QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế bằng quyền lựccủa nhà nước. Tác nghiệp xử lý công việc hàng ngày trong các cơ quan của bộ máy quảnlý nhà nước là cách thức trong quản lý nhà nước về kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49328626 QLNN
Phần I. Nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích?
1. Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế bằng quyền
lựccủa nhà nước.
-> Đúng. (tham khảo Phần K/n qlnnvkt p.19-20 Giáo trình)
Vì QLNNVKT là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh
tế quốc dân nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ
hội có thể có, để đạt được các mục tiêu kinh tế chung của đất nước.
2. Tác nghiệp xử lý công việc hàng ngày trong các cơ quan của bộ máy quảnlý
nhà nước là cách thức trong quản lý nhà nước về kinh tế.
-> Sai. (tham khảo Phần 2.2 Quyết định tác nghiệp trong Slide Chương 5)
Vì tác nghiệp xử lý công việc hàng ngày trong các cơ quan của bộ máy qlnn là quyết
định tác nghiệp nhằm xử lý các tình huống cụ thể, có thể nảy sinh hàng ngày tại các cơ
quan qlnn, chứ ko phải là cách thức.
3. Các bộ luật về kinh tế như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật
thươngmại,… là công cụ của quản lý nhà nước về kinh tế. -> Đúng.
Vì các bộ luật về kinh tế như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương mại,… là
công cụ pháp luật do NN đặt ra và thực hiện nhằm mục đích bảo toàn và phát triển KT-XH.
4. Chức năng đối nội là chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế.
-> Sai. (p.165 Giáo trình)
Vì theo 3 cách tiếp cận chức năng qlnnvkt, ko đề cập đến chức năng đối nội. Chức năng
đối nội thuộc chức năng của Nhà nước, ko phải là chức năng của qlnnvkt.
5. Phân cấp cho Sở kế hoạch-đầu tư các tỉnh, thành phố được cấp phép cácdự
án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có số vốn dưới 10.000.000 USD là biểu hiện
của nguyên tắc tập trung dân chủ. -> Đúng
Vì Tính dân chủ thể hiện ở sự phân cấp quyền hạn cho các tỉnh, thành phố, Tính tập
trung thể hiện ở các quyết định dự án đầu tư này phải phù hợp với kế hoạch nhà nước
đề ra (dự án có vốn dưới 10.000.000 USD) nên đây là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
6. Hỗ trợ phát triển là chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo tính chấttác động. lOMoARcPSD| 49328626
-> Đúng (tham khảo Phần 2.1 trong Slide Chương 4)
Vì khi phân loại chức năng qlnnvkt theo tính chất tác động có thể chia thành 3 nhóm:
+ Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động nhất là hoạt động SXKD của Doanh nghiệp.
+ Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển.
+ Hỗ trợ phát triển cho các hoạt động trong nền kinh tế.
7. Cải cách hành chính công hiện nay ở nước ta là đang quán triệt nguyên
tắctiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế. -> Đúng
Vì NT tiết kiệm và hiệu quả trong qlnnvkt là hai mặt của một vấn đề là làm sao với một
cơ sở vật chất và kỹ thuật, nguồn lực nhất định mà tạo ra kết quả đầu ra nhiều nhất. Việc
cải cách hành chính công hiện nay ở nước ta là đang quán triệt NT này (đáp ứng tốt hơn
nhu cầu vật chất và văn hóa của XHCN, tính vượt trội so vs hệ thống QL kinh tế TBCN).
8. Các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế là hình
thứcquản lý nhà nước về kinh tế.
-> Đúng. (tham khảo Phần 2.2.5 đoạn Về CC quản lý trong Slide Chương 2)
Vì đây là công cụ qlnnvkt. Hình thức qlnnvkt là ra các văn bản quản lý nhà nước. Văn
bản ko chỉ phản ánh thông tin quản lý đối với DN mà còn thể hiện ý chí, mệnh lệnh của
các cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng bị quản lý.
9. Số liệu thống kê về kinh tế-xã hội ở Việt nam có chất lượng chưa cao gâykhó
khăn trong việc ra quyết định quản lý nhà nước về kinh tế.
