Quan điểm của Triết học Mác - Lenin về nhà nước, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam | Câu hỏi tự luận Triết học Mác - lênin | Trường Đại học Lao Động - Xã Hội
Ngân hàng câu hỏi tự luận của môn quản trị nhân lực - Câu 3 : Quan điểm của Triết học Mác - Lenin về nhà nước, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam | Trường Đại học Lao Động - Xã Hội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin(LĐXH)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|27879 799 lOMoARcPSD|27879 799
Câu 3: Quan điểm của triết học Mác – Lenin về nhà nước; sự vận dụng của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam.
- Nguồn gốc sự ra đời của nhà nước:
+ Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ lao động
được cải tiến dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất và về của cải.
+ Nguyên nhân trực tiếp: do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể
điều hòa được -> Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan để “làm dịu” sự xung
đột giai cấp, để duy trì trật tự xã hội trong vòng “trật tự” mà ở đó, lợi ích và địa vị
của giai cấp thống trị được đảm bảo.
- Bản chất của nhà nước:
+ Nhà nước, về bản chất, là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt
kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp
khác. Ví dụ, nhà nước phong kiến là một bộ phận nằm trong kiến trúc thượng tần
của xã hội phong kiến, nhà nước phong kiến được lập ra nhằm bảo vệ cho cơ sở hạ
tầng, cho chế độ chiếm hữu về ruộng đất, cho sự thống trị về mặt kinh tế của giai
cấp địa chủ phong kiến dối với các giai cấp khác trong xã hội; nhà nước đó phải
đưa ra chính sách, cơ chế, pháp luật để bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ; quân
đội, nhà tù là công cụ để trấn áp giai cấp nông dân và các tầng lớp khác…
+ Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp, không có nhà nước
đứng trên, đứng ngoài giai cấp -> Nhà nước dù có tồn tại dưới hình thức nào thì
cũng phản ánh và mang bản chất giai cấp. Ví dụ, nhà nước vô sản là nhà nước tiến
bộ nhất lịch sử nhưng vẫn là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực
hiện dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù…
- Quan điểm của triết học Mác – Lenin về nhà nước:
+ V.I. Lenin khẳng định lại quan điểm của C. Mác về nhà nước: “Nhà nước là một
cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một
giai cấp khác; đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợp pháp và củng cố sự áp
bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”. lOMoARcPSD|27879 799
+ Nhà nước theo Ph.Angghen: “chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này
dùng để trấn áp một giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng
hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ”. Ví dụ, nhà nước tư sản là công cụ của
giai cấp tư sản để trấn áp giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ
lợi ích, củng cố địa vị thống trị của giai cấp tư sản…
- Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam:
+ Đảng Cộng sản đã làm rõ thêm lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH
+ Phân tích, chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân
với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa phụ thuộc với chủ nghĩa
đế quốc, mâu thuẫn giữa nước đang phát triển với nước phát triển,…
+ Thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định nghĩa XHCN
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị
+ Đưa ra quan điểm, chủ động để hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực,
đảm bảo giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN về vấn đề xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân