Qui trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro công ty Vinamilk
Qui trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro công ty Vinamilk được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị tài chính doanh nghiệp (FIN305)
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong 1 doanh nghiệp
và đề xuất giải pháp quản trị rủ ro I. Mở đầu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường rộng lớn và môi trường đầu tư thông
thoáng, hấp dẫn, là những điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường sữa tại Việt
Nam. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, ngành sữa Việt Nam cũng phải đối
diện với nhiều thách thức như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sữa,
kỹ thuật chăn nuôi, dây chuyền công nghệ, chi phí cũng như các chính sách, cơ
chế khuyến khích từ Nhà nước.
Một ngành sữa với tiềm năng phát triển thị trường lớn:
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên
đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu
sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến
805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng
phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị
trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-
8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu
thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu
cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010,
trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Dự báo
đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người.
Đặc điểm địa lý và khí hậu nhiệt đới xen với vành đai ôn đới tại Việt Nam
rất thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa. Các đồng cỏ như Hà Tây, Mộc
Châu, Bình Dương… cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và điều kiện sinh trưởng tốt.
Việc đầu tư phát triển ngành sữa vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển sản xuất với chi phí nhân công thấp đồng thời mang lại sinh kế cho
người dân thiếu việc làm và thiếu thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo,
tăng cường an sinh xã hội, gắn liền lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng.
Theo Euromonitor, sản lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt
Nam đạt 1.76 triệu tấn (+8.6%) trong năm 2020. Việt Nam thuộc top các
quốc gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung
bình thế giới đạt khoảng 100 kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38kg/người/năm.
Sau giai đoạn giảm tốc 2016 – 2019, tăng trưởng thị trường sữa và các sản
phẩm từ sữa trong nước đang có dấu hiệu cải thiện. Năm 2020, doanh thu
các sản phẩm sữa tại Việt Nam đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng
trưởng 10,3%. Doanh thu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam dự
kiến sẽ duy trì ở mức 7-8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025, đạt tổng giá
trị khoảng 93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025.
Theo báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực do cơ cấu dân
số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung
dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch; xu hướng tiêu thụ các sản phẩm tiện
lợi, có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Tổng quan về công ty cổ phân sữa Việt Nam- Vinamilk
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa
cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các
sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh
phần lớn thị phần trên cả nước Mã chứng khoán HOSE: VNM
Giá đóng cửa điều chỉnh (Từ 01.01.2020 đến 31.12.2020): Thấp nhất- 68.000
đồng/ cổ phiếu; Cao nhất – 113.400 đồng/ cổ phiếu
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong hơn 40 năm hoạt động của mình, Công ty sữa Vinamilk đã trải qua rất
nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn lại đánh dấu những
bước tiến mới của doanh nghiệp, sự vững vàng của một thương hiệu lớn có bề
dày lịch sử. Cùng điểm lại những giai đoạn phát triển của Vinamilk nhé!
Giai đoạn hình thành từ năm 1976 – 1986
Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành
lập với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. Công ty
thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam.
Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về
bộ công nghiệp thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.
Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003
Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính
thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ
Công nghiệp nhẹ. Công ty chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa.
Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại
Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn. Sự kiện này
đã nâng tổng số nhà máy của công ty lên con số 4. Việc xây dựng được
nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử
dụng các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc.
Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành
lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Việc liên doanh này đã giúp
công ty thành công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.
Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp
Trà Nóc. Vào tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.
Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay
Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần
Sữa Việt Nam. Mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty
là: VNM. Cũng trong năm đó, Công ty khánh thành thêm nhà máy Sữa
tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng
số vốn điều lệ lên 1,590 tỷ đồng.
Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản
xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm mang thương
hiệu này chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên cả nước, cụ thể như sau:
54,5% thị phần sữa trong nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị
phần sữa chua uống; 84,5% thị phần sữa chua ăn 79,7% thị phần sữa đặc
Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân phối đều khắp
63 tỉnh thành trên cả nước với 220.000 điểm bán hàng. Bên cạnh đó,
Vinamilk Việt Nam còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới
như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông… Sau
hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được 14 nhà
máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1
nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk), 1 văn đại diện tại Thái Lan.
Công ty đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 40 năm với những sự
biến đổi không ngừng. Dù có mặt trên thị trường Việt Nam từ rất lâu,
nhưng cho đến hiện tại, vị thế của Vinamilk trong ngành Công nghiệp
sữa tại nước ta vẫn chưa hề bị đánh bại.
Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối
tác liên doanh trong cty cổ phần Sữa Bình Định. Vào tháng 6 năm 2005,
công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An.
Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân
phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên
Quang. Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.
Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy
sữa nước và sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220
triệu USD. Năm 2011, đưa nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với
số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.
Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà
máy Sữa Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh
thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
1.2 Giá trị cốt lõi của Vinamilk
Chính trực: Liêm chính, trung trực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch
Tông trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công
ty, tôn trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng
Công bằng; Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác
Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức
Tuân thủ: Tuân thủ pháp luật, bộ quy tắc ứng xử và các quy chế, chính
sách và quy định của công ty.
2. Những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải Ngành sữa
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 tăng 2,91% tuy là mức tăng thấp nhất trong
giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh
hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt
Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Các biện pháp giãn cách xã
hội ở khía cạnh tích cực đã giúp kiểm soát hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, nhưng
đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng tại chỗ (on-premise) khi nhiều cơ sở du lịch, ăn uống,
trường học phải đóng cửa trong khi mức tăng của tiêu dùng tại nhà (off-premise)
không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm này. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng còn bị ảnh
hưởng khi cả nước có tới 32,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh và thu
nhập bình quân của người lao động giảm 2,3% (GSO). Theo đó, ngành hàng tiêu dùng
nhanh ghi nhận mức giảm 7% về giá trị và riêng ngành sữa giảm 6% (AC Nielsen).
Một phần trong hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 là Việt Nam sẽ giảm
thuế nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Châu Âu về mức 3,5%-0% so với mức 5-15%
như hiện tại trong vòng 3-5 năm tới. Điều này sẽ khiến thị trường sữa cạnh tranh hơn
khi sữa nhập khẩu từ Châu Âu được hưởng lợi, nhưng đồng thời là động lực thúc đẩy
các công ty sữa nội địa gia tăng năng lực để cung cấp ra thị trường các sản phẩm chất
lượng hơn. Bên cạnh đó, một số công ty sữa nội địa đang nhập khẩu nguyên liệu bột
sữa từ Châu Âu nên khi mức thuế giảm sẽ giúp các công ty này cải thiện biên lợi nhuận.
1.1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk
Năm 2020 khép lại với những mối lo ngại về những biến động cả về chính trị, kinh tế,
xã hội và môi trường; mối đe dọa từ đại dịch Covid-19 vẫn ngày càng leo thang, lan
rộng đến từng ngóc ngách trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, nền tảng quản trị
doanh nghiệp tốt tại Vinamilk đã chứng minh được vai trò then chốt trong việc dẫn
dắt doanh nghiệp đón đầu thay đổi và đảm bảo hoàn thành các mục tiêu hoạt động của Công ty.
3. Quy trình quản trị rủi ro I, Khái quát chung:
Bước qua năm 2021 với trạng thái “bình thường mới” cùng với nhiều biến số bất ngờ khó
lường của Covid, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro vững chắc sẽ giúp doanh
nghiệp dự phòng trước được những thay đổi, giúp biến “nguy” thành “cơ”, tận dụng và
củng cố các lợi thế cạnh tranh, biến chúng thành chìa khóa để mở rộng cánh cửa đến
những chân trời mới và vươn tới những tầm cao mới.
