Seminar 2 môn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình kinh tế khácnhau: Nền kinh tế tự nhiên; kinh tế tự cung, tự cấp; kinh tế hàng hóa giản đơn; kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp; kinh tế thị trường. Mỗi một mô hình kinh tế có những nét đặc trưng riêng, có vai trò nhất định đối với sự phát triển của xã hội loài người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46836766
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THÁI DƯƠNG LỚP: QL27.40
MÃ SINH VIÊN: 2722217023 SEMINAR 2
Học phần: Kinh tế chính trị Mác-Lênin Câu 1:
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình kinh tế khác nhau: Nền
kinh tế tự nhiên; kinh tế tự cung, tự cấp; kinh tế hàng hóa giản đơn; kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp; kinh tế thị trường. Mỗi một mô
hình kinh tế có những nét đặc trưng riêng, có vai trò nhất định đối với sự
phát triển của xã hội loài người.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với
mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế mà Việt Nam đang lựa chọn. Mô hình này
vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường thế giới, lại có
những đặc trưng riêng do đặc thù về điều kiện lịch sử của Việt Nam. Các đặc
trưng của KTTT ở Việt Nam có thể kể đến như:
-Thứ nhất, Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-Thứ hai, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam tồn tại nhiều hình thức
sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau gồm: thành phần kinh
tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân
và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh lOMoAR cPSD| 46836766
tế độc lập với nhau bình đẳng với nhau trước pháp luật. Nhà nước
khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển
-Thứ ba, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam chịu sự quản lý của nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam:
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân
dân trong xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.
+ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý nền kinh tế
bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời
sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương
pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải
phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và khắc phục những
tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị trường mang lại, bảo vệ lợi ích
của nhân dân và xã hội.
-Thứ tư, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối. Ở nước ta, nền kinh tế
thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
thông qua phúc lợi xã hội. Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa
đồng đều nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối.
-Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công
bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế
độc lập, tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp nội lực với
ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. Câu 2:
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ
của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công
nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản lOMoAR cPSD| 46836766
về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao
động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới
trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội
Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công
nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể: +
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa
thế kỉ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ
giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX, cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính
chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất
điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm
đầu thập niên 60 thể kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Cuộc cách mạng này là
sự xuất hiện của máy tính và công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trêm cơ sở cuộc
cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến Internet kết nối vạn
vật với nhau (Internet of Things – IoT). Cách mạng công nghệ lần thứ tư
có biểu hiện đặc trung là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột
phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D… Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng công nghiệp chưa từng có
tiền lệ trong lịch sử, CMCN 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh và
có nhiều diễn biến khó lường, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của kinh tế toàn cầu. -
Xuất phát từ vị trí của bản thân, trách nhiệm của sinh viên chúng
ta cần đóng góp để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: lOMoAR cPSD| 46836766 -
Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, ra sức học tập
văn hóa, khoa học kĩ thuật, nắm bắt kỹ thuật công nghệ để sau khi ra
trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. -
Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan và tác dụng to
lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một nhiệm vụ trung
tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và tu dưỡng
đạo đức, tư tưởng chính trị. -
Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực của
bản thân, không ngừng trau dồi những kiến thức hiện đại để đóng góp cho đất nước. -
Hiểu được đường lối phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước - Ta cần ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc học tập, tìm tài liệu -
Ta cần có cái nhìn mới, tư duy tiên tiến, không để bị lạc hậu và
tụt lại so với thế giới. -
Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, luôn luôn bảo vệ môi
trường và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên của đất nước,…. Câu 3: