-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quản trị nhà nước - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Quản trị nhà nước tốt là một vấn đề mới trong nghiên cứu về quản lý công ở Việt Nam. Đây không phải là mô hình tổ chức, hoạt động của một nhà nước mà là các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý tốt mọi vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… ở mỗi quốc gia.Để phân tích rỏ hơn về quản trị nhà nước tốt chúng ta có một số khái niệm cho: quản trị, quản trị tốt và quản trị nhà nước tốt. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị học (QTHH) 36 tài liệu
Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh 189 tài liệu
Quản trị nhà nước - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Quản trị nhà nước tốt là một vấn đề mới trong nghiên cứu về quản lý công ở Việt Nam. Đây không phải là mô hình tổ chức, hoạt động của một nhà nước mà là các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý tốt mọi vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… ở mỗi quốc gia.Để phân tích rỏ hơn về quản trị nhà nước tốt chúng ta có một số khái niệm cho: quản trị, quản trị tốt và quản trị nhà nước tốt. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học (QTHH) 36 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh 189 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 49670689 lOMoARcPSD| 49670689
I. Đặt vấn đề:
Đổi mới và hội nhập quốc tế là con đường mà Việt Nam đã và đang tiếp tục đi để đưa đất
nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn. Hội nhập quốc tế là một quá trình
phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người và con người
với nhau. Hội nhập quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu
sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra
trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc
phòng...) hoặc diễn ra trên cùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau.
Chủ thể chính của hội nhập quốc tế là các quốc gia có đủ năng lực và thẩm quyền đàm
phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế khi đã ký tham gia. Trong bối cảnh phát triển
và hội nhập quốc tế, quản trị nhà nước tốt không diễn ra đơn lẻ mà luôn được gắn với mục
tiêu kinh tế. Vì thế việc thực hiện các cam kết quốc tế giữ vai trò quan trọng không kém
trong quản trị nhà nước tốt. Với những cam kết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, quá trình tham
gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội hoàn thiện thể chế,
chính sách pháp luật của mỗi quốc gia thành viên nhưng cũng đặt ra những thách thức
trong việc chuyển hóa cam kết quốc tế thành pháp luật trong nước đảm bảo việc tương
thích và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế. II. Nội dung chính:
1. Một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của quản trị nhà nước tốt:
1.1 Một số khái niệm về quản trị nhà nước tốt:
Quản trị nhà nước tốt là một vấn đề mới trong nghiên cứu về quản lý công ở Việt Nam.
Đây không phải là mô hình tổ chức, hoạt động của một nhà nước mà là các nguyên tắc định
hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước trong tổ chức thực hiện quyền lực
nhà nước để quản lý tốt mọi vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… ở mỗi
quốc gia.Để phân tích rỏ hơn về quản trị nhà nước tốt chúng ta có một số khái niệm cho:
quản trị, quản trị tốt và quản trị nhà nước tốt. Quản trị
Quản trị là khái niệm xuất phát từ phương Tây và sử dụng chủ yếu trong khối doanh nghiệp,
đến nay đã trải rộng ra nhiều lãnh thổ và lĩnh vực. Phạm vi ứng dụng của quản trị được lOMoARcPSD| 49670689
phân thành 05 cấp độ: quản trị toàn cầu, quản trị quốc gia, quản trị tổ chức, quản trị không
gian dịch vụ, quản trị cộng đồng. Quản trị được coi là công cụ đánh giá hiệu quả các thể
chế của xã hội; là cơ sở của quản trị tốt, quản trị nhà nước tốt. Liên minh châu Âu (EU)
cho rằng: “Quản trị có nghĩa là các quy tắc, quy trình và hành vi ảnh hưởng đến cách thức
thực thi các quyền lực ở phạm vi xác định, đặc biệt liên quan đến tính mở, sự tham gia,
trách nhiệm giải trình, hiệu quả và sự gắn kết”. Quản trị tốt
Quản trị tốt có nguồn gốc từ thuật ngữ “good governance”, có cùng chung gốc từ “govern”
với “government”, được áp dụng ở nhiều cấp độ khác nhau (quốc tế, châu lục, quốc gia,
vùng tự trị, bang, địa phương…) bởi nhiều chủ thể khác nhau (tổ chức quốc tế, quốc gia,
chính quyền địa phương, doanh nghiệp...), phục vụ nhiều mục đích khác nhau (để thiết lập
trật tự, hòa bình trong quan hệ chính trị quốc tế, để quản lý nhà nước, thực thi chính sách
ngành, lĩnh vực, để hỗ trợ xác định đối tượng nhận vốn đầu tư, viện trợ phát triển,...). Khi
lồng ghép quản trị tốt vào các vấn đề toàn cầu, ta có thuật ngữ quản trị tốt toàn cầu; khi đặt
vào bối cảnh một quốc gia, chúng ta có khái niệm quản trị quốc gia. Như vậy, trong bối
cảnh khác nhau, ngoại vi của khái niệm quản trị tốt cũng khác nhau.
