Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lenin về quy luật giá trị và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lenin về quy luật giá trị và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về quy luật giá trị và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Long Mã SV: 11223918
Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác – Lênin(123)_03 Số thứ tự: 17
Hà Nội, tháng 10 năm 2023 Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA QUY
LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ................ 3
1.1. Nội dung quy luật giá trị và sự vận động của quy luật giá trị ............................... 3 1 lOMoAR cPSD| 44820939
1.1.1. Khái niệm, nội dung và cơ chế hoạt động của quy luật giá trị ..................... 3
1.1.2. Những biểu hiện khác của quy luật giá trị và mối quan hệ giữa giá cả, giá
cả thị trường, giá cả độc quyền và giá cả hàng hóa ................................................ 4
1.2. Vai trò của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường ..................................... 5
1.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá ....................................................... 5
1.2.2. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển,tăng năng suất lao động xã hội .. 6
1.2.3. Phân hoá những người sản xuất thành người giàu,người nghèo ................. 7
PHẦN 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ................................................................................................... 8
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam .................................................. 9
2.2. Khó khăn và thách thức của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam .................... 11
2.3. Giải pháp cho ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam ............................................ 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 14 LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, nền kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu của các
quốc gia, dù quốc gia đó theo định hướng tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Đây là
nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi hàng hoá đều được thông qua thị trường, cũng như chịu sự điều tiết và tác động từ thị
trường. Có thể nói, trải qua rất nhiều quá trình phát triển thì nền kinh tế thị trường chính là
sản phẩm của nền văn minh nhân loại. Ở mô hình kinh tế này, có rất nhiều những đặc trưng
chung mà các chủ thể kinh tế, chủ yếu là các doanh nghiệp, có thể tận dụng đặc trưng đó
và biến nó thành ưu thế cho mình. Một số đặc điểm cơ bản bao gồm sự đa dạng của các
chủ thể kinh tế và vai trò then chốt của thị trường trong việc phân bổ nguồn lực và hàng
hóa giữa các vùng và khu vực.
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị là một trong những quy luật cơ bản của
sản xuất hàng hoá. Nó là quy luật điển hình trong quá trình sản xuất, mua bán, và trao đổi
hàng hoá. Đây là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, và ảnh hưởng trực tiếp đến
việc doanh nghiệp xác định giá trị của sản phẩm và dịch vụ của họ.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, doanh nghiệp
phải không chỉ hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế thị trường mà họ hoạt động
trong đó mà còn cần nghiên cứu kỹ quy luật giá trị. Quy luật này có tác động trực tiếp đến
sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, quyết định xem sản phẩm đó có khả năng
sinh lợi nhuận hay thua lỗ. Đây là lý do tại sao em chọn nghiên cứu về đề tài "quy luật về
giá trị” và liên hệ với ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện nay. 2 lOMoAR cPSD| 44820939
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA QUY
LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1. Nội dung quy luật giá trị và sự vận động của quy luật giá trị
1.1.1. Khái niệm, nội dung và cơ chế hoạt động của quy luật giá trị *Khái niệm
Quy luật giá trị đại diện cho quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng
hóa. Nó là điều kiện bắt buộc đối với mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu
có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó quy luật giá trị phát sinh và phát huy tác dụng.
Nói cách khác, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa
trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
Khái niệm này áp dụng trên 2 phạm vi: sản xuất và trao đổi hàng hóa. * Nội dung
Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất có quyền tự quyết định về lao
động cá biệt riêng. Tuy nhiên, để có khả năng tiêu thụ và đạt lợi nhuận từ việc bán hàng
hóa, họ phải tuân theo nguyên tắc của hao phí lao động xã hội. Điều này đòi hỏi người sản
xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội
của hàng hóa đó. Nói cách khác, xã hội luôn thiết lập một mức hao phí trung bình đối với
các chủ thể, và người sản xuất nào có mức hao phí cá biệt cao hơn mức trung bình này sẽ
gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của họ, do chi phí sản xuất cao và giá cả không
cạnh tranh. Ngược lại, người sản xuất nào có mức hao phí cá biệt thấp hơn mức trung bình
xã hội sẽ đạt được lợi nhuận cao, và điều này luôn là mục tiêu của tất cả người sản xuất.
Ví dụ: Để sản xuất một chiếc quần, bạn B phải tiêu hao lao động cá biệt là 100.000
VNĐ/sản phẩm. Tuy nhiên, mức hao phí lao động xã hội, tức mức trung bình mà xã hội
chấp nhận, chỉ là 80.000 VNĐ/sản phẩm. Vì vậy, nếu người B quyết định bán sản phẩm
với giá hao phí lao động cá biệt là 100.000 VNĐ/sản phẩm, thì anh ta sẽ gặp khó khăn
trong việc tiêu thụ sản phẩm và quy mô sản xuất sẽ bị giới hạn.
