Quan niệm về hoạt động trải nghiệm - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Quan niệm về hoạt động trải nghiệm - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

1.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Một số cách tiếp cận về hoạt động trải nghiệm
Mỗi nhân sống trong môi trường hội luôn thực hiện việc học. Về bản chất con
người luôn học, bởi con người luôn tiếp nhận các kích thích từ môi trường để thích nghi
phát triển. Và việc học này có thể tự phát hoặc tự giác. Hiệu quả của việc học phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: vào sự tích cực của nhân, môi trường giáo dục, vào người dạy, vào đặc
điểm sinh học của cá nhân, vào phương pháp mà cá nhân thực hiện hay được hướng dẫn...
Con người học bằng nhiều cách. Học qua thầy qua bạn, qua trường lớp hay tự học...
Nhưng cho học theo cách nào thì con người cũng học bằng hoạt động. Học bản chất
hoạt động. Hoạt động vừa là điều kiện, vừa là phương thức của việc học. Khi nói học như là
hoạt động chúng ta muốn nói tới việc học luôn phải có mục đích, phải xác định được cái cần
chiếm lĩnh (đối tượng hoạt động), xác định được các điều kiện thực hiện (động cơ, phương
tiện)... Làm, thực hành, trải nghiệm đều những dạng hoạt động, những phương thức
học hiệu quả. Trong nhiều tài liệu, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ học thông qua làm, học
qua thực hành, hoặc học qua trải nghiệm đều muốn chỉ ra phương thức học hiệu quả, gắn
với vận động, với thao tác vật chất, gắn với đời sống thực nên các thuật ngữ này dùng thay
cho nhau. Tuy nhiên nếu đi sâu vào từng hoàn cảnh học tập, thì các thuật ngữ này không
hoàn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau. Bởi vì việc học thông qua làm, học đi đôi
với hành học từ trải nghiệm giúp người học đạt được tri thức kinh nghiệm theo các
hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau.
Học đi đôi với hành là việc vận dụng những kiến thức lý luận được học vào một ngữ
cảnh khác, hay thực hiện những nhiệm vụ nào đó của thực tiễn. Thông qua việc thực hành
người học chính xác hóa củng cố kiến thức thu được, hiểu kiến thứcluận sâu sắc hơn
và đồng thời chiếm lĩnh được một số kỹ năng thực hiện.
Học thông qua làm là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông
qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học với đối tượng, từ đó người học
tự rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới một vài kỹ năng nào đó. Thí dụ trẻ
học đi, học bơi, học nấu cơm... Học thông qua làm thường vận dụng với một s nội dung
học tập có tính kỹ thuật, chính vì vậy đầu ra của học qua làm có thể xác định khá rõ ràng.
Học từ trải nghiệm làquá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông
quaviệc chuyển hóakinh nghiệm (theo Kolb, 1984). Học từ kinh nghiệm quá trình xây
dựng ý nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần
giống với học thông qua làm nhưng khác chỗ gắn với kinh nghiệm cảm xúc
nhân. Thí dụ: học tập về thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách vở, học sinh được
trải nghiệm thông qua quan sát tương tác với các con vật sở thú; kết quả đạt được
không chỉ là sự hiểu biết về loài thú mà còn là sự hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và
muông thú. Ngoài ra, có nhiều kiến thức con người chỉ được từ trải nghiệm của riêng
mình. Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó thể tả cho người khác về mùi hoa hồng
mùi như thế nào, thay nghe, người học được ngửi, được trải nghiệm với mùi hoa,
người học sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với các mùi khác.
Như vậy, khác với học qua làm là nhấn mạnh hơn về thao tác kỹ thuật thì học qua trải
nghiệm giúp người học không những được năng lực thực hiện còn những trải
nghiệm cảm giác, cảm xúc, ý chí một số trạng thái tâm khác. Chính vậy đầu ra
của học từ trải nghiệm khá đa dạng khi lại luôn gắn với cảm xúc lĩnh vực mang tính
chủ quan cao.
Nếu chúng ta coi trong môn GDCD là tạo ra sự khác biệt, tạo ra cái mới thì việc học
đi đôi với hành, học qua làm hay học từ trải nghiệm được triển khai theo đúng cách sẽ mang
lại sự trong môn GDCD. Tất nhiên, năng lực tổ chức dạy và học ở những mức độ khác nhau
sẽ tạo ra mức độ trong môn GDCD khác nhau ở các học sinh.
Như vậy, những cáchhọc đi đôi với hành, học qua làm học từ trải nghiệm
học không hoàn toàn giống nhau, nhưng liên quan đến nhau. Học qua làm, học đi đôi với
hành có thể là những công đoạn của học từ trải nghiệm. Việc dạy học và giáo dục nhân cách
học sinh không thể thiếu bất cứ hình thức và phương pháp giáo dục nào.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông được hiện thực hoá thông qua các hoạt động dạy
học (theo từng lĩnh vực học tập) các hoạt động giáo dục (nằm trong hay kết nối các
lĩnh vực học tập). Chương trình GDPT 2018 đề cập tới các lĩnh vực học tập chủ chốt
hoạt động giáo dục. Việc xác định tên gọi của hoạt động giáo dục trong trương trình
giáo dục phổ thông cho thấy những định hướng đổi mới mạnh mẽ hoạt động này nhà
trường phổ thông trong giai đoạn tới.
Hoạt động trải nghiệm được đề cập đến trong CT GDPT 2018 bao gồm HĐTN
trong các môn học/lĩnh vực học tập HĐTN với cách hoạt động giáo dục với tên
gọi Hoạt động trải nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, về bản chất một
biểu hiện của hoạt động giáo dục (một hoạt động đang tồn tại trong chương trình giáo dục
hiện hành).
