-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quản trị SCM tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Theo An introduction to supply chain management – Ganesham, Ran and TerryP.Harrision: “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phốinhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thánh bánsản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”
Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Quản trị SCM tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Theo An introduction to supply chain management – Ganesham, Ran and TerryP.Harrision: “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phốinhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thánh bánsản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”
Môn: Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
BÀI DỰ ÁN: FHD1 – QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG
TÊN DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÁNH KẸO HẢI HÀ Lớp : 30BUA110_Logistics 2020 N02
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
1. Trần Thị Thanh Phương 220001383 2. Lê Thu Thùy 220001362 3. Đỗ Vân Anh 220001279 4. Hoàng Quốc Việt 220001371 5. Ngô Văn Tuyền 220001368
Giảng viên hướng dẫn :
TS. Đồng Thị Vân Hồng
Hà Nội, tháng 4 – 2023 MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Kết cấu báo cáo......................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.. .4
1.1. KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG, QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG............4
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng...........................................................................4
1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng..............................................................4
1.2. CÁC THÀNH VIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 5
1.2.1. Nhà sản xuất.................................................................................................5
1.2.2. Nhà cung cấp...............................................................................................5
1.2.3. Nhà Phân phối..............................................................................................5
1.2.4. Nhà bán lẻ....................................................................................................5
1.2.5. Nhà cung cấp dịch vụ...................................................................................6
1.3. CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG..........................................................................................................................6
1.3.1. Chuỗi giá trị (Value chain)...........................................................................6
1.3.2. Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng...........................................................6
1.4. MỤC TIÊU VÀ KHUNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG...........................7
1.4.1. Mục tiêu chuỗi cung ứng..............................................................................7
1.4.2. Khung quản trị chuỗi cung ứng....................................................................7
1.5. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG............................................................................................................10
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
BÁNH KẸO HẢI HÀ................................................................................................12
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÁNH KẸO HẢI HÀ....12
2.1.1. Giới thiệu chung.........................................................................................12
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................12
2.1.3. Triết lý kinh doanh, sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ...............................13
2.1.4. Linh vực kinh doanh..................................................................................14
2.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức..................................................................................15
2.1.6. Phân tích tình hình kinh doanh...................................................................16
2.2. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP..........................17
2.2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp....................................................17
2.2.2. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.............................20
2.2.3. Những hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm tác động tới môi trường. .23
2.3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
DOANH NGHIỆP...................................................................................................24
2.3.1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh và mục tiêu chiến lược chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp........................................................................................................24
2.3.2. Sự phù hợp của chuỗi với chiến lược chuỗi cung ứng của doanh nghiệp...27
2.3.3. Phân tích điểm OPP điểm OPP và ý nghĩa như thế nào đối với các chiến
lược của chuỗi cung ứng......................................................................................28
2.4. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CỘNG TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG...............................................................................................30
2.4.1.Sự xuất hiện và các nguyên nhân gây hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung
ứng của công ty bánh kẹo Hải Hà........................................................................30
2.4.2. Phân tích sự cộng tác phù hợp của các thành viên trong chuỗi cung ứng...33
2.4.3. Sự cộng tác của các thành viên trong chuỗi cung ứng để truy nguyên nguồn
gốc xuất xứ sản phẩm..........................................................................................34
2.5. ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG.............................................35
2.5.1. Phân tích những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi thiết lập chuỗi
cung ứng quốc tế..................................................................................................35
2.5.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.
............................................................................................................................. 36
2.5.3. Đánh giá, đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng theo mô hình ROF..............37
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT SỰ THAY ĐỔI, ĐIỀU CHỈNH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÁNH KẸO HẢI HÀ.............................................................40
3.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ, PHÙ HỢP CỦA CHUỖI CUNG ỨNG....40
3.2.1. Mức độ hiệu quả........................................................................................40
3.2.2. Hạn chế và thành công đạt được...............................................................40
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC SỰ THAY ĐỔI, ĐIỀU CHỈNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CHO DOANH NGHIỆP..............................41
KẾT LUẬN................................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................44
NHẬT KÍ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...................................................................45
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU HÌNH: Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng 4 Hình 1.2.
