Quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2011 - 2013 | Tiểu luận hết môn Thông tin đối ngoại Việt Nam

Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã mang trong  mình những dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ. Những trang sử mà con người trên mảnh  đất hình chữ S này đã viết nên quá đỗi hào hùng và chói lọi. Khẳng định lịch sử  đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước cũng như hình  thành nhân cách con người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện  để lịch sử nước nhà được biết tới rộng rãi hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
28 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2011 - 2013 | Tiểu luận hết môn Thông tin đối ngoại Việt Nam

Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã mang trong  mình những dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ. Những trang sử mà con người trên mảnh  đất hình chữ S này đã viết nên quá đỗi hào hùng và chói lọi. Khẳng định lịch sử  đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước cũng như hình  thành nhân cách con người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện  để lịch sử nước nhà được biết tới rộng rãi hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

21 11 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
NGUY ỄN HƯƠNG GIANG
TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM RA TH Ế GIỚI THÔNG QUA
PHIM ẢNH GIAI ĐOẠN 2004 – 2007
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TH ÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. Lưu Trần Toàn
Hà Nội, tháng 06 – năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................2
4. Kết cấu tiểu luận............................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................................4
CHƯƠNG I............................................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM
RA THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH........................................................................4
1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................4
2. Các yếu tố trong hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua
phim ảnh.............................................................................................................................5
3. Yêu cầu của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim
ảnh.......................................................................................................................................9
Tiểu kết chương I............................................................................................................10
CHƯƠNG II........................................................................................................................11
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM RA THẾ
GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH GIAI ĐOẠN 2004 – 2007..........................................11
1. Những nội dung chính về quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim
ảnh giai đoạn 2004 – 2007...............................................................................................11
2. Hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam qua những tác phẩm phim trong giai
đoạn 2004 – 2007.............................................................................................................12
Tiểu kết chương II...........................................................................................................19
CHƯƠNG III.......................................................................................................................20
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH
SỬ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH..........................................20
1. Nhận xét về ưu nhược điểm của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế
giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2004 – 2007...........................................................20
2. Giải pháp đưa ra nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm
trong hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh...........21
Tiểu kết chương III.........................................................................................................22
KẾT LUẬN.............................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................24
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước giữ nước, Việt Nam đã mang
trong mình những dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ. Những trang sử mà con người
trên mảnh đất hình chữ S này đã viết nên quá đỗi hào hùng và chói lọi. Khẳng
định lịch sử đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển đất
nước cũng như hình thành nhân cách con người, Đảng Nhà nước ta luôn
quan tâm, tạo mọi điều kiện để lịch sử nước nhà được biết tới rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra trong thời đại hiện nay lịch sử Việt Nam
chỉ được biết tới nhiều ở trong nước, tức là chỉ những người dân Việt Nam
mới biết tới và hiểu rõ; còn quốc tế thường không hiểu rõ hoặc hiểu sai sự thật
về lịch sử Việt Nam. Không những vậy, những thế lực thù địch không ngừng
tung ra những sản phẩm truyền thông với nội dung xuyên tạc lịch sử, nhằm
mục đích định hướng suy nghĩ của bạn quốc tế, làm cho họ những ấn
tượng không tốt về Việt Nam. Chính vậy, công tác tuyên truyền, quảng
lịch sử nước nhà tới cộng đồng quốc tế cần được chú trọng hơn cả.
Ta có thể thấy rằng, từ khoảng những năm 2011 – 2013 đã xuất hiện những
bộ phim sử dụng chất liệu lịch sử làm đề tài. Những bộ phim đó đã gây được
tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước, nhận được sự đánh giá cao từ các cuộc
liên hoan phim trên thế giới. Những bộ phim ấy đã thay đổi phần nào cái nhìn
của người nước ngoài về Việt Nam, tăng độ thiện cảm họ dành cho Việt
Nam. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác quảng lịch
sử Việt Nam ra thế giới nhưng vẫn còn tồn tại những điểm yếu kém khó
khăn chưa thể khắc phục được. Vậy nên, đó do tôi lựa chọn đề tài
1
“Quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2011
2013” làm đề tài tiểu luận hết môn Thông tin đối ngoại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề luận khảo sát thực trạng về công tác
quảng lịch sử Việt Nam thông qua phim ảnh trong giai đoạn 2004 2007,
tiểu luận mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm mục đích đẩy mạnh công
tác này trong thời gian tới, để có thể quảng bá lịch sử Việt Nam tới cộng đồng
quốc tế một cách hiệu quả hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ khái niệm quảng bá, lịch sử Việt Nam; các phương thức của hoạt
động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
- Khảo sát thực trạng của công tác quảng lịch sử Việt Nam ra nước
ngoài thông qua phim ảnh trong giai đoạn 2004 2007, làm những
ưu điểm và nhược điểm của công tác quảng bá; từ đó đưa ra nhận xét
phân tích nguyên nhân tồn tại điểm yếu.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng lịch sử
Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh, để hoạt động có hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
4. Kết cấu tiểu luận.
Bên cạnh những phần chính như mục lục, m đầu, nội dung, kết luận
danh mục những tài liệu tham khảo, tiểu luận còn tập trung làm rõ một số vấn
đề trong ba chương lớn của phần nội dung:
2
- Chương I nêu khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quảng
lịch sử Việt Nam yêu cầu của hoạt động quảng với tư cách là một
phần của thông tin đối ngoại.
- Chương II nêu lên thực trạng hoạt động quảng lịch sử Việt Nam ra
thế giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2004 2007 những ưu nhược
điểm trong hoạt động quảng bá.
- Chương III đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt
động quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh trong
thời gian tới dựa trên những sở luận thực trạng hoạt động đã
nêu ở hai chương trước.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ
VIỆT NAM RA THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Khái niệm “Quảng bá”
Quảng một thuật ngữ, được hiểu các hình thức tuyên truyền
nhằm mục đích truyền đạt thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất tới với
người tiêu dùng. Nói một cách ngắn gọn, quảng phổ biến rộng rãi
bằng các phương tiện thông tin.
Quảng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bên muốn thực
hiện hoạt động quảng bá tới gần hơn với đối tượnghọ nhắm đến. Cụ
thể hơn trong trường hợp này, đó là Việt Nam đang cố gắng đưa hình ảnh
lịch sử Việt Nam tới gần hơn với cộng đồng khán giả người nước ngoài.
1.2. Khái niệm “Lịch sử”
Lịch sử một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt
những sự kiện liên quan tới con người. Đây một thuật ngữ chung
liên quan tới những sự kiện trong quá khứ cũng như các ghi chép, phát
hiện, tổ chức, thu thập và trình bày thông tin về những sự kiện ấy.
Khái niệm lịch sử vốn rộng lớn, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó
bao trùm tất cả mọi phương diện của hội nên khó thể định nghĩa
một cách chính xác đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà sử học chuyên nghiệp
đã thống nhất rằng có thể hiểu lịch sử dựa trên ba ý sau:
Thứ nhất, việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện đã xảy ra
trong quá khứ cho tới hiện nay không thể thay đổi được, cố định trong
không và thời gian, mang tính chất tuyệt đối.
4
Thứ hai, làm thành tài liệu của việc đã diễn ra trong quá khứ:
cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc xảy ra trong quá khứ
thành tài liệu, làm câu chuyện kể đối với hiện tại.
Thứ ba, ghi lại những sự việc diễn ra trong quá khứ: con người
muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt sự kiện theo từ ngữ giải thích ý
nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối chủ quan của người
ghi chép bằng những câu chuyện kể.
1.3. Khái niệm “Phim ảnh”
Phim, về bản chất, nhiều ảnh được đặt trên một màn ảnh, tạo ra ảo
giác về chuyển động. Đây một hình thức giải trí phổ biến, cho phép
con người đưa mình vào thế giới ảo trong một khoảng thời gian ngắn.
Một bộ phim thể tái hiện lịch sử, minh họa kiến thức khoa học,
miêu tả hành vi hoặc thái độ của con người. Nhiều phim kết hợp giải trí
với kiến thức khiến cho việc học tập trở nên thú vị hơn.
Phim là những tạo tác văn hóa được tạo ra bởi các nền văn hóa cụ thể.
Chúng phản ánh những nền văn hóa đó, đến lượt nó, ảnh hưởng đến
chính nền văn hóa ấy.
2. Các yếu tố trong hoạt động quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới thông
qua phim ảnh.
2.1. Mục đích của hoạt động quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới
thông qua phim ảnh.
Quảng bá lịch sử Việt Nam thông qua phim ảnh giúp cho thế giới hiểu
hơn về lịch sử Việt Nam, cụ thể hơn quá trình hình thành, dựng nước
và giữ nước của nhân dân mảnh đất hình chữ S này.
Không những thế, những thước phim khắc họa rõ nét và chân thực các
sự kiện lịch sử của Việt Namthể dễ dàng đi vào tâm trí cũng như cảm
xúc của khán giả nước ngoài, từ đó giúp cho họ hiểu hơn về Việt Nam,
5
hiểu những Việt Nam đã phải chịu đựng vượt qua suốt bốn
ngàn năm lịch sử. Chưa dừng lại đó, người xem nước ngoài thể tìm
hiểu về Việt Nam một cách sinh động hơn thông qua những cảnh quay về
Việt Nam, tạo cho họ hứng thú để tìm hiểu về Việt Nam nhiều hơn nữa.
mục đích hơn hết của hoạt động quảng lịch sử Việt Nam thông
qua phim ảnh không hơn ngoài cung cấp cho thế giới những liệu
lịch sử chính xác về Việt Nam. Từng khoảnh khắc trong những bộ phim
lịch sử đều được quay một cách tỉ mỉ kỹ lưỡng, đồng thời giải thích
rất dễ hiểu về hoàn cảnh sự kiện diễn ra trong bộ phim ấy, giúp cho
khán giả nước ngoài không bị khó hiểu cũng như choáng ngợp trước
lượng thông tin bộ phim đem lại. Thông qua việc cung cấp những
thước phim chân thực bám sát lịch sử Việt Nam, người ớc ngoài
sau khi xem phim thể hiểu hơn về lịch sử Việt Nam, tránh được
hiểu lầm không đáng hoặc hiểu sai về lịch sử của đất nước này. Như
vậy, khi xuất hiện những thông tin xuyên tạc lịch sử Việt Nam, họ sẽ lên
tiếng, đứng lên bảo vệ sự trong sạch của Việt Nam.
Cuối cùng, những ấn tượng tốt của người nước ngoài sau khi xem
những bộ phim lấy đề tài lịch sử Việt Nam sẽ giúp cải thiện cái nhìn của
họ đối với Việt Nam, qua đó lòng yêu mến dành cho đất nước này sẽ
tăng lên.
2.2. Thành phần và đặc điểm của người nước ngoài.
2.2.1. Thành phần
Khi nói tới muốn quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua
phim ảnh, điều đó nghĩa đối tượng Việt Nam hướng tới
người nước ngoài nói chung. Tuy nhiên, người nước ngoài còn được
chia ra thành nhiều đối tượng nhỏ lẻ khác nhau. Cụ thể như sau:
Những người nước ngoài đã biết/ đã từng đến Việt Nam,
6
nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn về đất nước này.
Những người nước ngoài niềm đam hứng thú đối với
lịch sử, muốn hiểu về lịch sử của các đất nước.
Nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới.
Những đoàn làm phim quốc tế muốn nhân hội đó để giao
lưu văn hóa, kinh nghiệm và kiến thức liên quan tới phim ảnh.
2.2.2. Đặc điểm.
Đặc điểm chung của nhóm đối tượng trên chính là họ muốn thu
nhận càng nhiều thông tin về Việt Nam càng nhiều càng tốt, ngoài ra
còn muốn những trải nghiệm cũng như hội đáng nhớ về lịch sử
Việt Nam.
2.3. Nội dung quảng bá lịch sử Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam là một kho tàng lịch sử đồ sộ, trải dài suốt bốn ngàn
năm dựng nước giữ nước. Theo như nghiên cứu của các nhà chuyên
gia phân tích, lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thuở vua Hùng khai lập nhà
nước Văn Lang vào khoảng những năm 700 trước Công nguyên cho tới
nay.
Lịch sử Việt Nam rất đỗi hào hùng, hoành tráng nhưng cũng không
kém phần thương đau bởi lẽ, để được đất nước Việt Nam như ngày
hôm nay, chúng ta đã hi sinh quá nhiều, mất mát quá nhiều. Trong những
tháng năm lịch sử ấy, đã có biết bao nhiêu lần ông cha ta phải cầm gươm,
cầm giáo đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược đất nước. những lúc
chúng ta bị kẻ thù đàn áp man những cuộc khởi nghĩa, những lúc
chúng ta phải nếm mật nằm gai, chịu đựng những đòn roi vọt, tra tấn của
quân thù. Cũng những lúc chúng ta tận hưởng niềm vui chiến thắng,
niềm hạnh phúc khi tự tay mình giành lại tự do; những lúc ta tự hào
về những chiến công và thành tựu đã đạt được trong quá trình dựng nước
7
và giữ nước. Tất cả những điều ấy đã được lưu lại, viết nên thành những
trang sử hào hùng cho dân tộc.
Nội dung quảng lịch sử Việt Nam không khác ngoài việc quảng
những khía cạnh của lịch sử nước nhà đến với bạn thế giới. Trong
đề tài lịch sử bao la rộng lớn ấy, chúng ta thể chọn khai thác những
nội dung như quá trình hình thành một triều đại, cuộc chiến đấu tranh
bảo vệ độc lập đấtớc, một biến cố lịch sử, một góc nhỏ cuộc sống
người dân Việt Nam trong chiến tranh hay thậm chí cả những góc khuất
trong chốn hậu cung của triều đại phong kiến… Những sự kiện lịch sử
đều có thể được chuyển dựng thành phim, chỉ cần mang đậm bản sắc
văn hóa và hơi thở Việt Nam trong từng tác phẩm.
2.4. Các loại hình phim ảnh khi được sử dụng làm phương tiện quảng
bá.
Phim ảnh được chia ra thành nhiều loại phim, tùy vào mục đích
sản xuất nhiều loại hình phim khác nhau. Mỗi loại hình phim những
ưu nhược điểm riêng của nó, cụ thể như sau:
Phim dài tập nhu cầu ghi hình đơn giản, không quá phức
tạp. Loại phim này độ dài khá thoải mái (trung bình khoảng
80 tập phim cho nội dung), qua đó những mâu thuẫn, tình tiết
sẽ được miêu tả một cách kỹ lưỡng, chi tiết hơn. Nhờ vậy, hành
vi và tâm lý của nhân vật trong bộ phim sẽ được giải thích cũng
như khắc họa một cách triệt để, giúp cho người xem hiểu được.
Phim dài tập thường mang hơi thở của cuộc sống bình dị
thường ngày, gắn sâu sắc với đời sống thường nhật của con
người. vậy phim dài tập thể lan tỏa tới mọi tầng lớp
trong xã hội, nhiều thế hệ gia đình.
Ngược lại với phim dài tập, đòi hỏi những thướcphim ngắn
8
phim phải được quay mức độ cao nhất, vậy cần phải sử
dụng những máy quay độ phân giải cao hơn nhiều so với
máy quay sử dụng khi quay phim dài tập. Như vậy, những chi
tiết nhỏ nhất, những nét thay đổi biểu cảm hay tâm nhân vật
đều được ghi lại một cách hoàn hảo. cho phép thể hiện
những nội dung phức tạp, sâu sắc, hướng tới mục đích sau cùng
biểu đạt nội dung tính điển hình trường tồn với thời
gian. Vì thời lượng của một bộ phim ngắn hạn (khoảng tầm
90-120 phút) nên nội dung phim mang nhiều lớp ý nghĩa, thông
điệp, tương tác của nhân vật; cách biểu đạt những thông điệp
ấy cũng rất độc đáo, đòi hỏi người xem phải một sự tập
trung cao độ nhất định khi theo dõi bộ phim.
2.5. Chủ thể thực hiện hoạt động quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới
thông qua phim ảnh.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế
giới, Đảng Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện, coi đó nhiệm
vụ quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại. Như vậy, mọi người ai
cũng trách nhiệm trong việc quảng lịch sử Việt Nam tới bạn
quốc tế.
Tham gia vào hoạt động quảng các quan chủ lực của đất
nước như Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao Du
lịch, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương…
Bên cạnh đó còn lực lượng truyền thông đại chúng với điển hình
các quan thông tấn báo chí, xuất bản như Báo điện tử VietNamNet,
Vietnam Plus, Đài Tiếng nói Việt Nam,…
3. Yêu cầu của hoạt động quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua
phim ảnh.
9
Vì là một nội dung của thông tin đối ngoại nên hoạt động quảng lịch sử
Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh cần đảm bảo được những yêu cầu
của thông tin đối ngoại như sau:
- Quảng được hình ảnh đất nước Việt Nam tới đông đảo cộng đồng
nhân dân các nước.
- Giúp cho cộng đồng thế giới hiểu về Việt Nam, tránh cho họ những
hiểu lầm không đáng có hoặc có định kiến không tốt về Việt Nam.
- Phản ánh kịp thời tình hình các vấn đề quốc tế quan tâm tới các
tầng lớp nhân dân các nước.
Tiểu kết chương I
Chương I đã trình bày đầy đủ những nội dung bản về những vấn đề
luận của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
Việc quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới đóng một vai trò cùng quan
trọng trong thông tin đối ngoại Việt Nam bởi những ý nghĩa mang lại.
Về việc quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh, tiểu luận
đề cập tới những khái niệm liên quan tới chủ đề, những yếu tố đóng vai trò
trong hoạt động quảng như mục đích quảng bá, nội dung, phương thức
lực lượng tham gia vào hoạt động quảng những yêu cầu cần thiết khi
quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới. Với những thông tin tiểu luận đã
nêu chương I, đó sẽ tiền đề cho việc xác định thực trạng của hoạt động
quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh trong khoảng thời
gian 2004 2007 chương sau căn cứ luận vững chắc cho tiểu luận
đề ra một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác
quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
10
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM RA
THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH GIAI ĐOẠN 2004 – 2007.
1. Những nội dung chính về quảng lịch sử Việt Nam ra thế giới thông
qua phim ảnh giai đoạn 2004 – 2007.
Trong thông tin đối ngoại quảng hình ảnh về đất nước, con người, lịch
sử, văn hóa Việt Nam thì yếu tố lịch sử đóng một vai trò không hề nhỏ.
Không phải lẽ tự nhiên khi nhắc tới những cuộc đấu tranh chống quân
thù xâm lược của Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới ba lần chiến thắng
quân Nguyên- Mông dưới thời Trần hay gần đây nhất hai cuộc kháng chiến
trường kỳ chống Pháp Mỹ xâm lược. Cũng không tự nhiên mà người ta lại
biết tới những nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,
Hồ Chí Minh,... Những sự kiện lịch sử danh nhân lịch sử nổi tiếng ấy
không chỉ người Việt Nam mà cả những người nước ngoài cũng nghe danh
biết tới. Đó chính yếu tố lịch sử trong thông tin đối ngoại. Không chỉ vậy,
còn rất nhiều dấu tích sự kiện lịch sử khác thông qua đó, thể
quảng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới cộng đồng nhân dân
quốc tế. Mọi người đều hội tìm hiểu về quá trình dựng nước giữ
nước, những thành tựu cũng như gian khó nhân dân Việt Nam phải trải
qua trong suốt công cuộc đấu tranh xây dựng Tổ quốc. Đặc biệt với sự phát
triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin, truyền thông thì việc quảng
bá càng trở nên dễ dàng hơn, mang tính lan tỏa sâu rộng hơn.
Đóng vai trò giới thiệu, quảng hình ảnh đất nước con người cùng với
kho tàng lịch sử đồ sộ của Việt Nam ra thế giới, công tác quảng lịch sử
Việt Nam thông qua phim ảnh có một số hoạt động chính sau đây:
- Hoạt động quảng thông qua những buổi liên hoan, giao lưu phim
quốc tế như Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (do Cục Điện ảnh thuộc Bộ
11
Văn hóa - Thể thao Du lịch sáng lập), Liên hoan phim Cannes,…và
các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức ở nước ngoài.
- Bán bản quyền phim cho các kênh truyền hình ớc ngoài, phát hành
băng đĩa bán trên thị trường nước ngoài.
- Quảng lịch sử Việt Nam thông qua phim ảnh bằng cách chiếu phim
miễn phí tại các trường đại học nước ngoài, hội chợ giao lưu văn hóa
giữa Việt Nam và quốc tế.
2. Hoạt động quảng lịch sử Việt Nam qua những tác phẩm phim trong
giai đoạn 2004 – 2007.
2.1. Bộ phim “Ngọn nến hoàng cung” (2004)
2.1.1. Nội dung bộ phim.
Lấy càm hứng từ sự kiện quân Nhật đảo chính Pháp vào năm 1945, vua
Bảo Đại bị buộc thoái vị, chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến tại Việt
Nam, bộ phim xoay quanh cuộc sống của vị hoàng đế cuối cùng của Việt
Nam với những biến động của thời cuộc.
(Một cảnh trong phim “Ngọn nến hoàng cung” - Nguồn: Báo Sài Gòn
Giải phóng)
12
Sau khi thoái vị trở thành công dân của đất nước Việt Nam mới, Bảo
Đại đổi tên thành Vĩnh Thụy và được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Bắc để
làm cố vấn, giúp đỡ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Thời đại này cũng
thời đại xảy ra nhiều biến động với những sự kiện phức tạp của lịch sử:
vụ án Ôn Như Hầu, Nguyễn Tường Tam,… Khi chế độ phong kiến sụp đổ,
Nhật đảo chính Pháp sự kiện giành độc lập của quân nhân dân Việt
Nam, tàn của chế độ phong kiến kẻ chạy theo Pháp, kẻ đầu quân cho
Tưởng Giới Thạch. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Tường Tam, Vĩnh Thụy đã
sang Hongkong rồi sau đó sang Pháp, được quân Pháp đưa về Trung kì làm
Quốc trưởng.