Trong quá trình trao đổi hàng hóa, quy tắc quan trọng cần phải tuân theo là quy tắc
trao đổi ngang giá, có nghĩa là giá cả phải dựa trên giá trị, một lượng giá trị bằng nhau thì
có thể trao đổi được cho nhau. Điều này là điều bắt buộc của giá trị. * Cơ chế hoạt động
Quy luật giá trị hoạt động thông qua sự lên xuống của giá cả trên thị trường. Giá cả
thị trường chính là tín hiệu, mệnh lệnh đối với tất cả những người sản xuất và tham gia trao
đổi hàng hóa. Nó biểu thị giá trị bằng tiền của hàng hóa. Quá trình trao đổi hàng hóa phải
tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá, và giá cả hàng hóa luôn dao động lên và xuống xung quanh giá trị.
Một cách cụ thể, tác động lên xuống của giá cả hàng hóa trên thị trường luôn dựa trên quan hệ cung - cầu:
Khi, cung = cầu, lúc đó: Giá cả = giá trị
Khi, cung > cầu, lúc đó: Giá cả < giá trị
Khi, cung < cầu, lúc đó: Giá cả > giá trị
Ví dụ, nếu giá trị xã hội của một chiếc áo là 100.000VNĐ, trong tình huống thị
trường cân bằng, khi cung và cầu bằng nhau, giá cả của chiếc áo sẽ bằng giá trị của nó, tức 3 lOMoAR cPSD| 44820939
là 100.000VNĐ. Tuy nhiên, nếu cung lớn hơn cầu, khi có sản phẩm dư thừa, nhà sản xuất
sẽ buộc phải giảm giá sản phẩm dưới 100.000VNĐ, chẳng hạn như 80.000VNĐ. Lúc đó,
giá cả của sản phẩm sẽ thấp hơn giá trị của nó. Trong trường hợp ngược lại, khi cung ít hơn
cầu và sản phẩm khan hiếm, giá cả sẽ cao hơn giá trị.
Dù ở bất kỳ đâu và khi nào có sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị hàng
hóa hoặc có sự trao đổi không ngang giá giữa các hàng hóa, thì quy luật giá trị sẽ luôn phát
huy tác dụng thông qua việc điều chỉnh quan hệ cung - cầu, đưa giá cả thị trường về mức
phù hợp với giá trị hàng hóa.
1.1.2. Những biểu hiện khác của quy luật giá trị và mối quan hệ giữa giá cả, giá cả
thị trường, giá cả độc quyền và giá cả hàng hóa * Những biểu hiện khác
Quy luật giá trị tồn tại và hoạt động trong mọi xã hội có hệ thống sản xuất hàng hóa,
bao gồm cả xã hội tư bản chủ nghĩa. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản,
quy luật giá trị sẽ biểu hiện dưới các hình thức khác nhau, cụ thể như sau:
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện dưới
dạng quy luật lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Trong giai đoạn của chủ nghĩa tư bản
độc quyền, quy luật giá trị sẽ thể hiện dưới hình thức quy luật giá cả độc quyền của các tổ chức độc quyền.
*Mối quan hệ giữa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền và giá cả hàng hóa - Giá cả:
Chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Trong mối quan hệ này, giá trị là
cơ sở, là nội dung của giá cả. Giá cả là dạng biểu hiện và luôn xoay quanh giá trị. Khi cung
và cầu ổn định, giá cả sẽ bằng giá trị, có nghĩa là giá cả được xác định bởi giá trị.
Tuy nhiên, trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa luôn biến đổi, phụ thuộc
vào sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như cạnh tranh, cung cầu, và sức mua
của đồng tiền. Lúc này, sự biểu hiện trực tiếp của quy luật giá trị chính là sự thay đổi giá
cả hàng hóa trên thị trường. Như đã phân tích ở trên, mặc dù giá cả luôn tách rời khỏi giá
trị, nhưng sự thay đổi đó luôn được áp dụng trên một trục giá trị ổn định về lượng. Vấn đề
này có thể được hiểu qua hai khía cạnh:
Một, nếu không tính đến sự ảnh hưởng của quy luật cung cầu, giá cả không bao giờ
hoàn toàn tách biệt khỏi giá trị xã hội.
Hai, khi nghiên cứu sự thay đổi của giá cả hàng hóa trong một khoảng thời gian đủ
dài, chúng ta nhận thấy rằng tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị. Điều này có nghĩa rằng
phần giá cả vượt quá giá trị tổng của hàng hóa sẽ được bù vào phần giá cả hàng hóa thấp
hơn giá trị (thâm hụt). Giá cả ở đây là giá cả thị trường - mức giá được biểu hiện qua sự
thỏa thuận giữa người mua và người bán. - Giá cả sản xuất:
Là hình thái biến tướng của giá trị, được tính bằng tổng chi phí sản xuất của hàng
hoá và lợi nhuận bình quân. Trong giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, do sự
hình thành của tỷ suất lợi nhuận bình quân, hàng hoá thường không được bán theo giá trị,
mà thay vào đó được bán theo giá cả sản xuất. 4 lOMoAR cPSD| 44820939
Sự biến đổi từ giá trị hàng hoá sang giá cả sản xuất không phải là một phủ định của
quy luật giá trị, mà chỉ là một biểu hiện cụ thể của quy luật giá trị trong giai đoạn tư bản tự
do cạnh tranh. Chúng ta có thể thấy điều này qua hai điểm sau đây:
Mặc dù giá cả sản xuất của hàng hoá trong các ngành khác nhau có thể cao hoặc
thấp hơn giá trị, tổng giá trị sản xuất của toàn bộ hàng hoá trong xã hội luôn bằng tổng giá
trị của chúng. Tổng lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được cũng bằng tổng số giá trị thặng
dư do giai cấp công nhân tạo ra.
Giá cả sản xuất phụ thuộc trực tiếp vào giá trị. Khi giá trị của hàng hoá giảm, giá cả
sản xuất cũng giảm theo, và khi giá trị của hàng hoá tăng lên, giá cả sản xuất cũng tăng lên. - Giá cả độc quyền:
Trong giai đoạn tư bản độc quyền, tổ chức độc quyền đã nâng giá cả hàng hoá lên
trên giá cả sản xuất và giá trị. Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận
độc quyền. Lợi nhuận độc quyền vượt quá lợi nhuận bình quân.
Khi nói về giá cả độc quyền, thông thường người ta hiểu là giá cả bán ra cao hơn
so với giá cả sản xuất và giá trị. Đồng thời, cần thấu hiểu rằng vẫn tồn tại giá cả thu mua
thấp mà tư bản độc quyền mua từ người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ ngoài tổ chức độc quyền.
Giá cả độc quyền không làm mất đi giới hạn của giá trị hàng hoá, nghĩa là giá cả
độc quyền không thể làm tăng hoặc giảm giá trị và tổng giá trị thặng dư do xã hội sản
xuất; phần giá cả độc quyền vượt quá giá trị chính là phần giá trị mà những người bán
(công nhân, người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ...) mất đi. Nếu nhìn vào phạm vi toàn
xã hội, tổng giá cả độc quyền cộng với giá cả không độc quyền về tổng thể bằng tổng giá trị.
1.2. Vai trò của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường
1.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Thực chất việc điều chỉnh sản xuất của quy luật giá trị là việc tự động điều tiết các
yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, sức lao động và vốn từ một ngành sang ngành khác,
từ một nơi này sang nơi khác. Điều này dẫn đến sự mở rộng sản xuất hàng hóa trong một
số ngành và khu vực trong khi làm thu hẹp sản xuất trong những ngành khác, thông qua
biến động giá cả trên thị trường. Điều này tạo ra các tỷ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành
và khu vực trong một nền kinh tế hàng hóa nhất định.
Quy luật cạnh tranh biểu thị ở việc cung cầu thường cố gắng ăn khớp với nhau,
nhưng trước giờ chúng không bao giờ khớp với nhau một cách hoàn hảo mà thường xảy ra
sự tách rời và đối lập. Cung luôn theo sát cầu, nhưng không bao giờ thỏa mãn một cách chính xác.
Do đó, có nhiều tình huống trên thị trường:
- Khi cung bằng cầu, giá cả sẽ bằng với giá trị của hàng hóa. Tình huống này xảy ra ngẫu nhiên và hiếm.
- Khi cung ít hơn cầu, giá cả cao hơn giá trị, dẫn đến tăng doanh số bán hàng và lợi
nhuận cao. Người sản xuất các loại hàng hóa này sẽ mở rộng quy mô sản xuất và sử 5 lOMoAR cPSD| 44820939
dụng toàn bộ khả năng của họ. Trong khi đó, những người sản xuất hàng hóa khác
sẽ giảm quy mô sản xuất để chuyển sang sản xuất loại hàng hóa có lợi nhuận cao
hơn. Điều này tăng cường các tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn được chuyển
đến ngành này, từ đó gia tăng cung của loại hàng hóa này trên thị trường.
- Khi cung lớn hơn cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa dư thừa và khó bán, có thể
dẫn đến lỗ vốn. Tình huống này buộc những người sản xuất hàng hóa dư thừa phải
giảm quy mô sản xuất và chuyển sang sản xuất hàng hóa có giá cao hơn trên thị
trường. Điều này giảm bớt các nguồn tài nguyên (tư liệu sản xuất, sức lao động và
vốn) trong ngành sản xuất hàng hóa dư thừa.