Chuỗi giá trị doanh nghiệp 6 Hình 1.3.
Quan hệ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị 7 Hình 1.4.
Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng 8 Hình 2.1.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư Bánh kẹo Hải Hà 15
Hình 2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty cổ phần đầu tư Bánh kẹo Hải Hà 17 Hình 2.3.
Mô hình phân phối của công ty cổ phần đầu tư Bánh kẹo Hải Hà 19
Hình 2.4. Quy trình công nghệ sản xuất bánh Biscuit 21
Hình 2.5. Quy trình sản xuất kẹo cứng 21 Hình 2.6.
Chiến lược sản xuất hàng dự trữ của công ty cổ phần đầu tư Bánh 28 kẹo Hải Hà (MTS) BẢNG:
Bảng 1.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng 10
Bảng 2.1. Kết quả HĐKD của công ty cổ phần đầu tư bánh kẹo Hải Hà 16
Bảng 2.2. Danh sách hợp đồng nguyên vật liệu đã ký kết 17
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đo lường trong mô hình ROF 37 CHƯƠNG 1. 1
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG, QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Theo An introduction to supply chain management – Ganesham, Ran and Terry
P.Harrision: “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thánh bán
sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”
Đoàn Thị Hồng Vân (2021): Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ
chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một
loại sản phẩm nào đó cho thị trường. .
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng
1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng (SCC, 2003): “SCM là tập hợp các phương thức
thiết kế, lập kế hoạch và triển khai một cách hiệu quả quá trình tích hợp giữa các nhà
cung cấp, các nhà sản xuất, hệ thống kho bãi và cửa hàng bán lẻ, để hàng hóa được sản
xuất và phân phối đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng yêu cầu về chất lượng và
số lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những
yêu cầu về mức độ dịch vụ khách hàng”. 2
Viện nghiên cứu Quản trị cung ứng (ISM, 2000): “SCM là việc thiết kế và quản
lý các quá trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng”. .
1.2. CÁC THÀNH VIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 1.2.1. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Là những tổ chức có chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi cung
ứng . Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản
xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan
tìm dầu khí, và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ
hải sản. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu sản xuất ra từ các công ty khác. 1.2.2. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp: Là các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa,
nguyên liệu, bán thành phẩm,…
+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Những nguyên vật liệu này sẽ được khai
thác dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản. Họ cũng có thể là các mỏ
khai thác cung cấp nguyên liệu cho ngành luyện kim, có thể là các nông trại chăn nuôi,
đánh bắt hải sản cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm
+ Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ những nguyên liệu thô như quặng sắt, các
công ty thép sẽ chế tạo thành các bán thành phẩm như thép tròn, thép thanh, thép tấm
với kích cỡ khác nhau để phục vụ cho ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo. Hay
từ cây đay, các nhà sản xuất ra bột giấy để phục vụ cho ngành giấy in, giấy bao bì.
1.2.3. Nhà Phân phối
Thực hiện chức năng phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Nhà bán buôn sẽ
mua hàng từ các nhà sản xuất với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc
các doanh nghiệp khác với mục đích kinh doanh . Đối với nhà sản xuất, bán buôn là
nơi điều phối và cân bằng cung cầu trên thị trường. 1.2.4. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ: Là các doanh nghiệp có chức năng đem hàng hóa đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ thường mua hàng từ các nhà bán buôn hoặc nhập trực tiếp
từ nhà sản xuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối. Các doanh nghiệp bán lẻ phối hợp
nhiều yếu tố như mặt hàng phong phú, giá cả phù hợp, … để thu hút khách hàng 3
1.2.5. Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc
biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện
những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ ,...
