi, mà tập đoàn này
thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó địa vị khác nhau
trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Giai cấp của thờiquá độ chủ nghĩa bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ,… Mỗi
giai cấp những đặc trưng riêng, giai cấp không phải sản phẩm của sản xuất nói chung
mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Mỗi giai cấp về bản chất
là thể thống nhất của các mặt đối lập vậy muốn hiểu được đặc trưng của giai cấp phải đặt
nó trong hệ thống các giai cấp đối lập với nó.
Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời quá độ lên CNXH sự liên kết, hợp tác, hỗ
trợ nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể
trong khối liên minh, đồng thờ tạo động lực thực hiện thắng lời mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
3.1.2. Đặc trưng của giai cấp, tầng lớp
Khác nhau về việc nắm giữ liệu sản xuất trong cùng hội. Đây đặc trưng quan
trọng nhất chi phối các đặc trưng còn lại. Tập đoàn người nào nắm liệu sản xuất trở
thành giai cấp thống trị xã hội tất yếu sẽ chiếm giữ những sản phẩm lao động của các tập
đoàn khác. Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu lệ bao gồm giai cấp chủ nônô lệ Trong chế
độ phong kiến bao gồm giai cấp địa chủ nông nô Trong chế độ tư bản chủ nghĩa bao gồm
giai cấp sản sản. Trong đó chủ nô, địa chủ phong kiến, bản những tập đoàn
người nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trở thành giai cấp thống trị.lệ, nông nô
sản là giai cấp bị trị.
Khác nhau về vai trò quản lý, phân công lao động xã hội: Tập đoàn nào nắm giữ nhiều
tư liệu sản xuất thì sẽ trực tiếp tham gia việc phân công quản lý.
Khác nhau về phân phối sản phẩm: Tập đoàn nào nắm giữ liệu sản xuất sẽ trực tiếp
đứng ra phân phối vì vậy sẽ được hưởng nhiều sản phẩm.
3
Khác nhau về địa vị trong nền sản xuất: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay
sẽ đứng vị trí cao nhất. Như vậy giai cấp không phải phạm trù hội thông thường mà là
phạm trù kinh tế- xã hội có tính chất lịch sử.
3.2.Quan niệm của Mác – Lênin về liên minh các tầng lớp và giai cấp
Từ thực tiễn của các cuộc cách mạng, nhất là từ thực tiễn sinh động của Công Pari,
C.Mác đã bổ sung cho lý luận của mình về liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác - đó là vai trò hết sức quan trọng của giai cấp nông dân không
chỉ trong việc giành chính quyền mà cả trong việc giữ chính quyền.
3.2.1. Tính tất yếu
, trong thời quá độ lên chủ nghĩa hội, giai cấp công nhân, giai cấp nôngThứ nhất
dân các tầng lớp lao động khác vừa lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng chính trị -
hội to lớn.
Thứ hai, việc hình thành khối liên minh xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của
các giai cấp, tầng lớp nên các chủ thể của các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, khoa học, công
nghệ,… tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện nhu cầu mục
đích chung
quá trình thực hiện liên minh giai cấp cần liên tục phát hiện ra mâu thuẫn vàThứ ba,
giải pháp kịp thời, phù hợp để giải quyết triệt để mâu thuẫn
3.2.2. Nội dung của liên minh
Nội dung chính trị
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản của Nhà nước hội chủ nghĩa, giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác phải thực hiện những nhiệm
vụ chính trị, để đạt đích xây dựng chế đệ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm toàn
bộ quyền lực thuộc về nhân dân.
Trong khối liên minh thì giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong giữ vai trò lãnh
đạo chính trị tư tưởng để thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ
áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công hội hội chủ nghĩa tiến tới hội
cộng sản chủ nghĩa.
Liên minh giai cấp, tầng lớp phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ của hệ thống chính trị
hội chủ nghĩa. Bản thânc giai cấp, tầng lớp trong liên minh đều có trách nhiệm xây dựng
4
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, có quyền tham gia các tổ chức chính trị- hội mà mình
được phép theo quy định của pháp luật.
