-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quy luật lưu thông văn học từ ký thuyết dịch qua sáng tác của Haruki Murakami
Quy luật lưu thông văn học từ ký thuyết dịch qua sáng tác của Haruki Murakamivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Quy luật lưu thông văn học từ ký thuyết dịch qua sáng tác của Haruki Murakami
Quy luật lưu thông văn học từ ký thuyết dịch qua sáng tác của Haruki Murakamivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40703272 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 40703272
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI...........................................................1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI...........................................................1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
1.1. Lý do văn học................................................................................................................................1 1.2. Lí do thực 琀椀
ễn...............................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
PHẦN 2: BÁO CÁO CHÍNH VĂN........................................................................4
Chương 1: Dịch thuật – Cơ sở tạo ra lưu thông văn học...........................................4 1. 1.Dịch
thuật......................................................................................................................................4
1.2. Tác động của dịch thuật với nền văn học – Cơ sở tạo ra lưu thông văn học.................................6
Chương 2: Hai quy luật của Lưu thông văn học: Quy luật Dòng chảy và quy luật
Tắc nghẽn......................................................................................................................9
2.1. Cơ sở phân chia hai quy luật.........................................................................................................9
2.2. Quy luật Dòng chảy trong lưu thông văn học.............................................................................10
2.3. Quy luật Tắc nghẽn trong lưu thông văn học..............................................................................11
2.4. Mối quan hệ giữa quy luật Dòng chảy và quy luật Tắc nghẽn.....................................................13
Chương 3: Quy luật Dòng chảy trong sáng tác của Haruki Murakami.................14 3.1.
Biểu hiện của quy luật Dòng chảy trong ba phiên bản của
“Rēdāhōzen”...................................14 3.2.
Nhân tố tác động đến việc hình thành quy luật Dòng chảy của nhà văn Haruki Murakami........20 3.3.
Tác động của việc sử dụng quy luật Dòng chảy tới nền văn học Nhật Bản và thế
giới................21 Chương 4: Quy luật Tắc nghẽn trong sáng tác của Minae
Mizumura...................22 lOMoAR cPSD| 40703272
4.1. Biểu hiện của quy luật Tắc trong tác phẩm “Shishosetsu from le 昀琀 to
right”.............................22
4.2. Nhân tố tác động đến việc hình thành quy luật Dòng chảy của nhà văn Minae Mizumura........28
4.3. Tác động của việc sử dụng quy luật Tắc nghẽn của Minae Mizumura tới nền văn học Nhật Bản
và thế giới..........................................................................................................................................29
PHẦN 3: KẾT LUẬN............................................................................................30
PHẦN 3: KẾTLUẬN…………………..….....………………………..…………30 lOMoAR cPSD| 40703272
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do văn học
Dịch thuật văn học không phải một hiện tượng mới xuất hiện. Thế nhưng vẫn có
những nhận thức một chiều rằng dịch thuật thực chất chỉ là việc sao chép đơn thuần
văn bản nguồn và những công trình nghiên cứu chỉ tìm hiểu dịch thuật với mối quan
hệ tự thân. Tuy nhiên, dịch thuật cũng là một trong những vấn đề của văn học; mà
mỗi vấn đề văn học luôn có nguyên nhân, đặc trưng và những tác động nhất định.
Do đó, bài niên luận này nhìn văn họctrong các mối quan hệ: với tác giả, với bạn
đọc, với thực tế đời sống,… để thấy được tác động của dịch thuật với quan hệ bao
quát hơn là lưu thông văn học. Trên cơ sở đó, bài niên luận này sẽ nghiên cứu tập
trung vấn đề “Quy luật lưu thông văn học qua lý thuyết dịch”.
Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả đã lựa chọn hai nhà văn của nền văn học Nhật
Bản là Haruki Murakami và Minae Mizumura. Việc nghiên cứu văn học Nhật Bản –
một nền văn học có cả yếu tố truyền thống lâu đời cũng như hội nhập sẽ giúp chúng
tác giả nghiên cứu dịch thuật trong tính tổng thể, quá trình của nó. Hơn nữa, hai nhà
văn Haruki Murakami và Minae Mizumura dù sống dưới nền văn học Nhật Bản
nhưng ở hai nhà văn lại có những điểm khác biệt cả về lối sống và lối tư duy văn
học. Do đó, việc tìm hiểu hai tác phẩm của hai nhà văn này sẽ tạo sự đa chiều, đầy
đủ trong kết quả nghiên cứu,
1.2. Lí do thực tiễn
Nền kinh tế hội nhập cùng sự phát triển của xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển, du nhập và trao đổi giữa các nền văn học, tư tưởng của các nước. Trong
quá trình đó, nếu nắm rõ được vấn đề “Lưu thông văn học” thì ta sẽ có những góc
nhìn tổng quát cùng định hướng cụ thể về quá trình sáng tác, dịch thuật và tiếp nhận.
Do đó, rất cần một đề tài nghiên cứu vấn đề “Lưu thông văn học” để xác định một
cách tổng quát từ nguồn gốc, bản chất đến các quy luật của quá trình lưu thông văn học. lOMoAR cPSD| 40703272
Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản đã và đang thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ
năm 1973 nên việc nghiên cứu quy luật lưu thông của hai nhà văn Nhật Bản có đóng
góp lớn trong sự tương tác giữa nền văn học nước nhà và nền văn học Nhật. Từ đó,
ta nhận định được nên và không trong sáng tác và lưu hành tác phẩm để giữ gìn bản
sắc văn học dân tộc song song với việc hội nhập quốc tế.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài về “Lưu thông văn học” đối với Việt Nam là một đề tài mới, vì vậy, gần như
chỉ có những nghiên cứu riêng lẻ về dịch thuật, chưa có nghiên cứu nào về đề tài
“Quy luật lưu thông qua lý thuyết dịch”.
Trên thế giới, đề tài được nghiên cứu với những khía cạnh như:
Năm 2013: “Translation and the international circulation of literature: a comparative
analysis of the reception of Roberto Bolaño's work in Spanish and English”. (Dịch
thuật và lưu thông quốc tế văn học: một phân tích so sánh về việc tiếp nhận tác phẩm
của Roberto Bolaño bằng tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Anh). Bài nghiên cứu này đã
tìm hiểu quá trình dịch thuật và sự lưu thông quốc tế của những văn bản được dịch
qua hai tác phẩm của nước Tây Ban Nha và nước Anh.
Năm 2014: “Goethe, Rémusat, and the Chinese Novel: Translation and the
Circulation of World Literature” (Goethe, Rémusa và tiểu thuyết Trung Quốc: bản
dịch và sự lưu thông của văn học thế giới). Bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu
về bản dịch với đặc điểm và cách thức dịch của dịch giả và sự lưu thông của nó.
Năm 2017: “How do literary works cross borders (or not)? A sociological approach
to world literature” (Tác phẩm văn học xuyên biên giới (hoặc không) như thế nào?
Một cách tiếp cận xã hội học đối với văn học thế giới”). Bài nghiên cứu này giải
quyết câu hỏi về cách thức xuyên biên giới của tác phẩm văn học và đề ra một cách
tiếp nhận mới cho bạn đọc.
Như vậy, những nghiên cứu trên đã nghiên cứu về dịch thuật cũng như sự lưu thông
văn học. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ nghiên cứu về cụ thể quá trình dịch, lOMoAR cPSD| 40703272
sự lưu thông ở hai nước hoặc khái quát hơn là nghiên cứu dịch thuật với sự tiếp nhận
chứ chưa chỉ ra được bao quát lý thuyết dịch với quy luật lưu thông văn học.
Vậy nên, đề tài này còn nhiều điểm để khám phá và nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả bài niên luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích - tổng hợp để phân tích những tài liệu đã thu thập
được và tổng hợp chúng.
Thứ hai, phương pháp hệ thống để xác định vị trí của tác giả, nhà văn trong tổng thể
nền văn học và đời sống.
Thứ ba, phương pháp so sánh để đối chiếu các sáng tác của hai nhà văn Haruki
Murakami và Minae Mizumura để tìm ra được biểu hiện của quy luật lưu thông văn
học ứng vào trong tác phẩm
Thứ tư, phương pháp liên ngành để quan tâm đến những vấn đề trong cuộc sống như
địa lý, kinh tế, văn hóa,… nhằm có những kiến giải phù hợp.
PHẦN 2: BÁO CÁO CHÍNH VĂN
Chương 1: Dịch thuật – Cơ sở tạo ra lưu thông văn học 1.1.Dịch thuật
1.1.1.Khái niệm “Dịch thuật”
Dịch thuật được hiểu là hành động chuyển ngôn ngữ của văn bản nguồn - được viết
bằng ngôn ngữ nguồn sang văn bản đích – được viết bằng ngôn ngữ đích. Trong
phạm vi đời sống, dịch thuật có vai trò như một giải pháp để thỏa mãn nhu cầu giao
tiếp giữa các cộng đồng dân tộc, quốc gia có ngôn ngữ khác biệt. Và trong phạm vi
văn học, dịch thuật được coi như một công cụ để phục vụ quá trình sáng tác và tiếp
nhận văn học. Thậm chí, nó được coi như một phần trong văn học so sánh. lOMoAR cPSD| 40703272
Trong “On Linguitic Aspectsof Translation” (1959), Roman Jakobson đã chia dịch
thuật làm ba loại: Intralingual Translation – Chuyển dịch nội hàm hoặc Tái diễn đạt;
Interlingual Translation or Translation Proper – Chuyển dịch đa ngôn hoặc Diễn dịch
hợp lý và Intersemiotic Translation – Chuyển dịch ký hiệu [2].
Cụ thể, Chuyển dịch nội hàm hoặc Tái diễn đạt được hiểu là “lời lẽ diễn đạt của ngôn
ngữ được thay thế và giải thích bởi lẽ diễn đạt khác trong cùng một ngôn ngữ. Tái
diễn đạt bao gồm sự thay thế, giải ngữ, tóm tắt, phát triển,… nhưng luôn cần thiết
để tìm hiểu văn bản gốc” [3]. Chuyển dịch đa ngôn hoặc Diễn dịch hợp lý được hiểu
là “lời lẽ diễn đạt của ngôn ngữ nguồn được thay thế, giải thích bởi lời lẽ của ngôn
ngữ dịch”. Tức là đây được coi như “sự di chuyển ý nghĩa hoặc thông điệp từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ kia một cách đúng đắn” [3]. Và Chuyển dịch ký hiệu được
hiểu là “ý nghĩa từ lời lẽ diễn tả được thông qua bởi ý nghĩa của ký hiệu không lời,
như ký hiệu cử chỉ, ký hiệu hình ảnh,….”. Lưu ý cốt lõi ở đây là khi dịch, “những
ký hiệu không lời này sẽ phải được quan tâm khi chuyển dịch lời nói hay ý nghĩ của
nhân vật sang ngôn ngữ dịch” [3].
1.1.2. Lý thuyết dịch
Dịch thuật là một khái niệm quen thuộc bởi nó ra đời từ rất lâu. Nguồn gốc sự ra đời
đó gắn liền với nhu cầu giao tiếp trong đời sống cũng như giao tiếp trong văn học,
vậy nên dịch thuật cũng dần phổ biến ở tất cả các nền văn hóa.
Tuy nhiên, lý thuyết dịch với vai trò là một môn khoa học thì không phải cũng phổ
biến ở mọi nền văn hóa như vậy. Việc lý thuyết hóa dịch “hầu như là chuyện riêng
của phương Tây, cụ thể là châu Âu và Mỹ” [4]. Họ nhấc “dịch” ra khỏi cái bóng của
động thái chuyển nghĩa đơn thuần bằng việc giải phóng dịch “khỏi những quan niệm
truyền thống về nghĩa (meaning), biểu nghĩa (significance), biểu trưng
(representation), khỏi những cách thức tri nhận về ngôn ngữ, văn hóa và tồn tại của
con người theo những hệ hình tĩnh tại”[4].
Theo đó, John Dryden đã xây dựng lý thuyết dịch với ba cách thức. Thứ nhất,
Metaphrase – dịch sát từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích (dịch từ theo từ, dòng lOMoAR cPSD| 40703272
theo dòng). Thứ hai, Paraphrase – dịch có sự thay đổi theo quan điểm dịch (dịch ý
theo ý) và cuối cùng là Imitation – dịch tự do như ứng tác (có thể bỏ phần văn bản
gốc và dịch theo ý muốn).
Còn học giả Đức Friedrich Schleimakcher, khi ông sử dụng góc nhìn soi chiếu vào
mối quan hệ giữa tác giả và độc giả thì đã thấy được hai chiến lược dịch: Ngoại
chủng hóa và Nhập tịch hóa. Ngoại chủng hóa là chiến lược xác định được những
đặc tính ngoại lai và có chủ đích chuyển chúng vào ngôn ngữ đích và Nhập tịch hóa
là chiến lược làm cho độc giả ấn tượng như thể bản thân đang đọc tác văn bản đích.
Và sau đó, nhà ngôn ngữ, ký hiệu học R. Jacobson – một trong những trụ cột đặt nền
móng cho việc xác định ngôn ngữ nghệ thuật đã cho chúng ta thấy rằng ngoài mã
ngôn ngữ thì văn bản còn có một mã nữa trong quá trình dịch là mã văn hóa. Cụ thể,
văn bản nguồn và văn bản đích chứa những hệ thống mã văn hóa. Tuy nhiên có sự
khác biệt giữa mã văn hóa ở văn bản nguồn và mã văn hóa ở văn bản đích. Do vậy,
trong quá trình dịch thì dịch giả phải chuyển toàn bộ hệ thống đơn vị mã của thông
điệp từ văn bản gốc sang một hệ thống đơn vị mã khác ứng với văn bản đích. Khi
này chúng ta có một thuật ngữ mới là “nghĩa tương đương”.
1.2. Tác động của dịch thuật với nền văn học – Cơ sở tạo ra lưu thông văn học
1.2.1. Tác phẩm dịch thuật mang “tính vượt biên”
Phương diện đầu tiên của “tính vượt biên” xuất phát từ bản chất cốt lõi của hành
động dịch thuật. Dịch thuật là chuyển dịch ngôn ngữ giữa văn bản nguồn và văn bản
đích, tức từ một tác phẩm với ngôn ngữ nguồn, ở quốc gia nguồn với người đọc
nguồn sẽ có thể mở rộng với ngôn ngữ mới, ở quốc gia mới và tiếp cận với những
người đọc mới. Khi đó, “tính vượt biên” do dịch thuật tạo ra được hiểu rằng các tác
phẩm đã thực hiện “cú nhảy vọt” sang các quốc gia khác nhau. Do vậy, vượt qua
khoảng cách về mặt địa lý, không gian chính là phương diện đầu tiên của “tính vượt biên”. lOMoAR cPSD| 40703272
Phương diện thứ hai của “tính vượt biên” nảy sinh từ bản chất trong nhận thức của
con người. “People believe that there are clear limits to how much science and
experts know” [6] – Con người luôn tin rằng có những giới hạn rõ ràng về mức độ
hiểu biết của các nhà khoa học và chuyên gia. Nhận thức là hữu hạn trong khi tri
thức là vô hạn, vì vậy chúng ta luôn mong cầu chiếm lĩnh càng nhiều tri thức càng
tốt. Do đó, chỉ tiếp nhận tri thức ở trong khuôn khổ những tác phẩm trong phạm vi
một quốc gia là chưa đủ mà cần phải tiếp cận nhiều hơn các tác phẩm ở quốc gia
khác bởi mỗi tác phẩm ở một quốc gia sẽ chạm tới một vùng tri thức nhất định.
Vậy nên, việc chiêm nghiệm những tác phẩm ở các quốc gia khác nhau sẽ làm phong
phú vốn hiểu biết và đặc biệt sẽ lĩnh hội được những kiến thức mới mà bản thân chưa
biết, rút ngắn thời gian tìm hiểu. Do vậy, vượt qua khoảng cách về thời gian chính
là phương diện thứ hai của “tính vượt biên”.
Và chính bởi hai phương diện đó của “tính vượt biên” mà các dịch phẩm tạo cho văn
học sự lưu hành phong phú với nhiều con đường.
1.2.2. Tác phẩm dịch thuật mang theo “tính ngôn ngữ” và “ tính phi ngôn ngữ”
Trong quá trình hình thành một tác phẩm dịch thuật, dịch giả đã phải thực hiện thao
tác chuyển đổi ngôn ngữ từ ngôn ngữ nguồn ra một hoặc nhiều ngôn ngữ đích. Đó
chính là “tính ngôn ngữ” trong các tác phẩm dịch thuật, tức là có thể “trao đổi” các
loại ngôn ngữ trong tác phẩm.
“Tính ngôn ngữ” là đặc điểm rất dễ nhận thấy ở các tác phẩm dịch. Thế nhưng, trong
quá trình tác phẩm nguồn được sống ở quốc gia đích với ngôn ngữ đích thì còn một
yếu tố nữa ngoài ngôn ngữ được trao đổi đó chính là tư tưởng, nền văn hóa. Đây là
những yếu tố phi ngôn ngữ xuất hiện một cách tất yếu. Bởi trong mỗi tác phẩm luôn
ẩn chứa một nếp nghĩ, cách tư duy riêng mang dấu ấn thời đại mà việc khi tái sinh ở
một quốc gia đích nào sẽ không thể làm mất đi các yếu tố này. lOMoAR cPSD| 40703272
Kết hợp “tính ngôn ngữ” và “tính phi ngôn ngữ” sẽ giúp ta nhận thấy tính đa dạng của nền văn học.
1.2.3. “Tính vượt biên” và “tính ngôn ngữ”, “tính phi ngôn ngữ” là hai cơ sở
của lưu thông văn học
Xét trong góc nhìn của một quốc gia cụ thể thì tất cả những tác phẩm sử dụng quốc
ngữ và mã văn hóa của quốc gia đó thì được coi là nền văn học nước nhà. Và khi soi
chiếu với các quốc gia khác thì sẽ là văn học nước ngoài. Sự xuất hiện của dịch thuật
cùng hai sự tác động của nó đã tạo nên sự chuyển biến, tương tác giữa “nền văn học
nước nhà” và “nền văn học nước ngoài” ấy. Đó chính là “Lưu thông văn học”.
Cụ thể, với tác động thứ nhất của dịch thuật: làm cho tác phẩm dịch thuật có “tính
vượt biên” đã giúp quá trình tương tác, trao đổi giữa hai nền văn học – trong nước
và nước ngoài được diễn ra. Nguyên nhân là bởi khi tác phẩm mang “tính vượt biên”
thì có thể “mở rộng ra khỏi phạm vi quốc gia, tiến đến tính quốc tế, tính xuyên quốc
gia của văn hóa, trong thời đại mà nhà văn Salman Rushdie mô tả là “các thực tại đã
rò rỉ vào nhau”” [4]. Và một khi nền văn học có sự dịch chuyển là đã mang tính “lưu thông”.
Với tác động thứ hai của dịch thuật: tạo cho tác phẩm dịch thuật mang “tính ngôn
ngữ” và “tính phi ngôn ngữ” thì cũng đã định hình những yếu tố của sự lưu thông
văn học. Trong đó, quá trình tương tác giữa các nền văn học sẽ có thể trao đổi ngôn
ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Điều này khác với lý thuyết dịch ứng với tác phẩm ở chỗ,
mỗi tác phẩm nguồn sẽ luôn có “tính ngôn ngữ” và “tính phi ngôn ngữ” nhưng với
lưu thông văn học thì có thể trao đổi một trong hai tính đó.
Như vậy, lưu thông văn học theo tác giả là một thuật ngữ chỉ quá trình trao đổi, tương
tác giữa các nền văn học thông qua tác phẩm dịch thuật. Sự trao đổi đó có thể là trao
đổi “ngôn ngữ” hoặc trao đổi các giá trị “phi ngôn ngữ” hoặc có thể cả hai. lOMoAR cPSD| 40703272