1.3. CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG.
1.3.1. Chuỗi giá trị (Value chain)
Chuỗi giá trị (Value chain) liên quan đến 1 dãy các hoạt động làm tăng giá trị tại
mỗi bước trong quy trình, bao gồm: Khâu thiết kế, sản xuất & giao sản phẩm chất
lượng đến tay người sử dụng.
Theo Michael Porter chỉ ra rằng, chuỗi giá trị của một doanh nghiệp là một chuỗi
vận hàng có hệ thống các hoạt động chủ chốt và hoạt động hỗ trợ để tạo nên giá trị
doanh nghiệp hoặc lợi thế cạnh tranh. Sản phẩm sẽ đi qua tất cả các hoạt động của
chuỗi theo thứ tự và mỗi hoạt động sản phẩm thu được 1 giá trị nào đó
Hình 1.2: Chuỗi giá trị doanh nghiệp
1.3.2. Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng
Giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng thể hiện tổng các giá trị được tạo ra tại mỗi
công đoạn của chuỗi. Mọi hoạt động mang lại những lợi ích nào đó cho sản phẩm đều
tạo ra một lượng giá trị lớn hơn cho người dùng .
Giá trị gia tăng= Tổng giá bán sản phẩm – Giá trị hàng hóa trung gian 4
Hình 1.3: Quan hệ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
1.4. MỤC TIÊU VÀ KHUNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.4.1. Mục tiêu chuỗi cung ứng
Mục tiêu của SCM là tối đa hóa toàn bộ giá trị của chuỗi cung ứng. Đối với các
chuỗi cung ứng, giá trị của chuỗi tạo ra có liên quan mật thiết đến lợi nhuận của chuỗi
cung ứng . Giá trị hay lợi nhuận của một chuỗi cung ứng có được nhờn một nguồn thu
nhập duy nhất là dòng tiền mặt của khách hàng . Giá trị này được tạo ra từ sự chênh
lệch giữa doanh thu bán sản phẩm và chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm,
và cũng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản phẩm mà khách hàng mua hay còn được
gọi là giá trị khách hàng . Hay có thể hiểu, ý tưởng của SCM là cung cấp các giá trị lớn
nhất nhằm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó đem lại lợi nhuận lớn
nhất cho các thành viên trong chuỗi cung ứng
1.4.2. Khung quản trị chuỗi cung ứng
Theo quan điểm của Lambert and Cooper (2000), khung SCM bao gồm ba yếu tố
liên quan chặt chẽ với nhau là cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng, các quy trình kinh
doanh chuỗi cung ứng và các thành phần quản lý chuỗi cung ứng .
1.4.2.1. Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng
- Mạng lưới chuỗi cung ứng được hiểu là một hệ thống liên kết phức tạp của các
doanh nghiệp, nhằm đồng bộ hóa một loạt các quy trình kinh doanh liên quan như mua
sắm, sản xuất, phân phối và bán lẻ để tạo ra các giá trị cho NTD dưới hình thức sản phẩm và dịch vụ. 5
- Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply Chain Network Structure) bao gồm
một tập hợp các cơ sở địa điểm sản xuất, dự trữ, vận chuyển, kinh doanh liên kết với
nhau bằng các tuyến đường vận tải. NCC NCC NCC NCC KH Kh KH KH Đầu tiên bậc 3 Bậc 2 Bậc 1 bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Cuối cùng 1 1 2 1 1 1 n 2 ừ c 3 tậ n đêốn n 1 thố đầầu tên u 2 2 ốối cùng NCC b ệ n t liậ 1 1 2 3 3 i têu dùng cu 1 ườ 3 n 1 đêốn nừ NCC nguyên v 1n 1 n n c 3 tậ KH/ Ng n 2
Hình 1.4: Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng 1 1 KH b
1.4.2.2. Quy trình kinh doanh chuỗi cung ứng n n n
- Davenport định nghĩa một quy trình là “Một tập hợp các hoạt động có cấu trúc
và có thể đo lường, được thiết kế để tạo ra một đầu ra cụ thể cho khách hàn hoặc thị trường nhất định”.