Với chức danh Quốc trưởng cũng như cố vấn trước đó, Vĩnh Thụy
những cuộc tình khiến cuộc sống của ông gặp nhiều bối điều tiếng.
Cuối cùng, Vĩnh Thụy cũng hoàn thành vai trò lịch sử của mình khi quân
Mỹ nhảy vào Việt Nam và ông bắt đầu cuộc sống lưu vong nơi xứ người.
2.1.2. Hoạt động quảng lịch sử Việt Nam thông qua bộ phim “Ngọn
nến hoàng cung”.
Hãng phim TFS Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh người đầu tiên
đặt nền móng cho việc quảng phim Việt ra nước ngoài. Bộ phim truyền
hình “Ngọn nến hoàng cung” đã được hãng phim TFS bán bản quyền
được phát sóng trên kênh truyền hình KXLA 44 của Mỹ.
Không những thế, bộ phim còn được phát hành dưới dạng DVD để tung
ra thị trường nước ngoài.
2.2. Bộ phim “Áo lụa Hà Đông” (2006)
2.2.1. Nội dung bộ phim.
Bộ phim lấy bối cảnh năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang
dần bước vào hồi kết nhưng miền Bắc Việt Nam vẫn đang sống dưới cảnh
loạn lạc. Tại Hà Đông, đôi vợ chồng Dần và Gù theo dòng người đi từ Bắc
13
vào Nam với mong muốn tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên,
khi tới Hội An, hạ sinh đứa con đầu lòng, lại thêm cảnh đói khổ, hai vợ
chồng quyết định dừng chân tại đây. Từ đây, họ gắn với mảnh đất này
như quê hương thứ hai của mình.
Bộ phim này cho ta thấy được cuộc sống cực khổ của người dân Việt
Nam trong những tháng năm chiến tranh loạn lạc liên miên. Họ phải bán đi
lương tâm cũng như danh dự của mình để mưu sinh, cố gắng tồn tại trong
hoàn cảnh ấy. Trên nền phim u tối ấy vẫn ánh lên sự ấm áp của tình yêu
thương giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Họ vẫn mang trong
mình niềm tin về một ngày mai hòa bình trong chiến tranh bom đạn. Nhưng
chiến tranh thì đâu có tình thương. Một lần bom dội tại trường học đã cướp
đi sinh mạng của người con đầu tiên, rồi một lần thiên tai cũng cướp đi sinh
mạng người mẹ. Một lần nữa sự mất mát lại diễn ra khi trong một lần
tán, vì muốn tìm kiếm lại tấm áo dài năm xưa của vợ con, người cha đã
mất trong ngọn lửa chiến tranh tàn ác.
Bộ phim kết thúc với hình ảnh đất nước giành lại độc lập, hoàn toàn giải
phóng, hòa bình vào năm 1975. Hình ảnh ấy chính hình ảnh An đã
hỏi bố nhưng tiếc rằng, em không còn sống để thể chứng kiến hình ảnh
ấy nữa.
2.2.2. Hoạt động quảng lịch sử Việt Nam thông qua bộ phim “Áo lụa
Hà Đông”.
- Bộ phim này đã được đem làm đại diện của phim ảnh Việt Nam vào lễ
trao giải Oscar lần thứ 80 với hạng mục “Phim ngoại ngữ hay nhất”.
- Cùng với đó, bộ phim cũng đoạt giải tại Liên hoan phim quốc tế Busan
trong hạng mục “Bình chọn của khán giả”, ngoài ra bộ phim cũng góp
mặt trong Liên hoan phim Cannes tại Pháp.
- Phát sóng tại Liên hoan phim Việt Nam tại Hàn Quốc, một hội cực
14
tốt để quảng lịch sử Việt Nam ra ngoài thế giới với sự giúp đỡ của
phim ảnh.
- Phát hành bộ phim tại thị trường Mỹ cùng với những poster ấn tượng,
thu hút được nhiều khán giả nước ngoài và nhận đực nhiều đánh giá tích
cực từ giới chuyên gia quốc tế.
(Poster bộ phim “Áo lụa Hà Đông”)
- Quảng bộ phim thông qua “Danh sách những bộ phim Việt Nam
đáng xem nhất” trên trang báo điện tử VietnamOnline.
- Bán bản quyền bộ phim cho các nền tảng xem phim trực tuyến nước
ngoài như Netflix, Rotten Tomatoes, Letterboxd,…
- Hãng phim sản xuất bộ phim Phước Sang của Việt Nam kí hợp đồng với
Diamond Cinema để công chiếu bộ phim “Áo lụa Đông” tại Hàn
Quốc vào năm 2008.
15
(Thông báo công chiếu bộ phim “Áo lụa Hà Đông” tại Trung tâm nghiên cứu
Đông Nam Á - Ảnh: Alchetron )
- Công chiếu bộ phim “Áo lụaĐông” tại những buổi chiếu, liên hoan
phim nước ngoài.
2.3. Bộ phim “Dòng máu anh hùng” (2007).
2.3.1. Nội dung bộ phim.
Mượn bối cảnh vào những năm 1922, khi thực dân Pháp đô hộ Việt
Nam, các phong trào kháng chiến nổ ra khắp nơi, thực dân Pháp đã đào tạo
một đội quân người Việt làm tay sai cho chúng. Cường, một chàng trai
người Việt, điệp viên nội gián với nhiệm vụ tiêu diệt những nghĩa quân
kháng chiến chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ
của anh với Thúy, con gái của thủ lĩnh nghĩa quân lúc ấy đang bị giam cầm
trong do cuộc ám sát bất thành, đã làm thay đổi suy nghĩ, lòng trung
thành của anh đối với thực dân Pháp. Anh đã suy nghĩ về những người
16
Pháp đang ngày đêm cai trị, bóc lột đàn áp đồng bào mình. Vì vậy, anh
quyết định đi cùng với Thúy theo nghĩa quân làm cách mạng.
Việc chuyển từ quân Pháp về với nghĩa quân không hề dễ dàng gì, nhất
khi mọi người cái nhìn tiêu cực về một tên Việt gian như Cường.
Không chỉ vậy, anh còn phải đối mặt với đội đặc nhiệm của Pháp, nơi trước
kia anh làm tay sai cho chúng. Cuộc chiến giữa quân khởi nghĩa
tay sai quân Pháp xen lẫn vào cuộc chiến của Cường với cấp trên của mình.
Quân khởi nghĩa những người dân làng tại nơi quân khởi nghĩa ẩn náu
đã một trận chiến khốc liệt với quân Pháp. Bộ phim kết thúc với cảnh
những người còn sống sót thắp những nén nhang tiễn đưa vong hồn của
những chiến sĩ nghĩa quân đã tử trận trong làng.
Bộ phim đã cho chúng ta thấy được nội tâm của những con người sinh ra
lớn lên nước ngoài nhưng vẫn một lòng đau đáu về quê hương, về Tổ
quốc, về đồng bào mình. Họ một tấm lòng yêu nước đáng quý nhưng
bước đường họ đi lại là bước đường lầm lỡ, tới độ “cầm súng bắn vào dân
tộc mình”. Sự xuất hiện của nhân vật nữ binh trở thành ngọn đèn soi
đường chỉ lối cho những người như thế quay lại với dân tộc mình, tìm lại
được bản chất và cội nguồn của bản thân.
