-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức mới
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làmít, nói mà không làm, hơn nữa, nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng mà thôi. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức mới
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làmít, nói mà không làm, hơn nữa, nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng mà thôi. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49519085
Câu 1. Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức mới.
Liên hệ thực tế.
Thứ nhất: Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
• Nói đi đôi với làm được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong
xây dựng một nền đạo đức mới.
• Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết
thực cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làmít,
nói mà không làm, hơn nữa, nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả
phản tác dụng mà thôi. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả.
• Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống phương Đông. Hồ Chí
Minh khẳng định: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và
đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên
truyền”. Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh cho
rằng, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt
chú trọng đạo làm gương. “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục
lẫn nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng,
xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Phải luôn chúý phát hiện, xây dựng
những điển hình người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống.
• Nêu gương về đạo đức phải diễn raở mọi lúc, mọi nơi. Trong gia đình, đó là tấm
gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em, củaông bà đối với
con cháu; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh;
trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp
dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ trước
đối với thế hệ sau, …
• Tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các
thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau. Thứ hai: Xây đi đôi với chống
• Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo
đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Phải khơi dậyý thức đạo đức lành mạnhở mọi
người. Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo
đức. Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống nhằm mục đích xây.
• Để xây và chống có kết quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu
tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, phải kiên quyết loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
Thứ ba: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
• Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người. lOMoAR cPSD| 49519085
• Theo Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, ai
cũng có thiện, cóácở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào mình, thấy rõ cái
hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái dở để mà quyết tâm khắc phục,
không tự lừa dối, huyễn hoặc.
• Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải thực hiện trong mọi hoạt động
thực tiễn, trong mọi quan hệ xã hội, phải chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa
mặt hàng ngày. Phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời. Bởi vì: “đạo đức cách mạng
không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà
phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong Liên hệ thực tế:
• Hiện nay, vấn đề đạo đức cách mạng được đề cao theo hướng đẩy mạnh mạnh mẽ
đối với cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo,…
• Nhìn chung, ta nhận thấy, đa phần các chủ thể đã đáp ứng được những nhiệm vụ
đặt ra, có ý thức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặt ra lối sống
lành mạnh để thực hiện góp phần vào sự phát triển của kinh tế xã hội nhất là trong
thời kỳ – hội nhập kinh tế quốc tế.
• Bên cạnh mặt tích cực đó trong rèn luyện đạo đức cách mạng thì hiện nay vẫn có
những điểm tiêu cực xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Trong đó, cụ thể là một
số cá nhân, tổ chức hay một bộ phận cán bộ, đảng viên bị thoái hóa, biến chất,
thiếu tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Từ đó, gây ra việc bản thân ích
kỷ, bị sa đà vào những cám dỗ về lợi ích vật chất gây ra những sự việc đáng buồn,
rạn nứt niềm tin trong lòng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Câu 2. Một số nội dung cần vận dung kế thừa và phát huy của tư tưởng Hồ Chí
Minh hiện nay. Một số khó khăn trong việc vận dụng và làm theo tấm gương đạo
đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Một số nội dung cần vận dung kế thừa và phát huy của tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay:
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiến tạo
một xã hội vì con người và các giá trị làm người.
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân;
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam, hình
thành một Chính phủ kiến tạo, liêm khiết, quản trị tốt và giải trình trách nhiệm trước nhân dân;
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ thống chính sách xã hội trong điều kiện Việt Nam;
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá con người Việt Nam; lOMoAR cPSD| 49519085
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Một số khó khăn trong việc vận dụng và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh của sinh viên hiện nay:
• Nội dung giáo dục hiện nay chưa kết hợp tốt giữa giáo dục đạo đức, giáo dục văn
hóa với giáo dục khoa học, công nghệ và kỹ thuật, nội dung chưa phù hợp với nhu
cầu và xu thế thị trường lao động trong nước và quốc tế.
• Nhìn chung, nội dung giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay vẫn chỉ mới
tập trung vào những vấn đề như giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục tri thức, giáo
dục nghề nghiệp, công ăn, việc làm... Trong khi đó có những nội dung cơ bản,
quan trọng và cấp bách vẫn chưa được quan tâm đúng mức, trong đó đặc biệt là
những vấn đề giáo dục đạo đức.
• Phương pháp giáo dục thanh niên thời gian qua vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp
truyền thống, còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn với đời
sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa phát huy tính năng động, sáng tạo và
năng lực thực hành của thanh niên…
• Vẫn còn một bộ phận sinh viên không có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ
truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, ít quan tâm đến tình hình của đất
nước, quốc tế. Một bộ phận sinh viên “nhạt Đảng, phai Đoàn, xa chính trị”, không
có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, có những sinh viên giảm sút niềm
tin, thiếu niềm tin, bản lĩnh non kém, thậm chí bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích
động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
• Một bộ phận sinh viên hiện đang chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, lợi ích cá
nhân của mình. Số này chỉ quan tâm đến việc học tập chuyên môn; tập trung vào
việc đi học, sau đó, đi làm thêm, ít quan tâm tới các vấn đề xã hội, chính trị; ít
tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội.
• Một bộ phận sinh viên còn chịu tác động ảnh hưởng của các hoạt động tuyên
truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch; tư tưởng còn bị dao động; nhiều lúc còn
mơ hồ, thiếu kiên định, thiếu hoài bão, không tích cực tham gia các phong trào và hoạt động xã hội.