Quản trị rủi ro thị trường đối với tập đoàn Hòa Phát | Báo cáo môn Quản trị rủi ro tài chính
Báo cáo môn học Quản trị rủi ro tài chính với đề tài "Quản trị rủi ro thị trường đối với tập đoàn Hòa Phát" của sinh viên học viện Ngân hàng giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị rủi ro tài chính (FIN75A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
----🖎 🖎---
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI TẬP
ĐOÀN HÒA PHÁT
Giảng viên hướng dẫn
: TS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG Nhóm : 09
Họ và tên
: Nguyễn Trọng Tín Mã SV : 21A4010580 Lớp : K21TCD
Hà Nội – Tháng 10/2021
Mục lục
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ........................................ 3
1.1 Tổng quan tập đoàn ............................................................................................ 3
1.2 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 3
1.3 Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................. 4
2 NHẬN DIỆN RỦI RO THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ........................ 5
2.1 Rủi ro lãi suất ...................................................................................................... 5
2.2 Rủi ro tỷ giá ........................................................................................................ 5
2.3 Rủi ro giá cổ phiếu ............................................................................................. 7
2.4 Rủi ro giá hàng hóa............................................................................................. 7
3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO ...................................................................... 8
3.1 Phân tích, đánh giá rủi ro lãi suất ...................................................................... 8
3.2 Phân tích, đánh giá rủi ro tỷ giá ......................................................................... 9
3.3 Phân tích, đánh giá rủi ro giá cổ phiếu ............................................................ 11
3.4 Phân tích, đánh giá rủi ro giá hàng hóa ........................................................... 13
4 ĐO LƯỜNG RỦI RO THEO PHƯƠNG PHÁP VaR ...................................... 14
5 ĐỀ XUẤT VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÒNG HỘ RỦI RO ............. 21
6 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 22
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 22 2
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 1.1 Tổng quan tập đoàn
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG) là một trong những Tập đoàn sản xuất
công nghiệp đa ngành tại Việt Nam. Năm 2007, HPG tái cấu trúc theo mô hình Tập
đoàn, trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng
các Công ty thành viên. Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu trong các lĩnh
vực thép xây dựng, ống thép và tôn mạ, sản xuất công nghiệp khác như nội
thất, điện lạnh, thiết bị xây dựng, nông nghiệp và bất động sản. Sản xuất sắt thép là
lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn
Tập đoàn. HPG hiện là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất
Việt Nam với thị phần lần lượt là 32,6% và 35% trong khi mảng nội thất Hòa Phát
dẫn đầu thị phần nội thất văn phòng trên thị trường nội địa. 3 1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 1: Cơ cấu tổ chức tập đoàn Hòa Phát Nguồn: www.hoaphat.com.vn
“Hiện nay Tập đoàn Hòa phát đang có mô hình tổ chức với các Tổng công ty
phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn. Theo đó, sẽ có 4 Tổng công ty
trực thuộc Tập đoàn cơ cấu lại tổ chức bao gồm: Tổng công ty Gang Thép, Tổng
công ty Ống thép và Tôn mạ màu, Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp, Tổng công
ty Phát triển Bất động sản.
Cụ thể hơn, Tổng công ty Gang Thép sẽ quản lý các Công ty Thép Hòa Phát tại
Hưng Yên, Hải Dương và Dung Quất, Công ty Chế tạo kim loại Hòa Phát, Công ty
cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông.
Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu sẽ quản lý Công ty Ống thép Hòa Phát và Công ty Tôn Hòa Phát.
Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp sẽ quản lý các Công ty Thức ăn chăn nuôi
Hòa Phát tại Hưng Yên, Đồng Nai, Công ty Phát triển 4
Chăn nuôi Hòa Phát, Công ty Thương mại Hòa Phát và Công ty Gia cầm Hòa Phát.
