Quản trị kinh doanh quốc tế môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Quản trị kinh doanh quốc tế môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Chiến lược toàn cầu
Khái niệm: Là chiến lược mà theo đó các sản phẩm do doanh
nghiệp cung cấp được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các thị trường và các quyết
định mang tính chiến lược do công ty mẹ đưa ra.
Cơ sở của chiến lược:
Áp lực giảm chi phí cao
Áp lực về tính thích nghi với địa phương phấp
Cách thức hoạt động:
Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
Các công ty trên toàn thế giới tìm cách tiêu chuẩn hóa thiết kế và sản
phẩm của mình càng nhiều càng tốt. Đối với chiến lược toàn cầu đang
ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức cao rất
cần thiết trong gia tăng số lượng bán trên các thị trường và đồng thời có
thể có được chi phí thấp nhờ quy mô và lợi thế sản xuất.
Tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức độ cao cho phép doanh nghiệp có thể
sản xuất khối lượng lớn trên quy mô toàn thế giới với chi phí thấp.
Điều này giúp nâng cao hình ảnh marketing và giảm gánh nặng cho
doanh nghiệp trong việc đưa vào sản xuất những dòng sản phẩm khác.
Định vị cơ sở sản xuất nhằm tối đa hóa lợi thế theo chiều rộng
Các doanh nghiệp phải tận dụng một cách tối đa lợi thế cạnh tranh trên
toàn bộ hệ thống vùng miền, thị trường theo chiều rộng. Ngoài ra cũng
cần đầu từ các công nghệ sản xuất mới nhất để thu được lợi nhuận của
kinh tế quy mô thông qua việc phục vụ tất cả thị trường của nó.
Đòn bẩy công nghệ để phát triển thị trường
Nhờ tăng cường chiều sâu công nghệ trong quá trình tạo ra sản phẩm
làm cho giá thành sản phẩm cao hơn khi phát triển và đưa sản phẩm vào thương mại hóa.
Phối hợp hệ thống tiếp thị và tiêu thụ trên toàn cầu
Đa số nỗ lực tiếp thị được thực hiện trong từng thị trường địa phương.
Hoạt động này cần tiếp xúc gần gũi với thị trường địa phương để đảm
bảo rằng công ty đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng Thuận lợi :
- Chi phí được tiết kiệm tối đa do sản phẩm được sử dụng cùng một
chiến lược marketing và được tiêu chuẩn hóa.
- Chiến lược toàn cầu là một biện pháp mạnh mẽ giúp phục hồi chi phí
đầu tư cho sản phẩm và công nghệ mới.
- Phù hợp với các ngành có nhiều sức ép liên quan tới hiệu quả và tiết
kiệm chi phí khi vận hành và nhu cầu nội địa là không có, không đáng kể
hoặc được bù đắp bởi việc có sản phẩm chất lượng cao nhưng với mức giá cả
thấp hơn so với các hàng hóa thay thế tại địa phương
- Sức ép giảm chi phí cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốn khá
nhiều chi phí hoạt động theo chiến lược toàn cầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều
- Với lợi thế về chi phí thấp chiến lược này sẽ giúp các công ty dễ
dàng tấn công vào thị trường quốc tế, nhất là khi trên thế giới quan tâm đến
vấn đề tiết kiệm chi phí.
- Thuận lợi khi lĩnh vực kinh doanh của công ty nằm trong chính sách
của công ty => không gặp nhiều rào cản thương mại mà còn nhận đc sự ưu ái
của các nước chính phủ
Chiến lược toàn cầu : tập trung việc gia tăng lợi ích kinh tế của đường
cong kinh nghiệm, khai khác được tính kinh tế của địa điểm. Khó khăn :
- Hạn chế về Khả năng đáp ứng yêu cầu địa phương
- Không nắm được nhu cầu sở thích của khách hàng giữa cách thi trường khác nhau
- Chiến lược không cho phép thay đổi sản phẩm trừ khi những thay đổi
đó không làm chi phí tăng lên đáng kể.
Khó khăn này có thể tạo ra cơ hội cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào
và đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ trống của người tiêu dùng và tạo ra một thị trường mới.
- Chiến lược này không thích hợp với những nơi đòi hỏi tính thích nghi
địa phương và nội địa hóa cao
Chiến lược toàn cầu thiếu đáp ứng về yêu cầu địa phương => do vậy
, đoạn thị trường của các doanh nghiệp theo chiến lược này là khá hẹp
Ví dụ thực tế về chiến lược toàn cầu
Trong giai đoạn từ năm 1981 – 2000, chiến lược kinh doanh quốc tế của
Coca-Cola là chiến lược toàn cầu.