Khung Quản lý rủi ro của Vinamilk đang áp dụng theo khung quản lý rủi ro doanh nghiệp
của ISO 31000, được thiết kế để đảm bảo việc thiết lập, vận hành và cải tiến liên tục của hệ thống:
Hệ thống quản lý rủi ro của Vinamilk đang kiểm soát theo 3 tầng phòng vệ: Phòng ngừa
– Phát hiện – Khắc phục. Các nguyên tắc này được duy trì ổn định qua các năm, nhằm
đảm bảo kiểm soát, quản lý và giám sát hiệu quả danh mục rủi ro của Công ty, đồng thời
đạt được mục tiêu do Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông đã đề ra.
Các hoạt động thực hiện thường xuyên được duy trì để quản lý các rủi ro của Vinamilk
theo quy trình nhận diện rủi ro – đánh giá rủi ro – giám sát rủi ro và báo cáo với những nét nổi bật sau:
• Danh mục rủi ro của Công ty toàn diện trên các khía cạnh Chiến lược – Hoạt động – Tài
chính – Tuân thủ luôn được duy trì, rà soát và kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt chú trọng vào
việc quản lý các rủi ro quan trọng với các biện pháp kiểm soát khắc phục, phòng ngừa
phù hợp. Đặc biệt, năm 2020 đối mặt với rủi ro mới nổi bật nhất là Rủi ro dịch bệnh
Covid-19, Vinamilk đã tiến hành nhận diện và đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Covid
đến các rủi ro quan trọng của Công ty, cũng như đề ra các biện pháp kiểm soát, kế hoạch
hành động cụ thể để ứng phó. Hiện rủi ro dịch bệnh vẫn đang được theo dõi chặt chẽ để
nhanh chóng có những ứng phó kịp thời.
• Tổ chức đánh giá và báo cáo rủi ro định kỳ hàng quý cho toàn bộ các Khối, Phòng của Công ty.
• Theo dõi chỉ số cảnh báo rủi ro KRIs nhằm giám sát rủi ro và thực hiện các hành động
ứng phó kịp thời với biến động bên ngoài và bên trong.
• Triển khai đánh giá tự kiểm soát CSA định kỳ cho các rủi ro quan trọng, nhằm đảm bảo
tính hiệu quả của các kiểm soát chính với các rủi ro quan trọng của Công ty.
• Truyền thông và tham vấn các chủ đề rủi ro thông qua cơ chế các bản tin rủi ro định kỳ,
đột xuất và bản tin rủi ro chuyên đề, với mục đích nâng cao nhận thức về rủi ro, ghi nhận
các rủi ro mới nổi, hỗ trợ nhân sự Quản lý rủi ro trong việc nhận diện và đánh giá các rủi
ro tiềm ẩn trong các hoạt động thường ngày của Công ty.
• Triển khai dự án “Nâng cấp hệ thống Quản lý rủi ro Vinamilk” với công ty tư vấn độc
lập, nhằm rà soát toàn diện hệ thống Quản lý rủi ro hiện tại, cải tiến liên tục hệ thống, quy
trình Quản lý rủi ro theo các thực hành tiên tiến của thế giới, cũng như nâng cao kiến
thức và năng lực về Quản lý rủi ro cho đội ngũ nhân sự của Vinamilk.
Trong năm 2021, hoạt động Quản lý rủi ro tiếp tục tập trung chủ yếu vào việc tích hợp để
gia tăng hiệu quả của hệ thống Quản lý rủi ro thông qua các hoạt động chính: II, ưu điểm
Hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong đầu tư
Chủ động quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động
Áp dụng Hệ thống quản lý để phân tích rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại
Giúp Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro thông qua việc đánh giá rủi ro một cách
cẩn trọng và thiết lập các phương pháp kiểm soát phòng ngừa
Giúp Giảm thiểu tác động/thiệt hại khi rủi ro thực tế xảy ra bằng các kế hoạch hành động cụ thể
Giúp Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt
hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm…).
Giúp Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy định của luật pháp
Giúp Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra,
Giúp Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ.
Nếu có kế hoạch quản lý rủi ro tốt,.các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khác về doanh nghiệp hơn.
Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin cho Ban
lãnh đạo/Hội đồng thành viên các rủi ro chủ yếu và các biện pháp cần thực hiện
Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh đồng nghĩa.với việc
doanh nghiệp đã sở hữu một công cụ hữu ích. Có thể tạo thêm những giá trị kinh
doanh mới,.đem về các nguồn doanh thu mới. Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro
cũng giúp tăng tỷ lệ thành.công của các dự án và bảo toàn các giá trị cho các doanh nghiệp
4. Nhược điểm của bản báo cáo quản trị rủi ro: 3 năm gần đây
So với các năm 2019, 2018 thì năm 2020, báo cáo quản trị rủi ro không đi sâu
vào cách quản lý các rủi ro quan trọng, như là: rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt
động và rủi ro tài chính.
Vào năm 2020, Báo cáo quản trị rủi ro của VNM nói lên được vấn đề trọng yếu
trong thời điểm dịch Covid diễn ra phức tạp, nêu được các giải pháp quản lý
rủi ro. Nhưng báo cáo chỉ nói chung, cụ thể là không nêu riêng biệt được cái
khía cạnh mà rủi ro tác động tới. Không nêu rõ được vấn đề nhận diện rủi ro,
đánh giá rủi ro, giám sát rủi ro mà tóm tắt quá chung. Điều đó sẽ khiến cho
việc quản lý rủi ro không rõ ràng và minh bạch về các rủi ro có thể và sẽ gặp
phải trong kì kinh doanh, đặc biệt là bối cảnh Covid hiện giờ
VNM luôn là doanh nghiệp quan tâm tới việc đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính
ứng dụng cao, đặc biệt là các phần mềm quản lý rủi ro được ứng dụng cho hoạt động
QLRR chưa chắc chắn hoạt động tốt, vừa phải thử rất nhiều hoặc đa dạng hóa hệ thống
mới tăng được độ chính xác của các hệ thống, vừa tốn kém chi phí.
Doanh nghiệp áp dụng nhiều hệ thống quản trị rủi ro để phòng ngừa giảm thiểu và phát
hiện; chưa thấy đề cập tới việc né tránh, đa dạng hóa các rủi ro có thể lường trước xảy ra
trong báo cáo quản trị rủi ro, mà lại đề cập ở mục chiến lược phát triển 2021 và các mục
khác. Cách tổng hợp thông tin không mạch lạch và bị rẽ ý nên rất dễ gây hiểu lầm, thiếu ý trong báo cáo.
Theo quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp
(https://emime.vn/kien-thuc-dau-tu/quy-trinh-quan-tri-rui-ro-hieu-qua-cho-
doanh-nghiep-528.html) kết hợp so sánh với báo cáo quản trị rủi ro của
Vinamilk ta nhận thấy doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở bước 1: Xác định rủi ro
; Bước 2: Phân tích rủi ro; bước 3: Kiểm soát và giám sát tổng kết . Vì vậy cần
bổ sung thêm vào quy trình các bước sau:
o Phân loại rủi ro: đó là sự kết hợp giữa khả năng và hậu quả.
Đưa ra quyết định về việc liệu rủi ro có thể chấp nhận được
hay liệu nó có đủ nghiêm trọng để đảm bảo thay đổi hay
không. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lợi ích của việc
quản lý rủi ro ít phụ thuộc vào phương thức quản lý mà phụ
thuộc nhiều hơn vào tần suất và cách thức đánh giá rủi ro Mức độ nghiêm trọng:
Nhóm nguy hiểm – Những rủi ro có khả năng gây thiệt hại lớn;
Nhóm quan trọng- Những rủi có thể khắc phục bằng vay mượn;
Nhóm không quan trọng- Những rủi ro doanh nghiệp có thể khắc phục
Chỉ tiêu đánh giá mức độ nghiêm trọng
+Thảm khốc- Có khả năng gây thiệt hại lớn, làm đảo lộn chiến lược kinh doanh và thay
đổi hệ thống tổ chức quản lí; ( ng trong ban giám đốc mất bất ngờ)
+Nghiêm trọng- có khả năng gây thiệt hại lớn, làm đảo lộn chiến lược kinh doanh hoặc
hệ thống tổ chức quản lí
+Nhiều: Có khả năng gây thiệt hại làm thay đổi mục tiêu lợi nhuận
+ Ít: Có khả năng làm giảm lợi nhuận
+Không đáng kể: Gần như không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Tần xuất xảy ra rủi ro:
+Thường xuyên: Luôn xuất hiện rủi ro khi xuất hiện sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực.
Không thể tránh được rủi ro khi có sự kiện đó
+ Thỉnh thoảng: Rủi ro xuất hiện nhiều lần khi có sự xuất hiện của sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực
+ Hiếm khi: Rủi ro ít xuất hiện hoặc nếu có xuất hiện cũng không ảnh hưởng tiêu cực
o Tài trợ rủi ro: Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng; chuyển giao rủi ro
Với những điểm thiếu sót trên, có thể là những lỗ hổng trong việc quản
trị rủi ro của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năm 2020 Vinamilk đã có những
chiến lược và mục tiêu quản lý rủi ro cụ thể, cùng với hệ thống quản lý
rủi ro chặt chẽ, duy trì ổn định qua các năm. Hy vọng trong năm tới,
Vinamilk sẽ tiếp tục phát huy những điểm mạnh đang có và cải thiện
những điểm còn đang thiếu sót để hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro hơn
5. Giải pháp quản trị rủi ro: I.
Vinamilk và những cuộc chiến T h e o E u r o m o n i
tor, thị trường sữa Việt Nam ước đạt 135.000 tỉ đồng trong năm 2020, tăng hơn
8% so với năm 2019, nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa
chua và sữa uống. Các ngành hàng tăng trưởng cao gồm sữa uống 10%, sữa
chua 12%, phô mai 11%, bơ 10% và các sản phẩm từ sữa khác 8% trong khi
sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị.
. Nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng hơn bởi
COVID-19, khi chỉ giảm 6,1% về giá trị so với mức giảm 7,5% đối với tiêu thụ
hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Dù trong giai đoạn giãn cách xã hội, các
trường học trên toàn quốc đã phải đóng cửa gần 3 tháng, lượng tiêu thụ sữa vẫn
ổn định do người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng khả năng miễn dịch
Thậm chí, dịch COVID-19 còn là nhân tố giúp các công ty sữa cải thiện biên
lợi nhuận. Do dịch bệnh, giá sữa nguyên liệu duy trì ở mức thấp trong năm 2020.
Ngoài ra, giá dầu lao dốc cũng giúp giảm chi phí đóng gói và vận chuyển. Các yếu
tố này hỗ trợ tỉ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa. Vinamilk, doanh nghiệp
sữa lớn nhất ngành ghi nhận tăng trưởng doanh thu 3% nhưng lợi nhuận đã tăng
gần 8% sau 9 tháng đầu năm 2020
Cạnh tranh của ngành sữa, vì thế, cũng có xu hướng ngày càng gay gắt khi
các công ty lớn mở rộng quy mô qua M&A và thị trường có thêm nhiều đối thủ
gia nhập thị trường. Nhiều doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, trong khi
VitaDairy có vẻ đang phát triển nhanh trong phân khúc khúc sữa bột, đặc biệt sữa
công thức cho trẻ em. Theo đại diện VitaDairy chia sẻ, VitaDairy là doanh nghiệp
đầu tiên nhập khẩu độc quyền sữa non ColosIgG24h về Việt Nam để bổ sung
kháng thể IgG cho sữa công thức. Mặc dù khó khăn vì dịch COVID-19 nhưng
doanh thu của VitaDairy vẫn tăng trưởng tốt. Ước tính tới cuối năm 2020,
Vinamilk vẫn chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với 43,3%. Nếu tính thêm cả
Mộc Châu Milk, 2 doanh nghiệp này chiếm hơn 45% thị trường. Đứng sau
Vinamilk là FrieslandCampina với 15,8%, còn lại các doanh nghiệp khác giữ dưới 10% thị phần.