Tổng công ty Bất động sản sẽ quản lý Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển
Đô thị Hòa Phát, Công ty Điện lạnh Hòa Phát.”(2)
1.3 Lĩnh vực hoạt động
Hình 2 Cơ cấu doanh thu và LNST của Hòa Phát
Từ Hình 2 có thể thấy sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu là gang thép và các
sản phẩm ống, tôn mạ là trọng tâm hoạt động của Tập đoàn (đóng góp trên 80%
doanh thu và lợi nhuận). Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng thực hiện đầu tư sang các
lĩnh vực khác như nông nghiệp (chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón) và bất
động sản (đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản dân dụng và khu công nghiệp).
2 NHẬN DIỆN RỦI RO THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2.1 Rủi ro lãi suất
Quỹ 4 năm 2021 là thời gian quan trọng để khôi phục kinh tế nếu đại dịch được
khống chế lúc này NHNN và các tổ chức tài chính, 5
ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh lãi suất phù hợp cho giai đoạn quỹ 4.
Với một tập đoàn lớn như Hòa phát thì việc vay nợ và sử dụng các công cụ tài chính
gắn với lãi suất thả nổi là việc cần thiết để tối ưu cơ cấu vốn. Tận dụng được lá
chắn thuế lãi vay và khuếch đại vốn trong quá trình hoạt động. Nhưng đi kèm
với đó là những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng các công cụ tài chính có lãi suất thả
nổi sẽ có rủi ro làm ảnh hưởng đến chi phí mà doanh nghiệp trả lãi hay sử dụng các công cụ tài chính.
Vì là tập đoàn lớn nên các khoản vay lớn và giá trị các hợp đồng sử dụng công cụ
tài chính cũng lớn. Chỉ cần thay đổi nhỏ trong lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của cả tập đoàn. 2.2 Rủi ro tỷ giá
Với thông tin chính phủ Mỹ sắp chạm ngưỡng trần nợ công và nguy cơ vỡ nợ trái
phiếu do chi cho các gói hỗ trợ Covid 19 đã làm tình hình trở nên căng thẳng. Cả
thế giới đang trông chờ vào cuộc họp của FED có thắt chặt tiền tệ không. Nếu
không kiểm soát được thì việc có điều chỉnh tỷ giá đồng USD là điều không tránh khỏi.
Công ty có rủi ro tỷ giá từ giao dịch đi vay bằng đơn vị tiền tệ không phải là
VND, đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty. Đơn vị tiền tệ của các giao dịch này
chủ yếu là Đô La Mỹ (USD). 6
Ngoài ra công ty còn chịu rủi ro tỷ giá từ các hợp đồng mua nguyên liệu sản
xuất như quặng sắt, phế liệu, than mỡ. Nguồn cung nguyên liệu trong nước là
không đủ công ty đã kí các hợp đồng lớn nhập nguyên liệu từ nước ngoài:
“Ngày 14/10/2015, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát đã ký hợp đồng nhập khẩu
quặng sắt dạng cám của đối tác là Tập đoàn Anglo America Plc, nằm trong
Top 5 Tập đoàn khai thác mỏ lớn nhất thế giới, có trụ sở chính ở London. Theo đó, Hòa Phát sẽ nhập
300.000 tấn quặng sắt hàm lượng Fe 63,5% trong vòng 6 tháng đầu năm 2016
có nguồn gốc từ mỏ Sishen thuộc Tập đoàn Anglo American ở Nam Phi.
Đây là hợp đồng thứ hai sau lô quặng 55.000 tấn, nhập về ngày 21/6/2015. Tuy
nhiên khối lượng nhập khẩu lần này lớn hơn nhiều và trong khoảng thời gian dài
nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên 7
liệu chất lượng tốt và ổn định cho sản xuất của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương.
Từ quý I/2016, Khu liên hợp gang thép sẽ đạt công suất gần 1,8 triệu tấn, do đó,
nhu cầu của Hòa Phát (HPG) với quặng sắt có hàm lượng cao là rất lớn, nhưng
trong nước không đủ nguồn hàng để mua.
Ông Mai Văn Hà – Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát cho biết, giá thu
mua quặng hàm lượng 63,5% Fe trong nước thời điểm hiện tại khoảng 1.250.000
đồng/tấn, trong khi giá nhập khẩu vào khoảng 55USD (giá về đến cảng của nhà
máy), tức là giá quặng mua trong nước và thị trường quốc tế gần tương đương
nhau. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia ngành luyện kim, giá quặng
nhập khẩu sẽ thấp hơn giá quặng trong nước.”
Có thể thấy với các hợp đồng giao dịch nguyên liệu lớn như thế này thì rủi ro
tỷ giá là rất nhiều và cần được phòng hộ bằng các hợp đồng phái sinh hoặc các công cụ khác.
2.3 Rủi ro giá cổ phiếu
Trong quỹ 4 cuối năm 2021 với tình hình đại dịch phức tạp nhưng chứng khoán
trong nước liên tục xô đổ các đỉnh cũ nhờ dòng tiền từ các nhà đầu tư F0 và
việc chống dịch hiệu quả năm 2020. Nhưng sang năm 2021 tình hình dịch
bệnh ở Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh phía nam đã mất kiểm soát dẫn đến nền
kinh tế ảnh hưởng sâu rộng tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm giảm đáng kể. Và
sự thật là từ tháng 5 đến nay thị trường chứng khoán đã trở nên kém hấp dẫn, thanh
khoản yếu đi và nhiều rủi ro do tâm lý lo sợ dịch bệnh bao trùm, nền kinh tế đi
xuống. Cộng với tình hình nợ công ở Mỹ, Nguy cơ vỡ nợ tập đoàn EverGrand của
Trung Quốc thì nguy cơ sụp đổ hệ thống là hoàn toàn có cơ sở. 8
Mặc dù HPG được nằm trong rổ VN30, thanh khoản cao. Được mệnh danh là
cổ phiếu quốc dân vì đầu tư vào HPG nhà đầu tư sẽ an tâm với khoản đầu tư của
mình. Hệ số beta HPG là 1.11 theo CafeF, đây là mức an toàn không quá biến động
so với thị trường mà gần như chỉ biến động hơn một chút so với thị trường chung.
Mặc dù thế nhưng HPG vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro về giá cổ phiếu khi
thị trường chung xấu đi thì vẫn phải chịu rủi ro về giá cổ phiếu giảm. 2.4 Rủi ro giá hàng hóa
Quý 4 cũng là quỹ gần tết nhu cầu xây dựng nhà cửa tăng cao, giá cả hàng hóa
được đẩy lên. Nên rủi ro về thay đổi giá hàng hóa là hoàn toàn có cơ sở, chưa kể
tình hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, nhập khẩu
hàng hóa làm tăng chi phí.
Thép và các đầu vào (quặng, than…) đều là các hàng hóa có biến động giá lớn và
ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận của HPG (ước tính chi phí than và quặng
chiếm khoảng 60-65% giá thành sản xuất 1 tấn thép lò cao của Hòa Phát. Ước tính
khoảng 60-70% quặng sắt của HPG và hầu hết than nhiệt tiêu thụ là nhập khẩu, do
đó biến động giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế sẽ ảnh hướng đáng kể đến kết
quả kinh doanh của HPG. Theo ước tính dựa trên các giả định cho năm 2019, 1%
tăng lên của giá quặng và giá than sẽ khiến lợi nhuận sau thuế của HPG giảm lần
lượt 0.8% và 0.9% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO
3.1 Phân tích, đánh giá rủi ro lãi suất
Tại ngày báo cáo các công cụ lãi suất hưởng lãi suất của Công ty như sau: 9
Mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản (1% thay đổi) về lãi suất sẽ làm tăng hoặc giảm
14.148 triệu VND lợi nhuận thuần của Công ty (2020: 34.127 triệu VNĐ). Phân
tích này dựa trên giả định là tất cả các biến số khác sẽ không thay đổi, đặc biệt là tỷ giá hổi đoái.
Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro lãi suất
Với 2 tiêu chí mức độ tổn thất tối đa và khả năng xảy ra tổn thất. Theo báo cáo tài
chính 6 tháng đầu năm 2021 1% thay đổi về lãi suất làm tăng hoặc giảm 14.148 triệu vnđ.
Cùng với đó là lãi suất thả nổi trong quỹ 4 này theo em dự đoán sẽ có thay đổi do
tình hình đại dịch và kinh tế phức tạp.
=>Nên em xếp rủi ro lãi suất của Hòa Phát vào nhóm quan trọng (Importannt risk)
Xác suất xảy ra rủi ro lãi suất
Theo em xác suất xảy ra rủi ro lãi suất là mức 3 (Có thể) dựa trên 2 yếu tố:
-Khả năng xảy ra rủi ro trong tương lai: Rủi ro có thể và có thể có xảy ra tại một thời gian.
-Với tần suất của việc xảy ra trong quá khứ là 1 năm đến 1 vài lần.
Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro lãi suất 10
Em ước lượng thời điểm xảy ra rủi ro ở mức 2 (Sắp xảy ra) – Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần
Xác định rủi ro
Dựa vào mức độ tổn thất mức Lớn và xác suất xảy ra ở mức 3(Có thể). Em đánh giá
mức độ rủi ro ở mức Cao.
3.2 Phân tích, đánh giá rủi ro tỷ giá
Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro tỷ giá
Dựa vào hình trên trên tính toán qua có thể thấy với mức vay nợ như hiện nay tại
ngày 01/01/2021 nếu như tỷ giá USD/VNĐ thay đổi từ 22.920(30/06/2020) lên
23.035(01/01/2021 ) thì đã gây ra thiệt hại gần 21 tỷ đồng Việt Nam. Như đã
nói ở trên thì hiện tại tình hình căng thẳng nợ công ở Mỹ đang phức tạp và
nếu bong bóng nợ ở Mỹ vỡ thì tỷ giá sẽ điều chính mạnh hơn lúc này thiệt hại
là không lường trước được. 11
Cộng thêm các hợp đồng mua nguyên liệu lớn từ nước ngoài đã nói ở phần 2 thì
chắc chắn quy mô tổn thất nếu như rủi ro tỷ giá xảy ra là rất cao.
Như vậy dựa vào mức độ tổn thất tối đa và khả năng xảy ra tổn thất em xếp
rủi ro tỷ giá vào nhóm quan trọng (Important risks)
Xác suất xảy ra rủi ro tỷ giá
Có thể nói nguy cơ là có nhưng đồng USD được xem là đồng mạnh nhất thế giới
nên tính ổn định của nó cũng rất cao.
Em xếp ở mức 4 (Không thể), Khả năng xảy ra trong tương lai là không thể xảy ra
nhưng vẫn có thể xảy ra, Tần suất xuất hiện trong quá khứ là dưới 10 năm 1 lần.
Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro tỷ giá
Em xếp thời điểm xuất hiện rủi ro tỷ giá ở mức 2 (Sắp xảy ra), Rủi ro sẽ xuất
hiện trong tương lai gần.
Xác định rủi ro
Dựa vào mức độ tổn thất ở mức Lớn và xác suất xảy ra ở mức 4 (Không thể). Em
đánh giá mức độ rủi ro ở nhóm Trung Bình
3.3 Phân tích, đánh giá rủi ro giá cổ phiếu
Mặc dù ảnh hưởng của giá cổ phiếu không rõ ràng như rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi
suất. Vì giá cổ phiếu ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty khi phát hành
mới (thị trường sơ cấp) nhằm huy động vốn. Còn trong thị trường thứ cấp nơi các
nhà đầu tư giao dịch với nhau thì khi chia cổ tức, mua bán cổ phiếu quỹ, phát hành
thêm sẽ làm ảnh hưởng đến tài chính và vốn cổ phần của những người nắm giữ cổ phần công ty.