1.4.2.3. Các thành phần quản lý trong SCM
Để SCM thành công cần tập trung vào 9 thành phần quản lý, được chia thành hai
nhóm. Nhóm đầu tiên là nhóm vật lý và kỹ thuật, gồm các yếu tố hữu hình, rõ ràng, đo
lường được và dễ thay đổi.
Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động: là chìa khóa để thay đổi một tổ chức
hoặc chuỗi cung ứng theo hướng mong muốn. Phạm vi của kế hoạch chung dự kiến sẽ
ảnh hưởng lớn đến sự thành công của chuỗi cung ứng..
Cấu trúc công việc: chỉ ra cách thức công ty thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của mình. 6
Cấu trúc tổ chức : đề cập đến các công ty trung tâm trong các chuỗi cung ứng
riêng biệt; việc sử dụng các nhóm chức năng chéo sẽ mô tả nhiều hơn về cách tiếp cận
quá trình. Khi các nhóm này vượt qua các ranh giới tổ chức, chẳng hạn như nhân viên
của nhà cung cấp tại nhà máy, chuỗi cung ứng sẽ được tích hợp nhiều hơn.
Cấu trúc dòng sản phẩm: Đề cập đến mạng lưới nguồn cung ứng, sản xuất và
phân phối trên toàn chuỗi cung ứng. Một số thành viên chuỗi cung ứng có thể phải giữ
một lượng hàng tồn kho quá lớn. Việc dự trữ các bán thành phẩm thường ít tốn kém
hơn so với hàng hóa thành phẩm nên các thành viên ở thượng nguồn chuỗi cung ứng
cũng phải chịu thêm gánh nặng hàng tồn kho.
Cấu trúc luồng thông tin: Được coi là chìa khóa thành công cho SCM. Loại
thông tin truyền đi giữa các thành viên kênh và tần suất cập nhật thông tin có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến kết quả của chuỗi cung ứng. Đây cũng là thành phần đầu tiên
được tích hợp trên một phần hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nhóm thứ hai gồm các thành phần quản lý và hành vi:
Phương pháp quản lý :bao gồm triết lý doanh nghiệp và kỹ thuật quản lý. Rất
khó để tích hợp cấu trúc tổ chức từ trên xuống với cấu trúc từ dưới lên. Mức độ tham
gia quản lý trong các hoạt động hàng ngày có thể khác nhau giữa các thành viên chuỗi cung ứng.
Cơ cấu quyền lực và lãnh đạo: toàn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hình thức
chuỗi cung ứng. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ sẽ điều khiển hướng vận hành chuỗi và
việc thực thi quyền lực ảnh hưởng đến mức độ cam kết giữa các thành viên khác.
Khía cạnh văn hóa: Chia sẻ văn hóa và thái độ của thành viên rất tốn thời gian
nhưng cần thiết để các thành viên dễ dàng hoạt động như một chuỗi thống nhất. Khía
cạnh văn hóa bao gồm cả cách nhân viên được coi trọng và kết nối vào việc quản lý của công ty.