Theo Bouckaert, mỗi phạm vi quản trị khác nhau cần một mô hình quản trị tốt khác nhau.
Quản trị nhà nước tốt
Thuật ngữ “quản trị nhà nước tốt” thường được sử dụng khi xem xét “quản trị tốt” trong
phạm vi điều chỉnh của một nhà nước. Theo Akhtar, quản trị nhà nước tốt trong bối cảnh
một nước đang phát triển được diễn giải thành các yếu tố nội hàm sau đây: 1) Xây dựng nhà nước;
2) Xây dựng quốc gia, dân tộc;
3) Xây dựng nền kinh tế quốc dân;
4) Cải thiện vị thế kinh tế - xã hội của công dân và nuôi dưỡng niềm tin của nhân dânvào
tương lai ổn định và tốt đẹp hơn;
5) Quản lý mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. lOMoARcPSD| 49670689
Về mối tương quan các khái niệm, “quản trị nhà nước tốt” bắt nguồn từ học thuyết phân
chia quyền lực với chủ trương phân chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Trong tiến trình phát triển, quản trị nhà nước chịu tác động của một số
học thuyết và kết hợp với một số yếu tố, điển hình là lý thuyết về dân chủ, pháp quyền và
học thuyết quản lý công mới. Đặc biệt, nhân tố khoa học, công nghệ từ Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đã hình thành nên diện mạo khái niệm “quản trị nhà nước tốt” hiện nay.
Trong thực tiễn, khái niệm quản trị nhà nước tốt xuất phát từ phương Tây và phổ biến trong
các doanh nghiệp, sau đó mở rộng ra toàn cầu theo mối quan hệ hợp tác giữa quốc gia với
quốc gia, giữa tổ chức quốc tế với quốc gia. Từ khi hình thành, nội hàm của từ “quản trị”
đã hàm ý công nhận sự tồn tại của một thực thể và tính đúng đắn, cần thiết của thực thể đó
(một quốc gia, một địa phương, một tổ chức tự chủ hoặc một doanh nghiệp). Theo Ooi. K,
thuật ngữ “quản trị” hiện nay xuất phát từ cách nhìn nhận kiểm soát quyền lực chính trị
như một vấn đề kỹ thuật ngày càng lớn mạnh trong tư duy phân định chức năng của Chính
phủ, gắn với chức năng quản trị điều hành của một quốc gia trong các nhà nước hiện đại.
Ở các quốc gia đang phát triển, thuật ngữ “quản trị” được sử dụng ngày càng nhiều hơn.
Ban đầu, quản trị nhà nước để thích ứng với một giai đoạn chuyển đổi hoặc quá độ, dần
dần được sử dụng phổ biến, khiến “quản trị” từ chỗ chỉ áp dụng trong một giai đoạn nhất
định đã trở thành một công cuộc xây dựng phát triển dài lâu, nhất là đối với các quốc gia
có thời kỳ quá độ kéo dài qua nhiều năm.
Nội hàm khái niệm quản trị nhà nước tốt nhấn mạnh đến các quy tắc và quy định, cơ chế
có tính chất kỹ trị và thủ tục điều chỉnh, áp chế sai phạm. Ngoại trừ các trường hợp bảo
mật nhà nước không cho phép mở rộng sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đa số các
trường hợp còn lại thì “quản trị” bộc lộ nhiều ưu điểm, trong số đó, ưu điểm lớn nhất là
thông tin chuẩn mực, phổ biến rộng rãi. Nghiên cứu về đặc tính và sự vận động của lý
thuyết và mô hình quản trị nhà nước tốt, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra đặc tính vận
động theo sự phát triển của xã hội loài người và kết luận rằng quản trị tốt là một khái niệm
động, có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các nghiên cứu phân tích cụ thể và nghiên cứu hệ thống.