Ví dụ, tại Việt Nam, trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19, các ngành du
lịch, hàng không và khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề. Chủ đầu tư đã phải giảm giá, tạm
thời đóng cửa hoặc thay đổi mô hình kinh doanh để đảm bảo hiệu suất tốt hơn. Điều này
chính là tác động của quy luật giá trị, dẫn đến sự thu hẹp sản xuất khi cung lớn hơn cầu.
Ngoài ra, trong đại dịch Covid-19, do sự khan hiếm của khẩu trang y tế, giá của
chúng đã tăng mạnh. Điều này đã kích thích các nhà máy may chuyển sang sản xuất khẩu
trang y tế. Do đó, ngành sản xuất khẩu trang Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong
nước mà còn xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Thực chất, điều tiết quá trình lưu thông của quy luật giá trị đề cập đến việc tự động
điều chỉnh số lượng hàng hoá từ những nơi giá cả thấp đến những nơi giá cả cao, tạo nên
sự cân đối giá cả trong xã hội. Khi giá trị của hàng hoá biến đổi, điều kiện làm cho tổng
khối lượng hàng hoá có thể tiêu thụ được cũng sẽ thay đổi. Nếu giá trị thị trường giảm, nhu
cầu xã hội thường mở rộng và có thể thu hút những khối lượng hàng hoá lớn hơn. Ngược
lại, khi giá trị thị trường tăng, nhu cầu xã hội về hàng hoá thu hẹp và lượng hàng hoá tiêu
thụ cũng giảm đi. Do đó, điều tiết cung cầu điều chỉnh giá cả thị trường, hoặc chính xác
hơn, điều tiết sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường, và đây là cách mà
giá trị thị trường tác động lên quan hệ cung cầu. Trong quá trình này, các biến đổi trong
cung cầu làm cho giá cả thị trường phải biến động.
Trong xã hội tư bản đương thời, mỗi nhà tư bản công nghiệp sản xuất hàng hoá theo
ý muốn của họ, theo cách họ muốn, và với số lượng mà họ muốn. Đối với họ, lượng hàng
hoá mà xã hội cần là không xác định, cái mà ngày hôm nay cung cấp không kịp thì ngày
mai lại có thể cung cấp nhiều quá số yêu cầu. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể thoả mãn
nhu cầu của họ một cách miễn cưỡng bằng cách sản xuất các sản phẩm mà mọi người yêu cầu.
Karl Marx đã lý giải điều này khi viết: “… Khi thực hiện quy luật giá trị của sản
xuất hàng hoá trong xã hội gồm những người sản xuất trao đổi hàng hoá cho nhau, sự canh
tranh lập ra bằng cách đó và trong điều kiện nào đó một trật tự duy nhất và một tổ chức
duy nhất có thể có cuả nền sản xuất xã hội .Chỉ có do sự tăng hay giảm giá hàng mà những
người sản xuất hàng hoá riêng lẻ biết được rõ ràng là xã hội cần vật phẩm nào và với số lượng bao nhiêu”
1.2.2. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển,tăng năng suất lao động xã hội
Trong các điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi nhà sản xuất hàng có hao phí lao
động xã hội riêng. Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm của họ lên thị trường, giá trị của hàng 6 lOMoAR cPSD| 44820939
hoá thường dựa vào việc sử dụng lao động xã hội. Người sản xuất có hao phí lao động cá
nhân lớn hơn so với hao phí lao động xã hội thường gặp khó khăn và thua lỗ trong kinh
doanh. Ngược lại, những người sản xuất có hao phí lao động cá nhân thấp hơn so với hao
phí lao động xã hội thường đạt được nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, để đảm bảo lợi nhuận
và tồn tại trong môi trường cạnh tranh, người sản xuất phải tìm cách giảm hao phí lao
động cá nhân để đạt được mức thấp hơn so với hao phí lao động xã hội. Điều này có thể
thực hiện thông qua việc tăng hiệu suất lao động, cải tiến công nghệ kĩ thuật, áp dụng
công nghệ mới, cải thiện quản lý, nâng cao tay nghề lao động, thực hành tiết kiệm và
nhiều biện pháp khác. Trong nền kinh tế thị trường, nếu tất cả mọi người đều làm điều
này, sản xuất sẽ phát triển hơn, năng suất lao động tăng lên, và chi phí sản xuất giảm đi.
Trong quá trình lưu thông, để tạo ra nhiều lợi nhuận, bán được nhiều hàng hoá và
giảm chi phí lưu thông trong dài hạn, người kinh doanh cần nâng cao chất lượng dịch vụ,
tăng cường quảng cáo, cải thiện quy trình bán hàng và hậu bán hàng, giảm bớt sự phụ
thuộc vào các cấp thương mại trung gian, tạo ra môi trường lưu thông thuận lợi, hiệu quả và nhanh chóng hơn.