1.5. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG . 7
Bảng 1.1: Các yếu tố tác động đến sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng Yếu tố
Sự kiện/Khái niệm Thời điểm xuất hiện
Cung ứng đúng thời điểm 1970
Triết lý quản trị mới và
phát triển nhân lực
Sản xuất tinh gọn (Learn 1970 Manufacturing) 1980
Mô hình sản xuất chiến lược 1990
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh 2000 Khoa học dịch vụ
Quản lý chất lượng toàn diện 1980
Cách mạng về quản lý chất lượng (TQM) 1990 Mô hình Six Sigma 1987
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9.000 1996
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14.000
Tổ chức thương mại thế giới 1994 Toàn cầu hóa (WTO) 1993 Liên minh châu Âu (EU) 1999 Đồng tiền chung châu Âu 1990 Thuê ngoài toàn cầu
Bộ ba phát triển bền vững (Triple 1987 Cách mạng xanh bottom line) Nghị định thư Kyoto 1997 Biến đổi khí hậu 2000 Internet và WWW 1990
Internet và công nghệ
Thương mại điện tử (E-commerce) thông tin
Internet kết nối vạn vật ( Internet 1999 of Things) 2000 Dữ liệu lớn (Big Data) 2015
Chuỗi khối (Block Chain)Robot 2018
thông minh, giao tiếp với con người Chương 2 8
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÁNH KẸO HẢI HÀ
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BÁNH KẸO HẢI HÀ
2.1.1. Giới thiệu chung
Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ Công nghiệp
chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày của mọi tầng lớp nhân dân.
- Trụ sở của Công ty đặt tại: Số 25 Trương Định- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
- Điện thoại: (84-4)8632956-8632041 - Fax: (84-4)8631683-8638730 - Email: haihaco@hn.vnn.vn
- Địa chỉ website: www.haihaco.com.vn
- Tên giao dịch: Haiha Confectionery Company - Viết tắt: HaiHaCo
Tên giao dịch quốc tế : Haiha Confectionery Joint- Stock Company (HAIHACO),
Các sản phẩm chính của HAIHACO:
Sản phẩm đa dạng phong phú về chủng loại đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa quả nhiệt đới như: nho đen, dâu, cam,
chanh.. Có những sản phẩm mang hương vị sang trọng như Chew cà phê, Chew
caramen, sô cô la. Có những sản phẩm mang hương vị đồng quê như Chew Taro,
Chew đậu đỏ và Cốm.. ( Cho ảnh minh họa )
Các sản phẩm của Hải Hà luôn có chất lượng ổn định nên được nhiều người tin
dùng đặc biệt là ở Miền Bắc. Nhờ công nghệ hiện đại của Cộng Hòa Liên Bang Đức,
các sản phẩm kẹo mềm xốp chiếm lĩnh phần lớn thị trường của dòng sản phẩm này
vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo mềm trong nước.. ( 1 slide riêng )
Các nhóm sản phẩm chính: Kẹo Chew, Kẹo mềm, Bánh kem xốp, Kẹo Jelly,
Bánh Trung thu,…( Cho hình ảnh )
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Giai đoạn từ 1959 – 1961:
Tháng 1-1959 Tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc (thuộc Bộ Nội thương) đã
xây dựng một cơ sở thử nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với chín cán bộ công nhân
viên của Tổng công ty gửi sang. Giữa năm 1959, nhà máy chuyển sang nghiên cứu sản
xuất miến. Tháng 4-1960 công trình thử nghiệm đã đem lại kết quả ngày 25-12-1960 9
xưởng miến Hoàng Mai ra đời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên cho cho quá trình phát
triển của nhà máy sau này.
Giai đoạn từ 1962-1967:
Đến năm 1962, xưởng miến Hoàng Mai thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý. Tuy
khó khăn về trình độ chuyên môn nhưng năm nào doanh nghiệp cũng hoàn thành kế
hoạch. Năm 1965 xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch với tổng giá trị sản lượng 2999,815 nghìn đồng .
Năm 1966 nhiệm vụ của nhà máy đã có sự chuyển hướng để phù hợp với tình
hình mới. Thực hiện chủ trương của Bộ công nghiệp nhẹ, Bộ thực phẩm đã lấy nơi đây
làm công tác các đề tài thực phẩm. Từ đây nhà máy mang tên gọi mới: Nhà máy thực
nghiệm thực phẩm Hải Hà.
Giai đoạn từ 1961-1991:
Tháng 6-1970 thực hiện chủ trương của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy đã
chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang
với công suất 900 tấn/ năm với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột.