Nội dung kinh tế
Nội dung kinh tếnội dung bản, quyết định nhất, sở vật chất kỹ thuật vững
chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Chủ nghĩa Mác-Lenin đã chỉ rõ: hội chủ nghĩa
muốn chiến thắng chủ nghĩa bản phải tạo được cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại ở trình độ
cao vững chắc. Vì vậy mà khi giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
giai cấp công nhân cùng các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội phải tăng nhanh số lượng của
những lực lượng sản xuất để tạo sở cho sự phát triển của quan hệ sản xuất, đồng thời xây
dựng sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa hội. Theo V.I.Lenin thì trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩahội, chính trị đã chuyển trọng tâm sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, đấu
tranh giai cấp mang lại những nội dung mới , hình thức mới, do vậy nội dung kinh tế đóng
vai trò quan trọng nhất. Bởi vừa thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế thiết thân choc
giai cấp, tầng lớp cho hội, đồng thời cũng tạo sở, vật chất - kỹ thuật cần thiết cho chủ
nghĩa xã hội.
Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa
hội phải được thể hiện trong việc tạo ra quan hệ tác động lẫn nhau giữa các ngành nghề, các
lĩnh vực như công nghiệp - nông nghiệp - khoa học - kỹ thuật,... Quan hệ hỗ trợ này chỉ thành
được tạo lập và vững chắc khi quan hệ, lợi ích kinh tế được giải quyết thích hợp, hài hòa giữa
các chủ thể lượi ích trong khối liên minh.
3.2.3. Nguyên tắc cơ bản của liên minh
Muốn xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ta cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
. V.I. Lênin choNguyên tắc 1: Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
rằng, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân không nghĩa
chia quyền lãnh đạo của hai giai cấp này phải đi theo đường lối giai cấp công nhân. Giai
cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ tư
tường độc lập. Do đó, chỉ đi theo hệ tưởng của giai cấp công nhân mới thể tiến lên
nền sản xuất lớn hội chủ nghĩa, V.I.Lênin khẳng định: "... chỉ sự lãnh đạo của giai cấp
vô sản mớithế giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bảndẫn họ
tới chủ nghĩa xã hội".
5
: V.I.Lênin đã nhiều lần nhắc nhởNguyên tắc 2 Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện.
những người cộng sản Nga phải bằng những việc làm cụ thể để cho giai cấp nông dân
thấy rằng, đi với giai cấp sản lợi hơn đi với giai cấp sản, từ đó họ tự nguyện đi với
giai cấp công nhân, thực hiện trên tinh thần tự nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân mới có thể bền vững, lâu dài.
Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân cóNguyên tắc 3: Kết hợp đúng đắn các lợi ích.
những lợi ích bản thống nhất, bởi họ đểu những người lao động, đều bị bóc lột
dưới chủ nghĩa tư bản. Sự thống nhất lợi ích này tạo điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ.
Song, giữa giai cấp công nhângiai cấp nông dân là những chủ thể kinh tế khác nhau. Giai
cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân
gắn với chế độ hữu nhỏ. chế độ hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa xóa bỏ chế độ hữu về liệu sản xuất. Do vậy cần phải quan tâm
giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh giải
quyết kịp thời, phải chú ý tới những lợi ích thiết thực của nông dân. V.I.Lênin cho rằng:
"Chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách người sản xuất nhỏ, được một phạm vi tự
do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nông dân, chúng ta không thể giải quyết được tình hình
lương thực"; cần phải có những nhượng bộ nhất định đối với nông dân.
3.3.Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc trong những năm qua
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp,
tầng lớp, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được hình thành từ
rất sớm ở nước ta và được khẳng định qua các kỳ Đại hội của Đảng. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) chẳng những tiếp tục khẳng định tính
tất yếu và vai trò của liên minh công – nông – trí thức trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn đặc biệt coi trọng vấn đề này khi đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là
đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng
lãnh đạo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã tiếp tục khẳng đinh: “Đại
đoàn kết toàn dân tộc ta là đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam, là động lực và
nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
6
tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức do
Đảng lãnh đạo”.