2.3.2. Hoạt động quảng lịch sử Việt Nam thông qua bộ phim “Dòng
máu anh hùng”.
- Ra mắt thế giới tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế lần thứ III diễn
ra tại Mỹ vào năm 2008.
- Bán bản quyền phim cho hãng phim Weinstein - hãng phim của
Hollywood đã phát hành các phim như Pulse, Derailled… - để phân
phối bản quyền phim trên toàn thế giới, một thành tích chưa từng
trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.
17
| 1/28

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ NGUY ỄN HƯƠNG GIANG TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM RA TH Ế GIỚI THÔNG QUA
PHIM ẢNH GIAI ĐOẠN 2004 – 2007 TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TH ÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Lưu Trần Toàn
Hà Nội, tháng 06 – năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................2
4. Kết cấu tiểu luận............................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................................4
CHƯƠNG I............................................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM
RA THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH........................................................................4
1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................4
2. Các yếu tố trong hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua
phim ảnh.............................................................................................................................5
3. Yêu cầu của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim
ảnh.......................................................................................................................................9
Tiểu kết chương I............................................................................................................10
CHƯƠNG II........................................................................................................................11
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM RA THẾ
GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH GIAI ĐOẠN 2004 – 2007..........................................11
1. Những nội dung chính về quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim
ảnh giai đoạn 2004 – 2007...............................................................................................11
2. Hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam qua những tác phẩm phim trong giai
đoạn 2004 – 2007.............................................................................................................12
Tiểu kết chương II...........................................................................................................19
CHƯƠNG III.......................................................................................................................20
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH
SỬ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH..........................................20
1. Nhận xét về ưu nhược điểm của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế
giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2004 – 2007...........................................................20
2. Giải pháp đưa ra nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm
trong hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh...........21
Tiểu kết chương III.........................................................................................................22
KẾT LUẬN.............................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................24 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.
Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã mang
trong mình những dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ. Những trang sử mà con người
trên mảnh đất hình chữ S này đã viết nên quá đỗi hào hùng và chói lọi. Khẳng
định lịch sử đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển đất
nước cũng như hình thành nhân cách con người, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm, tạo mọi điều kiện để lịch sử nước nhà được biết tới rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra trong thời đại hiện nay là lịch sử Việt Nam
chỉ được biết tới nhiều ở trong nước, tức là chỉ có những người dân Việt Nam
mới biết tới và hiểu rõ; còn quốc tế thường không hiểu rõ hoặc hiểu sai sự thật
về lịch sử Việt Nam. Không những vậy, những thế lực thù địch không ngừng
tung ra những sản phẩm truyền thông với nội dung xuyên tạc lịch sử, nhằm
mục đích định hướng suy nghĩ của bạn bè quốc tế, làm cho họ có những ấn
tượng không tốt về Việt Nam. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, quảng bá
lịch sử nước nhà tới cộng đồng quốc tế cần được chú trọng hơn cả.
Ta có thể thấy rằng, từ khoảng những năm 2011 – 2013 đã xuất hiện những
bộ phim sử dụng chất liệu lịch sử làm đề tài. Những bộ phim đó đã gây được
tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước, nhận được sự đánh giá cao từ các cuộc
liên hoan phim trên thế giới. Những bộ phim ấy đã thay đổi phần nào cái nhìn
của người nước ngoài về Việt Nam, tăng độ thiện cảm mà họ dành cho Việt
Nam. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác quảng bá lịch
sử Việt Nam ra thế giới nhưng vẫn còn tồn tại những điểm yếu kém và khó
khăn chưa thể khắc phục được. Vậy nên, đó là lý do tôi lựa chọn đề tài 1
“Quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2011 –
2013” làm đề tài tiểu luận hết môn Thông tin đối ngoại Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và khảo sát thực trạng về công tác
quảng bá lịch sử Việt Nam thông qua phim ảnh trong giai đoạn 2004 – 2007,
tiểu luận mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm mục đích đẩy mạnh công
tác này trong thời gian tới, để có thể quảng bá lịch sử Việt Nam tới cộng đồng
quốc tế một cách hiệu quả hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ khái niệm quảng bá, lịch sử Việt Nam; các phương thức của hoạt
động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
- Khảo sát thực trạng của công tác quảng bá lịch sử Việt Nam ra nước
ngoài thông qua phim ảnh trong giai đoạn 2004 – 2007, làm rõ những
ưu điểm và nhược điểm của công tác quảng bá; từ đó đưa ra nhận xét và
phân tích nguyên nhân tồn tại điểm yếu.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá lịch sử
Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh, để hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 4. Kết cấu tiểu luận.
Bên cạnh những phần chính như mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận và
danh mục những tài liệu tham khảo, tiểu luận còn tập trung làm rõ một số vấn
đề trong ba chương lớn của phần nội dung: 2
- Chương I nêu khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quảng bá
lịch sử Việt Nam và yêu cầu của hoạt động quảng bá với tư cách là một
phần của thông tin đối ngoại.
- Chương II nêu lên thực trạng hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra
thế giới thông qua phim ảnh giai đoạn 2004 – 2007 và những ưu nhược
điểm trong hoạt động quảng bá.
- Chương III đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt
động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh trong
thời gian tới dựa trên những cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động đã
nêu ở hai chương trước. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ
VIỆT NAM RA THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Khái niệm “Quảng bá”
Quảng bá là một thuật ngữ, được hiểu là các hình thức tuyên truyền
nhằm mục đích truyền đạt thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất tới với
người tiêu dùng. Nói một cách ngắn gọn, quảng bá là phổ biến rộng rãi
bằng các phương tiện thông tin.
Quảng bá đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bên muốn thực
hiện hoạt động quảng bá tới gần hơn với đối tượng mà họ nhắm đến. Cụ
thể hơn trong trường hợp này, đó là Việt Nam đang cố gắng đưa hình ảnh
lịch sử Việt Nam tới gần hơn với cộng đồng khán giả người nước ngoài.
1.2. Khái niệm “Lịch sử”
Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là
những sự kiện liên quan tới con người. Đây là một thuật ngữ chung có
liên quan tới những sự kiện trong quá khứ cũng như các ghi chép, phát
hiện, tổ chức, thu thập và trình bày thông tin về những sự kiện ấy.
Khái niệm lịch sử vốn rộng lớn, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó
bao trùm tất cả mọi phương diện của xã hội nên khó có thể định nghĩa
một cách chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà sử học chuyên nghiệp
đã thống nhất rằng có thể hiểu lịch sử dựa trên ba ý sau:
Thứ nhất, việc diễn ra trong quá khứ: là những sự kiện đã xảy ra
trong quá khứ cho tới hiện nay không thể thay đổi được, cố định trong
không và thời gian, mang tính chất tuyệt đối. 4
Thứ hai, làm thành tài liệu của việc đã diễn ra trong quá khứ: là
cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc xảy ra trong quá khứ
thành tài liệu, làm câu chuyện kể đối với hiện tại.
Thứ ba, ghi lại những sự việc diễn ra trong quá khứ: con người
muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý
nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người
ghi chép bằng những câu chuyện kể.
1.3. Khái niệm “Phim ảnh”
Phim, về bản chất, là nhiều ảnh được đặt trên một màn ảnh, tạo ra ảo
giác về chuyển động. Đây là một hình thức giải trí phổ biến, cho phép
con người đưa mình vào thế giới ảo trong một khoảng thời gian ngắn.
