Quan sát tình hình vi phạm pháp luật | Bài tập nhà nước và pháp luật
Vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là gì? Khái niệm. Cấu thành vi phạm luật giao thông. Tình hình vi phạm giao thông ở Hà Nội. Giải pháp giảm thiểu vi phạm luật an toàn giao thông. Để ngăn chặn những hành vi vi phạm trong khi tham gia giao thông mỗi người cần có cho mình ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VI N BÁ Ệ
O CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÊỀN
------------------------- BÀI T P MÔN: NHÀ N Ậ Ư C V Ớ À PHÁP LU T Ậ
Quan sát tnh hình vi ph m pháp lu ạ t ậ đ ở a bàn n ị i em sinh sốống v ơ à nêu gi i ả
pháp giả m thiể u tnh tr ng đó ạ
Sinh viên: Vũ Th Hà Ph ị ng ươ
Mã sốố sinh viên: 2055320036 L p 1: ớ k40 qu n lý xã h ả i ộ
Hà n i, tháng 05 năm 2022 ộ 1 Mở đầu
An toàn giao thông từ lâu đã trở thành một vấn đề nan giải của mỗi quốc gia, dân
tộc. Trong những năm qua tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà
Nội đã có những chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp, mở rộng
tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông thuận lợi, góp phần tích cực vào
sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn
còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, đáng phải kể đến bởi ý thức của người tham gia giao
thông vẫn còn chưa được nâng cao. Tình hình vi phạm pháp luật về giao thông ở Hà Nội
ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói đến. Là một thành phố có số dân và mật độ dân
cư cao của cả nước, vấn đề an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu. Việc kiểm
soát và giảm thiểu số lượng người vi phạm cũng như nâng cao được ý thức của mỗi
người khi tham gia giao thông là vô cùng quan trọng.
“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà “câu khẩu hiệu này như lời nhắc
nhở, cũng như lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành
pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để
đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia
giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp
luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Để giải quyết vấn đề khó khăn này rất cần sự
đồng lòng và chung tay góp sức của những người dân và các cấp chính quyền. 2 Nội Dung
I. Vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là gì? 1. Khái niệm
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao
thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản
pháp luật hướng dẫn cụ thể chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy
định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông
2. Cấu thành vi phạm luật giao thông
Vi phạm có các dấu hiệu cơ bản sau:
+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi
thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy
đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu
cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó
phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không 3
mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.
II. Tình hình vi phạm giao thông ở Hà Nội
Trước hết, khi nói về vấn đề vi phạm an toàn giao thông ở Hà Nội phải kể đến rất
nhiều những hành vi như : phóng nhanh vượt ẩu , đua xe , không đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông, đi ngược chiều , tham gia giao thông khi vừa uống rượu,bia , không
để ý tín hiệu đèn hay biển báo giao thông,..v..v. Nguyên nhân là do một bộ phận người
dân còn thiếu kiến thức, kỹ năng về trật tự, an toàn giao thông; không ít người cố tình vi
phạm, có những người khi bị xử phạt còn có những hành vi tấn công , chống đối người
thi hành công vụ. Việc vi phạm an toàn giao thông ảnh hưởng k nhỏ đến đời sống, xã hội
mà còn gây nên rất nhiều những hậu quả vô cùng đáng tiếc đối với mỗi người.
Có thể nói an toàn giao thông được xem là vấn đề nhức nhối của xã hội. Giữa thủ
đô- bộ mặt của đất nước mà tình hình an toàn giao thông lại là vấn đề mà bấy lâu nay vẫn
chưa giải quyết được triệt để.
Theo thống kê của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tính đến ngày 14/12 của
năm 2021, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 2.884.855 trường hợp vi phạm trật tự,
an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền gần 2.809 tỷ
đồng, tước 248.667 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 460.085 phương tiện các loại.
tính đến ngày 14/12/2021, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 2.884.855 trường
hợp vi phạm trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền gần
2.809 tỷ đồng, tước 248.667 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ
460.085 phương tiện các loại.
Về tai nạn giao thông, tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/12/2021, toàn quốc xảy ra
11.495 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người. So với năm
2020, số vụ TNGT giảm 3.496 vụ (-23,32%), số người chết giảm 1.068 người (-15,55%), 4
số người bị thương giảm 3.143 người (-28,16%). (Năm 2021 có 55 tỉnh, thành có số
người chết do tai nạn giao thông giảm).
Tuy tình hình vi phạm cũng như số vụ tai nạn giao thông có giảm so với những năm
trước nhưng một phần cũng bởi ảnh hưởng của dịch covid, người dân không đi lại, tham
gia giao thông nhiều. Chúng ta không nên chủ quan mà vẫn phải tìm ra giải pháp thực
tiễn để nâng cao ý thức an toàn giao thông của mỗi người, làm đẹp cho thủ đô cũng như
giữ an toàn cho chính bản thân mình.
III. Giải pháp giảm thiểu vi phạm luật an toàn giao thông
Nhà nước cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp cũng như điều luật xử phạt đối với các
trường hợp vi phạm an toàn giao thông theo từng mức độ khác nhau, được xử lý theo
mức hình sự , hành chính , dân sự.
- Trường hợp vi phạm giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự:
+ Điều 260 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông như sau:
1.Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 5
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý vi phạm hành chính
Các trường hợp vi phạm giao thông không gây ảnh hưởng đáng kể cho trật tự an
ninh, an toàn xã hội và không được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì bị xử lý hành chính.
VD: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm
còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ
ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. 6
- Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý dân sự
+ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Ngoài ra còn có những giải pháp rất thiết thực giúp người dân tự nâng cao ý thức
chấp hành luật an toàn giao thông cho bản thân ví dụ như tuyên truyền và phổ biến thêm
cho mọi người hiểu rõ hơn về luật giao thông , ví dụ: dán 1 vị trí nào đó ở nhà sao cho
hàng ngày, hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời,
ta cần thường xuyên xem báo , đài để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Trên các đường phố cũng cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông đường bộ.
+ Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ
như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh tặc”… Khi thấy
cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì
mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.
+ Những bậc cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con.
Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn
hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy. 7
+ Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện
pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể hạ bậc
hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.
=> Để thực hiện tốt việc này cũng cần dựa vào ý thức của mỗi người , cần chấp
hành tốt những điều pháp luật đã đặt ra để xây dựng một xã hội văn minh , thanh lịch ,
một quốc gia ngày càng phát triển. 8 Kết luận
Để ngăn chặn những hành vi vi phạm trong khi tham gia giao thông mỗi người cần
có cho mình ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông.
Trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo chưa đủ vốn để mở rộng giao thông thì có lẽ
biện pháp trước mắt là tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật của người tham gia
giao thông được xem là tích cực và hiệu quả hơn hẳn. Trong tương lai nếu giải quyết
được thực trạng an toàn giao thông là chung ta đã giải quyết được mâu thuẫn bản chất và
hiện tượng thực trạng an toàn giao thông, từ đó làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thủ đô
Để làm một người công dân tốt cho xã hội, mỗi người trong chúng ta đều phải chấp
hành tốt những điều luật mà nhà nước đã đặt ra. Giữ an toàn giao thông cho mọi người
cũng là giữ an toàn cho chính bản thân mình. Tài liệu tham khảo
https://luathoangphi.vn/vi-pham-luat-giao-thong-la-gi/?
fbclid=IwAR01dD64HpQlXjWsJb584t8r650h3zO8DYPJl-09112fOseKNbqmynD7hpw
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nam-2021-co-55-tinh-thanh-co-so-nguoi-chet-do-tai-nan- giao-thong-giam-601467.html 9 10