-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN & KINH TẾ TÀI NGUYÊN
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ BÀI TẬP LỚN
Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học ĐỀ TÀI:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt Nam hiện nay Họ và tên : Tô Kim Đăng Mã sinh viên : 11221211 Lớp học phần : 17 GV hướng dẫn : T.S Nguyễn Văn Thuân HÀ NỘI – 10/2023 Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ SỨ MỆNH
LỊCH SỬ CỦA GCCN ............................................................................................. 3 1 lOMoAR cPSD| 45740153
1.1 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ................ 3
1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân ................................................................ 3
1.1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ............................................... 5
CHƯƠNG II: ĐẢNG TA ĐÃ VẬN DỤNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN LÝ
LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA
GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở VIỆT NAM .............................................................. 7
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11 LỜI NÓI ĐẦU
Giai cấp công nhân không chỉ đóng vai trò là lực lượng lao động trong hệ thống sản
xuất, mà còn có một sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Theo Các-Mác, giai cấp công nhân là
"ngọn cờ tiên phong" của xã hội, là những nhà sản xuất cốt lõi, những người không
chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn thay đổi bản chất xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin
khẳng định rằng giai cấp công nhân không chỉ là lực lượng phổ biến nhất trong xã
hội, mà còn mang trong mình nhiệm vụ lịch sử đặc biệt. Theo Vladimir Lenin, giai
cấp công nhân là lực lượng đáng tin cậy để đẩy mạnh sự phát triển xã hội và tiến về
mục tiêu cuối cùng là xã hội cộng sản, nơi con người được giải phóng khỏi ách đô
hộ tư bản và sống trong một xã hội tự do và bình đẳng.
Với quan điểm đó, chủ nghĩa Mác - Lênin khuyến khích giai cấp công nhân đoàn
kết và tổ chức thành Đảng, trở thành những nhà lãnh đạo và người tiên phong trong
cuộc chiến vì quyền lợi và sự giải phóng của chính mình cũng như các tầng lớp
khác. Qua sự hướng dẫn của Đảng, giai cấp công nhân được khích lệ và giúp đỡ 2 lOMoAR cPSD| 45740153
trong việc nắm vững vai trò của mình, tham gia vào quá trình sản xuất và trở thành
lực lượng động viên cho sự tiến bộ và phát triển xã hội.
Từ những vai trò to lớn trên em sẽ đi vào nghiên cứu về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GCCN
1.1 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân
C. Mác và Ph. Awngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ
giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công
nhân đại công nghiệp… Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giai
cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai
cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản
xuất hiện đại. Các ông còn dung thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ
các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong những
giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp như: công nhân
khoáng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp…
Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân
được các nhà kinh điển xác định theo phai phương diện cơ bản:
- Về phương diện kinh tế - xã hội:
Là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp, giai
cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận
hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện 3 lOMoAR cPSD| 45740153
đại và xã hội hóa cao. Họ lao động bằng phương thức công nghiệp
ngày càng hiện đại với đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy móc,
lao động có tính chất xã hội hóa cao, năng suất lao động cao và tạo
ra những tiền đề của cải vật chất cho xã hội mới
Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, C. Mác và Ph,
Ăngghen chỉ rõ: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ
công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công
xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc. Theo C. Mác
và Ph. Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận
tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại
- Về phương diện chính trị - xã hội
Từ lịch sử của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản
phẩm xã hội có “điều kiện tồn tại dựa trên cơ sở chế độ làm thuê”.
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa, “giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm
thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc
pahir bán sức lao động của mình để sống”. C. Mác và Ph. Ăngghen
chỉ rõ, đó là giai cấp của những người lao động không có sở hữu tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà
tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn
với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất 4 lOMoAR cPSD| 45740153
Từ phân tích trên, theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Giai cấp công nhân
là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình
phát triển của nền công nghiệp ngày càng hiện đại, họ lao động
bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với
quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức
sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê
do không có tự liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống
và bị giai cấp tư sản bóc lột với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới
1.1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
C. Mác là người đầu tiên phát hiện, luận giải tính khách quan và tự
giác về sư mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại. Theo ông,
giai cấp có năng lực tự giải phóng và sẽ giải phóng nhân loại thoát
khỏi ách áp bức bóc lột cuối cùng của lịch sử
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một quá trình cách mạng
toàn diện để xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới trên các
phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng. Nó làm xuất
hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là
chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử có “một cuộc cách mạng
của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số”, nhờ việc hướng tới xây
dựng một xã hội trên cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu 5 lOMoAR cPSD| 45740153
Sứ mệnh lịch sử của GCCN được C. Mác và Ph. Ăngghen đúc kết từ
việc phân tích quá trình phát triển của xã hội loài người và vai trò của
các giai cấp trong lịch sử. Sứ mệnh này được thể hiện qua các tác
phẩm kinh điển như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Tư bản, Chủ nghĩa
xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội ấn định, v.v. Sứ mệnh này cũng
được V.I. Lênin phát triển và bổ sung qua các tác phẩm như Nhà nước
và Cách mạng, Công xã Paris, Chủ nghĩa Mác, v.v. Nó đã trở thành
nguyên lý cơ bản của lý luận và thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện
của GCCN và là lực lượng lãnh đạo của Nhà nước và toàn xã hội.
Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về sứ mệnh lịch sử của GCCN vào thực tiễn cách mạng ở nước ta.