Có thể hiểu, hoạt động trải nghiệm được nói đến ở đây hoạt động manghội,
thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm
từng môn học, trong các hoạt động tập thể, qua đó hình thành thể hiện được phẩm
chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ điều chỉnh tính, giá
trị; nhận ra chính mình cũng như huynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ cho
cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu
giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực của người học
và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, trong môn GDCD.
Trong hoạt động dạy học (thường được gắn với mỗi lĩnh vực học tập) tích hợp
các yếu tố của hoạt động trải nghiệm, ngược lại. hai hoạt động này mối quan hệ
tương hỗ, bổ trợ cho nhau. Kimico Fujita (Masters College) đã công bố bài viết chứng
minh rằng, tham gia hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh được kết quả học tập tốt
hơn.
Hoạt động trải nghiệm hướng tới hình thành năng lực phẩm chất cần của
một công dân của thế kỷ 21; định hình về tri thức, định hình về giá trị, năng khiếu, sở
thích và xu hướng nghề nghiệp của bản thân; bổ trợ cho hoạt động dạy học theo cách trải
nghiệm và kết nối với thực tiễn. Với ý nghía như vậy, nội dung của hoạt động trải nghiệm
được lựa chọn rất linh hoạt, phong phú dựa trên đặc điểm của người học, đặc thù của địa
phương, các nguồn lực để thực hiện.
1.1.2. Giới thiệu một số mô hình HĐTN trong dạy học
Mô hình và chu trình học từ trải nghiệm của David Kolb’s
Học từ trải nghiệm liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm của cá nhân. Tuy nhiên, mặc
dù đạt được kiến thức là một quá trình xảy ra tự nhiên, nhưng để kinh nghiệm học tập được
chính xác, theo David A. Kolb, cần có một số điều kiện:
Người học phải sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực;
Người học phải có khả năng suy nghĩ về những gì trải nghiệm;
Người học phải sử dụng kỹ năng phân tích để khái quát hóa các kinh
nghiệm có được.
Người học phải ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý
tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
Và Kolb đưa ra sáuđặc điểm chính của học từ trải nghiệm:
Việc học tốt nhất cần chú trọng đến quá trình chứ không phải kết quả
Học là mộtquá trình liên tụctrên nền tảngkinh nghiệm.
Học tập đòi hỏi việc giải quyết xung độtgiữa hình thuyết với cuộc sống
thực tiễn.
Học tập là mộtquá trìnhthích ứng vớithế giới.
Học tập là sự kết nối giữa con người với môi trường.
Học tập làquá trình kiến tạo ratri thức, nó là kết quả củasự chuyển hóa giữakiến
thức xã hộivà kiến thứccá nhân.
Mô hìnhhọc từ trải nghiệmcủaKolbdựa trên hai trụctiếp diễn(hình trên):
Trục hoành trục PHƯƠNG PHÁP, người học chế biếnthông tin thông qua quan
sát phản chiếu hoặc thử nghiệm tích cực.
Trục tungtrục NHẬN THỨC, để chỉphản ứng tính cảm nhận của người học
trong quá trình học, người học thíchhọc bằng cáchtư duyhay cảm nhận.
Từ hai trục này, Kolb mô tả chu trình học tập từ trải nghiệm và mô tả các kiểu học
tập trong trải nghiệm như sau:
Kolb gọi Học từ trải nghiệm bởi ông cho rằng kinh nghiệmlà nguồn gốc củaviệc
học tập vàphát triển(1984). Trong mô hình, mỗi đầu của trục tung và trục hoành cung cấp
mộtbước của quá trình học tập:
Kinh nghiệm cụ thể (cảm nhận): học từ kinh nghiệmcụ thể, chi tiết từng bước
thường liên quan đến kinh nghiệm của người đi trước. Nhạy cảm vớicảm nhận của
người khác.
Quan sát phản chiếu (nhìn): Quan sát trước khi đưa ra một phán quyết bằng cách
xem xét sự vật hiện tượng từ những quan điểm khác nhau.Tìm kiếm ý nghĩa của
sự vật.
Khái niệm hóa (tư duy): phân tích logic những ý tưởng hành động trên sự hiểu
biết về tình huống.
Thử nghiệm tích cực (làm): Khả năng hoàn thành nhiệm vụ bằng cách thu hút mọi
người cùng hành động. Bước này bao gồm cả việc biết chấp nhận rủi ro.
y thuộc vào hoàn cảnh hay môi trường, học sinh có thể bắt đầu chu trình học tập
tại bất kỳ điểm nào của chu tnh học tập từ trải nghiệm và việc học tri thức mới tốt nhất nếu
học sinh được trải qua tất cả các ớc của quá trình học tập từ trải nghiệm này.
Kiểu học:
Hai trục này tạo nên 4 góc với 4 phong cách học khác nhau, mỗi phong cách đặc
điểm nhận thức cũng như cách học khác nhau, đó là:
Phân kỳ (cụ thể, phản chiếu): nhấn mạnh cách tiếp cận trong môn GDCD và tưởng
tượng trong thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng quan điểm về tình huống cụ thể từ
nhiều quan điểm khác nhau chấp nhận được do quan sát chứ không phải
do hành động. Có hứng thú với con người và có xu hướng quan tâm đến cảm nhận
của người khác.
Đồng hóa (trừu tượng, phản chiếu): hội tụ các quan sát và suy nghĩ khác nhau vào
một tổng thể.Thíchlý doquy nạpvà tạo racác hình vàlý thuyết. Thíchthiết kếdự
án vàthực nghiệm.
Hội tụ(trừu tượng, tích cực):Nhấn mạnh vàocácứng dụng cácý tưởng vào thực
tếvàgiải quyết vấn đề. Thíchra quyết định,giải quyết vấn đề, vàứng dụng thực
tếcủaý tưởng.Thíchvấn đề kỹ thuật và về các vấn đề liên cá nhân.
Thích ứng(cụ thể, tích cực): Sử dụng phép thử saichứ không phải làsuy nghĩ
vàphản chiếu.Thích nghi tốt vớihoàn cảnh thay đổi; giải quyếtcác vấn đề một cách
trực giác, học tậpkhám phá.Có xu hướngthoải máivới mọi người.
Dựa trên việc hiểu biết kiểu học của học sinh, các giáo viên có thể tổ chức học từ trải
nghiệm sao cho phù hợp với kiểu học của học sinh để học sinh học tập được hiệu qủa
phát triển năng lực riêng. Tuy nhiên việc phát triển toàn diện kiểu học sẽ giúp học sinh tiếp
nhận tri thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn.
Như trên đã trình bày thì lý thuyết Học từ trải nghiệm của Kolb khắc phục được điểm
yếu của lý thuyết học tập nhận thức của Piaget là lý thuyết này nhấn mạnh sự nhận thức hơn
là cảm xúc, và khắc phục điểm yếu của lý thuyết hành vi là phủ nhận kinh nghiệm chủ quan
của người học trong quá trình học.
Theo Kolb, tất cả những gì con người đã trải nghiệm đều tham gia vào quá trình học
tập con người đạt đến tri thức mới bằng trải nghiệm. Với chu trình học từ trải nghiệm,
chuyên gia, giáo viên các môn học có thể xây dựng quy trình tổ chức hoạt động học cho học
sinh thông qua trải nghiệm. Chu trình này không một điểm duy nhất để bắt đầu,cũng
không phải theo một trật tự cứng nhắc, mà người học hoàn toàn chủ động để bắt đầu từ bất
cứ điểm nào và bước tiếp theo miễn phù hợp với kiểu học của nhân, phù hợp
với kinh nghiệm của người học về lĩnh vực học tập, phù hợp với nội dung phù hợp với
điều kiện môi trường học tập.
Từ việc phân tích hình “học từ trải nghiệm” của David Kolb, ta thấy đây cũng
chính là con đường hình thành và phát triển năng lực thông qua trải nghiệm. Tuy nhiên,
hình này nhấn mạnh cách học hơn là điểm cần đến là những năng lực cần hình thành.
Thí dụ của Kolb đưa ra về học đại số cho thấy rõ điều này:
Khái niệm hóa - Lắng nghe giải thích về khái niệm ấy là gì.
Kinh nghiệm cụ thể -Đi từng bước để giải một phương trình.
Thử nghiệm tích cực - Thực hành.
Quan sát phản chiếu-Ghi lại những suy nghĩ của bạn về phương trình đại số trong
một nhật ký học tập.
Như vậy, từ thuyêt hình trải nghiệm của Kolb đưa ra thì chúng ta thể áp
dụng thuyết “học từ trải nghiệm” vào bất cứ lĩnh vực học tập nào nhưng cần hướng tới
năng lực xác định thiết kế chương trình phải xuất phát từ năng lực cần hình thành chứ
không phải nội dung tri thức cần chiếm lĩnh. Vận dụng thuyết học từ trải nghiệm của
Kolb sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả hơn bởi sự trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có
định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng. Với
chu trình trải nghiệm, với việc xác định kiểu học trong môi trường trải nghiệm, việc tổ chức
hoạt động dạy học và giáo dục học sinh có đinh hướng sẽ quyết định việc đạt được mục tiêu
chuẩn năng lực đầu ra.
Mô hình HĐTN trong dạy học ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, hoạt động trải nghiệm được đưa vào chương trình (cùng với các
môn học) trong lần điều chỉnh chương trình năm 2009. Mục tiêu của hoạt động này
thúc đẩy định hướng tương lai cho mỗi cá nhân (furture - oriented individuals) trên cả hai
phương diện tính trong môn GDCD các đặc trưng nhân bằng cách trải nghiệm
tích cực sự hiểu biết của bản thân trong sự chia sẻ và quan tâm tới người khác.
Hoạt động trải nghiệm được chia làm 4 lĩnh vực với những mục tiêunhiều loại
hình hoạt động khác nhau. Cụ thể là:
Hoạt động tự chủ (Autonomous Activities): trường học sẽ xúc tiến các hoạt động
tự chủ lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh thể tham gia một cách năng động vào
các hoạt động đó. Các hình thức cụ thể bao gồm: hoạt động thích nghi, hoạt động tự trị,
tổ chức sự kiện, các hoạt động trong môn GDCD;
Hoạt động câu lạc bộ (Club Activities): học sinh sẽ chủ động tham gia vào các
hoạt động nhóm cùng sở thích, xây dựng hình thành thái độ làm việc tập thể, qua đó
phát triển sở thích cũng như những kỹ năng của bản thân. nhiều hình thức thực hiện
như: hoạt động học thuật, hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động thể thao, hoạt động
thực tập, hoạt động đoàn và thanh thiếu niên;
Hoạt động tình nguyện (Volunteer Activities): học sinh thực hiện các hoạt động
chia sẻ giúp đỡ cộng đồng những người xung quanh tham gia bảo vệ môi
trường. Hoạt động này bao gồm: hoạt động tình nguyện trong trường, hoạt động tình
nguyện tại khu vực, hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động chiến dịch;
Hoạt động hướng nghiệp (Career Activities): thông qua các hoạt động phát triển
bản thân phù hợp với sở thích, hứng thú, khả năng, cá tính của học sinh để tra cứu và xây
dựng định hướng nghề nghiệp tương lai. Hoạt động này bao gồm: hoạt động giúp hiểu
bản thân, hoạt động tìm hiểu thông tin hướng nghiệp, hoạt động kế hoạch hướng nghiệp,
và hoạt động thể nghiệm trực tiếp nghề nghiệp.