1.2. Những đặc trưng cơ bản của quản trị nhà nước tốt: lOMoARcPSD| 49670689
Quản trị nhà nước tốt là việc thực hiện các công việc của nhà nước có hiệu quả với sự tham
gia của nhiều chủ thể trong xã hội, thỏa mãn nhu cầu và bảo đảm quyền của công dân, tổ chức.
Từ quan niệm trên có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của quản trị nhà nước tốt như sau:
1. Sự tham gia (participatory),
2. Định hướng đồng thuận (consensusoriented),
3. Trách nhiệm giải trình (accountable),
4. Sự minh bạch (transparent),
5. Sự kịp thời (responsive),
6. Tính hiệu lực (effective) và tính hiệu quả (efficient),
7. Tính bình đẳng và không loại trừ chủ thể nào (equitable and inclusive)
8. Tuân thủ pháp quyền (follows the rule of law).
2. Nội luật ho愃Ā cam k Āt qu Āc t Ā về qu愃愃n tr椃⌀ nh愃 nước:
2.1 Khái niệm nội lực hoá các cam kết quốc tế:
Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam
đã ký kết và gia nhập nhiều điều ước quốc tế (ĐƯQT). Tuy nhiên, để tận dụng được những
lợi thế khi tham gia các cam kết quốc tế cần tiến hành quá trình pháp lý do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện nhằm đảm bảo ĐƯQT được tuân thủ và thi hành trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia, quá trình này còn gọi là chuyển hóa ĐƯQT.
Nội luật hóa điều ước quốc tế” hay “chuyển hóa điều ước quốc tế” được hiểu là chuyển
hóa các điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước và thi hành các điều ước
quốc tế đó trên cơ sở các quy phạm pháp luật trong nước vốn là quy phạm của điều ước quốc tế.
Nội luật hóa và quá trình chấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế là hai khái niệm
pháp lý khác nhau và có mối quan hệ tương đối độc lập với nhau:
• Việc chấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước là hành vi của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước và
thông qua đó thể hiện việc quốc gia tham gia điều ước chấp nhận việc
áp dụng các quy định của điều ước đó đối với mình.
• Trong khi đó, nội luật hóa là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tiến hành các hoạt động cần thiết để chuyển hóa các quy phạm của điều lOMoARcPSD| 49670689
ước quốc tế thành quy phạm của pháp luật quốc gia bằng cách ban hành,
sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật
2.2 Nguyên tắc nội lực hoá các cam kết quốc tế:
Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật. Tuân
thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đảm bảo tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành, văn bản quy phạm pháp luật
( trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước)
Đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật
Đảm bảo tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật
Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Vai tr愃 c愃愃a c愃Āc cam k Āt qu Āc t Ā đ Āi với qu愃愃n tr椃⌀ nh愃 nước t Āt:
Với tư cách là một chủ thể kinh tế, nhà nước phải chịu những biến đổi sâu rộng: các
chính sách tư hữu hóa đã tác động như một cơ chế phanh kìm hãm lại các dịch vụ công
kinh tế. Nhà nước có xu hướng trở thành chủ thể điều hành đơn thuần và là trọng tài của
sự vận hành kinh tế thay vì là người chủ cuộc chơi. Và ngay trong lĩnh vực này nhà nước
cũng phải điều đình, phối hợp, hợp tác với các chủ thể mới như các tổ chức tài chính, tiền
tệ quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia…
Nhà nước cũng buộc phải kiếm các nguồn lực khác từ thị trường - kêu gọi sự tham gia
của các chủ thể ngoài nhà nước. Mô hình quản trị truyền thống dựa trên các quy tắc do giới
kỹ trị xây dựng (hay còn gọi là mô hình quản trị theo chế độ đại diện lợi ích) cần phải được
thay thế bằng một mô hình mới – mô hình quản trị hợp tác. Theo đó, mô hình này đòi hỏi
sự tham gia rộng rãi, linh hoạt của các chủ thể và chia sẻ thông tin, chia sẻ trách nhiệm
giữa chủ thể công (nhà nước) và các chủ thể tư trong việc xây dựng và điều chỉnh các quy
tắc, quy định (lập quy hay còn gọi là điều tiết – Regulatory). Quản trị hiện đại xuất hiện
như là sự thay thế cho quản lý, cai trị truyền thống. Theo đó, quản trị là được hiểu là cách
thức đưa ra các quyết định thông qua việc thảo luận, đàm phán thường xuyên giữa các chủ
thể xã hội. Nói cách khác, đối tượng quản lý được thay thế bằng đối tác cùng hành động.