Đảng ta đã dẫn dắt nhân dân ta giành được độc lập dân tộc, thống nhất
đất nước, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã phát
huy vai trò lãnh đạo của GCCN, tăng cường liên minh với các giai cấp
khác, đặc biệt là nông dân và trí thức, để thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội. Đảng ta đã không ngừng cải tổ và đổi mới để
phù hợp với yêu cầu của thời đại. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sứ
mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp côngnhân là thông qua chính đáng
tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạonhân dân lao động
đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủnghĩa tư
bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự
ápbức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ
nghĩa văn minh. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng
quát của giai cấp côngnhân là thông qua chính đáng tiền phong, giai
cấp công nhân tổ chức, lãnh đạonhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ 6 lOMoAR cPSD| 45740153
các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủnghĩa tư bản, giải phóng
giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự ápbức, bóc lột,
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh
CHƯƠNG II: ĐẢNG TA ĐÃ VẬN DỤNG, BỔ SUNG,
PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊNIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở VIỆT NAM
Chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học về các quy
luật của tự nhiên và xã hội, về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và xây dựng xã hội
cộng sản. Đó là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, điều kiện và
phương pháp giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, bất công và đói nghèo
trên thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống mở, có khả năng hấp thụ tinh
hoa trí tuệ của nhân loại, gắn bó và phát triển cùng với thực tiễn phong trào cách
mạng đã, đang và tiếp tục phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng, bổ
sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân ở Việt Nam theo các giai đoạn khác nhau của cách mạng, phù hợp với
điều kiện cụ thể của đất nước và thế giới. Đảng ta đã gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đưa ra mô hình chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam với tám đặc trưng1. Đảng ta cũng đã coi kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là công cụ, phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, là
mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam2.
Đảng ta còn coi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân là hình thức tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân2. Đảng
ta cũng đã khẳng định vai trò, tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân, 7 lOMoAR cPSD| 45740153
nông dân và đội ngũ trí thức đối với việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và
đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đảng đã chú trọng phân tích và đánh giá thực tiễn Việt Nam, bao gồm cả bối cảnh
kinh tế, xã hội và chính trị. Điều này được thực hiện nhằm áp dụng lý luận
MácLênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, nhằm xác định những vấn đề đặc thù
và cách tiếp cận phù hợp. Đảng đã điều chỉnh và mở rộng lý luận Mác-Lênin về
giai cấp công nhân, để phù hợp với hiện thực Việt Nam. Điều này đặc biệt quan
trọng trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển, với sự tăng trưởng kinh
tế và bước đột phá trong công nghiệp hóa, bổ sung và phát triển lý luận Mác-Lênin
về vai trò của công nhân trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh tầm quan
trọng của sự đoàn kết và tự tôn của công nhân trong việc thực hiện cách mạng và
phát triển quốc gia. Đảng cũng đã xây dựng và áp dụng các chính sách và biện pháp
cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân, bao gồm việc đảm bảo mức lương
tối thiểu, nâng cao điều kiện làm việc, tạo điều kiện cho công nhân tham gia vào
quyết định và bảo vệ quyền lợi của mình.
Sự vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin bởi Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng cộng sản và phong trào công nhân
quốc tế càng cho thấy vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác không
chỉ là bản chất nội tại của chủ nghĩa Mác mà còn là đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng, bổ sung, phát triển hết sức sáng tạo lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin như gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; phát triển
lý luận về chủ nghĩa xã hội Việt Nam; đưa ra mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam
với tám đặc trưng. Trong đó, đặc trưng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, 8 lOMoAR cPSD| 45740153
văn minh” vừa là đặc trưng đầu tiên vừa là mục đích của chủ nghĩa xã hội Việt
Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xác định tám phương hướng lớn để xây dựng
chủ nghĩa xã hội cùng chín mối quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam coi kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa như công cụ, phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, là mô
hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh
tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai
trò chủ yếu trong huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển; là động lực chủ
yếu giải phóng sức sản xuất; v.v.. Đảng Cộng sản Việt Nam coi xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là hình thức
tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Đảng
Cộng sản Việt Nam coi xây dựng Đảng về đạo đức là một bộ phận cấu thành quan
trọng của công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới. Đảng Cộng sản Việt Nam
cũng coi phát triển “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”.
Đây là kết quả của sự tổng kết thực tiễn, tiếp thu, vận dụng, bổ sung, phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như những thành tựu của tư duy nhân loại về
văn hóa; v.v. Tất cả những điều này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành
công trong vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện thực tiễn Việt Nam. 9 lOMoAR cPSD| 45740153 KẾT LUẬN
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
là một lý luận khoa học, phản ánh đúng bản chất, vai trò và nhiệm vụ của giai cấp
công nhân trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là một lý luận có tính chiến
lược, hướng dẫn cho giai cấp công nhân và các giai cấp lao động khác đấu tranh
giành quyền lực, xây dựng chế độ xã hội mới, giải phóng con người khỏi mọi áp bức và bất công.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng, bổ sung, phát triển lý luận này theo các giai
đoạn khác nhau của cách mạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và thế
giới. Đảng ta đã gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, phát triển lý luận về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, đưa ra mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với tám đặc
trưng. Đảng ta cũng đã coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công
cụ, phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, là mô hình kinh tế tổng quát trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng ta còn coi xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là hình thức
tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân. Đảng ta cũng đã khẳng định vai trò, tính
tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức đối với
việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Những thành tựu to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam đã chứng minh sự sáng suốt và hiệu quả của việc vận dụng,
sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở Việt Nam. 10 lOMoAR cPSD| 45740153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Giáo dục và đào tạo
2. Hội đồng trung ương biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-
Lêninvà Tư tưởng Hồ chí Minh (2002), Giáo trình chủ nghĩa xã hội kho học,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
3. Tạp chí điện tử lý luận chính trị
4. Trang thông tin điện tử Đảng bộ 11