Mặc dù Vinamilk đang đứng đầu phân khúc sữa bột nhưng đã gặp không ít khó
khăn do các đối thủ nhỏ hơn như Nutifood, Dutch Lady và TH true Milk,
VitaDairy tung ra các sản phẩm mới. Cụ thể, dù theo sau Vinamilk ở phân khúc
sữa bột nhưng nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10-
15% so với đối thủ, NutiFood và VitaDairy đang dần có được thị phần tăng trưởng
tốt trên thị trường sữa bột. Đánh giá về triển vọng ngành sữa trong năm nay, SSI
Research cho rằng, sữa được coi là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu từ người tiêu dùng
thu nhập thấp vẫn có thể bị ảnh hưởng do COVID-19.
Các công ty như Vinamilk và Vinasoys đã ghi nhận hiện tượng cơ cấu sản
phẩm bán ra dịch chuyển về phía các sản phẩm giá rẻ trong 9 tháng đầu năm 2020.
Ngược lại, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra do nhóm thu nhập trung bình và cao ít bị
ảnh hưởng hơn. Nhóm thu nhập trung bình và cao vẫn sẽ có xu hướng gia tăng tiêu
thụ các sản phẩm cao cấp. Bên cạnh đó, các hãng sữa quốc tế như Abbott,
Friesland Campina, Mead Johnson, Nestle và nhiều hãng sữa nhỏ hơn khác đều có
năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do vậy những
doanh nghiệp này luôn luôn là nguy cơ cạnh tranh với Vinamilk. II.
Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro:
*Rủi ro chiến lược
Rủi ro cạnh tranh : Nhận diện và phân tích kịp thời các thay đổi của môi trường,
đặc biệt là xu hướng tiêu dùng để từ đó xây dựng và triển khai các chương trình,
dự án để củng cố, gia tăng lợi thế cạnh tranh và thị phần.
Rủi ro môi trường kinh tế chính trị quốc tế : Thường xuyên, liên tục cập nhật
các thay đổi của môi trường kinh tế, chính trị, đánh giá và phân tích các ảnh hưởng
đến Công ty để có các kế hoạch hành động kịp thời.
Rủi ro truyền thông : Liên tục cập nhật và theo dõi các thông tin truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng để có các cảnh báo và kế hoạch hành
động kịp thời, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay
Rủi ro nhân sự kế thừa : Duy trì thực hiện các chương trình nhân sự cho các vị
trí quan trọng, thực hiện đánh giá và có phương án thay thế phù hợp, kịp thời. Tiếp
tục triển khai công tác nhân sự kế thừa xuống các cấp độ thấp hơn, đảm bảo đội
ngũ nhân sự cho tất cả các cấp độ.
Rủi ro Mất khách hàng quan trọng : Theo dõi mối quan hệ với khách hàng,
thường xuyên đánh giá doanh thu bán hàng, và có các chính sách tương ứng đối
với các khách hàng quan trọng
*Rủi ro hoạt động:
Rủi ro Nguyên vật liệu đầu vào không đáp ứng kịp thời : Quản lý tồn kho an
toàn, đánh giá và quản lý Nhà cung cấp, có kế hoạch mua hàng một cách hợp lý,
trong sự cân nhắc tới các biến động về môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Rủi ro về chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu tại
Vinamilk, thiết lập và thường xuyên kiểm tra các kiểm soát theo yêu cầu của các
tiêu chuẩn. Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá riêng hệ thống kiểm soát của rủi ro
xuyên suốt chuỗi cung ứng để đảm bảo các kiểm soát luôn hiệu quả và tối ưu. Hệ
thống cảnh báo được xác lập để nhận diện kịp thời các sự kiện và có hướng xử lý.
Rủi ro dịch bệnh đàn bò :Áp dụng vệ sinh an toàn sinh học cho các trang trại,
chăm sóc sức khỏe đàn bò, có biện pháp xử lý y tế phù hợp đối với các trường hợp phát sinh.