Áp lực giảm chi phí:
Vào thời gian này, hình tượng số một của nước giải khát Coke – sản phẩm
dẫn đầu của Coca-cola bắt đầu bị tổn thương. Các đối thủ của Coca-cola đã
lần lượt tấn công vào thị trường nước giải khát mà Coca-cola đang thống trị.
Đặc biệt là Pepsi-cola. Trong giai đoạn này, thị phần của Coca-cola vẫn đứng
yên trong khi Pepsi lại liên tục tăng trưởng .
Sau thất bại của Coca-cola qua việc tung ra thị trường dòng sản phẩm mới:
New Coke thay thế hoàn toàn cho loại nước uống truyền thống, Coca-cola
đứng trước nguy cơ rất lớn trong việc đánh mất thương hiệu của mình trong
tâm trí khách hàng cũng như đánh mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh,
đặc biệt là Pepsi-cola. Do đó, điều quan trọng nhất đối với Coca-cola lúc này
là giành lại thị phần. Đối với mặt hàng nước giải khát, cạnh tranh chủ yếu dựa
trên chi phí thấp. Và hơn hết, trong giai đoạn này, để vượt qua những khó
khăn, Coca-cola phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao để hạ giá thành sản
phẩm, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ.
Áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương:
Trong giai đoạn này, khi sản phẩm nước giải khát của Coca Cola đã chiếm
được thị trường rộng khắp thế giới, Roberto Goizueta đã đưa ra chiến lược
kinh doanh toàn cầu cho Coca Cola Niềm tin của ông là vào lúc này . , nhu cầu
về sản phẩm của Coca Cola không có sự khác biệt nhiều so với quốc gia
chính quốc là Hoa Kỳ, và ông nhận ra rằng mức tiêu thụ Coca Cola bình quân
đầu người ở các thị trường quốc tế cũng chỉ bằng từ 10 đến 15% thị trường
Mỹ. Ở giai đoạn này, người ta sử dụng Coca Cola như một thức uống toàn
cầu, một cách thức để hòa nhập vào với xu hướng của thế giới.
Qua phân tích hai nhóm áp lực cạnh tranh: áp lực giảm chi phí cao, và
áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương thấp, từ đó Coca-cola đã lựa chọn chiến lược toàn cầu.
Chiến lược toàn cầu giúp Coca-cola khai thác thị trường quốc tế đầy
tiềm năng bên ngoài. Và hơn hết, tiêu chuẩn hóa giúp Coca-cola tập
trung vào sản phẩm cốt lõi, kiểm soát chiến lược kinh doanh và giảm
chi phí. Hơn nữa, áp dụng chiến lược toàn cầu
, Coca-cola có thể quản lí
được chất lượng sản phẩm và tạo được thương hiệu bền vững. Từ đó,
tăng lợi thế cạnh tranh, dần dần giành thị phần. Với chiến lược này, ông
Goizueta đã giúp Coca-Cola thu được 67% trong tổng thu nhập và 77%
lãi từ các quốc gia ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ.
2. Chiến lược xuyên quốc gia Khái niệm
Chiến lược xuyên quốc gia được cho là chiến lược phản ánh trực tiếp
quá trình toàn cầu hoá kinh doanh ngày càng sâu sắc trên thế giới. Theo quan
điểm thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, môi trường ngày nay là môi
trường của thế hệ tiêu dùng, các ngành công nghiệp và thị trường có mỗi liên
hệ chặt chẽ và tương tác qua lại.
Cở sở chiến lược
Áp lực giảm chi phí cao
Áp lực về tính thích nghi với địa phương cao
Cách thức hoạt động
- Các chi nhánh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh
doanh cơ bản như sản xuất, marketing ( để thích ứng tốt), đồng thời có sự
phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí).
- Khi thực hiện chiến lược xuyên quốc gia, các doanh nghiệp đi vào bản
chất của quá trình toàn cầu hóa để liên tục học hỏi, phát triển và tiến hóa. Các
doanh nghiệp phát triển các kỹ năng mới, sáng tạo và hiệu quả từ bất kỳ một
nơi vận hành nào trong hệ thống toàn cầu của mình làm phát triển thêm năng
lực cốt lõi của doanh nghiệp, rồi chia sẻ, truyền bá những đổi mới đó trên
khắp hệ thống toàn cầu của doanh nghiệp. => Quy trình quản lý, vận hành và
hoạt động, thực hiện các ý tưởng chiến lược không dừng lại là từ trên xuống,
từ trụ sở chính xuống các công ty con; hay từ dưới lên, từ các công ty con lên
trụ sở chính mà được kết hợp nhuần nhuyễn cả hai cách.
- Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh (global integration) chỉ việc tiến
hành quản lý hoạt động rải rác ở các địa phương ở phạm vi quốc tế, trên cơ sở
hoạt động duy trì kinh doanh. Chẳng hạn việc hình thành mạng lưới vận
chuyển và lắp đặt linh kiện giữa các ngành chế tạo tại nhiều quốc gia trên thế
giới, thì nhu cầu toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh là do áp lực giảm giá
thành và tăng lợi nhuận đầu tư, áp lực giảm giá thành bắt buộc phải xây
dựng nhà máy tại các khu vực hay quốc gia có giá nhân công rẻ. Sau đó
sản phẩm sẽ được chuyển từ những nơi này đến thị trường Bắc Mỹ và EU. Áp
lực này cũng có thể dẫn đến việc xây dựng những nhà máy lớn, trình độ
chuyên môn hóa cao nhằm tận dụng triệt để lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Kết luận : Chiến lược xuyên quốc gia siêu việt hơn trong cách sáng tạo ra các
ý tưởng đổi mới, tới ứng dụng các ý tưởng đó nhanh chóng vào hệ thống mà
không quan trọng ý tưởng đó được sáng tạo ra ở đâu hay ở cấp nào. Ưu điểm
- Có khả năng khai thác kinh tế địa phương
- Có khả năng khai thác đường cong kinh nghiệm
- Thay đổi sản phẩm và marketing đáp ứng yêu cầu địa phương
- Thu lợi ích từ học tập toàn cầu, nuôi dưỡng dòng chảy kỹ năng đa
chiều giữa các chi nhánh trong mạng lưới
- Thực hiện sự hợp tác chiến lược toàn cầu, chia sẻ, chuyển giao qua lại
kĩ năng cốt lõi, kiến thức, kinh nghiệm và các nguồn lực hữu hình giữa công
ty mẹ, các đơn vị kinh doanh, các chi nhánh hoạt động ở các nước khác nhau trên thế giới. Nhược điểm :
Các công ty lựa chọn chiến lược này thường khó khăn trong việc thực
hiện về vấn đề tổ chức do phải đáp ứng cùng một lúc nhiều yêu cầu có tính bắt buộc như nhau.
Tuy nhiên, việc theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia là vô cùng phức
tạp về mặt tổ chức, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm chi phí
và yêu cầu thích ứng – thích ứng thường làm tăng chi phí, dẫn đến tăng giá
thành có hại cho các nỗ lực giảm chi phí
Điều kiện áp dụng:
- Chiến lược xuyên quốc gia là phải có được tính thích nghi, nội địa
hóa các sản phẩm theo thị trường địa phương, kết hợp với mức độ hiệu quả
cạnh tranh của quá trình liên kết toàn cầu.
- Chiến lược xuyên quốc gia tập trung các nỗ lực chuyển giao các kỹ
năng và cung cấp theo nhiều chiều giữa các công ty con trên toàn cầu
- Chiến lược xuyên quốc gia có nghĩa là khi một công ty đối mặt với áp
lực giảm chi phí cao và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương cao. Một công
ty áp dụng chiến lược xuyên quốc gia phải cố gắng đạt mục tiêu chi phí thấp và lợi thế khác biệt.
Ví dụ chiến lược xuyên quốc gia
Hiện nay, chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola là chiến lược xuyên quốc gia.
N Lý do mà Coca-Cola lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược
kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:
Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác
nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.
Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong
nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh
Qua phân tích hai nhóm áp lực: Áp lực giảm chi phí cao và Áp lực đáp
ứng yêu cầu địa phương cao, từ đó, Coca-Cola, dưới sự lãnh đạo của ông
Neville Isdell, đã chuyển sang thực hiện Chiến lược xuyên quốc gia.
Chiến lược này là sự kết hợp giữa cả hai chiến lược toàn cầu của
Goizueta và chiến lược đa nội địa của Daft trước đây. Để đáp ứng nhóm áp
lực đáp ứng yêu cầu địa phương, Coca-Cola xem xét và hướng dẫn việc phát
triển và tiếp thị sản phẩm địa phương, nhưng tiếp nhận niềm tin rằng chiến
lược, bao gồm giá cả, dịch vụ sản phẩm, và thông điệp tiếp thị, cần được thay
đổi từ thị trường này đến thị trường khác để phù hợp với các điều kiện địa phương.
Bằng cách kết hợp cả hai tính chất của từng chiến lược, Coca-Cola xây
dựng một hình ảnh của một thương hiệu được xác định cũng như hiểu rõ thực
tiễn địa phương mà cho phép họ tạo ra và nắm lấy sự khác biệt văn hóa .
Coca-Cola tự hào không chỉ vì tạo nên thương hiệu riêng biệt của nó mà còn
đối với sự chú tâm của mình cho cầu thị trường địa phương