Một bộ phim có thể tái hiện lịch sử, minh họa kiến thức khoa học,
miêu tả hành vi hoặc thái độ của con người. Nhiều phim kết hợp giải trí
với kiến thức khiến cho việc học tập trở nên thú vị hơn.
Phim là những tạo tác văn hóa được tạo ra bởi các nền văn hóa cụ thể.
Chúng phản ánh những nền văn hóa đó, và đến lượt nó, ảnh hưởng đến chính nền văn hóa ấy.
2. Các yếu tố trong hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
2.1. Mục đích của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
Quảng bá lịch sử Việt Nam thông qua phim ảnh giúp cho thế giới hiểu
hơn về lịch sử Việt Nam, cụ thể hơn là quá trình hình thành, dựng nước
và giữ nước của nhân dân mảnh đất hình chữ S này.
Không những thế, những thước phim khắc họa rõ nét và chân thực các
sự kiện lịch sử của Việt Nam có thể dễ dàng đi vào tâm trí cũng như cảm
xúc của khán giả nước ngoài, từ đó giúp cho họ hiểu hơn về Việt Nam, 5
hiểu những gì mà Việt Nam đã phải chịu đựng và vượt qua suốt bốn
ngàn năm lịch sử. Chưa dừng lại ở đó, người xem nước ngoài có thể tìm
hiểu về Việt Nam một cách sinh động hơn thông qua những cảnh quay về
Việt Nam, tạo cho họ hứng thú để tìm hiểu về Việt Nam nhiều hơn nữa.
Và mục đích hơn hết của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam thông
qua phim ảnh không gì hơn ngoài cung cấp cho thế giới những tư liệu
lịch sử chính xác về Việt Nam. Từng khoảnh khắc trong những bộ phim
lịch sử đều được quay một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng, đồng thời giải thích
rất dễ hiểu về hoàn cảnh và sự kiện diễn ra trong bộ phim ấy, giúp cho
khán giả nước ngoài không bị khó hiểu cũng như choáng ngợp trước
lượng thông tin mà bộ phim đem lại. Thông qua việc cung cấp những
thước phim chân thực và bám sát lịch sử Việt Nam, người nước ngoài
sau khi xem phim có thể hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam, tránh được
hiểu lầm không đáng có hoặc hiểu sai về lịch sử của đất nước này. Như
vậy, khi xuất hiện những thông tin xuyên tạc lịch sử Việt Nam, họ sẽ lên
tiếng, đứng lên bảo vệ sự trong sạch của Việt Nam.
Cuối cùng, những ấn tượng tốt của người nước ngoài sau khi xem
những bộ phim lấy đề tài lịch sử Việt Nam sẽ giúp cải thiện cái nhìn của
họ đối với Việt Nam, qua đó lòng yêu mến dành cho đất nước này sẽ tăng lên.
2.2. Thành phần và đặc điểm của người nước ngoài. 2.2.1. Thành phần
Khi nói tới muốn quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua
phim ảnh, điều đó có nghĩa là đối tượng mà Việt Nam hướng tới là
người nước ngoài nói chung. Tuy nhiên, người nước ngoài còn được
chia ra thành nhiều đối tượng nhỏ lẻ khác nhau. Cụ thể như sau:
Những người nước ngoài đã biết/ đã từng đến Việt Nam, có 6
nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn về đất nước này.
Những người nước ngoài có niềm đam mê và hứng thú đối với
lịch sử, muốn hiểu về lịch sử của các đất nước.
Nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới.
Những đoàn làm phim quốc tế muốn nhân cơ hội đó để giao
lưu văn hóa, kinh nghiệm và kiến thức liên quan tới phim ảnh. 2.2.2. Đặc điểm.
Đặc điểm chung của nhóm đối tượng trên chính là họ muốn thu
nhận càng nhiều thông tin về Việt Nam càng nhiều càng tốt, ngoài ra
còn muốn có những trải nghiệm cũng như cơ hội đáng nhớ về lịch sử Việt Nam.
2.3. Nội dung quảng bá lịch sử Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam là một kho tàng lịch sử đồ sộ, trải dài suốt bốn ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Theo như nghiên cứu của các nhà chuyên
gia phân tích, lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thuở vua Hùng khai lập nhà
nước Văn Lang vào khoảng những năm 700 trước Công nguyên cho tới nay.
Lịch sử Việt Nam rất đỗi hào hùng, hoành tráng nhưng cũng không
kém phần thương đau bởi lẽ, để có được đất nước Việt Nam như ngày
hôm nay, chúng ta đã hi sinh quá nhiều, mất mát quá nhiều. Trong những
tháng năm lịch sử ấy, đã có biết bao nhiêu lần ông cha ta phải cầm gươm,
cầm giáo đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược đất nước. Có những lúc
chúng ta bị kẻ thù đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa, có những lúc
chúng ta phải nếm mật nằm gai, chịu đựng những đòn roi vọt, tra tấn của
quân thù. Cũng có những lúc chúng ta tận hưởng niềm vui chiến thắng,
niềm hạnh phúc khi tự tay mình giành lại tự do; có những lúc ta tự hào
về những chiến công và thành tựu đã đạt được trong quá trình dựng nước 7
và giữ nước. Tất cả những điều ấy đã được lưu lại, viết nên thành những
trang sử hào hùng cho dân tộc.
Nội dung quảng bá lịch sử Việt Nam không gì khác ngoài việc quảng
bá những khía cạnh của lịch sử nước nhà đến với bạn bè thế giới. Trong
đề tài lịch sử bao la rộng lớn ấy, chúng ta có thể chọn khai thác những
nội dung như quá trình hình thành một triều đại, cuộc chiến đấu tranh
bảo vệ độc lập đất nước, một biến cố lịch sử, một góc nhỏ bé cuộc sống
người dân Việt Nam trong chiến tranh hay thậm chí cả những góc khuất
trong chốn hậu cung của triều đại phong kiến… Những sự kiện lịch sử
đều có thể được chuyển dựng thành phim, chỉ cần nó mang đậm bản sắc
văn hóa và hơi thở Việt Nam trong từng tác phẩm.
2.4. Các loại hình phim ảnh khi được sử dụng làm phương tiện quảng bá.
Phim ảnh được chia ra thành nhiều loại phim, tùy vào mục đích mà
sản xuất nhiều loại hình phim khác nhau. Mỗi loại hình phim có những
ưu nhược điểm riêng của nó, cụ thể như sau:
Phim dài tập có nhu cầu ghi hình đơn giản, không quá phức
tạp. Loại phim này có độ dài khá thoải mái (trung bình khoảng
80 tập phim cho nội dung), qua đó những mâu thuẫn, tình tiết
sẽ được miêu tả một cách kỹ lưỡng, chi tiết hơn. Nhờ vậy, hành
vi và tâm lý của nhân vật trong bộ phim sẽ được giải thích cũng
như khắc họa một cách triệt để, giúp cho người xem hiểu được.
Phim dài tập thường mang hơi thở của cuộc sống bình dị
thường ngày, gắn bó sâu sắc với đời sống thường nhật của con
người. Vì vậy mà phim dài tập có thể lan tỏa tới mọi tầng lớp
trong xã hội, nhiều thế hệ gia đình.
Ngược lại với phim dài tập, phim ngắn đòi hỏi những thước 8
phim phải được quay ở mức độ cao nhất, vì vậy cần phải sử
dụng những máy quay có độ phân giải cao hơn nhiều so với
máy quay sử dụng khi quay phim dài tập. Như vậy, những chi
tiết nhỏ nhất, những nét thay đổi biểu cảm hay tâm lý nhân vật
đều được ghi lại một cách hoàn hảo. Nó cho phép thể hiện
những nội dung phức tạp, sâu sắc, hướng tới mục đích sau cùng
là biểu đạt nội dung có tính điển hình và trường tồn với thời
gian. Vì thời lượng của một bộ phim ngắn có hạn (khoảng tầm
90-120 phút) nên nội dung phim mang nhiều lớp ý nghĩa, thông
điệp, tương tác của nhân vật; cách biểu đạt những thông điệp
ấy cũng rất độc đáo, đòi hỏi người xem phải có một sự tập
trung cao độ nhất định khi theo dõi bộ phim.
2.5. Chủ thể thực hiện hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế
giới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện, coi đó là nhiệm
vụ quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại. Như vậy, mọi người ai
cũng có trách nhiệm trong việc quảng bá lịch sử Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Tham gia vào hoạt động quảng bá có các cơ quan chủ lực của đất
nước như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương…
Bên cạnh đó còn có lực lượng truyền thông đại chúng với điển hình là
các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản như Báo điện tử VietNamNet,
Vietnam Plus, Đài Tiếng nói Việt Nam,…
3. Yêu cầu của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh. 9
Vì là một nội dung của thông tin đối ngoại nên hoạt động quảng bá lịch sử
Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh cần đảm bảo được những yêu cầu
của thông tin đối ngoại như sau:
- Quảng bá được hình ảnh đất nước Việt Nam tới đông đảo cộng đồng nhân dân các nước.
- Giúp cho cộng đồng thế giới hiểu rõ về Việt Nam, tránh cho họ những
hiểu lầm không đáng có hoặc có định kiến không tốt về Việt Nam.
- Phản ánh kịp thời tình hình và các vấn đề mà quốc tế quan tâm tới các
tầng lớp nhân dân các nước. Tiểu kết chương I
Chương I đã trình bày đầy đủ những nội dung cơ bản về những vấn đề lý
luận của hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh.
Việc quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong thông tin đối ngoại Việt Nam bởi những ý nghĩa mà nó mang lại.
Về việc quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh, tiểu luận
đề cập tới những khái niệm liên quan tới chủ đề, những yếu tố đóng vai trò
trong hoạt động quảng bá như mục đích quảng bá, nội dung, phương thức và
lực lượng tham gia vào hoạt động quảng bá và những yêu cầu cần thiết khi
quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới. Với những thông tin mà tiểu luận đã
nêu ở chương I, đó sẽ là tiền đề cho việc xác định thực trạng của hoạt động
quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh trong khoảng thời
gian 2004 – 2007 ở chương sau và là căn cứ lý luận vững chắc cho tiểu luận
đề ra một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác
quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông qua phim ảnh. 10 CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ LỊCH SỬ VIỆT NAM RA
THẾ GIỚI THÔNG QUA PHIM ẢNH GIAI ĐOẠN 2004 – 2007.
1. Những nội dung chính về quảng bá lịch sử Việt Nam ra thế giới thông
qua phim ảnh giai đoạn 2004 – 2007.
Trong thông tin đối ngoại quảng bá hình ảnh về đất nước, con người, lịch
sử, văn hóa Việt Nam thì yếu tố lịch sử đóng một vai trò không hề nhỏ.
Không phải vì lẽ tự nhiên mà khi nhắc tới những cuộc đấu tranh chống quân
thù xâm lược của Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới ba lần chiến thắng
quân Nguyên- Mông dưới thời Trần hay gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến
trường kỳ chống Pháp và Mỹ xâm lược. Cũng không tự nhiên mà người ta lại
biết tới những nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,
Hồ Chí Minh,... Những sự kiện lịch sử và danh nhân lịch sử nổi tiếng ấy
không chỉ người Việt Nam mà cả những người nước ngoài cũng nghe danh và
biết tới. Đó chính là yếu tố lịch sử trong thông tin đối ngoại. Không chỉ vậy,
còn có rất nhiều dấu tích và sự kiện lịch sử khác mà thông qua đó, có thể
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới cộng đồng nhân dân
quốc tế. Mọi người đều có cơ hội tìm hiểu về quá trình dựng nước và giữ
nước, những thành tựu cũng như gian khó mà nhân dân Việt Nam phải trải
qua trong suốt công cuộc đấu tranh xây dựng Tổ quốc. Đặc biệt với sự phát
triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin, truyền thông thì việc quảng
bá càng trở nên dễ dàng hơn, mang tính lan tỏa sâu rộng hơn.
Đóng vai trò giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước con người cùng với
kho tàng lịch sử đồ sộ của Việt Nam ra thế giới, công tác quảng bá lịch sử
Việt Nam thông qua phim ảnh có một số hoạt động chính sau đây:
- Hoạt động quảng bá thông qua những buổi liên hoan, giao lưu phim
quốc tế như Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (do Cục Điện ảnh thuộc Bộ 11
Văn hóa - Thể thao và Du lịch sáng lập), Liên hoan phim Cannes,…và
các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức ở nước ngoài.
- Bán bản quyền phim cho các kênh truyền hình nước ngoài, phát hành
băng đĩa bán trên thị trường nước ngoài.
- Quảng bá lịch sử Việt Nam thông qua phim ảnh bằng cách chiếu phim
miễn phí tại các trường đại học nước ngoài, hội chợ giao lưu văn hóa
giữa Việt Nam và quốc tế.
2. Hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam qua những tác phẩm phim trong giai đoạn 2004 – 2007.
2.1. Bộ phim “Ngọn nến hoàng cung” (2004) 2.1.1. Nội dung bộ phim.
Lấy càm hứng từ sự kiện quân Nhật đảo chính Pháp vào năm 1945, vua
Bảo Đại bị buộc thoái vị, chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến tại Việt
Nam, bộ phim xoay quanh cuộc sống của vị hoàng đế cuối cùng của Việt
Nam với những biến động của thời cuộc.
(Một cảnh trong phim “Ngọn nến hoàng cung” - Nguồn: Báo Sài Gòn Giải phóng) 12
Sau khi thoái vị và trở thành công dân của đất nước Việt Nam mới, Bảo
Đại đổi tên thành Vĩnh Thụy và được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Bắc để
làm cố vấn, giúp đỡ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Thời đại này cũng
là thời đại xảy ra nhiều biến động với những sự kiện phức tạp của lịch sử:
vụ án Ôn Như Hầu, Nguyễn Tường Tam,… Khi chế độ phong kiến sụp đổ,
Nhật đảo chính Pháp và sự kiện giành độc lập của quân và nhân dân Việt
Nam, tàn dư của chế độ phong kiến kẻ chạy theo Pháp, kẻ đầu quân cho
Tưởng Giới Thạch. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Tường Tam, Vĩnh Thụy đã
sang Hongkong rồi sau đó sang Pháp, được quân Pháp đưa về Trung kì làm Quốc trưởng.
Với chức danh Quốc trưởng cũng như cố vấn trước đó, Vĩnh Thụy có
những cuộc tình khiến cuộc sống của ông gặp nhiều bê bối và điều tiếng.
Cuối cùng, Vĩnh Thụy cũng hoàn thành vai trò lịch sử của mình khi quân
Mỹ nhảy vào Việt Nam và ông bắt đầu cuộc sống lưu vong nơi xứ người.
