-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa | Trường đại học Điện Lực
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tương Hồ Chí Minh(DIENLUC) 7 tài liệu
Đại học Điện lực 313 tài liệu
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa | Trường đại học Điện Lực
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tương Hồ Chí Minh(DIENLUC) 7 tài liệu
Trường: Đại học Điện lực 313 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Điện lực
Preview text:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa. Liên hệ với
thực tiễn văn hóa trong đời sống của học sinh, sinh
viên với xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa
1.Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa
Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa ;
- Tiếp cận theo nghĩa rộng tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi
học, xóa nạn mù chữ, biết đọc biết viết
- Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà con người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị
Hồ Chí Minh cho rằng trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là
quan trọng ngang nhau và có tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội
Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời mọi hoạt động của
tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.
- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế
Văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác
động tích cực trở lại kinh tế. Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã
hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại mỗi bước phát triển của
kinh tế, chính trị, xã hội đề có sự khai sáng của văn hóa.
- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội
Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xa hộ, từ đó văn
hóa mới có điều kiện phát triển. Xã họi thế nào văn hóa thế ấy.
Phải làm cách nào để giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay
nhân dâ, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng
sản Việt Nam lên đại vị cầm quyền thì mới giai phóng được văn hóa.
- Về giữ gìn văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao
độn, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của cong người Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ
+ Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần tự cường tự tôn dân tộc
+Về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc được thể hiện ở ngôn ngữ,
phong tục,tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ…
Trong giữ gìn văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tin hóa văn hóa
nhân loại. Theo Hồ Chí Minh,”Văn hóa Viết Nam ảnh hưởng lẫn
nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại.. Tây
phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy đề tạo ra một nền văn hóa Việt Nam.”
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
a) Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng -Văn hóa là mục tiêu
Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với
chính trị, kinh tế, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiền trình cách mạng.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu- nhìn một cách
tổng quát – là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu
cầu hạnh phúc, là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân thiện mĩ.
Đó là một xã hội dân chủ- dân là chủ và dân làm chủ- công bằng, văn
minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành;một xã hội mà
đời sống nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao,
con người có điều kiện phát triển toàn diện. -Văn hóa là động lực
Động lực là cái thúc đẩy cho sự phát triển. Di sản Hồ Chí Minh cho thấy
động lực cho sự phát triển đất nước bao gồm động lực vật chất và tinh
thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực. Tất cả quy tụ
ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa.
Tuy nhiên đông lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu sau:
+Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường
cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập,tự cường, tự chủ.
+Văn hóa nghệ thuật góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình
cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi
cuối cùng của cách mạng.
+Văn hóa giáo dục giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy
luật phát triển của xã hội. Văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, cán
bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng.
b) Văn hóa là một mặt trận
Văn hóa là một trong 4 nội dung chính của đời sống kinh tế-xã
hội, quan trọng ngang với các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội.
Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc
lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản
ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt trận
văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên mặt trận văn hóa tư
tưởng . Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các
lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống…của các hoạt động văn nghệ,
báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện,
mĩ của văn hóa nghệ thuật.
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại
ta là một thời đại vẻ vang. Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những
tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang.
c)Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân
dân. Tư tưởng văn hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân.
Theo Người, mọi hoạt đọng của văn hoa phải trở về với cuộc sống thực
tại của quần chúng, phản ánh tư tưởng và khát vọng của quần chúng.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
- Trước Cách mạng tháng Tám
Xây dựng tâm lý : tinh thần độc lập tự cường
Xây dựng luân lý : biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
Xây dựng xã hội : mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân
Xây dựng chính trị : dân quyền Xây dựng kinh tế
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Tính dân tộc : nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất cảu văn hóa
dân tộc, giúp phân biệt không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác
Tính khóa học : thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với
trào lưu tiến hóa của thời đại, chống lại những gì trái với khoa R
Tính đại chúng : nền văn hóa ấy phải phục vụ đại đa số nhân
dân và do nhân dân xây dựng nên
- Trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minh chủ
trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Tóm lại : Quan điểm của Hồ CHí Minh về xây dựng nền văn hóa
mới Việt Nam, đó là một nền văn hóa toàn diện, phải giứ gìn được
cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học tiến bộ và nhân văn.
Liên hệ với thực tiễn văn hóa trong đời sống của học
sinh, sinh viên với xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
Trong đời sống hiện đại ngày nay,toàn cầu hóa đang là một xu thế tất
yếu,tác động mạnh mẽ đến mọi đối tượng và mọi mặt của đời sống xã
hội, làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải toàn cầu hóa và xây dựng các
bản sắc cộng đồng như thế nào là một chủ đề lớn của nhiều hội thảo
khoa học Quốc tế. Với qui mô to lớn và tốc độ nhanh chóng của giao lưu
Quốc tế hiện nay, những định chế kinh tế,chính trị và ngay cả ngôn ngữ
vốn là những khung cố kết dân tộc truyền thống đã bị vượt qua. Chính
văn hóa và thuỗi nền văn hóa là một tồn tại độc đáo,hơn thế là một của
báu độc đáo, là nhân tố cơ bản trong sự nhận diện bản sắc văn hóa dân
tộc. Chính vì vậy bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng của một
cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân
tộc này với dân tộc khác.
Mỗi bạn HSSV chúng ta phải làm gì và bằng hành động cụ thể
như thế nào để xây dựng đời sống văn hóa hiện đại,góp phần vào việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? Có một số vấn đề cơ bản, đó là :
Thứ nhất : Quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân
tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt
đẹp lòng tự hào dân tộc. Cụ thể trong đời sống hàng ngày mỗi
bạn HSSV nên lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với từng
đối tượng giao tiếp vào từng tình huống khác nhau từ cách
thức giản dị và thân thiết đối với bạn bè xung quanh và kinh
trọng trong quan hệ thầy trò, đến quan hệ cha-con, làng xóm, cộng đồng...
Thứ hai : Tiếp thu tinh hoa các dân tộc khu vực và thế giới làm
giàu thêm nền văn hóa dân tộc. Cần phải biết kế thừa và phát
huy những tình hoa của văn hóa dân tộc, những yếu tố nội sinh
của văn hóa Việt Nam, đồng thời phải biết gạn lọc tiếp thu cái
mới từ bên ngoài một cách phù hợp trong sự giao thoa của văn hóa hiện đại
Thứ ba : Đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa
độc hại những thành phần phá hoại văn hóa dân tộc trong đời
sống hiện đại. Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh,phê
phán với các hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến nền văn hóa dân tộc.
Thứ tư : Mỗi bạn HSSV ngoài việc học tập nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ chúng ta cần phải không ngừng rèn
luyện tu dưỡng đạo đức,lối sống văn hóa lành mạnh từ cách ăn
mặc, trang phục sinh hoạt,học tập... đồng thời mỗi bạn HSSV
cần xây dựng một nhân cách văn hóa trong đời sống văn hóa
hiện đại bằng cách xây dựng những chuẩn mực văn hóa trong
lối sống hành vi ứng xử và đạo đức trong sáng lành mạnh,kiên
quyết bài trừ các tệ nạn xã hội như ma tuý mại dâm, các hủ tục
lạc hậu và những thói hư tật xấu..... nhằm xây dựng văn
hóa,củng cố những gì đã có và phát huy làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhận thức được vấn đề “Sinh viên trong đời sống văn hóa hiện đại
nhằm giúp cho mỗi HSSV chúng ta vừa học tập,tìm hiểu và có
những hoạt động cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.