3.3.2. Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở
Việt Nam hiện nay
3.3.2.1. Mặt tích cực
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức xây dựng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp trí thức. Chủ tịch UB TWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm khẳng định, đại
đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống nhất là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là truyền thống quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam
không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà còn là đội tiên phong của nhân dân
lao động, trong đó nòng cốt là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng của Nhà nước. Chính cương của Đảng Lao động Việt
Nam được thông qua tại Đại hội II của Đảng (năm 1951) đã nêu rõ: “Chính quyền của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân, nghĩa là của công nhân,
nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu
nước và tiến bộ... Chính quyền đó dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công
nhân, nông dân và lao động trí óc làm nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo”
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định liên minh giai cấp với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức làm nền tảng để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Đảng ta luôn coi trọng đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã
nhìn lại Việt Nam trong thế kỷ XX và xác định triển vọng trong thế kỷ XXI. Đại hội khẳng
định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội xác định: “Động lực
chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công
nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể
và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”
Đảng ta giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân. Xây dựng và
bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng đi lên chủ nghĩa
xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại những hệ tư tưởng cũ,
những phong tục tập quán lạc hậu; các thế lực thù địch vẫn tìm cách chống phá chính quyền
7
Cách mạng, vì vậy trên lập trường tư tưởng - chính trị của giai cấp công nhân, để thực hiện
liên minh giai cấp, tầng lớp, phải hoàn thiện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng ta
không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, mặt trận tập trung
đẩy mạnh hơn nữa những phong trào thi đua yêu nước, chủ trương “đoàn kết rộng rãi, đoàn
kết chân thành mọi thành viên trong xã hội”.
Cốt lõi của liên minh về kinh tế là mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp và nông
nghiệp. Từ lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công nghiệp và nông nghiệp phải
giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ
nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích”. Đảng ta cũng khẳng định: “Công nghiệp hóa đất
nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện ... nhằm từng
bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất
lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”. Đảng ta còn xác định: "Đặc biệt coi trọng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.Đảng ta đề ra những chính sách khuyến nông, các cơ sở
kinh tế nhà nước có những chính sách hợp lý thể hiện qua hệ của mình với nông dân.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, xây dựng và phát triển con người,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa
thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đảng, Nhà nước ta đã có những chính sách đổi
mới, tập hợp, lôi cuốn ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào định cư ở
nước ngoài trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta lập ra những chiến dịch chống mù
chữ, đề nghị tầng lớp tri thức nâng cao dân trí và đời sống văn hóa, tinh thần cho nông dân,
đấu tranh loại trừ các tệ quan liêu, tham nhũng gây mất dân chủ...
3.3.2.2. Mặt hạn chế
Trong nước, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách khá
gay gắt và phức tạp. Sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đang đứng trước nhiều
thách thức, khó khăn mới.
Ngoài nước, các thế lực thù địch chưa từ bỏ ý đồ phá hoại, lật đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Chúng đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, kết hợp gây
bạo loạn lật đổ, với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, chúng
đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những yếu kém, sự suy
8
thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; chia rẽ các tầng lớp nhân dân
nhằm tạo ra mâu thuẫn, xung đột trong xã hội để làm suy yếu và lật đổ chế độ ta
9
4. KẾT LUẬN
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta đã vận dụng
sáng tạo và phát triển tư tưởng của của Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp. Sức mạnh khối
đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức được phát huy, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách
mạng. Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của
các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm
1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua gần 35 năm đổi mới.
Trong giai đoạn mới xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã hội Việt Nam, liên minh công –
nông - tri thức tiếp tục được Đảng và Nhà nước khẳng định là một yếu tố tất yếu, một nhu
cầu khách quan để giai cấp công nhân giữ vững vai trò lãnh đạo, giai cấp nông dân được giải
phóng và sự phát triển của tầng lớp tri thức. Chúng ta luôn tin tưởng rằng với liên minh công
- nông - tri thức và đặc biệt là Đảng lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam ở
thợi đại ngày nay sẽ luôn tiếp nối truyền thống tốt đẹp, vững tay chèo con thuyền cách mạng
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội và mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Với kiến thức của một sinh viên em chỉ phần nào đề cập được một số khía cạnh của vấn
đề. Em mong có sự góp ý của thầy cô nhằm giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Những phần
tham khảo đều được chú thích ở dưới. Em xin chân thành cảm ơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
10
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học của bộ giáo dục và đào tạo
Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận trung ương: Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng
tạo và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về liên minh giai cấp.
Hồ Chí Minh, toàn tập
Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện Đảng toàn tập
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh - Sự vận dụng, phát triển của Đảng và nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay
11
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Liên linh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam hiện nay.