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, quản trị nhà nước tốt không diễn ra đơn
lẻ mà luôn được gắn với mục tiêu kinh tế. Vì thế việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, lOMoARcPSD| 49670689
kêu gọi hợp tác giữa các quốc gia là điều nên làm. Các nước OECD, các hiệp định EVFTA,
WTO luôn gắn điều kiện về quản trị nhà nước tốt với các khoản viện trợ ODA cho các
nước đang phát triển. Việc thực hiện các cam kết quốc tế đang đặt các chính phủ dưới sự
giám sát chặt chẽ hơn, dẫn đến cải thiện hành vi của nhà nước và các chính sách kinh tế
theo hướng có trách nhiệm hơn.Bởi các cam kết quốc tế góp phần hướng tới quản trị nhà
nước tốt. Điển hình các đặc trưng cơ bản của quản trị nhà nước tốt được phản ánh rỏ nét
trong quan niệm của các tổ chức quốc tế như: -
Quan niệm của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP): đảm bảo sự
tham gia; sự công bằng của luật pháp; tính minh bạch; đáp ứng mọi bên liên quan; hướng
tới sự đồng thuận; bình đẳng; hiệu lực và hiệu quả; trách nhiệm giải trình; tầm nhìn chiến lược. -
Quan niệm của Ngân hàng Thế giới: tiến trình hoạch định chính sách công khai và
có dự đoán trước; hành chính công chuyên nghiệp; bộ máy hành pháp có trách nhiệm giải
trình; sự tham gia tích cực của người dân vào hoạt động công; luật pháp công bằng. -
Quan niệm của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA): trách nhiệm giải trình về mặt tài
chính ở cấp độ vĩ mô và đối với hoạt động của tổ chức ở cấp vi mô; tính minh bạch, đặc
biệt là trong tiến trình phân bổ ngân sách, mua sắm công; luật pháp công bằng, trong đó có
một khuôn khổ pháp lý công bằng, ổn định, có thể dự đoán được và được công chúng biết
đến; sự tham gia của người dân vào việc hình thành các chiến lược phát triển có ảnh hưởng đến cộng đồng. -
Quan niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): trách nhiệm giải trình; đảm
bảo sự tham gia (của các bên liên quan trong quá trình hoạch định chính sách); có thể dự đoán được; minh bạch.
4. Ví dụ điển hình cho việc thực hiện cam k Āt qu Āc t Ā góp phần hướng tới
qu愃愃n tr椃⌀ nh愃 nước t Āt:
Việt Nam đã tham gia Hiệp định ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi
nhuận (MLI) từ tháng 2/2022. Do đó, Việt Nam cần rà soát, điều chỉnh và ban hành các
quy định về thuế của mình phù hợp với những nội dung đã cam kết tại MLI.
Việc tham gia triển khai thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của
Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn
mực quốc tế nói riêng. Việc tích cực tham gia, thực hiện các công cụ, khuôn khổ pháp lý lOMoARcPSD| 49670689
của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của Việt
Nam trong mắt các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài.
Điều này cũng sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý về thuế của Việt Nam và thúc đẩy
sửa đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) theo hướng giảm ưu đãi về thuế và tăng
cường cạnh tranh bằng môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nhân lực...
Khi được thực thi thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần tăng nguồn thu từ thuế, hạn chế các
hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá…, của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Việt Nam có thể tận dụng nguồn thu tăng thêm từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (nếu
có) để tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện các yếu tố về môi trường đầu
tư như: cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực...