Rủi ro sức khỏe và an toàn lao động : Cuối năm 2015, cùng với thành công trong
việc triển khai chứng nhận hệ thống tích hợp PAS 99, lần đầu tiên Vinamilk triển
khai chương trình Đánh giá nội bộ tích hợp hệ thống An toàn - Sức khỏe nghề
nghiệp - Môi trường tại các nhà máy. Chương trình với trọng tâm hướng đến
người lao động, nâng cao nhận thức về An toàn sức khỏe nghề nghiệp - Môi
trường của từng thành viên trong chuỗi sản xuất. Có thể nói, với chương trình
đánh giá này, Vinamilk đang đặt những viên gạch vững chắc trong việc xây dựng
và nâng cao nhận thức của nhân viên về an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp
và môi trường. Các thành viên tại mỗi vị trí công việc khi tham gia sẽ được trao
đổi trực tiếp về công việc đang thực hiện và các rủi ro liên quan cùng các phương
pháp giảm thiểu cũng như loại trừ rủi ro. Qua đó, người lao động cùng Vinamilk
xác định các rủi ro bằng cái nhìn bao quát và có hệ thống hơn. Hơn tất cả, điều đạt
được là góc nhìn chung từ những nhà hoạch định hệ thống và những con người
trực tiếp thực thi công việc. Nhờ đó mà hệ thống An toàn vệ sinh lao động và sức
khoẻ nghề nghiệp, Môi trường được quản lý tốt hơn và ngày càng trưởng thành
hơn. Mỗi thành viên trong chuỗi hoạt động cũng chính là những nhà xây dựng hệ
thống Hàng năm, các tiêu chuẩn về vi khí hậu, vệ sinh, môi trường làm việc đều
được đo đạc và kiểm tra để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên. Đối
với những khu vực có chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép, các biện pháp kỹ thuật sẽ
được triển khai để giảm thiểu các yếu tố gây hại, điều chỉnh môi trường làm việc
tốt hơn. Bên cạnh đó, nhân viên được trang bị và cung cấp đủ và đúng các loại bảo
hộ lao động và nhận chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật đối với các lao động
làm việc trong môi trường không đạt chuẩn.
Rủi ro về tuyển dụng và giữ chân nhân sự giỏi : Chính sách lương thưởng rõ
ràng và công bằng, mức lương thưởng cạnh tranh và được đánh giá cao trên thị
trường lao động tại Việt Nam. Vinamilk được bình chọn là thương hiệu nhà tuyển
dụng hấp dẫn nhất tại Việt Nam, ở tiêu chí Lương, Thưởng, Phúc lợi.ảo hiểm tai
nạn và sức khỏe Ngoài các quyền lợi về khám chữa bệnh theo chế độ Bảo hiểm y
tế, Công ty còn mua thêm Bảo hiểm sức khỏe và Bảo hiểm tai nạn 24/24 cho toàn
thể người lao động trong Công ty. Người thân của cấp quản lý (cha, mẹ, vợ/chồng,
con) được Công ty mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn 24/24. Chương
trình khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
+ Lao động nam: 1 lần/năm
+ Lao động nữ: 2 lần/năm
Tổ chức tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Cúm cho tất cả nhân viên Bữa ăn hàng
ngày Cung cấp các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho
tất cả nhân viên. Chương trình thể dục thể thao Vinamilk cũng tổ chức các chương
trình, lớp học và khuyến khích tất cả nhân viên tham gia phát triển thể dục, thể
thao, tăng cường sức khỏe.Chế độ đối với các trường hợp nghỉ dài (thai sản, ốm
đau…) 100% nhân viên nghỉ thai sản hoặc ốm đau được trở lại làm việc theo chế
độ của Công ty, trong năm 2015, toàn Công ty có 91 nhân viên nghỉ thai sản, tất cả
đều đã quay lại làm việc sau thời gian nghỉ theo quy định. Các chế độ khác Phụ
cấp nghỉ mát hàng năm, tặng quà nhân dịp lễ, Tết, sinh nhật… và tặng thưởng cho
con của người lao động có thành tích cao trong học tập. Tất cả các phúc lợi này
đều được nêu rõ trong Thỏa ước Lao động, áp dụng với toàn bộ nhân viên Công ty.