Tổng thời lượng của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông
Hàn Quốc khá lớn. Cụ thể, Tiểu học, hoạt động trải nghiệm chiếm 13.4% (780 giờ
trong tổng số 5.828 giờ); ở Trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm chiếm 9.1% (306 giờ
trong tổng số 3.366 giờ); ở Trung học phổ thông, hoạt động trải nghiệm chiếm 11.8% (24
mô đun trong tổng số 204 mô đun).
Hoạt động trải nghiệm tại Hàn Quốc được đánh giá một cách thường xuyên, tới
từng nhân được lưu trong hồ sơ. Cùng với thành tích học tập, hồ thành tích
tham gia hoạt động trải nghiệm sẽ làm căn cứ quan trọng để xét tuyển vào các cơ sở giáo
dục sau khi tốt nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm thực hiện thông qua nghiên cứu khoa học thuật
dành cho học sinh trung học
Cuộc thi Intel ISEF (Intel International Science and Engineering Fare) được tổ lần
đầu tiên tại Mỹ vào năng 1950 về nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học
trên toàn thế giới. Đây là cuộc thi được tổ chức thường niên. Intel ISEF lần thứ 65 được
tổ chức tại thành phố Los Angeles, Bang California của Mỹ từ ngày 11 đến 16 tháng 5
năm 2014. Cuộc thi này đã thu hút được 8 triệu học sinh trên toàn thế giới tham gia. Với
sự hỗ trợ của tổ chức giáo dục Intel, Việt Nam chính thức những bước xúc tiến tham
dự cuộc thi này.Đến năm 2013, với sự ra đời của thông tư 38, Việt Nam đã chính thức tổ
chức cuộc thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật thường niên cấp Quốc gia với tên gọi VSEF
(Vietnam Science and Engineering Fair).
Đây một hoạt động hết sức ý nghĩa với học sinh phổ thông. Thông qua hoạt
động này, học sinh được trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng đã được học; vận dụng để
giải quyêt các vấn đề thực tiễn; trong môn GDCD ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống;
quan trọng nhất hình thành năng lực về phương pháp học tập nghiên cứu khoa
học, một trong những năng lực cốt lõi cần có của công dân thế kỷ 21.
Hoạt động trải nghiệm thực hiện thông qua giáo dục STEM
STEM chương trình đào tạo dựa trên ý tưởng dạy học cho học sinh 4 lĩnh vực
cụ thể là Khoa học (Science), Kỹ thuật (Engineering), Công nghệ (Technology), và Toán
học (Mathematic) theo cách liên môn phương pháp tiếp cận ứng dụng. Thay dạy
bốn lĩnh vực này theo những môn học tách biệt rời rạc, STEM tổng hợp chúng thành
một hình học tập liền mạch dựa trên các ứng dụng thực tế . Đây lĩnh vực đang rất
1
được quan tâm tại Mỹ và các quốc gia phát triển.
Điều khiến cho ngành STEM khác biệt với ngành khoa học truyền thống toán
học là môi trường học tập có sự hoà trộn với nhau va qua đó giúp học sinh thấy được làm
cách nào phương pháp khoa học (Scientific Method) thể được ứng dụng vào đời
sống hàng ngày. Giáo dục STEM thể được thực hiện rất sớm. Cũng theo (1), STEM
trong giáo dục phổ thông có thể đưa vào cả ba cấp học. Cụ thể là:
Bậc tiểu học: tập trung vào các khoá học mức nhập môn, nhận thức về các lĩnh
vực ngành nghề của STEM. Mục đích gợi được hứng thú theo đuổi các khoa học
của học sinh chứ không ép buộc, nhấn mạnh sự kết nối những cơ hội học tập STEM trong
và ngoài nhà trường;
Bậc Trung học sở: các khoá học STEM nhiều thử thách hơn. Học sinh tiếp
tục theo đuổi các lĩnh vực ngành nghề của STEM, cũng như các ngành đòi hỏi bậc
trung học phổ thông. Học sinh bắt đầu nghiên cứu đến các nghề nghiệp liên quan đến
STEM;
Bậc Trung học phổ thông: chương trình giảng dạy tập trung vào ứng dụng các môn
học một cách triệt để cũng đầy thử thách. Khoá học hướng đi được trình bày sẵn
trong các lĩnh vực ngành nghề của STEM, cũng như chuẩn bị cho giáo dục sau trung
học và tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, còn có thêm sự nhấn mạnh vào việc kết nối những cơ
hội học tập STEM trong và ngoài nhà trường.
Phân tích các hình trải nghiệm trong dạy học cho thấy, hoạt động nghiên cứu
khoa học - kỹ thuật của học sinh trung học và giáo dục STEM có tiềm năng lớn khi được
1 Elaine J.Hom trong bài “Giáo dục STEM là gì”
thể hiện trong hoạt động trải nghiệm, một không gian trải nghiệm mở, linh hoạt trong
môn GDCD. STEM và hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Về thực chất, việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm được tạo ra thuộc lĩnh
vực khí - Kỹ thuật điện nội hàm STEM. Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật giáo
dục STEM liên quan tới nhiều hoạt động trải nghiệm như hoạt động hướng nghiệp,
hoạt động tình nguyện…. Tuy nhiên, phù hợp nhất là tổ chức chúng trong nhóm các hoạt
động câu lạc bộ của hoạt động này. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học - kỹ thuậtgiáo
dục STEM cũng cần được tích hợp sâu ngay trong quá trình dạy học các lĩnh vực học
tập.Trong đó chú trọng đến các môn học thuộc khoa học tự nhiên và lĩnh vực công nghệ.
