Quy luật phủ định của phủ định trong triết học: Ví dụ và liên hệ thực tiễn?

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì phủ định là “khái niệm chỉ sự xóa bỏ hoặc thay thế một sự vật, hiện tượng này bằng một sự vật, hiện tượng khác” trong quá trình vận động và phát triển. Chẳng hạn như trong trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp, còn xe ô tô là sự phủ định đối với xe máy. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Tài liệu khác 747 tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quy luật phủ định của phủ định trong triết học: Ví dụ và liên hệ thực tiễn?

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì phủ định là “khái niệm chỉ sự xóa bỏ hoặc thay thế một sự vật, hiện tượng này bằng một sự vật, hiện tượng khác” trong quá trình vận động và phát triển. Chẳng hạn như trong trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp, còn xe ô tô là sự phủ định đối với xe máy. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

46 23 lượt tải Tải xuống
Quy luật phủ định của phủ định trong triết học: Ví dụ và liên hệ
thực tiễn?
1. Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì?
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì phủ định là “khái niệm chỉ sự xóa bỏ hoặc thay thế một sự vật, hiện
tượng này bằng một sự vật, hiện tượng khác” trong quá trình vận động và phát triển. Chẳng hạn như trong
trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp, còn xe ô tô
là sự phủ định đối với xe máy.
Ngoài ra, phủ định còn có thể được hiểu là một thao tác logic và nhờ đó một mệnh đề mới được sinh ra từ
một mệnh đề đã cho. Tức là, nếu mệnh đề đã cho là đúng thì sự phủ định nó là sai, và ngược lại, mệnh đề
đã cho là sai thì sự phủ định nó sẽ thành đúng.
Còn phủ định biện chứng là với tư cách là một phạm trù triết học, được định nghĩa là khái niệm dùng để chỉ
sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng
mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ, và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật,
hiện tượng mới. Hay nói cách khác, phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện
tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so
với sự vật, hiện tượng cũ.
Về đặc trưng của phủ định biện chứng, có thể thấy phủ định biện chứng mang hai đặc trưng cơ bản là tính
khách quan (sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra) và tính kế thừa (loại
bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự
vật, hiện tượng mới).
Nhìn chung, đối với mỗi sự vật cũng như đối với mỗi quan niệm, khái niệm, chúng đều có phương thức phủ
định riêng biệt. Suy ra, phương thức phủ định sẽ gồm có hai bước, đó là phủ định (bước thứ nhất) và phủ
định của phủ định (bước thứ hai).
2. Quy luật phủ định của phủ định là gì?
Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng
(đi lên), hình thức (xoáy ốc) cũng như như kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ)
của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển.
Hay nói cách khác, quy luật phủ định của phủ định thể hiện nội dung sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự
vật, hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn.
3. Nội dung quy luật phủ định của phủ định và ví dụ
Nội dung quy luật phủ định của phủ định theo chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện như sau:
Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển của sự vật thông qua hai
lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Sau những lần phủ định
tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất
phát) song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn.
Thứ ba, sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát
của một chu kỳ tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển. Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể
hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển. Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của
sự phát triển.
Thứ tư, phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như phủ định biện chứng (là tính khách quan và tính kế
thừa), thì còn có thêm đặc trưng là tính chu kỳ.
Thứ năm, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ định biện chứng.
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa
cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn
mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc
điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn
theo đường thẳng, mà là theo đường xoáy trôn ốc.
Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định
Ví dụ 1:
- Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp). Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con. Sau
đó phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên)sinh ra nhiều quả trứng.
- Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng). Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa. Sau đó phủ định