Rủi ro triển khai kế hoạch kinh doanh : Ban điều phối Dự án triển khai thực
hiện các Dự án đầu tư, theo dõi và giám sát tình hình thực hiện về tiến độ, ngân
sách. Trưởng Dự án báo cáo định kỳ và có hướng ứng phó phù hợp với các thay đổi.
Rủi ro An ninh thông tin : Tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống An ninh thông
tin ISO 27000, các hệ thống bảo vệ máy tính, người dùng. Thường xuyên đánh giá
mối nguy an ninh thông tin từ bên trong và bên ngoài
*Rủi ro tài chính :
Rủi ro về tỷ giá : Lập nhu cầu ngoại tệ, chuẩn bị ngoại tệ dự trữ, dự báo theo dõi
và phân tích các biến động tỷ giá để cân đối nhu cầu và điều chỉnh kế hoạch tương ứng.
BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT:
- Tổ chức các lớp huấn luyện về cách chăn nuôi bò và vắt sữa cho người dân
– Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp giúp đỡ từng hộ gia đình, vắt đúng giờ, cố định người vắt,
tạo cảm giác thoải mái cho bò. Vắt sữa phải tuân theo đúng qui luật, chuồng trại và dụng
cụ vắt sữa cần sạch sẽ, hợp vệ sinh.
– Đồng thời hỗ trợ người dân về vốn, kỹ thuật, đầu tư vốn để mua máy vắt sữa.
- Áp dụng vệ sinh an toàn sinh học cho các trang trại, chăm sóc sức khỏe đàn bò, có
biện pháp xử lý y tế phù hợp đối với các trường hợp phát sinh. KHÂU BẢO QUẢN SỮA
- Sữa tươi sau khi vắt phải được lọc sạch qua 2 – 3 lớp vải hoặc dung bình chuyên dụng, phương pháp cách thủy.
-Bảo quản lạnh: tăng bảo quản lạnh.
- Xây dựng và lắp đặt các trung tâm thu gom, làm lạnh sữa
- Bảo quản bằng phức chất LPS KHÂU VẬN CHUYỂN
- Quản lý tốt hệ thống vận chuyển của mình.
- Quy định rõ điều kiện giá dịch vụ trong hợp đồng vận chuyển
- Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và phí bảo quản sữa về nhà máy cho các hộ nông dân 6. Kết luận
-Theo báo cáo tài chính của Vinamilk Company vào quý II năm 2020, doanh thu
thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng. Xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ
đồng, tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính trong năm 2020,doanh thu thuần của Vinamilk đạt 59.636 tỷ đồng, tăng
5.9% so với năm 2019. Tính đến nay, công ty Sữa Việt Nam đã xuất khẩu sản
phẩm đi 54 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD. Cổ
phiếu của Vinamilk được xếp là cổ phiếu blue-chip tại Việt Nam, dành cho những
doanh nghiệp có mức tăng trưởng và doanh thu ổn định.
-Qua bài đánh giá và phương án đề xuất quản trị rủi ro nêu trên, ta đã thấy được
những khía cạnh mà rủi ro tác động tới Vinamilk nói riêng và ngành sữa nói
chung. Mặc dù trong năm 2020 tác động của dịch Covid19 là không hề nhỏ, tuy
nhiên Vinamilk vẫn biết cách vượt qua những khó khăn giữa dịch bệnh, bằng
chứng là doanh thu nửa đầu năm của Công ty vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019.
Bằng những phương pháp cân bằng rủi ro của mình, Vinamilk đã vừa vượt qua
được ảnh hưởng của dịch bệnh, vừa tạo được hình ảnh đẹp với khách hàng bằng
những chính sách hỗ trợ cũng như ủng hộ sữa. Điều này ảnh hưởng rất tích cực
đến nền kinh tế nước nhà nói chung bởi Vinamilk là một doanh nghiệp lớn của
nước ta, đã có những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, giữa những đối
thủ cạnh tranh Milo đến từ Nestle, Abbott Hoa Kỳ, Meiji của Nhật Bản, hay có thể
kể tên TH True Milk cũng là một đối thủ cạnh tranh của Vinamilk.