Định hướng hoạt động giáo dục dưới dạng trải nghiệm là một sự thay đổi tích cực,
ý nghĩa trong việc đổi mới chương trình, SGK phổ thông Những hoạt động Bộ
GD&ĐT đã triển khai đang tiếp cận trong thời gian vừa qua như cuộc thi nghiên cứu
khoa học - kỹ thuật của học sinh trung học và giáo dục STEM là những biện pháp cụ thể,
hữu ích, phù hợp với hoạt động trải nghiệm.
| 1/9

Preview text:

1.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Một số cách tiếp cận về hoạt động trải nghiệm

Mỗi cá nhân sống trong môi trường xã hội luôn thực hiện việc học. Về bản chất con
người luôn học, bởi con người luôn tiếp nhận các kích thích từ môi trường để thích nghi và
phát triển. Và việc học này có thể tự phát hoặc tự giác. Hiệu quả của việc học phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: vào sự tích cực của cá nhân, môi trường giáo dục, vào người dạy, vào đặc
điểm sinh học của cá nhân, vào phương pháp mà cá nhân thực hiện hay được hướng dẫn...
Con người học bằng nhiều cách. Học qua thầy qua bạn, qua trường lớp hay tự học...
Nhưng cho dù học theo cách nào thì con người cũng học bằng hoạt động. Học có bản chất
hoạt động. Hoạt động vừa là điều kiện, vừa là phương thức của việc học. Khi nói học như là
hoạt động chúng ta muốn nói tới việc học luôn phải có mục đích, phải xác định được cái cần
chiếm lĩnh (đối tượng hoạt động), xác định được các điều kiện thực hiện (động cơ, phương
tiện)... Làm, thực hành, trải nghiệm đều là những dạng hoạt động, là những phương thức
học hiệu quả. Trong nhiều tài liệu, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ học thông qua làm, học
qua thực hành, hoặc học qua trải nghiệm đều muốn chỉ ra phương thức học hiệu quả, gắn
với vận động, với thao tác vật chất, gắn với đời sống thực nên các thuật ngữ này dùng thay
cho nhau. Tuy nhiên nếu đi sâu vào từng hoàn cảnh học tập, thì các thuật ngữ này không
hoàn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau. Bởi vì việc học thông qua làm, học đi đôi
với hành và học từ trải nghiệm giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm theo các
hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau.
Học đi đôi với hành là việc vận dụng những kiến thức lý luận được học vào một ngữ
cảnh khác, hay thực hiện những nhiệm vụ nào đó của thực tiễn. Thông qua việc thực hành
người học chính xác hóa và củng cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý luận sâu sắc hơn
và đồng thời chiếm lĩnh được một số kỹ năng thực hiện.
Học thông qua làm là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông
qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học với đối tượng, từ đó người học
tự rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới và một vài kỹ năng nào đó. Thí dụ trẻ
học đi, học bơi, học nấu cơm... Học thông qua làm thường vận dụng với một số nội dung
học tập có tính kỹ thuật, chính vì vậy đầu ra của học qua làm có thể xác định khá rõ ràng.
Học từ trải nghiệm làquá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông
quaviệc chuyển hóakinh nghiệm (theo Kolb, 1984). Học từ kinh nghiệm là quá trình xây
dựng ý nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần
giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá
nhân
. Thí dụ: học tập về thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách vở, học sinh được
trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác với các con vật ở sở thú; kết quả đạt được
không chỉ là sự hiểu biết về loài thú mà còn là sự hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và
muông thú. Ngoài ra, có nhiều kiến thức con người chỉ có được từ trải nghiệm của riêng
mình. Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả cho người khác về mùi hoa hồng là
mùi như thế nào, thay vì nghe, người học được ngửi, được trải nghiệm với mùi hoa,
người học sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với các mùi khác.

Như vậy, khác với học qua làm là nhấn mạnh hơn về thao tác kỹ thuật thì học qua trải
nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải
nghiệm cảm giác, cảm xúc, ý chí và một số trạng thái tâm lý khác
. Chính vì vậy đầu ra
của học từ trải nghiệm khá đa dạng khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao.
Nếu chúng ta coi trong môn GDCD là tạo ra sự khác biệt, tạo ra cái mới thì việc học
đi đôi với hành, học qua làm hay học từ trải nghiệm được triển khai theo đúng cách sẽ mang
lại sự trong môn GDCD. Tất nhiên, năng lực tổ chức dạy và học ở những mức độ khác nhau
sẽ tạo ra mức độ trong môn GDCD khác nhau ở các học sinh.
Như vậy, học đi đôi với hành, học qua làm và học từ trải nghiệm là những cách
học không hoàn toàn giống nhau, nhưng liên quan đến nhau. Học qua làm, học đi đôi với
hành có thể là những công đoạn của học từ trải nghiệm. Việc dạy học và giáo dục nhân cách
học sinh không thể thiếu bất cứ hình thức và phương pháp giáo dục nào.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông được hiện thực hoá thông qua các hoạt động dạy
học (theo từng lĩnh vực học tập) và các hoạt động giáo dục (nằm trong hay kết nối các
lĩnh vực học tập). Chương trình GDPT 2018 đề cập tới các lĩnh vực học tập chủ chốt và
hoạt động giáo dục. Việc xác định rõ tên gọi của hoạt động giáo dục trong trương trình
giáo dục phổ thông cho thấy những định hướng đổi mới mạnh mẽ hoạt động này ở nhà
trường phổ thông trong giai đoạn tới.
Hoạt động trải nghiệm được đề cập đến trong CT GDPT 2018 bao gồm HĐTN
trong các môn học/lĩnh vực học tập và HĐTN với tư cách là hoạt động giáo dục với tên
gọi Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, về bản chất là một
biểu hiện của hoạt động giáo dục (một hoạt động đang tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành).
Có thể hiểu, hoạt động trải nghiệm được nói đến ở đây là hoạt động mang xã hội,
thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm
từng môn học, trong các hoạt động tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm
chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá
trị; nhận ra chính mình cũng như huynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ cho và
cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu

giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực của người học
và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, trong môn GDCD.
Trong hoạt động dạy học (thường được gắn với mỗi lĩnh vực học tập) có tích hợp
các yếu tố của hoạt động trải nghiệm, và ngược lại. hai hoạt động này có mối quan hệ
tương hỗ, bổ trợ cho nhau. Kimico Fujita (Master’s College) đã công bố bài viết chứng
minh rằng, tham gia hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh có được kết quả học tập tốt hơn.
Hoạt động trải nghiệm hướng tới hình thành năng lực và phẩm chất cần có của
một công dân của thế kỷ 21; định hình về tri thức, định hình về giá trị, năng khiếu, sở
thích và xu hướng nghề nghiệp của bản thân; bổ trợ cho hoạt động dạy học theo cách trải
nghiệm và kết nối với thực tiễn. Với ý nghía như vậy, nội dung của hoạt động trải nghiệm
được lựa chọn rất linh hoạt, phong phú dựa trên đặc điểm của người học, đặc thù của địa
phương, các nguồn lực để thực hiện.
1.1.2. Giới thiệu một số mô hình HĐTN trong dạy học
Mô hình và chu trình học từ trải nghiệm của David Kolb’s
Học từ trải nghiệm liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm của cá nhân. Tuy nhiên, mặc
dù đạt được kiến thức là một quá trình xảy ra tự nhiên, nhưng để kinh nghiệm học tập được
chính xác, theo David A. Kolb, cần có một số điều kiện:
 Người học phải sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực;
 Người học phải có khả năng suy nghĩ về những gì trải nghiệm;
 Người học phải có và sử dụng kỹ năng phân tích để khái quát hóa các kinh nghiệm có được.
 Người học phải ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý
tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
Và Kolb đưa ra sáuđặc điểm chính của học từ trải nghiệm:
 Việc học tốt nhất cần chú trọng đến quá trình chứ không phải kết quả
 Học là mộtquá trình liên tụctrên nền tảngkinh nghiệm.
 Học tập đòi hỏi việc giải quyết xung độtgiữa mô hình lý thuyết với cuộc sống thực tiễn.
 Học tập là mộtquá trìnhthích ứng vớithế giới.
 Học tập là sự kết nối giữa con người với môi trường.
 Học tập làquá trình kiến tạo ratri thức, nó là kết quả củasự chuyển hóa giữakiến
thức xã hộivà kiến thứccá nhân.
Mô hìnhhọc từ trải nghiệmcủaKolbdựa trên hai trụctiếp diễn(hình trên):
 Trục hoành là trục PHƯƠNG PHÁP, người học chế biếnthông tin thông qua quan
sát phản chiếu hoặc thử nghiệm tích cực.
 Trục tung là trục NHẬN THỨC, để chỉphản ứng có tính cảm nhận của người học
trong quá trình học, người học thíchhọc bằng cáchtư duyhay cảm nhận.
Từ hai trục này, Kolb mô tả chu trình học tập từ trải nghiệm và mô tả các kiểu học
tập trong trải nghiệm như sau:
Kolb gọi Học từ trải nghiệm bởi ông cho rằng kinh nghiệmlà nguồn gốc củaviệc
học tập vàphát triển(1984). Trong mô hình, mỗi đầu của trục tung và trục hoành cung cấp
mộtbước của quá trình học tập:
 Kinh nghiệm cụ thể (cảm nhận): học từ kinh nghiệmcụ thể, chi tiết từng bước và
thường liên quan đến kinh nghiệm của người đi trước. Nhạy cảm vớicảm nhận của người khác.
 Quan sát phản chiếu (nhìn): Quan sát trước khi đưa ra một phán quyết bằng cách
xem xét sự vật hiện tượng từ những quan điểm khác nhau.Tìm kiếm ý nghĩa của sự vật.
 Khái niệm hóa (tư duy): phân tích logic những ý tưởng và hành động trên sự hiểu biết về tình huống.
 Thử nghiệm tích cực (làm): Khả năng hoàn thành nhiệm vụ bằng cách thu hút mọi
người cùng hành động. Bước này bao gồm cả việc biết chấp nhận rủi ro.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh hay môi trường, học sinh có thể bắt đầu chu trình học tập
tại bất kỳ điểm nào của chu trình học tập từ trải nghiệm và việc học tri thức mới tốt nhất nếu
học sinh được trải qua tất cả các bước của quá trình học tập từ trải nghiệm này. Kiểu học:
Hai trục này tạo nên 4 góc với 4 phong cách học khác nhau, mỗi phong cách có đặc
điểm nhận thức cũng như cách học khác nhau, đó là: 
Phân kỳ (cụ thể, phản chiếu): nhấn mạnh cách tiếp cận trong môn GDCD và tưởng
tượng trong thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng quan điểm về tình huống cụ thể từ
nhiều quan điểm khác nhau và chấp nhận được nó là do quan sát chứ không phải
do hành động. Có hứng thú với con người và có xu hướng quan tâm đến cảm nhận của người khác. 
Đồng hóa (trừu tượng, phản chiếu): hội tụ các quan sát và suy nghĩ khác nhau vào
một tổng thể.Thíchlý doquy nạpvà tạo racác mô hình vàlý thuyết. Thíchthiết kếdự án vàthực nghiệm. 
Hội tụ(trừu tượng, tích cực):Nhấn mạnh vàocácứng dụng cácý tưởng vào thực
tếvàgiải quyết vấn đề. Thíchra quyết định,giải quyết vấn đề, vàứng dụng thực
tếcủaý tưởng.Thíchvấn đề kỹ thuật và về các vấn đề liên cá nhân. 
Thích ứng(cụ thể, tích cực): Sử dụng phép thử và saichứ không phải làsuy nghĩ
vàphản chiếu.Thích nghi tốt vớihoàn cảnh thay đổi; giải quyếtcác vấn đề một cách
trực giác, học tậpkhám phá.Có xu hướngthoải máivới mọi người.