.Ví dụ, trong ngành kinh doanh điện thoại di động, để giảm chi phí lao động cá
nhân, các hãng điện thoại liên tục đầu tư vào việc cải thiện công nghệ, kỹ thuật và quản lý
sản xuất. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất điện thoại. Mặc dù
giá cả điện thoại giảm, tính năng và chất lượng ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, ngoài việc
cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất, các hãng điện thoại cũng đang cải thiện dịch vụ
chăm sóc và hậu mãi khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu của họ một cách chu đáo.
1.2.3. Phân hoá những người sản xuất thành người giàu,người nghèo.
Trong xã hội, những người sản xuất cá thể đã khơi gợi mầm mống của một
phương thức sản xuất mới. Trong quá trình phân công tự phát, không có kế hoạch nào chi
phối toàn bộ xã hội, phương thức sản xuất này đã thiết lập sự phân công và tổ chức theo
kế hoạch, tại từng nhà máy riêng lẻ. Bên cạnh sản xuất từ những người sản xuất cá thể
nhỏ, sản xuất xã hội cũng đã nảy sinh. Cả hai loại sản phẩm này đều có mặt trên cùng
một thị trường, vì vậy giá cả của chúng ít nhất cũng tương đương nhau. Tuy nhiên, so với
sự phân công tự phát, tổ chức theo kế hoạch tự nhiên mạnh mẽ hơn nhiều; sản phẩm từ
nhà máy sử dụng lao động xã hội thường rẻ hơn so với sản phẩm từ những người sản xuất
cá thể, không có tổ chức.
Sự sản xuất từ những người sản xuất cá thể gặp thất bại khi di chuyển từ một
ngành sang ngành khác. Trong nền sản xuất hàng hoá, tác động của các quy luật kinh tế,
đặc biệt là quy luật giá trị, tạo ra một kết quả tất yếu: những người có điều kiện sản xuất
thuận lợi, có nhiều vốn, kiến thức và trình độ kinh doanh cao, và được trang bị kĩ thuật
tốt sẽ thành công và làm giàu. Ngược lại, những người không có các điều kiện trên hoặc
gặp rủi ro sẽ mất vốn và phá sản. Quy luật giá trị đã thực hiện việc đánh giá và cân nhắc
về những người sản xuất kinh doanh.
Tự nhiên, quá trình này đã tạo ra sự chia rẽ trong xã hội, biến những người sản
xuất kinh doanh thành người giàu và người nghèo. Những người giàu trở thành chủ
doanh nghiệp, trong khi những người nghèo dần trở thành người làm thuê. Lịch sử phát 7 lOMoAR cPSD| 44820939
triển của sản xuất hàng hoá đã chỉ ra rằng quá trình này dần biến sản xuất hàng hoá đơn
giản trong xã hội phong kiến thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Lenin đã viết: “…Mỗi người đều sản xuất riêng biệt ,cho lợi ích riêng của mình
,không phụ thuộc vào nhà sản xuất khác .Họ sản xuất cho thị trường ,nhưng dĩ nhiên
không một người nào trong số họ biết được dung lượng của thị trường .Mối quan hệ như
vậy giữa nhưng người sản xuất riêng rẽ ,sản xuất cho một thị trường chung,thì gọi là cạnh
tranh,Dĩ nhiên trong nhữnh điều kiện ấy,sự thăng bằng giữa sản xuất và tiêu dùng chỉ có
thể có được sau nhiều lần biến động.Những người khéo léo hơn ,tháo vát hơn và có sức
lực hơn sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ những sư biến động ấy;còn những người yếu ớt
,vụng về thì sẽ bị sự biến động đó đè bẹp .Một vài người trở nên giàu có,còn quần chúng
trở nên nghèo đói,đó là kết quả không trán khỏi của quy luật cạnh tranh .Kết cục là những
người sản xuất bị phá sản mất hết tính chất độc lập về kinh tế của họvà trở thành công
nhân làm thuê trong công xưởng đã mở rộng của đối thủ tốt số của họ”.
Sự bần cùng hoá của dân chúng là kết quả của những hiện tượng ngẫu nhiên. Điều
này dĩ nhiên đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá dựa trên sự phân công lao
động xã hội. Vấn đề thị trường hoàn toàn không phải là một yếu tố riêng biệt, vì thị
trường không hơn chẳng hữu ích hơn trong việc thể hiện sự phân công và sản xuất hàng
hoá. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không chỉ có thể xảy ra, mà còn là điều tất yếu.
Bởi khi kinh tế xã hội được xây dựng trên cơ sở phân công và hình thức hàng hoá của sản
phẩm, sự tiến bộ về kỹ thuật không thể không dẫn đến việc tăng cường và mở rộng hơn chủ nghĩa tư bản.