Họ và tên: Đỗ Quỳnh Trang Lớp: LSIC 62
Mã sinh viên: 11208001
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thuân HÀ NỘI, 2021 MỤC LỤC 1.
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 2.
GIỚI THIỆU..................................................................................................................................2 3.
NỘI DUNG CHÍNH......................................................................................................................2 3.1.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Liên linh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên CNXH..........................................................................................................................................2 3.1.1.
Quan niệm của Mác – Lênin về giai cấp, tầng lớp.........................................................2 3.1.2.
Đặc trưng của giai cấp, tầng lớp.....................................................................................3 3.2.
Quan niệm của Mác – Lênin về liên minh các tầng lớp và giai cấp.......................................4 3.2.1.
Tính tất yếu....................................................................................................................4 3.2.2.
Nội dung của liên minh..................................................................................................4 3.2.3.
Nguyên tắc cơ bản của liên minh...................................................................................5 3.3.
Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam hiện nay. .6 3.3.1.
Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc trong những năm qua..........................................6 3.3.2.
Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam hiện nay 6 4.
KẾT LUẬN.................................................................................................................................10 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................11 1. LỜI MỞ ĐẦU
Sau bao cuộc cánh mạng đánh đuổi quân xâm lược, thực dân đế quốc để bảo vệ Tổ quốc,
thống nhất đất nước thắng lợi vẻ vang, nước Việt Nam ta bắt đầu bước vào một thời kì mới –
thời kì quá độ xã hội chủ nghĩa. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì lịch sử đặc biệt,
thời kì cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề
vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn
bản của xã hội XHCN sẽ được thực hiện. Việc đề ra chiến lược, sách lược cách mạng; việc
thiết lập, phát huy vai trò hiệu lực Nhà nước; việc xây dựng, củng cố khối liên minh công
nhân, nông dân và trí thức; việc xây dựng và phát huy mối quan hệ các dân tộc trên phạm vi
quốc gia và quốc tế ... là những vấn đề được Chủ nghĩa xã học nghiên cứu. Trong số đó thì lý
luận về liên minh giữa giai cấp, tầng lớp là một trong những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất
của Chủ nghĩa cộng sản khoa học, đóng góp một vai trò quan trọng trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chủ đề này sẽ giúp cho sinh viên có một kiến thức nền
tảng ban đầu để hiểu biết sâu sắc hơn về sự phát triển của đất nước cũng như trên thế giới.
Đồng thời giúp sinh viên hiểu hơn về những chính sách của Đảng và Nhà Nước trong việc
xây dựng đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Vì kiến thức vẫn còn hạn hẹp, em nghĩ rằng bài viết của mình vẫn còn nhiều thiếu sót.
Tuy vậy em xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn bộ môn “Những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin” - thầy Nguyễn Văn Thuân đã tạo điều kiện cho em và hướng dẫn em làm
bài tiểu luận. Em rất mong được thầy chỉ bảo, phê phán những lỗi sai của em để em có thể cải
thiện thêm kiến thức của mình. 1 2. GIỚI THIỆU
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc toàn
bộ các lĩnh vực đời sống của xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết
để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ
nghĩa sẽ được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được
chính quyền nhà nước cho đến khi chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những cơ sở của mình
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xét về bản chất, mục tiêu nhất quán của các chế
độ xã hội từ khi có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nằm trong giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử bởi vì chủ nghĩa xã hội- giai
đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa không thể tự phát ra đời
trong lòng xã hội cũ. Chủ nghĩa tư bản dù phát triển ở trình độ cao cũng chỉ tạo ra
những tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, còn bản thân xây dựng công
cuộc chủ nghĩa xã hội phải thông qua quá trình đấu tranh gian khổ của giai cấp công
nhân và nông dân lao động nhằm giành lấy chính quyền nhà nước từ cơ sở hạ tầng đến
kiến trúc thượng tầng.
Từ giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph. Ăngghen đã nêu ra nhiều lý luận về liên minh công
nông và các tầng lớp lao động khác đã được ông khái quát thành những vấn đề mang tính
nguyên tắc. Trong thời kì này, việc liên minh giai cấp và tầng lớp là một trong những vấn đề
tiên quyết dẫn đến thắng lợi. 3. NỘI DUNG CHÍNH
3.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Liên linh giai cấp, tầng
lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH
3.1.1. Quan niệm của Mác – Lênin về giai cấp, tầng lớp, liên minh giai cấp tầng lớp
Trước Mác: Trong tác phẩm của sử gia Chie, Ghido, Minhe cho rằng: “ Giai cấp là một
tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng
một địa vị và uy tín xã hội.” Quan niệm đó chỉ là mơ hồ, không đi vào đặc trưng cơ bản của
xã hội. Các lý thuyết đó tránh động đến các vấn đề cơ bản đặc biệt là các vấn đề quan hệ sản
xuất và tư liệu sản xuất 2
Trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại”, Lê Nin định nghĩa: “ Người ta gọi là giai cấp,
những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản
xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ( thường thường thì những
quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò
của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần
của cải xã hội ít nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn ngừơi, mà tập đoàn này
có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau
trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Giai cấp của thời kì quá độ chủ nghĩa bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ,… Mỗi
giai cấp có những đặc trưng riêng, giai cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung
mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Mỗi giai cấp về bản chất
là thể thống nhất của các mặt đối lập vì vậy muốn hiểu được đặc trưng của giai cấp phải đặt
nó trong hệ thống các giai cấp đối lập với nó.
Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH là sự liên kết, hợp tác, hỗ
trợ nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể
trong khối liên minh, đồng thờ tạo động lực thực hiện thắng lời mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
3.1.2. Đặc trưng của giai cấp, tầng lớp
Khác nhau về việc nắm giữ tư liệu sản xuất trong cùng xã hội. Đây là đặc trưng quan
trọng nhất vì nó chi phối các đặc trưng còn lại. Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất trở
thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm giữ những sản phẩm lao động của các tập
đoàn khác. Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ bao gồm giai cấp chủ nô và nô lệ Trong chế
độ phong kiến bao gồm giai cấp địa chủ và nông nô Trong chế độ tư bản chủ nghĩa bao gồm
giai cấp tư sản và vô sản. Trong đó chủ nô, địa chủ phong kiến, tư bản là những tập đoàn
người nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trở thành giai cấp thống trị. Nô lệ, nông nô và vô
sản là giai cấp bị trị.
Khác nhau về vai trò quản lý, phân công lao động xã hội: Tập đoàn nào nắm giữ nhiều
tư liệu sản xuất thì sẽ trực tiếp tham gia việc phân công quản lý.
Khác nhau về phân phối sản phẩm: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất sẽ trực tiếp
đứng ra phân phối vì vậy sẽ được hưởng nhiều sản phẩm. 3
Khác nhau về địa vị trong nền sản xuất: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay
sẽ đứng vị trí cao nhất. Như vậy giai cấp không phải là phạm trù xã hội thông thường mà là
phạm trù kinh tế- xã hội có tính chất lịch sử.
3.2.Quan niệm của Mác – Lênin về liên minh các tầng lớp và giai cấp
Từ thực tiễn của các cuộc cách mạng, nhất là từ thực tiễn sinh động của Công xã Pari,
C.Mác đã bổ sung cho lý luận của mình về liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác - đó là vai trò hết sức quan trọng của giai cấp nông dân không
chỉ trong việc giành chính quyền mà cả trong việc giữ chính quyền.
3.2.1. Tính tất yếu
Thứ nhất, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân và các tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng chính trị - xã hội to lớn.
Thứ hai, việc hình thành khối liên minh xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của
các giai cấp, tầng lớp nên các chủ thể của các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, khoa học, công
nghệ,… tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện nhu cầu và mục đích chung Thứ ba, quá
trình thực hiện liên minh giai cấp cần liên tục phát hiện ra mâu thuẫn và có
giải pháp kịp thời, phù hợp để giải quyết triệt để mâu thuẫn
3.2.2. Nội dung của liên minh Nội dung chính trị
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác phải thực hiện những nhiệm
vụ chính trị, để đạt đích là xây dựng chế đệ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm toàn
bộ quyền lực thuộc về nhân dân.
