-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quy định pháp luật về tội phạm | Bài tập môn Nghiên cứu khoa học
Quy định pháp luật về tội phạm | Tiểu luận môn Nghiên cứu khoa học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Nghiên cứu khoa học ( HTT)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT ___ * ___
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Quy định pháp luật về tội phạm
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5 1.
Nguyễn Thu Phương – 11214861 2.
Nguyễn Hoàng Nam – 11217452 3. Vũ Mai Hương – 11217440 4.
Đặng Tuyết Nga – 11217453 5.
Trịnh Kim Anh – 11217418 6.
Nguyễn Thu Trang – 11215856 7.
Hồ Ngọc Minh Phương – 11217462 8. Lâm Gia Linh – 11217446 9. Phorn Samprathna – 11219913 10. Pok Rakrong – 11219903
Lớp học phần: Pháp luật đại cương (221)_12
Giảng viên giảng dạy: ThS. Phạm Đức Chung
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN lOMoAR cPSD| 45474828
NỘI DUNG...................................................................................5
PHẦN 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM................5
1.1.Khái niệm.......................................................................5
1. 2.Đặc điểm........................................................................6
1.2. 1.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.................6
1.2.2.Tội phạm là hành vi được pháp luật hình sự quy định 6
1.2.3.Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi...7
1.2.4.Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực
chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện...........................................................7
PHẦN 2.PHÂN LOẠI TỘI PHẠM..............................................9 2.1.Căn cứ vào
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội
phạm......................................................................................9
2.1.1.Tội phạm ít nghiêm trọng...........................................9
2.1.2.Tội phạm nghiêm trọng...............................................9
2.1.3.Tội phạm rất nghiêm trọng.......................................10
2.1.4.Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng...............................10
2. 2.Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm.......................11
2.2. 1.Ý nghĩa lý luận..........................................................11
2.2.2.Ý nghĩa thực tiễn.......................................................11
2. 3.Vấn đề mở rộng...........................................................12
2.3. 1.Các cách phân loại tội phạm khác............................12
2.3.2. Cấu thành tội phạm.................................................13
PHẦN 3. ĐỒNG PHẠM..........................................................20
3. 1.Khái niệm đồng phạm................................................20
3. 2.Những loại đồng phạm..............................................21
3.2.1.Người thực hành........................................................21
3.2.2.Người xúi giục...........................................................21
3.2.3.Người giúp sức..........................................................22
3.2.4.Người tổ chức............................................................22
3. 3.Phân loại đồng phạm.................................................23
3.3.1.Phân loại theo dấu hiệu khách quan.........................23 lOMoAR cPSD| 45474828
3.3.2.Phân loại theo dấu hiệu chủ quan.............................23
3.4.Phạm tội có tổ chức....................................................24
3. 5.Nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự:....................26
PHẦN 4. NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ.................................................................................26
4. 1.Phòng vệ chính đáng.................................................26
4.2.Tình thế cấp thiết.......................................................29
4.3.Sự kiện bất ngờ...........................................................30
4.4.Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
..............................................................................................30
4.5.Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.....30 4.6.Rủi ro trong
nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ..............................30
4.7.Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của
cấp trên...............................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................32 lOMoAR cPSD| 45474828 NỘI DUNG
PHẦN 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM
1.1.Khái niệm
- Theo khoản 1, điều 8, bộ luật Hình Sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì tội phạm là: •
Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự •
Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. • Gây xâm phạm đến:
Độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Điều 111, bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 quy định
về tội xâm phạm an ninh lãnh thổ “ Người nào xâm phạm lãnh thổ có hành động sai
lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an
ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt như sau:
- Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quảnghiêm trọng thì
bị phạt 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 thì các tội xâm phạm an ninh quốc
gia gồm: tội phản quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội gián
điệp, tội phạm an ninh lãnh thổ, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ, tội khủng bố, tội phá
hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tội phá
rối an ninh, tội chống phá trại giam, tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài
nhằm chống chính quyền nhân dân.
Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Quyền con người, quyền , lợi ích hợp pháp của công dân. 5 lOMoAR cPSD| 45474828
Những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải xử lý hình sự.
Quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức.
→ Khái niệm trên đã đưa ra trên 3 bình diện: khách quan, chủ quan và pháp lý.
1.2.Đặc điểm
1.2.1.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm.
- Đây là đặc điểm khách quan của tội phạm:
• Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự coi là tội phạm.
• Là hành vi gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hôi được luật hình sự bảo vệ.
• Là cơ sở đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm và giúp cá thể hóa
trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm tội một cách chính xác.
- Để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội cần đánh giá một cách toàn diện:
• Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại
• Tính chất của hành vi khách quan trong đó bao gồm cả phương pháp, thủ
đoạn,công cụ, phương tiện phạm tội
• Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại
• Tính chất và mức độ lỗi
• Động cơ , mục đích của người phạm tội
• Nhân thân của người có hành vi phạm tội
• Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nơi tội phạm xảy ra.
1.2.2.Tội phạm là hành vi được pháp luật hình sự quy định -
Điều 2, bộ luật Hình sự 2015 quy định 6 lOMoAR cPSD| 45474828
• Chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự
• Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76
của bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự
1.2.3.Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi
- Lỗi là dấu hiệu cơ bản, quan trọng để xác định một hành vi có thể bị coi là vi
phạm pháp luật. Trên cơ sở chủ thể có lỗi, Nhà nước áp dụng biện pháp pháp lý để
trừng trị, cải tạo, giáo dục.
- Xem xét chủ thể có lỗi hay không phải đặt chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh
có thể tự do lựa chọn hành vi của mình.
- Luật hình sự Việt Nam xác định lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có khi xác định tội phạm.
- Lỗi của pháp nhân được xác định theo nguyên tắc suy đoán, nghĩa là pháp
nhân được thành lập và hoạt động theo luật pháp nếu pháp nhân làm trái pháp luật là pháp nhân có lỗi.
1.2.4.Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực chịu trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
- Năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể là khả năng nhận thức được tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và khả năng điều khiển được hành vi ấy.
- Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi pháp nhân hội
đủ những điều kiện được quy định tại Điều 15, bộ luật Hình sự 2015
- Độ tuổi tối thiểu phải gánh chịu TNHS: 14 tuổi
• 14 – dưới 16 tuổi: Tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
• 16 tuổi trở lên: với mọi tội phạm
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được
áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất 7 lOMoAR cPSD| 45474828
được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được
áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
* MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
- Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. (Điều 13)
- Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 15)
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm
đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. (Điều 16)
* VÍ DỤ VỀ TỘI PHẠM
- Ví dụ tội phạm gây xâm phạm đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân:
Lê Văn Luyện - giết người, cướp của - mức phạt hình sự 18 năm tù giam. Vì
ngày Lê Văn Luyện phạm tội chưa tròn 18 tuổi vì theo pháp luật Việt Nam khoản 5,
điều 69 BLHS quy định “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người
chưa thành niên phạm tội”. Theo khoản 1 điều 74 BLHS quy định “đối với người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật quy định hình phạt tù
chung thân hoặc tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù”.
- Ví dụ về tội phạm gây xâm phạm đến an ninh quốc gia:
Vụ án của nhóm Tiên Rồng- tổ chức chính trị phản động, hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền. Tội phạm Tôn Nữ Thể Trang đã có những hoạt động tích cực trong
tổ chức, tự nguyện thực hiện các nội dung do thành viên cốt cán của Tiên Rồng chỉ 8 lOMoAR cPSD| 45474828
đạo như kết nối, lôi kéo, tìm kiếm những người có cùng quan điểm chống phá Nhà
nước. Và kết quả bị phạt giam 12 năm tù.
- Ví dụ về tội phạm vi phạm Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an
ninh, trật tự an toàn xã hội:
Vụ án gây rối trật tự công cộng với bị cáo Lê Thạch Giang cùng đồng phạm.
Do mâu thuẫn về đất đai với ông Hồ Tấn Phẩm là hàng xóm , sát cạnh nhà. Lợi dụng
ông Hồ Tấn Phẩm không quản lý đất nên bị cáo Lê Thạch Giang đập tường rào
chiếm vùng đất này. Ông Hồ Tấn Phẩm đã báo công an để xử lý hành vi đập phá tài
sản. Khi lực lượng chức năng đến khám nghiệm hiện trường thì bị cáo cùng gia
đình xông vào cản trở, chửi bới gây ra ách tắc giao thông đường bộ. Bị cáo Lê Thạch
Giang bị tuyên phạt 18 tháng tù theo Khoản 1, Điều 218 Bộ luật hình sự 2015.
PHẦN 2. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
Tất cả các tội phạm đều có những đặc điểm chung, nhưng mỗi loại tội phạm
có những đặc điểm riêng thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính
do có những đặc điểm khác nhau đó mà vấn đề phân hóa tội phạm đã được đặt ra
để tạo cơ sở cho việc áp dụng hình phạt, xử lí người phạm tội trong thực tiễn. Bộ
luật hình sự Việt Nam căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội hành vi được quy
định trong Bộ luật hình sự để chia tội phạm thành bốn loại : Tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng (Điều 9 BLHS 2015).
2.1.Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm
2.1.1.Tội phạm ít nghiêm trọng
- Là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội phạm ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc đến ba năm tù.
VD: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại (Điều 124); Tội phá hoại chính sách đoàn kết
(Điều 116 Bộ luật hình sự 2015)... 9 lOMoAR cPSD| 45474828
2.1.2.Tội phạm nghiêm trọng
- Là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến bảy năm tù.
VD: Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Khoản 2 Điều 115);
tội lây truyền HIV cho người khác (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148);
tội cưỡng dâm (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143),....
2.1.3.Tội phạm rất nghiêm trọng
- Là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù.
VD: Tội hiếp dâm, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 189); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 192) ;....
2.1.4.Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
VD: Tội phản bội Tổ quốc (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 108); Tội xâm
phạm an ninh lãnh thổ (theo khoản 1 Điều 11); Tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123);...
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định nêu trên
và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật
Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể : Đối với tội phạm do pháp nhân
thương mại thực hiện không chỉ căn cứ vào khung hình phạt mà còn căn cứ vào từng
tội phạm cụ thể do pháp nhân thương mại thực hiện để phân chia tội phạm đối với
pháp nhân phạm tội. Đối với pháp nhân phạm tội tuy không áp dụng hình phạt tù
nhưng các tội mà pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là
những tội phạm mà người phạm tội có thể phạm và tội đó cũng có khung hình phạt.
VD: Nếu pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu quy định tại Điều 188 thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 là tội ít nghiêm trọng, tại khoản 2 là tội phạm 10 lOMoAR cPSD| 45474828
nghiêm trọng, khoản 3 là tội phạm rất nghiêm trọng còn khoản 4 là tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, mặc dù pháp nhân thương mại chỉ được áp dụng hình phạt tiền.
2.2.Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm
2.2.1.Ý nghĩa lý luận
- Phân loại tội phạm là cơ sở để xác định và xây dựng các biện pháp, pháp lý
hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách
hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể (chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội – chương X Bộ luật hình sự, chính sách xử lý hành vi chuẩn bị phạm tội..vv...)
- Mặt khác, phân loại tội phạm cũng có vai trò quan trọng trong việc triển khai
chính sách hình sự thông qua nhận thức và phản ứng của Nhà nước đối với các tội
có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì có biện pháp xử lý khác nhau. Nó chi phối
hầu hết các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về tội phạm,
hình sự, thẩm quyền điều tra , xét xử..vv..
- Trong hoạt động lập pháp, phân loại tội phạm là cơ sở để xây dựng các chế
định về tội phạm và hình phạt, là cơ sở thống nhất để xây dựng các khung hình phạt cho tội phạm cụ thể.
- Ngoài ra, phân loại tội phạm còn là cơ sở để xác định đường lối đấu tranh với
các tội phạm khác nhau cũng như các ngành tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm,
mà yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự được đặt ra và trở thành nguyên tắc của Luật hình sự.
- Phân loại tội phạm thành các nhóm khác nhau là biểu hiện của sự phân hóa
trách nhiệm hình sự ở góc độ lập pháp. Bên cạnh đó, nghiên cứu chế định phân loại
tội phạm trong mối quan hệ thống nhất các chế định khác sẽ tạo tiền đề cho việc
nhận thức đúng bản chất của tội phạm, đánh giá đúng tính nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm, là cơ sở để hoàn thiện pháp luật hình sự 11 lOMoAR cPSD| 45474828
2.2.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Phân loại tội phạm có ý nghĩa trước hết đối với việc áp dụng nhiều quy phạm
phần chung và phần các tội phạm Bộ luật hình sự, như : chế định tuổi chịu trách
nhiệm hình sự, chế định các giai đoạn phạm tội, chế định thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự... Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật hiện hành, những người
chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội họ chuẩn bị phạm tội là
tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 14 tuổi trở lên
nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng..vv..
- Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa chi phối đối với việc áp dụng
một số chế định của luật tố tụng hình sự. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp
chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị phạm tội rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; các quy định về thời hạn đưa vụ án ra xét
xử hoặc ra các quyết định cụ thể đối với từng loại tội phạm cụ thể… Kết luận
→ Phân loại tội phạm là đòi hỏi cần thiết cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự
trong luật cũng như áp dụng luật, chính vì thế vấn đề này được đặt ra trong các bộ
luật. Việc phân loại tội phạm chẳng những hỗ trợ cho việc áp dụng đúng luật mà nếu
nhìn rộng ra, nhà làm luật còn có thể dựa vào tính nguy hiểm cho quan hệ xã hội mà
nó xâm hại để đánh giá, nhằm bảo vệ cho chế độ chính trị hiệu quả hơn.
→ Phân loại tội phạm có ý nghĩa trong việc quy định các nguyên tắc xử lý, độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành
bản án và các quy định khác về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt hoặc biện pháp tư pháp...
→ Phân loại tội phạm là cơ sở để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự, quy định khung
hình phạt, đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Ngoài
ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa đối với việc quy định một số chế định tạm
giam, tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. 12 lOMoAR cPSD| 45474828
2.3.Vấn đề mở rộng
2.3.1.Các cách phân loại tội phạm khác - Căn cứ vào
hình thức lỗi của tội phạm:
Tội phạm được chia thành hai loại:
Tội phạm được thực hiện do cố ý
Tội phạm được thực hiện do vô ý
- Căn cứ vào tình tiết tăng nặng , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Tội phạm được chia thành:
Tội phạm không có tình tiết tăng nặng , giảm nhẹ
Tội phạm không có tình tiết tăng nặng
Tội phạm không có tình tiết giảm nhẹ
- Căn cứ vào loại cấu thành tội phạm Tội phạm được chia thành:
Tội phạm có cấu thành vật chất
Tội phạm có cấu thành hình thức
- Căn cứ khác để phân loại tội phạm
Ngoài ra, có thể phân loại tội phạm theo những căn cứ khác nhau như căn cứ
khác loại khách thể, căn cứ vào số lượng người cố ý cùng thực hiện tội phạm.
2.3.2. Cấu thành tội phạm 2.3.2.1 Khái niệm
Cấu thành tội phạm là tổng thể những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một
loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự. Cấu thành tội phạm là cơ sở
pháp lý của trách nhiệm hình sự và là căn cứ pháp lý để định tội danh. Các yếu tố
cấu thành tội phạm bao gồm: 13 lOMoAR cPSD| 45474828
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ đáng kể. Không có sự xâm
hại đến quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ thì không có tội phạm.
- Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc
tồn tại ngoài thế giới khách quan. Những biểu hiện thuộc về khách quan của tội
phạm gồm có: hành vi nguy hiểm cho xã hội (thể hiện bằng hành động hoặc không
hành động); tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả. Thuộc về mặt khách
quan của tội phạm còn có các dấu hiệu khác như: phương tiện, công cụ phạm tội,
phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm. Trong các dấu hiệu
trên thì hành vi (khách quan) của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, không thể thiếu
được của mọi loại tội phạm. Còn các dấu hiệu khác là những dấu hiệu bắt buộc nếu
điều luật về tội phạm cụ thể có quy định.
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội được Luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo quy định của Luật hình sự.
Người phạm tội là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc
tịch thường trú ở Việt Nam.