PHẦN 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Theo khảo sát của S&P Global Electronics PMI, ngành công nghiệp điện tử trên
toàn thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng tích cực kể từ giữa năm 2020. Đại dịch
COVID-19 đã thúc đẩy mạnh nhu cầu về thiết bị điện tử tiêu dùng, đặc biệt là trong việc
thúc đẩy sự phát triển của phương thức làm việc từ xa cho các doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp điện tử đã đóng góp một phần quan trọng vào sản lượng sản
xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Với sự hiện diện của các nhà máy sản xuất từ các tập đoàn
đa quốc gia như Samsung, Foxconn và Intel, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc
gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm điện tử. Vào năm 2020, Việt
Nam đã vươn lên vị trí thứ 12 trên toàn thế giới, so với vị trí thứ 47 vào năm 2001, và xếp
thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu sản phẩm điện tử.
Hơn nữa, nhờ vào những nỗ lực tích cực trong việc hội nhập kinh tế toàn cầu và
tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được
cải thiện. Điều này đã làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư
nước ngoài và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. 8 lOMoAR cPSD| 44820939
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam
Với sự vượt trội của dân số trẻ, gần 60% dân số nằm trong độ tuổi lao động (17-60
tuổi), cung cấp một nguồn lao động dồi dào, cộng với vị trí địa lý thuận lợi và thuộc khu
vực có sự phát triển mạnh mẽ và năng động trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là ngành
Công nghiệp điện tử, Việt Nam hiện đang có cơ hội lớn để thu hút đầu tư, chuyển giao công
nghệ, và học hỏi kiến thức quản lý cũng như đào tạo nhân lực từ các ngành Công nghiệp
điện tử phát triển trong khu vực. Điều này càng được củng cố bởi việc chi phí lao động tại
Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể,
chi phí hoạt động và giá thuê lao động tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và 1/2 so với Trung Quốc.
Thứ nhất, khả năng xuất khẩu hàng hóa công nghệ thông tin, linh kiện điện tử của Việt Nam đang tăng cao.
Nhóm ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện:
Xuất khẩu: Trong giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam phát
triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình 23.8% mỗi năm. Trong năm
2019, ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch xuất
khẩu đạt 36.3 tỷ USD, chiếm 13.7% tổng xuất khẩu. Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-
19, ngành này tiếp tục phát triển ổn định, với dự kiến xuất khẩu đạt 44.6 tỷ USD vào năm
2020 và 51 tỷ USD vào năm 2021. Các thị trường xuất khẩu chính là EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhóm ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện:
Xuất khẩu: Trong giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam phát
triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình 23.8% mỗi năm. Trong năm
2019, ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch xuất
khẩu đạt 36.3 tỷ USD, chiếm 13.7% tổng xuất khẩu. Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-
19, ngành này tiếp tục phát triển ổn định, với dự kiến xuất khẩu đạt 44.6 tỷ USD vào năm
2020 và 51 tỷ USD vào năm 2021. Các thị trường xuất khẩu chính là EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nguồn: congnghiepmoitruong.vn 9 lOMoAR cPSD| 44820939
Thứ hai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế. Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, đã xảy ra
một đợt dịch chuyển nhà máy và cơ sở sản xuất từ các tên tuổi lớn như Apple, Samsung,
LG, Petragon, Intel, Meiko, Foxconn, Goertek, Canon và trong đó, Việt Nam đã nổi lên
như một điểm đến quan trọng.
Các nhà đầu tư thường xem xét hai yếu tố chính khi quyết định nơi đầu tư, đó là giá
thuê lao động và thuế. Các nước đang phát triển đã có ưu thế về giá thuê lao động rẻ, và
khi tham gia vào WTO, cụ thể là Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA), họ sẽ có lợi thế về
thuế suất đối với ngành công nghiệp điện tử. Do đó, sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn lớn trên toàn thế giới, sẽ tăng mạnh, và điều này là cơ
hội lớn nhất cho Việt Nam.
Các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn, như n của Samsung với hai
nhà máy trị giá 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và 2 tỷ USD ở Thái Nguyên, vẫn đóng một vai trò
quan trọng trong sự hấp dẫn của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam. Nguồn: vcci-hcm.org.vn 10 lOMoAR cPSD| 44820939
Thứ ba, việc loại bỏ các thuế quan sẽ dẫn đến mức giá thấp hơn cho các sản phẩm điện tử
và viễn thông, đó cũng chính là một động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành công
nghiệp điện tử và sản xuất thiết bị viễn thông.