Giá trị cổ phiếu công ty có ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường của công ty và các
nghiệp vụ trả cổ tức, phát hành thêm, mua bán cổ phiếu quỹ nhằm huy động vốn,
tăng vốn điều lệ hoặc ổn định giá 12
cổ phiếu. Nên nếu giá trị cổ phiếu giảm không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư mà
còn ảnh hưởng đến cả tài chính công ty. Ngoài ra giá trị cổ phiếu và uy tín,
tình hình phát triển, lợi nhuận, quy mô của doanh nghiệp cũng có liên hệ chặt chẽ
với nhau. Nếu giá cổ phiếu tăng trưởng tốt qua hàng năm thì cũng chứng tỏ doanh
nghiệp ấy làm ăn tốt và đang có triển vọng mở rộng, phát triển tốt hơn so với những
doanh nghiệp có giá cổ phiếu đi xuống và mất thanh khoản. 13
Với mức giá đóng cửa hôm 01/10/2021 của HPG là 53.400 đồng thì vốn hóa thị
trường của Hòa Phát đang là 238.854 tỷ đồng.
Với lượng cổ phiếu đang lưu hành là 4.472.922.706 nếu giá cổ phiếu giảm 1000
đồng thì vốn hóa thị trường của Hòa Phát cũng bay hơi 4.472 tỷ đồng
Cùng với đó nếu công ty giữ lượng cổ phiếu quỹ lớn cũng sẽ gây thiệt hại cho công
ty khi giá cổ phiếu đi xuống. Các chủ sở hữu doanh nghiệp với cổ phần lớn hay các
nhà đầu tư cũng thiệt hại đi theo đó.
Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro giá cổ phiếu
Do đặc thù giá cổ phiếu ở thị trường thứ cấp nên không ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình tài chính doanh nghiệp. Chỉ ảnh hưởng lên vốn hóa thị trường và các mục
cổ phiếu quỹ, chi trả cổ tức, phát hành cổ phiếu mới, vốn điều lệ trong các trường
hợp tăng vốn, huy động vốn….
Cộng với việc HPG có xu hướng tăng giá khá tốt, thanh khoản cao được xem là cổ
phiếu quốc dân trong rổ VN30.
Em xếp rủi ro giá cổ phiếu ở nhóm Không quan trọng (Unimportant risks)
Xác suất xảy ra rủi ro giá cổ phiếu
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang biến động nhiều và các cổ phiếu dù được
niêm yết ở trong rổ VN30 thì cũng không tránh khỏi biến động đó. Hệ số beta của
HPG là 1.11 được xem là an toàn biến động cùng chiều với thị trường.
Em đánh giá xác suất xảy ra rủi ro ở mức 2 (Có khả năng), Rủi ro có khả năng
xảy ra thường xuyên, Tần suất trong quá khứ là 1 tháng đến vài lần.
Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro giá cổ phiếu 14
Em xếp ở mức 3 (Rất gần), Rủi ro sẽ xuất hiện trong thời điểm rất gần thời điểm phân tích.
Xác định rủi ro
Với mức tác động theo em đánh giá ở mức 2 (Nhỏ) và Xác suất xảy ra ở mức 2 (có
khả năng) thì mức độ rủi ro được xếp vào nhóm Trung Bình.
3.4 Phân tích, đánh giá rủi ro giá hàng hóa
Có 2 rủi ro về giá hàng hóa là giá nguyên vật liệu nhập vào tăng cao do thiếu
hụt nguồn cung phải nhập khẩu lượng lớn từ nước ngoài. Thứ 2 là giá thép thành
phẩm giảm giá. Cả 2 đều làm giảm trực tiếp lơi nhuận cho doanh nghiệp do tăng
chi phí nguyên liệu và giảm doanh thu chiều bán ra.
Em xin được lấy ví dụ về các hợp đồng mua nguyên liệu lớn của Hòa Phát do
thiếu thông tin nên số liệu khá cũ “Ngày 14/10/2015, Công ty Cổ phần Thép Hòa
Phát đã ký hợp đồng nhập khẩu quặng sắt dạng cám của đối tác là Tập đoàn
Anglo America Plc, nằm trong Top 5 Tập đoàn khai thác mỏ lớn nhất thế giới,
có trụ sở chính ở London. Theo đó, Hòa Phát sẽ nhập 300.000 tấn quặng sắt hàm
lượng Fe 63,5% trong vòng 6 tháng đầu năm 2016 có nguồn gốc từ mỏ Sishen
thuộc Tập đoàn Anglo American ở Nam Phi.