Trong khối liên minh thì giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong giữ vai trò lãnh
đạo chính trị tư tưởng để thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ
áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Liên minh giai cấp, tầng lớp phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ của hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa. Bản thân các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đều có trách nhiệm xây dựng 4
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, có quyền tham gia các tổ chức chính trị- xã hội mà mình
được phép theo quy định của pháp luật. Nội dung kinh tế
Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững
chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Chủ nghĩa Mác-Lenin đã chỉ rõ: xã hội chủ nghĩa
muốn chiến thắng chủ nghĩa tư bản phải tạo được cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại ở trình độ
cao vững chắc. Vì vậy mà khi giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
giai cấp công nhân cùng các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội phải tăng nhanh số lượng của
những lực lượng sản xuất để tạo cơ sở cho sự phát triển của quan hệ sản xuất, đồng thời xây
dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Theo V.I.Lenin thì trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, chính trị đã chuyển trọng tâm sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, đấu
tranh giai cấp mang lại những nội dung mới , hình thức mới, do vậy nội dung kinh tế đóng
vai trò quan trọng nhất. Bởi nó vừa thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế thiết thân cho các
giai cấp, tầng lớp cho xã hội, đồng thời cũng tạo cơ sở, vật chất - kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã
hội phải được thể hiện trong việc tạo ra quan hệ tác động lẫn nhau giữa các ngành nghề, các
lĩnh vực như công nghiệp - nông nghiệp - khoa học - kỹ thuật,... Quan hệ hỗ trợ này chỉ thành
được tạo lập và vững chắc khi quan hệ, lợi ích kinh tế được giải quyết thích hợp, hài hòa giữa
các chủ thể lượi ích trong khối liên minh.
3.2.3. Nguyên tắc cơ bản của liên minh
Muốn xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ta cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. V.I. Lênin cho
rằng, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân không có nghĩa là
chia quyền lãnh đạo của hai giai cấp này mà phải đi theo đường lối giai cấp công nhân. Giai
cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ tư
tường độc lập. Do đó, chỉ có đi theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mới có thể tiến lên
nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin khẳng định: "... chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp
vô sản mới có thế giải phóng quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản và dẫn họ tới chủ nghĩa xã hội". 5 Nguyên tắc :
2 Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện. V.I.Lênin đã nhiều lần nhắc nhở
những người cộng sản ở Nga là phải bằng những việc làm cụ thể để cho giai cấp nông dân
thấy rằng, đi với giai cấp vô sản có lợi hơn đi với giai cấp tư sản, từ đó họ tự nguyện đi với
giai cấp công nhân, Có thực hiện trên tinh thần tự nguyện thì khối liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân mới có thể bền vững, lâu dài.
Nguyên tắc 3: Kết hợp đúng đắn các lợi ích. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có
những lợi ích cơ bản là thống nhất, bởi vì họ đểu là những người lao động, đều bị bóc lột
dưới chủ nghĩa tư bản. Sự thống
nhất lợi ích này tạo điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ.
Song, giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là những chủ thể kinh tế khác nhau. Giai
cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân
gắn với chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy cần phải quan tâm
giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh và giải
quyết kịp thời, phải chú ý tới những lợi ích thiết thực của nông dân. V.I.Lênin cho rằng:
"Chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ, có được một phạm vi tự
do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nông dân, chúng ta không thể giải quyết được tình hình
lương thực"; cần phải có những nhượng bộ nhất định đối với nông dân.
3.3.Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc trong những năm qua
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp,
tầng lớp, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được hình thành từ
rất sớm ở nước ta và được khẳng định qua các kỳ Đại hội của Đảng. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) chẳng những tiếp tục khẳng định tính
tất yếu và vai trò của liên minh công – nông – trí thức trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn đặc biệt coi trọng vấn đề này khi đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là
đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng
lãnh đạo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã tiếp tục khẳng đinh: “Đại
đoàn kết toàn dân tộc ta là đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam, là động lực và
nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân 6
tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức do
Đảng lãnh đạo”.
3.3.2. Sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam hiện nay 3.3.2.1. Mặt tích cực
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức xây dựng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp trí thức. Chủ tịch UB TWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm khẳng định, đại
đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống nhất là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là truyền thống quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam
không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà còn là đội tiên phong của nhân dân
lao động, trong đó nòng cốt là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng của Nhà nước. Chính cương của Đảng Lao động Việt
Nam được thông qua tại Đại hội II của Đảng (năm 1951) đã nêu rõ: “Chính quyền của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân, nghĩa là của công nhân,
nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu
nước và tiến bộ... Chính quyền đó dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công
nhân, nông dân và lao động trí óc làm nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo”
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định liên minh giai cấp với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức làm nền tảng để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Đảng ta luôn coi trọng đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã
nhìn lại Việt Nam trong thế kỷ XX và xác định triển vọng trong thế kỷ XXI. Đại hội khẳng
định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội xác định: “Động lực
chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công
nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể
và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”
Đảng ta giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân. Xây dựng và
bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng đi lên chủ nghĩa
xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại những hệ tư tưởng cũ,
những phong tục tập quán lạc hậu; các thế lực thù địch vẫn tìm cách chống phá chính quyền 7
Cách mạng, vì vậy trên lập trường tư tưởng - chính trị của giai cấp công nhân, để thực hiện
liên minh giai cấp, tầng lớp, phải hoàn thiện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng ta
không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, mặt trận tập trung
đẩy mạnh hơn nữa những phong trào thi đua yêu nước, chủ trương “đoàn kết rộng rãi, đoàn
kết chân thành mọi thành viên trong xã hội”.
Cốt lõi của liên minh về kinh tế là mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp và nông
nghiệp. Từ lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công nghiệp và nông nghiệp phải
giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ
nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích”. Đảng ta cũng khẳng định: “Công nghiệp hóa đất
nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện ... nhằm từng
bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất
lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”. Đảng ta còn xác định: "Đặc biệt coi trọng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.Đảng ta đề ra những chính sách khuyến nông, các cơ sở
kinh tế nhà nước có những chính sách hợp lý thể hiện qua hệ của mình với nông dân.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, xây dựng và phát triển con người,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa
thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đảng, Nhà nước ta đã có những chính sách đổi
mới, tập hợp, lôi cuốn ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào định cư ở
nước ngoài trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta lập ra những chiến dịch chống mù
chữ, đề nghị tầng lớp tri thức nâng cao dân trí và đời sống văn hóa, tinh thần cho nông dân,
đấu tranh loại trừ các tệ quan liêu, tham nhũng gây mất dân chủ... 3.3.2.2. Mặt hạn chế
Trong nước, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách khá
gay gắt và phức tạp. Sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đang đứng trước nhiều
thách thức, khó khăn mới.
Ngoài nước, các thế lực thù địch chưa từ bỏ ý đồ phá hoại, lật đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Chúng đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, kết hợp gây
bạo loạn lật đổ, với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, chúng
đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những yếu kém, sự suy 8
thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; chia rẽ các tầng lớp nhân dân
nhằm tạo ra mâu thuẫn, xung đột trong xã hội để làm suy yếu và lật đổ chế độ ta 9 4. KẾT LUẬN
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta đã vận dụng
sáng tạo và phát triển tư tưởng của của Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp. Sức mạnh khối
đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức được phát huy, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách
mạng. Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của
các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm
1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua gần 35 năm đổi mới.
Trong giai đoạn mới xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã hội Việt Nam, liên minh công –
nông - tri thức tiếp tục được Đảng và Nhà nước khẳng định là một yếu tố tất yếu, một nhu
cầu khách quan để giai cấp công nhân giữ vững vai trò lãnh đạo, giai cấp nông dân được giải
phóng và sự phát triển của tầng lớp tri thức. Chúng ta luôn tin tưởng rằng với liên minh công
- nông - tri thức và đặc biệt là Đảng lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam ở
thợi đại ngày nay sẽ luôn tiếp nối truyền thống tốt đẹp, vững tay chèo con thuyền cách mạng
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội và mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Với kiến thức của một sinh viên em chỉ phần nào đề cập được một số khía cạnh của vấn
đề. Em mong có sự góp ý của thầy cô nhằm giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Những phần
tham khảo đều được chú thích ở dưới. Em xin chân thành cảm ơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. 10
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học của bộ giáo dục và đào tạo
Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận trung ương: Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng
tạo và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về liên minh giai cấp. Hồ Chí Minh, toàn tập
Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện Đảng toàn tập
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh - Sự vận dụng, phát triển của Đảng và nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay 11