Đến tháng 12-1976 nhà máy phê chuẩn thiết kế mở rộng nhà máy với công suất 6000 tấn/năm.
Đến 1980 nhà máy chính thức có hai tầng với tổng diện tích sử dụng 2500 m2.
Giai đoạn từ 1992 đến nay:
Tháng 1-1992, nhà máy chuyển về trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Trước
tình hình biến động của thị trường nhiều doanh nghiệp đã phá sản nhưng Hải Hà vẫn
đứng vững và vươn lên.
Tháng 5-1992 Hải Hà chính thức liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc thành
lập công ty liên doanh HaiHa- Kotubuki và Haiha- Kameda, HaiHa- Miwon nhưng
đến nay chỉ còn Haiha-kotubuki và Haiha-Miwon.
Trải qua hơn một phần tư thế kỷ, Hải Hà mang nhiều tên gọi khác nhau, qua
nhiều bộ phận quản lý, đánh dấu sự thay đổi từng loại hình sản xuất và phản ánh xu
thế phát triển của Nhà máy. Công ty bánh kẹo Hải Hà bằng tiềm lực sẵn có với nỗ lực
không ngừng vươn lên đã tự khẳng định mình và tiếp tục thực hiện chức năng sản xuất
kinh doanh phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn. Tính đến nay, Công ty đã có 5
xí nghiệp thành viên và 2 công ty liên doanh. 10
2.1.3. Triết lý kinh doanh, sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ
Triết lý kinh doanh: "Chất lượng là danh dự, uy tín là thương hiệu". Đây là triết
lý đặc trưng cho một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là trong ngành
thực phẩm, nơi chất lượng và uy tín là rất quan trọng. Công ty tập trung vào việc sản
xuất và cung cấp các sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Sứ mệnh: Mang lại sự hài lòng cho khách hàng bằng cách cung cấp các sản
phẩm bánh kẹo chất lượng cao, an toàn và ngon miệng, đồng thời đảm bảo lợi ích cho
cổ đông, nhân viên và xã hội.
Chức năng: Sản xuất và cung cấp các sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời tạo ra giá trị cho khách hàng, cổ đông và nhân viên.
Nhiệm vụ của công ty bao gồm:
- Tạo ra các sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao, đảm bảo sự an toàn và ngon
miệng cho người tiêu dùng.
- Phát triển và tăng cường thương hiệu của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự hài lòng của khách
hàng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Tạo ra giá trị cho cổ đông bằng việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công ty để phát triển sự nghiệp
và đóng góp vào sự phát triển của công ty.
2.1.4. Linh vực kinh doanh
Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực bánh kẹo và chế biến thực phẩm..
Kinh doanh xuất nhập khẩu, các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản phẩm
chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các loại sản phẩm hàng hóa khác..
Đầu tư xây dựng, nhà ở văn phòng và trung tâm thương mại..
Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo quy định của pháp luật.. 11
2.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Phó TGĐ Kỹ Thuật Phó TGĐ Tài Chính Phòng Phòng Phòng kỳ kế Chi Văn kiểm Phòng Phòng Chi thuật hoạch nhánh phòng tra chát tài vụ vật tư nhánh phát thị lượng triển trường Hệ Phòng Bp Bp Bp vân thống Hành Nhà Ăn Bảo vệ Y tế Market XNK tải cửa chính ing hàng Nhà máy Nhà máy Nhà máy bánh kẹo 6 Xí nghiệp bánh kẹo bánh kẹo Hải Hà 2 thành viên Hải Hà 1 Hải Hà 2 12
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cô phần đầu tư Bánh kẹo Hải Hà
2.1.6. Phân tích tình hình kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Bánh
kẹo Hải Hà(2020-2022)
Giá trị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Doanh thu thuần 1.408,83 930,62 1.454,56 Lợi nhuận gộp 218,87 143,35 195,68 Lợi nhuận thuần 40,82 14,08 42,76
Tổng lợi nhuận kế toán trước 48,85 65,95 70,11 thuế
Lợi nhuận sau thuế 39,07 52,28 52,79 Tổng tài sản 1.188,39 1.245,54 1.244,90 - Tài sản dài hạn 285,15 257,93 216,51 - Tài sản ngắn hạn 903,23 987,61 1.028,39 Tổng nguồn vốn 1.188,39 1.245,54 1.244,90 - Vốn chủ sở hữu 468,51 502,37 552,54 - Nợ phải trả 719,88 743,18 692,37
(Nguồn: Trích báo cáo KQHĐKD, Phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư Bánh kẹo
Hải Hà các năm 2020, 2021 và 2022) ( Thuyết trình )
- Doanh thu năm 2021 đạt 930,62 tỷ đồng, bằng 66% so với năm 2020, mức tăng
trưởng doanh thu giảm đáng kể.
Thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là hàng ngoại, cùng với
giá cả chi phí đầu vào tăng, các chi phí cho hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm
cũng tăng, trong khi công ty vẫn giữ giá bán ở mức độ hợp lý không tăng giá theo đà
tăng của các yếu tố chi phí. Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của Công ty vẫn tăng so với năm 2020. Cụ thể : 13
Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của Công ty đạt 65,95 tỷ đồng gấp 135% so với
lợi nhuận trước thuế năm 2020.
Năm 2022 tiếp tục đà tăng trưởng, là năm tiếp theo Công ty đạt mốc doanh thu
trên 1.000 tỷ đồng không kể năm 2021.
Cụ thể doanh thu năm 2022 đạt 1.454,56 tỷ đồng, bằng 156,3% so với năm 2021
và bằng 103,2% so với năm 2020.
2.2. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
2.2.1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng Nhà máy đường Đ i lý ạ Lam S n, Qu ơ ả ng phần Bán lẻ Ngãi Nhà máy phốối s n xuầốt ả cống ty Người Hương liệ u, trái bánh kẹo Siêu th , ị têu cầy, ph m màu… ẩ H i Hà (Bắốc ả TTTM… dùng nhập khẩ u Ninh, Nam cuốối Đ nh, ị Việ t Cửa cùng Trì) hàng Nống tr i trốầng ạ của mía, bột mì Cống ty
Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần đầu tư Bánh kẹo Hải Hà
2.2.1.2.Phân tích vị trí, vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng a, Nhà cung ứng
Là đối tác cung cấp nguyên liệu, vật tư, thiết bị sản xuất cho công ty. Nhà cung
cấp phải đảm bảo cung cấp các sản phẩm đúng chất lượng, đúng số lượng và đúng thời
gian để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.( Thuyết trình )
Bảng 2.2: Danh sách hợp đồng nguyên vật liệu đã ký kết STT Tên hàng Nhà cung cấp Đường kính
Công ty LD Mía đường Nghệ An, công ty Mía đường 1 Lam Sơn… 2 Sữa đặc
Công ty cổ phần sữa Việt Nam. 3 Bột mỳ
Công ty liên doanh sản xuất bột mỳ Vinaflour. 4 Gluco
Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương. Bao bì nhựa
- Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến.
- Công ty liên doanh sản xuất bao bì Tongyuan 5 - Công ty bao bì Liksin.
- Công ty bao bì Tân Hiệp Lợi. 14 6
Dầu cọ shortening Công ty liên doanh dầu thực vật Cái Lân Neptune
Về phía các nhà cung cấp ngoài nước:
- Công ty đã thực hiện ký kết các hợp đồng đồng với các nhà cung cấp lớn
đạt chuẩn IOS 9001-2000. Các nhà cung cấp này của công ty bao gồm:
Các loại sữa của Hải Hà dùng trong sản xuất bánh kẹo đều được nhập khẩu trực
tiếp từ Mỹ. Công ty ký hợp đồng nhập khẩu trực tiếp với các công ty của Mỹ từ năm 2002 đến nay.
Về các nguyên liệu như mạch nha, bột mì, Shortening, bơ, kakao, hương liệu ...
chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Úc, và một số nước Đông Nam Á Thái Lan,
Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác
Các nguyên liệu và phụ gia thực phẩm khác được nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu, Singapore...
b, Nhà sản xuất
Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà có 3 nhà máy sản xuất chính và 6 xí nghiệp
thành viên. Cụ thể như sau:
Xí nghiệp Kẹo : bao gồm 2 xí nghiệp là Xí nghiệp Kẹo mềm và Xí nghiệp Kẹo cứng.
Xí nghiệp Kẹo mềm tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo Nougat hạt điều, kẹo
Nougat lạc, kẹo xốp khoai môn, kẹo xốp Fruit…
Xí nghiệp Kẹo cứng tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo cứng nhân, kẹo cứng gối.
Xí nghiệp Bánh : tiến hành sản xuất các loại bánh như bánh kem xốp, bánh
Cracker, bánh buiscuit, bánh quy, bánh mềm, bánh tươi
Xí nghiệp Kẹo Chew : tiến hành sản xuất các loại kẹo Chew như: Kẹo Chew
nhân ( kẹo Chew nhân Sôcôla, kẹo Chew nhân Nho đen, kẹo Chew nhân Mứt trái cây,
kẹo Chew nhân bắp…); Kẹo Chew gối ( kẹo Chew gối Me cay, kẹo Chew gối Cà phê,
kẹo Chew gối Chanh dây, kẹo Chew gối Caramel…)
Xí nghiệp Phụ trợ : tự tiến hành sản xuất điện, nước, lò hơi phục vụ cho
quá trình sản xuất ; cắt bìa, in hộp, cắt giấy gói kẹo, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. 15
Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I tại số 19, Phố Sông Thao, Phường Tiên Cát, Việt Trì.
Nhà máy tiến hành sản xuất các loại kẹo như kẹo mềm, kẹo dẻo, kẹo Jelly, Glucoza, bao bì in… ( hình ảnh )
Nhà máy bánh kẹo Hải Hà II tại Km3, Đường Thái Bình, Phường Hạ Long,
Thành phố Nam Định. Nhà máy chuyên sản xuất bột dinh dưỡng và bánh kem xốp. ( hình ảnh )
Nhà máy bánh kẹo Hải Hà III tại Khu công nghiệp dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã
Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. c, Nhà phân phối Nhà máy Đ i lý ạ Bán lẻ s n xuầốt ả cống ty Người bánh kẹo Kho têu H i Hà ả thành Siêu th , ị dùng (Bắốc phẩm TTTM… cuốối Ninh, cùng Nam đ nh, ị Cửa hàng Vi t ệ Trì) c a Cống ủ ty
Hình 2.3: Mô hình phân phối của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Cho đến nay công ty đã thiết lập một mạng lưới phân phối rộng khắp ở hầu hết
các tỉnh, thành phố nước ta. Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty do các đại lý đảm
nhận, hiện nay công ty có trên 217 đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 32
tỉnh thành trên toàn quốc. Tuy nhiên thị trường của công ty chỉ mới phát triển mạnh ở
các tỉnh miền Bắc (146 đại lý ), đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, còn ở các
khu vực khác như miền Trung ( 58 đại lý ), miền Nam ( 13 đại lý ).
Mạng lưới phân phối của công ty được tập trung tại các chi nhánh và phân theo
địa bàn hoạt động bao gồm:
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh- 778/13 Nguyễn Kiệm, Phường 4 Quận Phú Nhuận
Chi nhánh tại Đà Nẵng- 134 Phan Thanh, Quận Thanh
Khu vực miền Bắc : các tỉnh miền Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.. 16