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
người phạm tội. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là trường hợp
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh làm mất khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Người phạm tội thuộc trường hợp này
phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Người phạm tội trong khi có năng lực
trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự, thì cũng bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; sau khi khỏi bệnh, người
đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Phạm tội trong trường hợp dùng rượu hoặc
các chất kích thích khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt 14 lOMoAR cPSD| 45474828
nghiêm trọng; người đủ từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội
phạm. Ngoài các dấu hiệu trên, chủ thể của một số tội phạm đòi hỏi phải có thêm
một số dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ khi có những dấu hiệu đó thì chủ thể mới có
thể thực hiện hành vi phạm tội của những tội đó (gọi là chủ thể đặc biệt, ví dụ:
quân nhân, người có chức vụ, quyền hạn…)
• Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lí bên trong của tội phạm,
bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải
là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Còn động cơ và mục đích phạm tội là nội
dung mặt chủ quan của một số loại tội nhất định. Lỗi có hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Cố ý phạm tội là phạm tội trong các trường hợp sau:
• Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
• Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
• Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau:
• Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy cho xã hội,
nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
• Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hại cho
xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả.
2.3.2.2.Phân loại cấu thành tội phạm a, Phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Cấu thành tội phạm cơ bản : là loại cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định
tội, đó là những dấu hiệu mô tả tội phạm cho phép phân biệt giữa tội này với tội khác 15 lOMoAR cPSD| 45474828
→ Cấu thành tội phạm cơ bản đa số được quy định ở Khoản 1 của phần các tội
phạm cụ thể của Bộ luật hình sự ( 2015 ) được sửa đổi , bổ sung 2017. Riêng điều
123 Tội giết người, cấu thành tội phạm cơ bản được quy định ở Khoản 2
Cấu thành tội phạm tăng nặng : là loại cấu thành tội phạm ngoài các dấu hiệu
định tội còn có thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã
hội tăng lên một cách đáng kể (được gọi là các dấu hiệu định khung tăng nặng).
→ Các dấu hiệu định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2,3,4 phần các
tội phạm cụ thể ( từ Điều 108 đến Điều 425). Trừ Điều 123 tội giết người, các dấu
hiệu định khung tăng nặng được quy định tại Khoản 1.
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ : là loại cấu thành tội phạm ngoài các dấu hiệu
định tội còn có thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã
hội giảm xuống một cách đáng kể (được gọi là các dấu hiệu định khung giảm nhẹ).
→ Các dấu hiệu định khung giảm nhẹ được quy định tại Khoản 4 của nhóm các
tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông
Như vậy, có thể phác họa 3 loại cấu thành tội phạm này theo công thức sau:
Cấu thành tội phạm cơ bản = các dấu hiệu định tội.
Cấu thành tội phạm tăng nặng = các dấu hiệu định tội + dấu hiệu định khung tăng nặng.
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ = dấu hiệu định tội + dấu hiệu định khung giảm nhẹ.
Do đó, nội dung được phản ánh trong 3 loại cấu thành tội phạm là các dấu
hiệu với 3 loại – dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung tăng nặng và dấu hiệu định khung giảm nhẹ.
Về phương diện khoa học luật hình sự thì các dấu hiệu được quy định trong
mỗi cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự cũng chính là các tình tiết. Vì vậy,
tương ứng với 3 loại dấu hiệu trong cấu thành tội phạm là 3 loại tình tiết – tình tiết
định tội, tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết định khung giảm nhẹ. 16 lOMoAR cPSD| 45474828
Tình tiết định tội là những tình tiết được phản ánh bởi các dấu hiệu trong cấu
thành tội phạm cơ bản dùng để mô tả một loại tội. Chúng được quy định ở cả phần
chung và phần các tội phạm cụ thể.
Tình tiết định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ là những tình tiết làm thay đổi
một lượng đáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hội của một loại tội.
Ngoài ra, trong BLHS còn quy định trong phần chung tại Điều 52 và Điều 51
một loại tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là loại tình tiết không được
ghi nhận trong các dấu hiệu cấu thành tội phạm (không có ý nghĩa trong việc định
tội, định khung hình phạt mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt).