Dựa trên việc hiểu biết kiểu học của học sinh, các giáo viên có thể tổ chức học từ trải
nghiệm sao cho phù hợp với kiểu học của học sinh để học sinh học tập được hiệu qủa và
phát triển năng lực riêng. Tuy nhiên việc phát triển toàn diện kiểu học sẽ giúp học sinh tiếp
nhận tri thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn.
Như trên đã trình bày thì lý thuyết Học từ trải nghiệm của Kolb khắc phục được điểm
yếu của lý thuyết học tập nhận thức của Piaget là lý thuyết này nhấn mạnh sự nhận thức hơn
là cảm xúc, và khắc phục điểm yếu của lý thuyết hành vi là phủ nhận kinh nghiệm chủ quan
của người học trong quá trình học.
Theo Kolb, tất cả những gì con người đã trải nghiệm đều tham gia vào quá trình học
tập và con người đạt đến tri thức mới bằng trải nghiệm. Với chu trình học từ trải nghiệm,
chuyên gia, giáo viên các môn học có thể xây dựng quy trình tổ chức hoạt động học cho học
sinh thông qua trải nghiệm. Chu trình này không có một điểm duy nhất để bắt đầu, và cũng
không phải theo một trật tự cứng nhắc, mà người học hoàn toàn chủ động để bắt đầu từ bất
cứ điểm nào và bước tiếp theo là gì miễn là nó phù hợp với kiểu học của cá nhân, phù hợp
với kinh nghiệm của người học về lĩnh vực học tập, phù hợp với nội dung và phù hợp với
điều kiện môi trường học tập.
Từ việc phân tích mô hình “học từ trải nghiệm” của David Kolb, ta thấy đây cũng
chính là con đường hình thành và phát triển năng lực thông qua trải nghiệm. Tuy nhiên, mô
hình này nhấn mạnh cách học hơn là điểm cần đến là những năng lực cần hình thành.
Thí dụ của Kolb đưa ra về học đại số cho thấy rõ điều này:
 Khái niệm hóa - Lắng nghe giải thích về khái niệm ấy là gì.
 Kinh nghiệm cụ thể -Đi từng bước để giải một phương trình.
 Thử nghiệm tích cực - Thực hành.
 Quan sát phản chiếu-Ghi lại những suy nghĩ của bạn về phương trình đại số trong một nhật ký học tập.
Như vậy, từ lí thuyêt mô hình trải nghiệm của Kolb đưa ra thì chúng ta có thể áp
dụng lý thuyết “học từ trải nghiệm” vào bất cứ lĩnh vực học tập nào nhưng cần hướng tới
năng lực xác định và thiết kế chương trình phải xuất phát từ năng lực cần hình thành chứ
không phải nội dung tri thức cần chiếm lĩnh. Vận dụng lý thuyết học từ trải nghiệm của
Kolb sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả hơn bởi sự trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có
định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng. Với
chu trình trải nghiệm, với việc xác định kiểu học trong môi trường trải nghiệm, việc tổ chức
hoạt động dạy học và giáo dục học sinh có đinh hướng sẽ quyết định việc đạt được mục tiêu chuẩn năng lực đầu ra.
Mô hình HĐTN trong dạy học ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, hoạt động trải nghiệm được đưa vào chương trình (cùng với các
môn học) trong lần điều chỉnh chương trình năm 2009. Mục tiêu của hoạt động này là
thúc đẩy định hướng tương lai cho mỗi cá nhân (furture - oriented individuals) trên cả hai
phương diện là tính trong môn GDCD và các đặc trưng cá nhân bằng cách trải nghiệm
tích cực sự hiểu biết của bản thân trong sự chia sẻ và quan tâm tới người khác.
Hoạt động trải nghiệm được chia làm 4 lĩnh vực với những mục tiêu và nhiều loại
hình hoạt động khác nhau. Cụ thể là:
Hoạt động tự chủ (Autonomous Activities): trường học sẽ xúc tiến các hoạt động
tự chủ lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh có thể tham gia một cách năng động vào
các hoạt động đó. Các hình thức cụ thể bao gồm: hoạt động thích nghi, hoạt động tự trị,
tổ chức sự kiện, các hoạt động trong môn GDCD;
Hoạt động câu lạc bộ (Club Activities): học sinh sẽ chủ động tham gia vào các
hoạt động nhóm cùng sở thích, xây dựng và hình thành thái độ làm việc tập thể, qua đó
phát triển sở thích cũng như những kỹ năng của bản thân. Có nhiều hình thức thực hiện
như: hoạt động học thuật, hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động thể thao, hoạt động
thực tập, hoạt động đoàn và thanh thiếu niên;
Hoạt động tình nguyện (Volunteer Activities): học sinh thực hiện các hoạt động
chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng và những người xung quanh và tham gia bảo vệ môi
trường. Hoạt động này bao gồm: hoạt động tình nguyện trong trường, hoạt động tình
nguyện tại khu vực, hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động chiến dịch;
Hoạt động hướng nghiệp (Career Activities): thông qua các hoạt động phát triển
bản thân phù hợp với sở thích, hứng thú, khả năng, cá tính của học sinh để tra cứu và xây
dựng định hướng nghề nghiệp tương lai. Hoạt động này bao gồm: hoạt động giúp hiểu rõ
bản thân, hoạt động tìm hiểu thông tin hướng nghiệp, hoạt động kế hoạch hướng nghiệp,
và hoạt động thể nghiệm trực tiếp nghề nghiệp.
Tổng thời lượng của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông
Hàn Quốc khá lớn. Cụ thể, ở Tiểu học, hoạt động trải nghiệm chiếm 13.4% (780 giờ
trong tổng số 5.828 giờ); ở Trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm chiếm 9.1% (306 giờ
trong tổng số 3.366 giờ); ở Trung học phổ thông, hoạt động trải nghiệm chiếm 11.8% (24
mô đun trong tổng số 204 mô đun).