2.1.2. Hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam thông qua bộ phim “Ngọn nến hoàng cung”.
Hãng phim TFS – Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh là người đầu tiên
đặt nền móng cho việc quảng bá phim Việt ra nước ngoài. Bộ phim truyền
hình “Ngọn nến hoàng cung” đã được hãng phim TFS bán bản quyền và
được phát sóng trên kênh truyền hình KXLA 44 của Mỹ.
Không những thế, bộ phim còn được phát hành dưới dạng DVD để tung
ra thị trường nước ngoài.
2.2. Bộ phim “Áo lụa Hà Đông” (2006) 2.2.1. Nội dung bộ phim.
Bộ phim lấy bối cảnh năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang
dần bước vào hồi kết nhưng miền Bắc Việt Nam vẫn đang sống dưới cảnh
loạn lạc. Tại Hà Đông, đôi vợ chồng Dần và Gù theo dòng người đi từ Bắc 13
vào Nam với mong muốn tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên,
khi tới Hội An, Gù hạ sinh đứa con đầu lòng, lại thêm cảnh đói khổ, hai vợ
chồng quyết định dừng chân tại đây. Từ đây, họ gắn bó với mảnh đất này
như quê hương thứ hai của mình.
Bộ phim này cho ta thấy được cuộc sống cực khổ của người dân Việt
Nam trong những tháng năm chiến tranh loạn lạc liên miên. Họ phải bán đi
lương tâm cũng như danh dự của mình để mưu sinh, cố gắng tồn tại trong
hoàn cảnh ấy. Trên nền phim u tối ấy vẫn ánh lên sự ấm áp của tình yêu
thương giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Họ vẫn mang trong
mình niềm tin về một ngày mai hòa bình trong chiến tranh bom đạn. Nhưng
chiến tranh thì đâu có tình thương. Một lần bom dội tại trường học đã cướp
đi sinh mạng của người con đầu tiên, rồi một lần thiên tai cũng cướp đi sinh
mạng người mẹ. Một lần nữa sự mất mát lại diễn ra khi trong một lần sơ
tán, vì muốn tìm kiếm lại tấm áo dài năm xưa của vợ và con, người cha đã
mất trong ngọn lửa chiến tranh tàn ác.
Bộ phim kết thúc với hình ảnh đất nước giành lại độc lập, hoàn toàn giải
phóng, hòa bình vào năm 1975. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh mà An đã
hỏi bố nhưng tiếc rằng, em không còn sống để có thể chứng kiến hình ảnh ấy nữa.
2.2.2. Hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam thông qua bộ phim “Áo lụa Hà Đông”.
- Bộ phim này đã được đem làm đại diện của phim ảnh Việt Nam vào lễ
trao giải Oscar lần thứ 80 với hạng mục “Phim ngoại ngữ hay nhất”.
- Cùng với đó, bộ phim cũng đoạt giải tại Liên hoan phim quốc tế Busan
trong hạng mục “Bình chọn của khán giả”, ngoài ra bộ phim cũng góp
mặt trong Liên hoan phim Cannes tại Pháp.
- Phát sóng tại Liên hoan phim Việt Nam tại Hàn Quốc, một cơ hội cực 14
tốt để quảng bá lịch sử Việt Nam ra ngoài thế giới với sự giúp đỡ của phim ảnh.
- Phát hành bộ phim tại thị trường Mỹ cùng với những poster ấn tượng,
thu hút được nhiều khán giả nước ngoài và nhận đực nhiều đánh giá tích
cực từ giới chuyên gia quốc tế.
(Poster bộ phim “Áo lụa Hà Đông”)
- Quảng bá bộ phim thông qua “Danh sách những bộ phim Việt Nam
đáng xem nhất” trên trang báo điện tử VietnamOnline.
- Bán bản quyền bộ phim cho các nền tảng xem phim trực tuyến nước
ngoài như Netflix, Rotten Tomatoes, Letterboxd,…
- Hãng phim sản xuất bộ phim Phước Sang của Việt Nam kí hợp đồng với
Diamond Cinema để công chiếu bộ phim “Áo lụa Hà Đông” tại Hàn Quốc vào năm 2008. 15
(Thông báo công chiếu bộ phim “Áo lụa Hà Đông” tại Trung tâm nghiên cứu
Đông Nam Á - Ảnh: Alchetron )
- Công chiếu bộ phim “Áo lụa Hà Đông” tại những buổi chiếu, liên hoan phim nước ngoài.
2.3. Bộ phim “Dòng máu anh hùng” (2007). 2.3.1. Nội dung bộ phim.
Mượn bối cảnh vào những năm 1922, khi mà thực dân Pháp đô hộ Việt
Nam, các phong trào kháng chiến nổ ra khắp nơi, thực dân Pháp đã đào tạo
một đội quân người Việt làm tay sai cho chúng. Cường, một chàng trai
người Việt, là điệp viên nội gián với nhiệm vụ tiêu diệt những nghĩa quân
kháng chiến chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ
của anh với Thúy, con gái của thủ lĩnh nghĩa quân lúc ấy đang bị giam cầm
trong tù do cuộc ám sát bất thành, đã làm thay đổi suy nghĩ, lòng trung
thành của anh đối với thực dân Pháp. Anh đã suy nghĩ về những người 16
Pháp đang ngày đêm cai trị, bóc lột và đàn áp đồng bào mình. Vì vậy, anh
quyết định đi cùng với Thúy theo nghĩa quân làm cách mạng.
Việc chuyển từ quân Pháp về với nghĩa quân không hề dễ dàng gì, nhất
là khi mọi người có cái nhìn tiêu cực về một tên Việt gian như Cường.
Không chỉ vậy, anh còn phải đối mặt với đội đặc nhiệm của Pháp, nơi trước
kia anh làm tay sai cho chúng. Cuộc chiến giữa quân khởi nghĩa và bè lũ
tay sai quân Pháp xen lẫn vào cuộc chiến của Cường với cấp trên của mình.
Quân khởi nghĩa và những người dân làng tại nơi quân khởi nghĩa ẩn náu
đã có một trận chiến khốc liệt với quân Pháp. Bộ phim kết thúc với cảnh
những người còn sống sót thắp những nén nhang tiễn đưa vong hồn của
những chiến sĩ nghĩa quân đã tử trận trong làng.
Bộ phim đã cho chúng ta thấy được nội tâm của những con người sinh ra
và lớn lên ở nước ngoài nhưng vẫn một lòng đau đáu về quê hương, về Tổ
quốc, về đồng bào mình. Họ có một tấm lòng yêu nước đáng quý nhưng
bước đường họ đi lại là bước đường lầm lỡ, tới độ “cầm súng bắn vào dân
tộc mình”. Sự xuất hiện của nhân vật nữ tù binh trở thành ngọn đèn soi
đường chỉ lối cho những người như thế quay lại với dân tộc mình, tìm lại
được bản chất và cội nguồn của bản thân.
2.3.2. Hoạt động quảng bá lịch sử Việt Nam thông qua bộ phim “Dòng máu anh hùng”.
- Ra mắt thế giới tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế lần thứ III diễn ra tại Mỹ vào năm 2008.
- Bán bản quyền phim cho hãng phim Weinstein - hãng phim của
Hollywood đã phát hành các phim như Pulse, Derailled… - để phân
phối bản quyền phim trên toàn thế giới, một thành tích chưa từng có
trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. 17