-> Đúng. (tham khảo p.228 Giáo trình)
Vì số liệu thống kê kinh tế - xã hội là những loại thông tin trong qlnnvkt, số liệu càng
chính xác thì càng dễ dàng cho việc ra quyết định để điều hành và điều chỉnh hoạt động
kte nhằm đạt đc mục tiêu. Nếu số liệu thống kê chưa chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của quyết định. Hiện nay ở VN, số liệu thống kê về
kinh tế-xã hội có chất lượng chưa cao gây khó khăn trong việc ra quyết định qlnnvkt.
10. Các loại văn bản như: Nghị quyết, thông tư, chỉ thị, …là văn bản luật đượcsử
dụng trong quản lý nhà nước về kinh tế.
-> Sai. (tham khảo trang 286-287 Giáo trình Chương 5)
Vì các loại văn bản như: Nghị quyết, thông tư, chỉ thị,… được sử dụng trong quản lý
nhà nước về kinh tế không phải là văn bản luật, mà là văn bản dưới luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành và có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật.
11. Công văn hành chỉ lưu hành trong các cơ quan quản lý của nhà nước.
-> Sai. (tham khảo Phần 3.4.2 VB HC thông thường trong Slide Chương 5) lOMoARcPSD| 49328626
Vì công văn hành chính là hình thức văn bản HC đc sử dụng phổ biến nhằm thông tin
về quy phạm của nhà nước trong các hoạt động giao dịch, trao đổi với cơ quan tổ chức,
DN bên ngoài, cấp trên và cấp dưới nhằm đề nghị giải thích, phúc đáp, yêu cầu tới các
chủ thể cần giao dịch, chứ không phải chỉ lưu hành trong các cơ quan quản lý của NN.
12. Điều chỉnh mức thu phí giao thông đối với phương tiện vận tải trên
đườngcao tốc là phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế. -> Đúng.
Vì việc điều chỉnh mức thu phí giao thông trên đường cao tốc có thể coi là một ph2 kinh
tế có hiệu quả để quản lý và điều hành giao thông trong nước, điều tiết lưu lượng giao
thông và cải thiện hiệu suất sử dụng hệ thống đường cao tốc. Đây là cách thức tác động
gián tiếp của nhà nước dựa trên lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn, lên đối tượng sử dụng
phương tiện vận tải trên đường cao tốc nhằm thúc đẩy con người tự giác, chủ động, tích cực hơn.
13. Thi tuyển dụng vào các ngạch công chức, viên chức trong cơ quan quản
lýnhà nước thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. -> Đúng.
Vì việc thi tuyển dụng vào các ngạch công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà
nước là một hình thức để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trong việc tuyển chọn
các cá nhân có năng lực, trình độ để tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước. Việc tổ
chức thi tuyển dụng đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, bình
đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dự tuyển, thể hiện quyền làm chủ
của nhân dân trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Những điều trên đều
đảm bảo NT tập trung dân chủ.
14. Luật bảo hiểm xã hội là công cụ quản lý nhà nước nói chung và kinh tế nóiriêng. -> Đúng.
Vì Luật bảo hiểm xã hội là một văn bản quy phạm pháp luật, do Quốc hội ban hành, quy
định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Luật bảo hiểm xã hội
có tác động đến các hoạt động kinh tế, thông qua việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lđ
vượt qua khó khăn, giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp nên đây là công cụ quản lý
nhà nước về kinh tế quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
15. Chức năng đối ngoại là chức năng của một nhà nước. -> Đúng.
Vì chức năng của một nhà nước gồm: chức năng đối ngoại, chức năng đối nội, chức
năng kinh tế, chức năng văn hóa, chức năng xã hội. Chức năng đối ngoại là một trong
những chức năng cơ bản của một nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ
với các nhà nước và dân tộc khác thông qua các hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế,...
nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển. lOMoARcPSD| 49328626
16. Chính sách lãi suất, tiền tệ do Bộ tài chính xây dựng và tư vấn cho chínhphủ ban hành.
-> SAI (Theo Phần CC Chính sách trong Slide Chương 3)
Vì chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái là chính sách liên quan đến sức mua của
đồng nội tệ, lãi suất tiền vay, tiền gởi, tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với đk, hoàn cảnh
của nền kinh tế. Do NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC xây dựng và tư vấn cho chính phủ ban hành.
17. Quy hoạch phát triển ngành phải phù hợp với quy hoạch phát triển ở
địaphương là nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích.
-> Sai. (tham khảo Phần NT 3&4 trong Slide Chương 2)
Vì quy hoạch phát triển ngành phù hợp với quy hoạch phát triển ở địa phương là NT kết
hợp quản lý theo ngành với quản lý địa phương và vùng lãnh thổ. Còn NT kết hợp hài
hòa các lợi ích là kết hợp 3 lợi ích gồm: Lợi ích công cộng, Lợi ích tập thể, Lợi ích cá nhân.
18. Hoạch định là chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo giai đoạn tácđộng
của quá trình quản lý.
-> Đúng. (tham khảo Phần Chức năng qlnn theo gđ tác động trong Slide Chương 4)
Vì chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo giai đoạn tác động gồm: Chức năng
hoạch định, Chức năng tổ chức điều hành, Chức năng kiểm soát. Trong đó, hoạch định
là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản lý.
19. Điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách nhà nước của chính phủ phải dựatrên cơ sở khoa học.
-> Đúng. (tham khảo Nhóm 2 ở Phần 1.2.10 trong Slide Chương 4)
Vì việc điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách nhà nước của chính phủ phải đảm bảo sự
cân bằng cơ bản của thu chi ngân sách NN và cán cân thanh toán quốc tế, tránh thâm
hụt quá mức cho phép, khống chế ở mức hợp lý, và điều này cần phải dựa trên cơ sở khoa học.
20. Tạo môi trường pháp lý là một nội dung quan trọng trong chức năng tạora
môi trường thuận lợi cho các hoạt động.
-> Đúng. (tham khảo p.168 giáo trình Chương 4)
Vì môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể trên thị trường.
Xác định khuôn khổ pháp luật đúng đắn cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị
trường được xem như điều kiện tiên quyết, đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả.
21. Chính sách xuất nhập khẩu là công cụ cho quản lý nhà nước trong hoạtđộng đối ngoại. lOMoARcPSD| 49328626
-> Đúng. (tham khảo Phần CC chính sách trong Slide Chương 3)
Vì chính sách xuất nhập khẩu là công cụ cho quản lý nhà nước trong hoạt động đối ngoại
do Bộ công thương xây dựng và tư vấn cho chính phủ ban hành, khuyến khích xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu đối với một số ngành hàng, mặt hàng.
22. Vấn đề an toàn thực phẩm là đối tượng bị tác động bởi quản lý nhà nướcnói chung.
-> Sai. (tham khảo Phần 2 Hoạt động quản lý trong Slide chương 1)
Vì vấn đề an toàn thực phẩm là đối tượng bị tác động bởi hoạt động quản lý và các chủ
thể tham gia trong đó có chủ quản lý là con người nên khi cho rằng đây là đối tượng bị
tác động bởi quản lý nhà nước nói chung là không chính xác.
23. Cuộc vận động người Việt nam dùng hàng Việt nam là sự vận dụngphương
pháp hành chính trong quản lý nhà nước về kinh tế. -> Sai.
Vì cuộc vận động người Việt nam dùng hàng Việt nam là sự vận dụng phương pháp
kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế, tác động gián tiếp của NN dựa trên lợi ích
kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng bị quản lý để làm họ quan tâm tới hiệu quả cuối
cùng là tăng tiêu dùng hàng hóa nội địa dựa trên cơ sở tự nguyện, chủ động.
24. Cải cách khu vực công là chức năng theo tính chất tác động của quản lýnhà
nước về kinh tế.