Thứ tư, Việt Nam đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường lớn cả
trong nước và quốc tế. Việt Nam hiện đã trở thành một thành viên của tổ chức thương mại
quan trọng như WTO với 150 quốc gia thành viên (chiếm hơn 90% dân số, 95% GDP, 95%
giá trị thương mại toàn cầu). Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia Cộng đồng Kinh tế
ASEAN và đang hoàn tất các Hiệp định Thương mại tự do mới như TPP và FTA EU - Việt Nam.
2.2. Khó khăn và thách thức của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam
Tuy có nhiều cơ hội, ngành công nghiệp điện tử đang đối mặt với nhiều hạn chế và
thách thức. Mặc dù ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đáng
kể và đứng trong số các quốc gia xuất khẩu điện tử lớn nhất trên thế giới, nhưng đến 95%
giá trị xuất khẩu này thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI). Các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản, đang đóng vai trò
quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Do đó, các doanh nghiệp Việt
Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh trực tiếp từ các tên tuổi lớn như Apple và
Samsung, trong khi năng lực cạnh tranh của họ vẫn còn yếu, với quy mô vốn nhỏ, kinh
nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ kém, và năng suất lao động thấp.
Mặc dù có sự xuất hiện của một số thương hiệu điện tử trong nước như BPhone, Vsmart,
Viettel, và Asanzo trong lĩnh vực điện - điện tử tiêu dùng, nhưng thị trường nội địa vẫn chủ
yếu bị kiểm soát bởi các thương hiệu nước ngoài.
Tỉ lệ nội địa hóa trong ngành điện tử cũng rất thấp hiện nay. Sản phẩm điện tử trên
thị trường Việt Nam chủ yếu là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước sử
dụng phần lớn các linh kiện nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu hàng tỷ USD
linh kiện điện tử, trong khi khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh
nghiệp công nghiệp điện tử trong nước vẫn còn hạn chế. Một phần lý do nằm ở việc ngành
công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử chưa phát triển thực sự, và chất lượng cũng như mẫu
mã của các sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Áp lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang gia tăng đối với hệ thống đại
học tại Việt Nam. Việt Nam hiện chưa sở hữu một đội ngũ đủ mạnh mẽ để thích ứng với
sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ, và điều này dẫn đến việc "sự sáng tạo"
của các công ty Việt Nam bị mất đi khi họ tìm kiếm cơ hội ở các tập đoàn đa quốc gia.
Một trong những nguyên nhân chính cho những hạn chế này là do các sản phẩm
điện tử có tuổi thọ ngắn, thường thay đổi tính năng và mẫu mã thường xuyên. Điều này đặt
ra một áp lực lớn lên năng lực của các doanh nghiệp trong nước, không đủ tài chính để đầu 11 lOMoAR cPSD| 44820939
tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu. Các giai đoạn
sản xuất có giá trị gia tăng cao chủ yếu phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế.
2.3. Giải pháp cho ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam
Thứ nhất, để tồn tại và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, các nhà sản xuất điện tử
cần thấu hiểu tình hình cung cầu và sở thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm của họ.
Sau đợt dịch COVID-19, xu hướng mua sắm trực tuyến, thanh toán qua mạng, và quan tâm
đến tính ứng dụng thực tế của sản phẩm đã thay đổi. Người tiêu dùng đánh giá sản phẩm
dựa trên sự hữu ích và ứng dụng thực tế hơn là giá trị thương hiệu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu
nào cho thấy sản phẩm của họ có thể dư cung so với nhu cầu thị trường, tức là giá sản phẩm
thấp hơn giá trị, thì việc tiếp tục sản xuất loại sản phẩm này sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi nhuận cho sản phẩm, nhà sản
xuất cần đảm bảo giá bán phải cao hơn hoặc ít nhất là bằng với giá trị của sản phẩm. Chỉ
khi đó, doanh nghiệp có khả năng bù lỗ, thuận lợi hơn hoặc mở rộng sản xuất để đáp ứng
nhu cầu thị trường nếu sản phẩm đang khan hiếm. Điều này là quyết định tiên quyết để
cạnh tranh một cách hiệu quả trong ngành sản xuất điện tử và cần căn cứ vào hành vi tiêu
dùng để điều chỉnh chiến lược sản xuất, tập trung vào chất lượng, giá cả hợp lý và tính ứng dụng thực tế.
Thứ hai, để thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ dòng chảy của hàng hóa. Theo
quy luật giá trị, sản phẩm thường di chuyển từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao
hơn, và từ nơi có nguồn cung lớn hơn đến nơi có nguồn cung ít hơn. Nhà sản xuất cần theo
dõi sự lưu thông của sản phẩm hoặc linh kiện mà họ sản xuất, nhận biết những nơi thiếu
sản phẩm và nơi có sản phẩm dư thừa, sau đó điều chỉnh nguồn cung cấp của họ để phù
hợp với từng thị trường cụ thể. Họ có thể cân nhắc ngừng sản xuất sản phẩm dư thừa và
tập trung vào sản phẩm khan hiếm. Nếu thành công trong việc quản lý sản xuất và cung
cấp sản phẩm, linh kiện, nhà sản xuất sẽ thể hiện sự chủ động, vì họ có khả năng điều tiết
cung cầu và phân phối thu nhập lại giữa các thị trường, thậm chí tùy chỉnh sức mua của thị
trường. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp để phát triển mạnh mẽ hơn và xác
định vị trí của họ trong thị trường mục tiêu.
Với biến động trong thị trường chung, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng đến thị
trường thứ ba và chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi để giảm thiểu sự phụ thuộc vào
một quốc gia cụ thể. Điều này là cơ hội để ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam tham
gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng cường xuất khẩu đến các thị trường khó tính.
Thứ ba, cần thiết phải có các giải pháp và chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ và
nhà nước để ủng hộ doanh nghiệp. Cụ thể, cần rà soát và hoàn thiện hệ thống chính sách
và luật pháp, đặc biệt là các quy định cụ thể về sản phẩm điện tử có nguồn gốc từ Việt Nam,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thương hiệu điện tử trong nước để xây dựng niềm tin
với người tiêu dùng. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp như mở rộng thị trường trong
nước và xuất khẩu, xây dựng và tăng cường các biện pháp bảo vệ thị trường điện - điện tử
tiêu dùng nội địa (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng
giả và hàng nhập lậu...). Ngoài ra, cần thúc đẩy phát triển thị trường ngoại quốc và tận dụng 12 lOMoAR cPSD| 44820939
các cơ hội từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) để tăng cường xuất khẩu. Cần thực
hiện phòng vệ thương mại và ứng phó một cách chủ động, hiệu quả đối với các xu hướng
bảo hộ và các rào cản kỹ thuật ở các thị trường trên toàn thế giới. Ngoài ra, cần tập trung
hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển vọng phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực điện tử, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước đóng vai
trò dẫn dắt thị trường điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm điện - điện tử gia dụng...
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện sự chuẩn bị về năng lực cạnh
tranh và công nghệ thông qua việc thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tối ưu hóa quy trình sản xuất
và gia tăng năng suất lao động. Nếu sản phẩm và linh kiện phải trải qua quá nhiều giai đoạn
phức tạp không cần thiết hoặc sử dụng công nghệ sản xuất kém cỏi và lạc hậu, năng suất
sản xuất sẽ rất thấp, và chi phí sản xuất sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, giá sản phẩm phải được
đưa lên cao để bù đắp chi phí sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn và rủi ro cho doanh
nghiệp, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ, vì sản phẩm và linh kiện với giá cao ngất ngưởng
sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác và thu hút người tiêu dùng.
Thậm chí, với giá cả sản phẩm và linh kiện vượt quá giá trị xã hội, thất bại trên thị trường
hoặc phá sản gần như là điều không thể tránh. Vì vậy, để thu được lợi nhuận, nhà sản xuất
phải tìm mọi cách để cải thiện quá trình sản xuất của họ, đảm bảo rằng giá trị cá biệt luôn
thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Giải pháp cho vấn đề này có thể bao gồm việc đầu tư để
nâng cấp dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến hơn, cải tiến phương thức quản lý và vận hành... KẾT LUẬN
Quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của kinh tế đất nước
nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng, nó là quy luật kinh tế căn bản chi phối
sự vận động của nền kinh tế. Sự tác động của quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, mặt khác gây ra các hệ quả tiêu cực…Đối với ngành công nghiệp điện tử
khi đặt trong nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn hiện
nay, quy luật giá trị đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên có phát huy được các
mặt tích cưc, đẩy lùi các mặt tiêu cực còn là một vấn đề phụ thuộc nhiều vào vai trò quản
lý vĩ mô của nhà nước và nhận thức của mỗi công dân, mỗi doanh nghiệp. 13 lOMoAR cPSD| 44820939
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình kinh tế chính trị - Xuất bản năm 2021 (Dành cho bậc đại học – không
chuyên lí luận chính trị 2.
Slide học phần Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Đại học Kinh tế Quốc dân. 3.
vcci-hcm.org.vn, Hiện trạng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, 27/02/2023, ngày truy cập: 20/10/2023. 4.
vsi.gov.vn, Hiện trạng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, 20/12/2017, ngày truy cập: 20/10/2023. 5.
moit.gov.vn, Tạo vị thế mới trong ngành công nghiệp điện tử, 22/03/2023, ngày truy cập: 20/10/2023. 6.
congnghiepmoitruong.vn, Công nghiệp điện tử Việt Nam nắm bắt cơ hội lớn,
24/07/2023, ngày truy cập: 20/10/2023. 14