Tuy nhiên, khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, sức cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt
Nam có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi chính sách ưu đãi thuế thay đổi. Châu Á hiện
nay là khu vực có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thấp nhất so với các khu
vực khác trên thế giới và dự kiến có thể chịu tác động nhiều nhất khi các doanh nghiệp
(DN) đa quốc gia phân bổ lại hoạt động, đầu tư của mình nhằm tối ưu về thuế.
Ví dụ, việc Hàn Quốc áp dụng mức thuế TNDN tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024 sẽ ảnh
hưởng đến dòng vốn đầu tư của các DN Hàn Quốc tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, Samsung là DN FDI lớn của Việt Nam có thể sẽ là đối tượng chịu sự điều chỉnh
của các quy định pháp luật mới của Hàn Quốc. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi thuế hiện
tại của Việt Nam vẫn có thể đem lại lợi ích cho các công ty không nằm trong phạm vi điều
chỉnh như các công ty trong nước, hoặc các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia có
doanh thu dưới ngưỡng 750 triệu EUR.
Thu Ā t Āi thiểu to愃n cầu l愃 cơ hội rất lớn cho Việt Nam
Phát biểu tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh
tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu”, do Tạp chí
Nhà đầu tư tổ chức mới đây, GS-TSKH. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội rất lớn cho Việt Nam.
GS-TSKH. Nguyễn Mại cho biết, theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15% với các công ty có doanh thu 750 triệu
Euro trở lên sẽ giúp các nước không còn phải áp dụng các giải pháp để chống chuyển giá. lOMoARcPSD| 49670689
Vì thuế tối thiểu toàn cầu ngăn chặn cơ bản các công ty đa quốc gia (TNCs) không thể lợi
dụng các “thiên đường thuế” để trốn thuế, chuyển giá, mà sẽ phân bổ khoảng 220 tỷ USD
tiền thuế về các nước nhận đầu tư, trong đó các nước đang phát triển được hưởng hơn 110 tỷ USD.
Do đó, câu chuyện của Việt Nam cần là có giải pháp thế nào? Không chỉ Chính phủ, các
bộ ngành, địa phương quan tâm, đặc biệt các TNCs ở Việt Nam rất quan tâm.
Việt Nam có hơn 26.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, trong đó có khoảng hơn 200
doanh nghiệp có doanh thu 750 triệu Euro. Hầu hết các doanh nghiệp này đang hưởng ưu
đãi thuế do Việt Nam ban hành thấp hơn thuế tối thiểu toàn cầu.
Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, năm 2022, khi tình hình dịch Covid-19 ổn định, Chính phủ
đã bắt đầu cho nghiên cứu về quy tắc thuế mới này. Hiện Việt Nam đang làm một cách
thận trọng, vì việc này liên quan đến các nhà đầu tư lớn. Chính phủ muốn tham vấn ý kiến
của nhà đầu tư, cũng như ý kiến của những nước, lãnh thổ đầu tư nhiều vào Việt Nam như
Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Singapore...
Nếu Chính phủ có thể trình Quốc hội sửa các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư, Luật Quản lý thuế vào tháng 10/2023 thì đầu năm 2024 có thể thực hiện được. Nếu
không kịp, Quốc hội có thể ra nghị quyết cho Chính phủ ban hành các quy định dưới luật để thực hiện. III. K Āt luận:
Cùng với làn sóng toàn cầu hoá đang lan toả mạnh mẽ trên thế giới Việt Nam cũng hoà vào
làn sóng bằng việc gia nhập các tổ chức quốc tế. Việc đó sẽ giúp mở rộng quan hệ bạn
hàng. Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế qua, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan
và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường
thế giới. Để có thể gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế nói riêng, cũng như các tổ chức
quốc tế nói chung, nước ta phảm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà các tổ chức
đưa ra. Ở Việt Nam, nội dung chuyển hóa ĐƯQT vào pháp luật quốc gia được quy định cụ
thể từ năm 2005 với việc Quốc hội thông qua Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT
với 2 hình thức chuyển hóa ĐƯQT như: áp dụng trực tiếp và nội luật hóa. Áp dụng trực
tiếp là việc thừa nhận các quy phạm ĐƯQT được tự động thi hành pháp luật như pháp luật
trong nước thông qua việc ban hành quyết định thừa nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung
của ĐƯQT đó. Trong trường hợp ĐƯQT không đáp ứng đủ các điều kiện để áp dụng trực lOMoARcPSD| 49670689
tiếp như: Nội dung của ĐƯQT chưa đủ rõ hoặc chưa đủ chi tiết mà cần thiết phải hướng
dẫn, giải thích thêm thì thực hiện ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) mới hoặc
sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản QPPL hiện hành để thực thi ĐƯQT (còn gọi là phương
pháp nội luật hóa). Bằng việc “nội luật hoá” các quy định của điều ước quốc tế, thì ở những
mức độ khác nhau, đã có thể coi các quy định của điều ước quốc tế đó là một bộ phận cấu
thành của pháp luật trong nước. Việc thực thi các cam kết là đúng đắn bởi lẻ những tổ chức
quốc tế luôn mong muốn những nước thành viên phải có sự quản trị nhà nước tốt, những
cam kết quốc tế đưa ra sẽ góp phần hướng tới quản trị nhà nước tốt.