-> Đúng. (tham khảo Phần 2.2.4 CCKVC trong Slide chương 4)
Vì CCKVC là chức năng kinh tế của nhà nước phân theo tính tính chất tác động. Việc
cải cách này là những hoạt động của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực
công. Thông qua đó tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
25. Tính bảo mật của thông tin chính là tính bí mật của thông tin.
-> Sai. (tham khảo Phần 1.1 đoạn Tính bảo mật trong Slide chương 5)
Vì có một số loại thông tin quản lý cần phải có tính bảo mật, ko phải là bí mật. Có nghĩa
thông tin đó giới hạn sự lan truyền. Nhất là thông tin về độc lập chủ quyền, an ninh quốc
gia, quốc phòng, kinh tế, công nghệ có tính bảo mật cao.
26. Pháp luật là phương tiện vô hình làm công cụ của quản lý nhà nước
nóichung và kinh tế nói riêng. -> Đúng.
Vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp
luật) thể hiện ý chí và quyền lực của cả cộng đồng, do nhà nước đặt ra, không có hình
thức vật chất rõ ràng nên đây là phương tiện vô hình làm công cụ của quản lý nhà nước
nói chung và kinh tế nói riêng. lOMoARcPSD| 49328626
27. Chính sách kinh tế của chính phủ là phương tiện vô hình của quản lý
nhànước về kinh tế.
-> Sai. (tham khảo Phần K/n chính sách p.113-114 Giáo trình)
Vì dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách CỤ THỂ là một tập hợp các giải pháp NHẤT
ĐỊNH để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới mục tiêu chung của sự phát triển KT-XH.
28. Vấn đề là yếu tố gây nên bất lợi cho chủ thể, hoạt động mắc phải vấn đề. -> Đúng.
Vấn đề là khoảng cách giữa cái đang có với cái mong muốn hoặc chưa đạt đc. Đặc trưng bởi:
+ là yếu tố bất lợi, gây ra hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau.
+ xuất hiện thường xuyên (do trong quá trình vận động và phát triển thường tạo ra
khoảng cách giữa mong muốn và đang có).
29. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán trong mọi hoạt động quản lý nhà nướclà
vận dụng nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
-> Đúng (Gthich same vs câu 7 Nhận định)
Vì thực hiện hiện chế độ hạch toán tài chính giúp cho phép hiển thị rõ ràng tình hình tài
chính của các hoạt động trong QLNN, từ đó hạn chế sự thiếu minh bạch trong việc sử
dụng, phân bổ nguồn lực công; đồng thời tăng hiệu suất và hiệu quả cho các hoạt động quản lý.
30. Hiến pháp là đạo luật cao nhất trong hệ thống pháp luật do nhà nước banhành.
-> Đúng. (tham khảo Phần 3.4.1 Slide Chương 5)
Vì Hiến pháp là đạo luật cao nhất trong hệ thống pháp luật do NN ban hành, là đạo luật
cơ bản của NN, là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức quyền lực NN, là hình
thức tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước. Các quy định của HP là nguồn, là căn cứ cho tất cả các ngành luật, các luật ko đc
mâu thuẫn mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần và ND của HP. Chỉ có Quốc hội có
quyền ban hành và sửa đổi HP. —
Phần II. Trình bày một nguyên tắc (Chương 2) hoặc một công cụ (Chương 3) và cho
ví dụ minh hoạ?
1/ Trình bày 1 NGUYÊN TẮC qlnn và cho VD minh họa? lOMoARcPSD| 49328626
-> Có 9 nguyên tắc. (ND nguyên tắc qlnn nằm trong Slide chương 2 hết) -
> VD minh họa:
1.1 NT thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế:
Tại đại hội Đảng lần X đã nêu cao nhiệm vụ “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế”, điều đó cho thấy rõ NT thống nhất lãnh đạo chính trị kinh tế, đưa ra đường lối để
tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Chính vì vậy mà ta đã đạt đc các thành tựu như:
Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, đa phương với nhiều nước trên TG; Mở rộng
được thị trường XK; Thu hút vốn đầu tư nc ngoài; Đạt đc những thành tựu mới về KH- KT;...
1.2 NT tập trung dân chủ:
Lãnh đạo giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, mỗi cá nhân thực hiện công việc theo ý kiến
chỉ đạo của lãnh đạo, nếu thấy không hợp lý có thể đề cập ý kiến, nếu lãnh đạo đồng ý
thì thay đổi. Nếu không thì vẫn phải thực hiện. NT tập trung dân chủ còn thể hiện ở chỗ
lãnh đạo phải để cho cá nhân phát huy tính tích cực sáng tạo trong công tác chuyên môn
của mình, tránh áp đặt (Vd như hỏi ý kiến cấp dưới về cách giải quyết cv, từ đó sửa, định hướng).