lần 2 là cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Ở cả hai câu trên, chúng ta thấy có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng
mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là đã có sự phát triển lên nấc
thang cao hơn.
Ví dụ 2:
Vòng đời của một con tằm bao gồm: Trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng. Sự xuất hiện của “tằm” đã xóa bỏ
sự tồn tại của “trứng” nên tằm là phủ định của trứng. “Nhộng” sinh sôi, tằm không còn là tằm nên “nhộng” là
sự phủ định của “tằm”. “Ngài” phát triển từ “nhộng”, xóa bỏ sự tồn tại của “nhộng” nên “tằm” là phủ định của
“nhộng”. Cuối cùng, trứng mới ra đời từ ngài, bắt đầu một quá trình mới.Trứng chính là sự phủ định của
“ngài”. Quá trình phát triển của tằm đã trải qua 4 lần phủ định.
4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định có ý nghĩa phương pháp luận như sau:
Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái
mới.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn. Đồng thời phải biết
sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư ôm lấy những gì đã lạc hậu,
lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoắn ốc đi lên. Nghĩa là, có nhiều khó
khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát triển không phải là đường thẳng.
5. Liên hệ thực tiễn quy luật phủ định của phủ định
Dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho các bạn phần vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào lý
giải sự phát triển trong lĩnh vực thời trang Việt Nam hiện nay.
Có thể thấy rằng, thời trang là một vòng lặp lại khi chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI nhưng đang mặc những
bộ trang phục mang hơi hướng của nhiều thế kỷ trước, chỉ là chúng đã được cách tân một cách hiện đại
hơn, phù hợp hơn. Những bộ trang phục của thời đại ngày nay là những kế thừa từ những trang phục của
thời xưa nhưng đã được sáng tạo, cải tiến để sao cho chúng hiện đại hơn, trẻ trung hơn.
Áo dài, bộ trang phục truyền thống của người Việt Nam, nhìn lại cả quá trình lịch sử phát triển của bộ áo
dài, có thể thấy nó đã được cách tân rất nhiều để phù hợp với thời đại hơn. Quy luật phủ định của phủ định
đã giúp nhìn rõ hơn về quá trình phát triển áo dài của nước ta. Thế kỷ XVII, kiểu dáng sơ khai của chiếc áo
dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy
đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước
bụng. Trong suốt thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XX, để tiện hơn cho việc đồng áng, buôn bán vất vả, người xưa
đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành
một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng chừng 35 - 40cm. Là
trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc. Phụ nữ
thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ
thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm
được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu
thế kỷ XX. Trong những năm 1939 - 1943, bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài
ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom dáng
rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết u hóa như tay phồng, cổ khoét
hình trái tim, đính nơ, … Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn
nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. Đến năm 1943, thì kiểu áo này dần bị lãng quên.
Năm 1960, áo dài với tay raglan, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng
nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho
phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái,linh hoạt. Từ
đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình. Đầu những năm 1960, áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng
mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục thời đó. Bà đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ,
bỏ đi phần cổ áo hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét. Nhưng ngày nay, mẫu áo dài rất được ưa chuộng vì sự
thoải mái và phù hợp với khí hậu nước ta.
Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc
này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên
những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực. Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở
nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo
rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể. Ngày nay, chiếc áo dài truyền thống đã
cách tân tạo ra rất nhiều kiểu dáng, sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau. Áo dài mặc với quần jeans, áo
dài tà ngắn, áo dài tranh vẽ, áo dài cong có thể mặc trong ngày cưới, ... Như vậy, qua nhiều lần phủ định
biện chứng được kế thừa từ áo dài cổ truyền, áo dài ngày nay đã được cách tân phù hợp hiện đại hơn mà
vẫn mang vẻ đẹp truyền thống.
| 1/4

Preview text:

Quy luật phủ định của phủ định trong triết học: Ví dụ và liên hệ thực tiễn?
1. Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì?
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì phủ định là “khái niệm chỉ sự xóa bỏ hoặc thay thế một sự vật, hiện
tượng này bằng một sự vật, hiện tượng khác”
trong quá trình vận động và phát triển. Chẳng hạn như trong
trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp, còn xe ô tô
là sự phủ định đối với xe máy.
Ngoài ra, phủ định còn có thể được hiểu là một thao tác logic và nhờ đó một mệnh đề mới được sinh ra từ
một mệnh đề đã cho. Tức là, nếu mệnh đề đã cho là đúng thì sự phủ định nó là sai, và ngược lại, mệnh đề
đã cho là sai thì sự phủ định nó sẽ thành đúng.
Còn phủ định biện chứng là với tư cách là một phạm trù triết học, được định nghĩa là khái niệm dùng để chỉ
sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển
. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng
mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ, và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật,
hiện tượng mới. Hay nói cách khác, phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện
tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so
với sự vật, hiện tượng cũ.
Về đặc trưng của phủ định biện chứng, có thể thấy phủ định biện chứng mang hai đặc trưng cơ bản là tính
khách quan
(sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra) và tính kế thừa (loại
bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới).
Nhìn chung, đối với mỗi sự vật cũng như đối với mỗi quan niệm, khái niệm, chúng đều có phương thức phủ
định riêng biệt. Suy ra, phương thức phủ định sẽ gồm có hai bước, đó là phủ định (bước thứ nhất) và phủ
định của phủ định
(bước thứ hai).
2. Quy luật phủ định của phủ định là gì?
Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng
(đi lên), hình thức (xoáy ốc) cũng như như kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ)
của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển.
Hay nói cách khác, quy luật phủ định của phủ định thể hiện nội dung sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự
vật, hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
3. Nội dung quy luật phủ định của phủ định và ví dụ
Nội dung quy luật phủ định của phủ định theo chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện như sau:
Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển của sự vật thông qua hai
lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Sau những lần phủ định
tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất
phát) song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn.
Thứ ba, sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát
của một chu kỳ tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển. Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể
hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển. Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển.
Thứ tư, phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như phủ định biện chứng (là tính khách quan và tính kế
thừa), thì còn có thêm đặc trưng là tính chu kỳ.
Thứ năm, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ định biện chứng.
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa
cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn
mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc
điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn
theo đường thẳng, mà là theo đường xoáy trôn ốc.
Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định Ví dụ 1:
- Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp). Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con. Sau
đó phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên)sinh ra nhiều quả trứng.
- Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng). Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa. Sau đó phủ định
lần 2 là cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
Ở cả hai câu trên, chúng ta thấy có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng
mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là đã có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Ví dụ 2:
Vòng đời của một con tằm bao gồm: Trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng. Sự xuất hiện của “tằm” đã xóa bỏ
sự tồn tại của “trứng” nên tằm là phủ định của trứng. “Nhộng” sinh sôi, tằm không còn là tằm nên “nhộng” là
sự phủ định của “tằm”. “Ngài” phát triển từ “nhộng”, xóa bỏ sự tồn tại của “nhộng” nên “tằm” là phủ định của
“nhộng”. Cuối cùng, trứng mới ra đời từ ngài, bắt đầu một quá trình mới.Trứng chính là sự phủ định của
“ngài”. Quá trình phát triển của tằm đã trải qua 4 lần phủ định.
4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định có ý nghĩa phương pháp luận như sau:
Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn. Đồng thời phải biết
sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư ôm lấy những gì đã lạc hậu,
lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoắn ốc đi lên. Nghĩa là, có nhiều khó
khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát triển không phải là đường thẳng.
5. Liên hệ thực tiễn quy luật phủ định của phủ định
Dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho các bạn phần vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào lý
giải sự phát triển trong lĩnh vực thời trang Việt Nam hiện nay.
Có thể thấy rằng, thời trang là một vòng lặp lại khi chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI nhưng đang mặc những
bộ trang phục mang hơi hướng của nhiều thế kỷ trước, chỉ là chúng đã được cách tân một cách hiện đại
hơn, phù hợp hơn. Những bộ trang phục của thời đại ngày nay là những kế thừa từ những trang phục của
thời xưa nhưng đã được sáng tạo, cải tiến để sao cho chúng hiện đại hơn, trẻ trung hơn.
Áo dài, bộ trang phục truyền thống của người Việt Nam, nhìn lại cả quá trình lịch sử phát triển của bộ áo
dài, có thể thấy nó đã được cách tân rất nhiều để phù hợp với thời đại hơn. Quy luật phủ định của phủ định
đã giúp nhìn rõ hơn về quá trình phát triển áo dài của nước ta.
Thế kỷ XVII, kiểu dáng sơ khai của chiếc áo
dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy
đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước
bụng. Trong suốt thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XX, để tiện hơn cho việc đồng áng, buôn bán vất vả, người xưa
đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành
một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng chừng 35 - 40cm. Là
trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc. Phụ nữ
thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ
thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm
được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu
thế kỷ XX. Trong những năm 1939 - 1943, bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài
ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom dáng
rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết u hóa như tay phồng, cổ khoét
hình trái tim, đính nơ, … Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn
nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. Đến năm 1943, thì kiểu áo này dần bị lãng quên.
Năm 1960, áo dài với tay raglan, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng
nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho
phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái,linh hoạt. Từ
đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình. Đầu những năm 1960, áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng
mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục thời đó. Bà đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ,
bỏ đi phần cổ áo hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét. Nhưng ngày nay, mẫu áo dài rất được ưa chuộng vì sự
thoải mái và phù hợp với khí hậu nước ta.
Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc
này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên
những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực. Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở
nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo
rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể. Ngày nay, chiếc áo dài truyền thống đã
cách tân tạo ra rất nhiều kiểu dáng, sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau. Áo dài mặc với quần jeans, áo
dài tà ngắn, áo dài tranh vẽ, áo dài cong có thể mặc trong ngày cưới, ... Như vậy, qua nhiều lần phủ định
biện chứng được kế thừa từ áo dài cổ truyền, áo dài ngày nay đã được cách tân phù hợp hiện đại hơn mà
vẫn mang vẻ đẹp truyền thống
.