T愃i liệu tham kh愃愃o
Trần Trung Kiên, Nguyễn Thị Quỳnh Giang (13/12/2021). Quản trị nhà nước tốt và những
gợi mở đối với Việt Nam. T愃⌀ p ch椃Ā T ऀ chức Nhà nước.
https://tcnn.vn/news/detail/52999/Quan-tri-nha-nuoc-tot-va-nhung-goi-mo-doi-voi- VietNam.html
Nguyen Van Quan. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 33, số 1(2017)
Lê Thị Thúy (29/09/2019). Nội luật hóa cam kết hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên FTA
thế hệ mới. Tạp chí tài chính. https://tapchitaichinh.vn/noi-luat-hoa-cam-ket-hoi-
nhapquoc-te-trong-ky-nguyen-fta-the-he-moi.html
Nguồn: truongchinhtri.kontum.gov.vn. Những lợi ích kinh tế quốc gia của Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Kon
Tum. http://stnmt.kontum.gov.vn/vi/news/thong-tin-tuyen-truyen/nhung-loi-ich-kinh-
tequoc-gia-cua-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-1028.html
PGS.TS Văn Tất Thu, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (05/02/2021). Quản trị nhà nước tốt
và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước ở Việt Nam. Cổng thông tin điện tử Sở
nội vụ tỉnh Bắc Giang. https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-
/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/ quan-tri-nha-nuoc-tot-va-nhung-van-e-at-ra-oi-
voi-quan-ly-nha-nuoc-o-viet-nam
Văn Tuấn-Đức Việt (TBTCO) (03/03/2023). Cơ hội lớn để tăng thu ngân sách từ thuế tối
thiểu toàn cầu. Tổng cụ Thuế.
https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/z1/vVTJUsMwDP2VXnJMrOwJt26kaWmhQNr
Gl04WZ4HGKalpgK_HAYaBgRIYBnyRNPOkJ8nPRhitEKbBPk8Dlpc02PDYx8a6P5_
0F5MFgOWdDcCdTs2F5w4ALk20fAY43ZFmnnCA5gC4Wu90NurPZXBVhN_mO3N
NAXfojHuz86EMx_pLPhw4XWjLXyCMcETZlmXIT2PWiUrKCGUC7II1j58sJfXu1Vk
TDimLewEUUFQBWBbQtMOdWNVsUzZkMQkjWdTkwBZD005EQmyIQ0sPlBAatm lOMoARcPSD| 49670689
2Ux8j_FnrZtj789fDLhq9lv201fN6DebCHsYaW-
5zUyKNlVfAbv_jhiKNWBuOXDFWdybwtWVX5Yfv1fwRwnwJ5Zf3dzgLtdxo907hlb_
IGTeVx4WUh0VEki2pXCxqIah24 asq3LTVJeGqpUiXJGEVKSSbiv-
HWSMbXdHAghQ17WUlmW6IVJUFgJ8lpKVOz7MeyTaFp5XWOq9eJ1Mh6rmj_cPv
ZnYmJNkynT_EfcgPLs!/dz/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/