1.3 NT kết hợp hài hòa các lợi ích:
Việt Nam có nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng quan trọng như Tài nguyên rừng. Việc
khai thác hợp lý là vô cùng quan trọng và CP thiết lập các chính sách quản lý rừng nhằm
bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, tạo ra lợi ích công cộng, đồng
thời cũng hỗ trợ cho cộng đồng địa phương và bảo vệ lợi ích cá nhân. Nhà nước thiết
lập các khu vực rừng quốc gia và thiên nhiên cần được bảo tồn và hỗ trợ các cộng đồng
địa phương tham gia vào quản lý rừng thông qua các hợp tác xã, cung cấp đào tạo và
công cụ để họ quản lý rừng một cách bền vững, tạo ra cơ hội thu nhập và phát triển cho
cộng đồng. Người dân cũng được tham gia vào quyết định về việc quản lý rừng, tạo cơ
hội cho họ hưởng lợi từ việc có nguồn thu nhập từ việc bán sản phẩm rừng họ thu hoạch
được theo cách bảo vệ môi trường.
1.4 NT kết hợp quản lý theo ngành với quản lý địa phương và vùng lãnh thổ:
Quản lý ngành du lịch kết hợp với quản lý địa phương và vùng lãnh thổ. Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch, có trách
nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do du
lịch là ngành kinh tế tổng hợp, chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố địa
phương, nên Chính phủ đã phân cấp cho các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn trong quản lý ngành du lịch, như: Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch;
Quản lý tài nguyên du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch; Cung ứng dịch vụ du lịch;...
Điều này giúp các địa phương chủ động hơn trong việc triển khai các chính sách, pháp
luật về du lịch, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Từ đó có những bước
phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương. lOMoARcPSD| 49328626
1.5 NT phân định và kết hợp qlnn về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp:
Khi cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân bằng 1 mảnh đất do cá nhân có quyền
sở hữu thì cá nhân phải chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp và không đứng tên mảnh
đất đó nữa, mà doanh nghiệp là người đứng tên. Khi doanh nghiệp đứng tên thì doanh
nghiệp sẽ có quyền định đoạt mảnh đất đó và người góp vốn chỉ quan tâm là đồng vốn
của mình đầu tư vào doanh nghiệp được bảo toàn, phát triển như thế nào, thu cổ tức ra
sao và khi thoái vốn thì giá trị gia tăng là bao nhiêu.
1.6 NT tiết kiệm và hiệu quả:
Trang 91 Giáo trình. (Sd tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên rừng: Trồng cây tăng diện tích
rừng, Ứng dụng KH & công nghệ vào qly, khai thác rừng, tránh…)
1.7 NT mở rộng hợp tác đối ngoại với yêu cầu các bên cùng có lợi, ko xâm phạm
độc lập chủ quyền và lãnh thổ của nhau:
Việt Nam đã và đang tích cực mở rộng hợp tác đối ngoại với các nước trên thế giới,
trong đó có thiết lập các hiệp định thương mại với các quốc gia khác như: Hiệp định Đối
tác Kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU); Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (CPTPP); Hiệp định Thương mại Tự do
Khu vực ASEAN (AFTA);... Những hiệp định này thường bao gồm các quy định về hợp
tác kinh tế, thương mại tự do và tiêu chuẩn chung, trong khi đảm bảo rằng không có
quốc gia nào trong hiệp định vi phạm độc lập chủ quyền hoặc lãnh thổ của quốc gia khác.
1.8 NT gắn phát triển kinh tế với phát triển VH-XH, bảo đảm định hướng XHCN
của sự phát triển:
Ở các vùng địa phương như vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa phát triển,... việc
phát triển kinh tế cần gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,
văn hóa phi vật thể của địa phương đó như nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập
quán,... Điều này sẽ giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời
tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
1.9 NT pháp chế XHCN:
Trong lĩnh vực kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các chính sách, pháp
luật phù hợp, minh bạch, dễ tiếp cận để các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện, như
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ các điều kiện để thành lập doanh nghiệp,
các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, các quy định về cạnh tranh, bảo vệ môi trường,
an toàn lao động,... Các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về doanh nghiệp để các doanh nghiệp nắm được các quy định
của pháp luật và thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về doanh
nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
2/ Trình bày tóm tắt 1 CÔNG CỤ qlnn? lOMoARcPSD| 49328626
-> Có 4 công cụ. (ND công cụ qlnn nằm trong Slide chương 3 hết) -
> VD minh họa: 2.1 CC pháp luật
Chính phủ ban hành Luật Doanh nghiệp quy định về thành lập, hoạt động và giải thể các
doanh nghiệp. Luật này có thể xác định các quy trình, nghĩa vụ pháp lý, và các quy định
về quản lý của doanh nghiệp. Các quy định này đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các
doanh nghiệp hoạt động, tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trên
cơ sở pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu, cổ đông và người lao
động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 2.2 CC kế hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm: là một loại công cụ kế hoạch của chính phủ
có phạm vi rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với các mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, thời gian thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho các
cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó.
Gần nhất là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của Việt Nam có
mục tiêu tổng quát là "Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; phấn đấu
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030,
có thu nhập trung bình cao vào năm 2035, và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm
2045". Các mục tiêu cụ thể như: Tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 7%/năm;
Giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo Quốc gia xuống dưới 3%; Tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 70%;...
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như:
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng; Đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ; Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực;... 2.3 CC tài sản quốc gia
Sử dụng đất đai để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một loại tài sản quốc gia
quan trọng và có thể được dùng để: Cho thuê đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị, các công trình công cộng như trường học, bệnh viện,...; Chuyển đổi mục đích sử
dụng đất để phát triển các dự án kinh tế - xã hội,... góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. 2.4 CC chính sách
Chính sách thuế là một công cụ quan trọng mà chính phủ sử dụng để thu thuế từ công
dân và doanh nghiệp để cung cấp nguồn thu nhập cho quốc gia, điều tiết hoạt động kinh
tế - xã hội. Chính phủ có thể sử dụng chính sách thuế để khuyến khích hoặc hạn chế các
hoạt động kinh tế, như: Thuế thu nhập cá nhân; Thuế doanh nghiệp; Thuế và các chính
sách khuyến khích đầu tư; Chính sách thuế môi trường;... Chính sách thuế không chỉ là
một công cụ để thu thuế mà còn là cách để chính phủ thúc đẩy phát triển kinh tế, quản
lý nguồn thu nhập, và định hình hành vi của các nhóm dân cư và doanh nghiệp trong nền kinh tế. lOMoARcPSD| 49328626 —
Phần III. Trình bày phương pháp hành chính hoặc phương pháp kinh tế và cho ví dụ
minh hoạ để vận dụng phương pháp trong thực tế?
-> Trình bày thì 2 phương pháp này nằm trong Slide chương 3.
-> VD minh họa: 1. Ph2 hành chính:
Để bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và quy định
về bảo vệ môi trường, như: quy định về phân loại, thu gom, xử lý chất thải, quy định về
kiểm soát ô nhiễm môi trường,... Các quy định này được thực hiện thông qua các văn
bản quy phạm pháp luật, quyết định hành chính. Việc ban hành các quy định về bảo vệ
môi trường là phù hợp với pháp luật hiện hành và là cần thiết để bảo vệ môi trường, sức
khỏe cộng đồng, nếu làm sai quy định các cơ quan chức năng sẽ ra quyết định xử phạt.
2. Ph2 kinh tế: (p.134)
Để thúc đẩy phát triển kinh tế, cần sử dụng các công cụ, đòn bẩy kinh tế phù hợp với
quy luật kinh tế thị trường. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ
như các cs hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cs hỗ trợ
cho những người thất nghiệp, chế độ thai sản,... Ngoài ra còn đưa ra các lợi ích để khuyến
khích DN đầu tư, tham gia phát triển kinh tế. Các chính sách này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, hộ gđ, người lđ phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.