Chúng ta có thể phân biệt giữa tình tiết định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ với tình
tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) như sau: Tình tiết định Tình tiết tăng Tiêu chí so sánh khung tăng nặng, nặng hoặc giảm giảm nhẹ nhẹ – Sự thay đổi về
– Làm thay đổi một – Làm thay đổi mức độ nguy hiểm lượng đáng kể.
một lượng không cho xã hội của tội – Được quy định đáng kể. phạm. trong Khoản 2, 3, 4 – Được quy định –
Vị trí pháp lý phần các tội phạm tại Điều 51, Điều –
Tính chất pháp lý cụ thể 52 của phần trong việc xác định – Bắt buộc. chung. cấu thành tội
– Không bắt buộc. phạm.
b, Phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan
của cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm hình thức : là loại cấu thành tội phạm có duy nhất một
yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
→ Các tội có cấu thành hình thức trong Bộ luật hình sự 2015 17 lOMoAR cPSD| 45474828
Theo quy định Điều 14 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội
phạm”. Và BLHS 2015 quy định người có hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự với 25 tội danh thuộc năm nhóm tội: xâm phạm an ninh quốc gia,
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; xâm phạm
sở hữu; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội xâm phạm an toàn công cộng.
Cụ thể bao gồm các tội danh sau đây: Nhóm tội Tội danh cụ thể Các tội xâm
1. Điều 108 – Tội phản bội Tổ quốc; phạm an ninh 2.
Điều 109 – Hoạt động nhằm lật đổ chính quốc gia quyền nhân dân;
3. Điều 110 – Tội gián điệp;
4. Điều 111 – Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;
5. Điều 112 – Tội bạo loạn;
6. Điều 113 – Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;
7. Điều 114 – Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
8. Điều 115 – Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;
9. Điều 116 – Tội phá hoại chính sách đoàn kết;
10. Điều 117 – Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
11. Điều 118 – Tội phá rối an ninh;
12. Điều 119 – Tội chống phá cơ sở giam giữ; 18 lOMoAR cPSD| 45474828
13. Điều 120 – Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác
trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm
chống chính quyền nhân dân;
14. Điều 121 – Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại
nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Các tội xâm
15. Điều 123 – Tội giết người; phạm tính
16. Điều 134 – Tội cố ý gây thương tích hoặc mạng, sức
gây tổn hại cho sức khỏe người khác khỏe con người
17. Điều 168 – Tội cướp tài sản; Các tội xâm
18. Điều 169 – Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt phạm sở hữu tài sản;
Các tội xâm phạm trong 19. Điều 207 – Tội làm, tàng trữ, vận lĩnh vực tài
chuyển, lưu hành tiền giả; chính
20. Điều 299 – Tội khủng bố;
21. Điều 300 – Tội tài trợ khủng bố;
22. Điều 301 – Tội bắt cóc con tin; Các tội xâm
23. Điều 302 – Tội cướp biển; phạm an toàn
24. Điều 303 – Tội phá hủy công trình, cơ sở,
công cộng phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia;
25. Điều 324 – Tội rửa tiền.
Lưu ý: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội thì chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự với 02 tội danh sau đây: i.
Tội Giết người (Điều 123); ii.
Tội Cướp tài sản (Điều 168). 19 lOMoAR cPSD| 45474828
Cấu thành tội phạm vật chất : là loại cấu thành tội phạm có các dấu hiệu
trong mặt khách quan là hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Cơ sở khoa học của việc xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hoặc cấu thành
tội phạm hình thức là:
→ Nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc hoặc hậu quả khó xác định thì xây dựng cấu
thành tội phạm hình thức.
VD: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Tội cướp tài sản.
→ Nếu hậu quả dễ xác định hoặc bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
chỉ thể hiện đầy đủ trong cả dấu hiệu hành vi và hậu quả thì xây dựng cấu thành tội phạm vật chất.
VD: Tội trộm cắp tài sản, Tội giết người.
Cấu thành tội phạm cắt xén : Trong Bộ luật Hình sự còn có một loại cấu
thành tội phạm đặc biệt: Cấu thành tội phạm cắt xén là loại cấu thành tội phạm mà
trong mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng dấu
hiệu hành vi không phải là phản ánh chính hành vi phạm tội. Loại cấu thành tội
phạm này được quy định tại Điều 109 – tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
PHẦN 3. ĐỒNG PHẠM
3.1.Khái niệm đồng phạm
“Đồng” theo Từ điển tiếng Việt nghĩa là cùng như nhau, không thể khác được.
“Phạm” là làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần tránh.
Khoản 1, Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 đã định nghĩa: “Đồng phạm là trường
hợp có hai hoặc nhiều người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Như
vậy có thể nói, chủ thể của tội phạm đồng phạm là những người có lỗi cố ý 20