Đây là hợp đồng thứ hai sau lô quặng 55.000 tấn, nhập về ngày 21/6/2015. Tuy
nhiên khối lượng nhập khẩu lần này lớn hơn nhiều và trong khoảng thời gian dài
nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu chất lượng tốt và ổn định cho sản xuất của
Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương.” giá nhập khẩu vào khoảng
55USD/tấn (giá về đến cảng của nhà máy)
Có thể thấy với lượng nguyên liệu lớn như trên nếu giá hàng hóa tăng thêm 1 đô thì
chi phí cho nguyên liệu sẽ tăng thêm 6,9 tỷ đồng. 15
Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro giá hàng hóa
Như vậy với mức độ rủi ro tối đa và xác suất xảy ra em xếp rủi ro giá hàng hóa
vào nhóm Không quan trọng (Unimportant risks)
Xác suất xảy ra rủi ro giá hàng hóa
Theo em đánh giá ở mức 3 (Có thể), tần suất xảy ra trong quá khứ là 1 năm đến vài lần
Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro giá hàng hóa Mức 2 (Sắp xảy
ra), rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần Xác định rủi ro giá hàng hóa
Với mức tác động Nhỏ và xác suất xảy ra mức 3 (Có thể), em xếp rủi ro hàng hóa ở nhóm Trung Bình.
4 ĐO LƯỜNG RỦI RO THEO PHƯƠNG PHÁP VaR
Do các vấn đề về số liêu nên ở bài này em xin phép chỉ đo lường được Value at
Risks của rủi ro giá cổ phiếu
Với dữ liệu là giá đóng cửa của HPG từ ngày 05/07/2013 đến 24/09/2021
Giả định mức đầu tư ban đầu là 100.000$
Sử dụng Rstudio để tính VaR với giả định đầu tư ở mức 100.000$ 16 #Mở file data t=file.choose()
setwd("D:/HỌC VIỆN NGÂN HÀNG/QUẢN TRỊ RỦI RO/HPG") #Đọc data da=read.csv(t, header = T) #Mở data đầu head(da)
#Dừng data, chuyển dữ liệu qua lg hpg=log(1+da[,7]) 17 #Hàm thua lỗ lấy dấu - nhpg=-hpg #Gọi thư viện library(fBasics)
#Tính Phương sai, độ lệch chuẩn Var basicStats(nhpg)
# Vẽ mô hình kiểm tra tính dừng ts.plot(hpg) 18
#SỬ DỤNG MÔ HÌNH Rugarch TÍNH Value at Risk VaR #Gọi thư viện rugarch library(rugarch) #Chỉ định mô hình spec1=ugarchspec(mean.model =
list(armaorder=c(0,0)),variance.model =
list(model="iGARCH",garchorder=c(1,1)))
m1=ugarchfit(spec=spec1,data=nhpg) #Chạy mô hình m1 19
#Mở độ lệch chuẩn ugarchforecast(m1,n.head=5)
# Tính Value at Risk VaR với mức đầu tư 100000$ # Cách 1 thủ công v1= 0+ qnorm(0.99)*0.02732 var1= v1*100000 var1 # Cách 2 Dùng RMeasure
source("RMeasure.R") RMeasure(0, 0.02732) 20
#SỬ DỤNG MÔ HÌNH fGarch TÍNH Value at Risk VaR #Gọi thư viện, library(fGarch) #chỉ định mô hình spec1=ugarchspec(mean.model =
list(armaorder=c(0,0)),variance.model =
list(model="fGARCH",submodel="GARCH",garchorder=c(1,1)))
m2=garchFit(~arma(0,0)+garch(1,1), data=nhpg,trace=F) #Chạy mô hình m2 21 #Tính độ lệch chuẩn predict(m2,5)
#Tính Vale at Risk VaR RMeasure(0.000550419, 0.02549785)
#Cách 3 dùng mô hình quantile TÍNH Value at Risk VaR VaR3=(- quantile(nhpg, 0.05))*100000 VaR3
#Cách 4 Dùng phương pháp monte 22 #CHỉ định mô hình set.seed(149875) mu=mean(nhpg) sigma=stdev(nhpg)
sim=rnorm(1000,mean=mu, sd=sigma) VaR4=-
quantile(sim, 0.05)*100000 #Chạy mô hình VaR4
Kết luận sau khi chạy Rstudio:
Với độ tin cậy 99%, mức đầu tư ban đầu là 100.000$. Trong điều kiện nên kinh tế
bình thường mức thua lỗ tối đa nằm trong khoảng từ 6237$ đến 6355$.
Với độ tin cậy 95%, mức đầu tư ban đầu là 100.000$. Trong điều kiện nền kinh tế
bình thường mức thua lỗ tối đa nằm trong khoảng từ 3729$ đến 4762$.
5 ĐỀ XUẤT VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÒNG HỘ RỦI RO Rủi ro lãi suất
Phòng ngừa bằng các hợp đồng Swap hoãn đổi lãi suất Rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa bằng các hợp đồng Swap tiền tệ hoặc Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai Rủi ro giá hàng hóa 23
Phòng ngừa bằng các hợp đồng hoán đổi hợp đồng hoán đổi đáo hạn khi Hòa Phát
mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp được qui định trong hợp đồng theo giá
quặng sắt được xác định tại thời điểm mua.
Nếu giá nguyên vật liệu mà Hòa Phát mua cao hơn giá qui định trong các hợp đồng
hoán đổi, các ngân hàng sẽ hoàn trả lại khoản chênh lệch cho Hòa Phát.
Ngược lại, nếu giá mua thực tế thấp hơn giá qui định trong hợp đồng hoán đổi,
Hòa Phát sẽ phải trả chênh lệch cho ngân hàng.
Rủi ro giá cổ phiếu HPG giảm
Phòng ngừa bằng cách bán hợp đồng tương lai chỉ số VN30. 6 KẾT LUẬN
Sau khi nhận diện, phân tích, đo lường và các kế hoạch phòng hộ rủi ro. Có thể
thấy hiện nay 2 rủi ro lớn nhất mà Hòa Phát đang đối mặt là:
+ Rủi ro Lãi suất do mức vay nợ cao.
+ Rủi ro Tỷ giá do các khoản nợ bằng đồng USD và các hợp đồng mua nguyên liệu lớn từ nước ngoài.
Ngoài ra thì rủi ro về giá hàng hóa và giá cổ phiếu là có nhưng rủi ro chưa ở mức cao và rất cao.
Công ty phải có kế hoạch phòng ngừa rủi ro thật chặt chẽ bằng các công cụ
phái sinh hiện nay đã khá đa dạng mà ngân hàng cung cấp. Với quy mô của Hòa
Phát nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả là lớn vậy nên phải xây dựng trước các kịch bản
xấu nhất cho quỹ 4 này nếu tình hình nợ công ở Mỹ vỡ và kinh tế thế giới gặp khủng hoảng. 24
Tài liệu tham khảo
1, “Giới thiệu”, www.hoaphat.com.vn.
2, “Hòa Phát cơ cấu lại mô hình tổ chức theo từng lĩnh vực”, Đức Dũng, tạp chí
Bnews, số ra ngày 10/12/2020.
3, “Rủi ro lãi suất của Hòa Phát gia tăng”, Đức Quyền, vietnambiz.vn, số ra ngày 31/08/2020.
4, “Hòa Phát ký hợp đồng dài hạn nhập khẩu quặng sắt khối lượng lớn” www.hoaphat.com.vn.
5, “Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ cho kỳ sáu tháng kết thúc ngày
30/06/2021”, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, www.hoaphat.com.vn.
6, “Rủi ro thị trường là gì? Các loại rủi ro thị trường trong hoạt động của ngân hàng
thương mại”, Lê Mai Anh, luatminhkhue.vn, số ra ngày 21/07/2021.