Hoạt động trải nghiệm tại Hàn Quốc được đánh giá một cách thường xuyên, tới
từng cá nhân và được lưu trong hồ sơ. Cùng với thành tích học tập, hồ sơ và thành tích
tham gia hoạt động trải nghiệm sẽ làm căn cứ quan trọng để xét tuyển vào các cơ sở giáo dục sau khi tốt nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm thực hiện thông qua nghiên cứu khoa học – kĩ thuật
dành cho học sinh trung học
Cuộc thi Intel ISEF (Intel International Science and Engineering Fare) được tổ lần
đầu tiên tại Mỹ vào năng 1950 về nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học
trên toàn thế giới. Đây là cuộc thi được tổ chức thường niên. Intel ISEF lần thứ 65 được
tổ chức tại thành phố Los Angeles, Bang California của Mỹ từ ngày 11 đến 16 tháng 5
năm 2014. Cuộc thi này đã thu hút được 8 triệu học sinh trên toàn thế giới tham gia. Với
sự hỗ trợ của tổ chức giáo dục Intel, Việt Nam chính thức có những bước xúc tiến tham
dự cuộc thi này.Đến năm 2013, với sự ra đời của thông tư 38, Việt Nam đã chính thức tổ
chức cuộc thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật thường niên cấp Quốc gia với tên gọi VSEF
(Vietnam Science and Engineering Fair).
Đây là một hoạt động hết sức có ý nghĩa với học sinh phổ thông. Thông qua hoạt
động này, học sinh được trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng đã được học; vận dụng để
giải quyêt các vấn đề thực tiễn; trong môn GDCD ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống;
và quan trọng nhất là hình thành năng lực về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa
học, một trong những năng lực cốt lõi cần có của công dân thế kỷ 21.
Hoạt động trải nghiệm thực hiện thông qua giáo dục STEM
STEM là chương trình đào tạo dựa trên ý tưởng dạy học cho học sinh 4 lĩnh vực
cụ thể là Khoa học (Science), Kỹ thuật (Engineering), Công nghệ (Technology), và Toán
học (Mathematic) theo cách liên môn và phương pháp tiếp cận ứng dụng. Thay vì dạy
bốn lĩnh vực này theo những môn học tách biệt và rời rạc, STEM tổng hợp chúng thành
một mô hình học tập liền mạch dựa trên các ứng dụng thực tế1. Đây là lĩnh vực đang rất
được quan tâm tại Mỹ và các quốc gia phát triển.
Điều khiến cho ngành STEM khác biệt với ngành khoa học truyền thống và toán
học là môi trường học tập có sự hoà trộn với nhau va qua đó giúp học sinh thấy được làm
cách nào mà phương pháp khoa học (Scientific Method) có thể được ứng dụng vào đời
sống hàng ngày. Giáo dục STEM có thể được thực hiện rất sớm. Cũng theo (1), STEM
trong giáo dục phổ thông có thể đưa vào cả ba cấp học. Cụ thể là:
Bậc tiểu học: tập trung vào các khoá học ở mức nhập môn, nhận thức về các lĩnh
vực và ngành nghề của STEM. Mục đích là gợi được hứng thú theo đuổi các khoa học
của học sinh chứ không ép buộc, nhấn mạnh sự kết nối những cơ hội học tập STEM trong và ngoài nhà trường;
Bậc Trung học cơ sở: các khoá học STEM có nhiều thử thách hơn. Học sinh tiếp
tục theo đuổi các lĩnh vực và ngành nghề của STEM, cũng như các ngành đòi hỏi ở bậc
trung học phổ thông. Học sinh bắt đầu nghiên cứu đến các nghề nghiệp liên quan đến STEM;
Bậc Trung học phổ thông: chương trình giảng dạy tập trung vào ứng dụng các môn
học một cách triệt để và cũng đầy thử thách. Khoá học và hướng đi được trình bày sẵn
trong các lĩnh vực và ngành nghề của STEM, cũng như chuẩn bị cho giáo dục sau trung
học và tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, còn có thêm sự nhấn mạnh vào việc kết nối những cơ
hội học tập STEM trong và ngoài nhà trường.
Phân tích các mô hình trải nghiệm trong dạy học cho thấy, hoạt động nghiên cứu
khoa học - kỹ thuật của học sinh trung học và giáo dục STEM có tiềm năng lớn khi được
1 Elaine J.Hom trong bài “Giáo dục STEM là gì”
thể hiện trong hoạt động trải nghiệm, một không gian trải nghiệm mở, linh hoạt và trong
môn GDCD. STEM và hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Về thực chất, việc nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm được tạo ra thuộc lĩnh
vực Cơ khí - Kỹ thuật điện có nội hàm STEM. Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và giáo
dục STEM có liên quan tới nhiều hoạt động trải nghiệm như hoạt động hướng nghiệp,
hoạt động tình nguyện…. Tuy nhiên, phù hợp nhất là tổ chức chúng trong nhóm các hoạt
động câu lạc bộ của hoạt động này. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và giáo
dục STEM cũng cần được tích hợp sâu ngay trong quá trình dạy học các lĩnh vực học
tập.Trong đó chú trọng đến các môn học thuộc khoa học tự nhiên và lĩnh vực công nghệ.
Định hướng hoạt động giáo dục dưới dạng trải nghiệm là một sự thay đổi tích cực,
có ý nghĩa trong việc đổi mới chương trình, SGK phổ thông Những hoạt động Bộ
GD&ĐT đã triển khai và đang tiếp cận trong thời gian vừa qua như cuộc thi nghiên cứu
khoa học - kỹ thuật của học sinh trung học và giáo dục STEM là những biện pháp cụ thể,
hữu ích, phù hợp với hoạt động trải nghiệm.