-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Seminar 2 môn Luật kinh tế 1 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 01/2022/TTBTNMT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tư này quy định chi tiết điểm g khoản 2 Điều 27, điểm c khoản 3 Điều 90, điểm c khoản 4 Điều 91, điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường; điểm d khoản 4 Điều 10.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Seminar 2 môn Luật kinh tế 1 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 01/2022/TTBTNMT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông tư này quy định chi tiết điểm g khoản 2 Điều 27, điểm c khoản 3 Điều 90, điểm c khoản 4 Điều 91, điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường; điểm d khoản 4 Điều 10.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956
SEMINAR LẦN 2 LUẬT KINH TẾ Câu 1:
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT quy định
chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thông tư này quy định chi tiết điểm g khoản 2 Điều 27, điểm c khoản 3 Điều 90, điểm c
khoản 4 Điều 91, điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường; điểm d
khoản 4 Điều 10, khoản 5 và khoản 6 Điều 11, điểm d khoản 5 Điều 22 và khoản 4 Điều
28 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Thông tư gồm 05 Chương, 21 Điều và 03 Phụ lục với 3 nội dung chính:
Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu
(Chương II), cụ thể: Đánh giá tác đông của biến đổi khí hậ u là việc xác định mức ̣ độ ảnh
hưởng tích cực, tiêu cực, ngắn hạn và dài hạn; tính dễ bị tổn thương, rủi ro và tổn thất, thiệt
hại do biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội trong phạm vi không gian và
thời gian xác định.Về yêu cầu thực hiện đánh giá phải bảo đảm khách quan, có cơ sở khoa
học; phản ánh đầy đủ, nhất quán thông tin, phương pháp sử dụng và kết quả đánh giá; thực
hiện đầy đủ nội dung, trình tự đánh giá. Đối với thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá gồm:
Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố; Thông tin,
dữ liệu quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn và các hiện tượng cực đoan liên quan trong
quá khứ và hiện tại; Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành,
lĩnh vực; Các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, suất đầu tư do cơ quan có
thẩm quyền ban hành; Số liệu thống kê và các tài liệu khác có liên quan.
Nội dung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm: (1) Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên biển, đảo và các tài nguyên, yếu tố môi
trường khác; (2) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống kinh tế, gồm hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và đô thị, công nghiệp, năng lượng, thông tin và truyền
thông, du lịch, thương mại và dịch vụ, các hoạt động khác có liên quan; (3) Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến hệ thống xã hội, gồm phân bố dân cư, nhà ở và điều kiện
sống, dịch vụ y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, đối tượng dễ bị tổn thương, giới và giảm nghèo.
Trình tự thực hiện đánh giá theo 9 bước: Xác định phạm vi đánh giá (phạm vi không gian
và phạm vi thời gian); Xác định đối tượng đánh giá; Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu;
Phân tích các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực
và các tài liệu liên quan khác; Lựa chọn phương pháp đánh giá; Đánh giá ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu; Đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu; Đánh giá tổn lOMoAR cPSD| 47886956
thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, tại Phụ lục I.1 và Phụ lục I.2 cung cấp các hướng dẫn chi tiết về lựa chọn,
xác định các chỉ số phản ánh tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu; xác định tổn
thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Về báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu gồm các nội dung chính: Mục tiêu, nội
dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp đánh giá; Đặc điểm khu vực và đối tượng đánh
giá; Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu và các tài liệu sử dụng trong đánh giá; Kết quả
đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thương, rủi ro và tổn thất, thiệt hại
do biến đổi khí hậu; Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá có trách nhiệm công bố báo cáo đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu trên trang thông tin điện tử của mình.
Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở và báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính các
lĩnh vực (Chương III), cụ thể:
Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp
lĩnh vực do các Bộ quản lý lĩnh vực thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định với sự tham
gia của đại diện Bộ quản lý lĩnh vực, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan
và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp. Bộ quản lý lĩnh vực tổ chức hiệu chỉnh kết
quả kiểm kê khí nhà kính và lập báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp
lĩnh vực theo kết luận của Hội đồng thẩm định, làm cơ sở xây dựng báo cáo của Bộ quản
lý lĩnh vực phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở do cơ quan chuyên môn trực
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện (gọi là cơ quan thẩm định). Sau khi có ý kiến
thẩm định của cơ quan thẩm định, cơ sở hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
và gửi báo cáo đã hoàn thiện cho cơ quan thẩm định và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ
quan thẩm định có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính đã được cơ sở
hoàn thiện về Bộ quản lý lĩnh vực để cập nhật vào cơ sở dữ liêu trực tuyến về kiểm kê khí ̣
nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
Quy trình thẩm định giảm nhẹ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do đơn vị thẩm định quy
định tại Điều 14 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thực hiện. Báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính cấp cơ sở sau khi được thẩm định phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ quản lý lĩnh vực để tổng hợp, đánh giá phục vụ việc ban hành hạn mức giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và tạo điều kiện cho cơ sở tham gia thị trường cácbon trong nước. 1 lOMoAR cPSD| 47886956
Quy trình thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện
thông qua Hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập và tổ chức các
hoạt động của Hội đồng.
Danh mục, hướng dẫn sử dụng, thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý các
chất được kiểm soát (Chương IV) gồm: Danh mục các chất được kiểm soát bao gồm: (1)
Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn cấm sản xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ;
(2) Danh mục các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát; (3) Danh mục các chất
gây hiệu ứng khí nhà kính được kiểm soát; (4) Danh mục các sản phẩm, thiết bị, hàng hóa
có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát. Chi tiết các Danh mục này tại Phụ lục III.1 đến Phụ lục III.4.
Hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát: bao gồm các biện pháp quản lý áp dụng đối
với các chất được kiểm soát. Thông tin chi tiết về biện pháp quản lý và thời hạn áp dụng
đối với từng chất được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư.
Thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng các chất được kiểm soát: chi tiết hóa đối tượng
thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 4 Điều 28
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Xử lý các chất được kiểm soát: quy định nguyên tắc xử lý các chất đã qua sử dụng và
không thể tái chế, tái sử dụng phải được xử lý, không để phát tán ra môi trường. Việc xử
lý các chất được kiểm soát thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư cũng quy định các điều khoản chuyển tiếp liên quan đến nội dung này. Cụ thể,
kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu được thực hiện trước ngày Thông tư này
có hiệu lực thi hành được xem xét, thẩm định theo quy định tại Thông tư số
08/2016/TTBTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia.
Tại khoản 2 Điều 20 Thông tư quy định: Bãi bỏ quy định tại Điều 5 Thông tư số
08/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2022. Bãi bỏ quy định tại
Điều 5 Thông tư số 08/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia.
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm với BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu
*Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: 2 lOMoAR cPSD| 47886956
• Xây dựng ban hành các thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quyn phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
• Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đồ án, quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ môi trường.
• Tổ chức xây dựng quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi
trường, dự báo diễn biến môi trường.
• Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường, tổ chức
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
• Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
• Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép , chứng nhận về môi trường.
• Thanh tra, kiểm tra các việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, thanh tra
trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo về
bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
• Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
• Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
• Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các
hoạt động bảo vệ môi trường.
• Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
*Về tổ chức: Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề được quy
định tại Điều 16 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT
• Nộp các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
• Bố trí ít nhất 1 cán bộ phụ trách bảo vệ môi trường có trình độ đại học trở lên thuộc
1 trong các chuyên ngành: quản lý môi trường, khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi
trường hóa học, sinh học. Cán bộ phụ trách bảo vệ môi trường được tập huấn địn kỳ
hằng năm về công tác phòng ngừa, ứng phó môi trường.
• Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp bao gồm: Hệ thống thoát nước
mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, khu vực lưu trữ, xử lý chất thải rắn.
• Tham gia xây dựng, tooe chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề,
quy ước có nội dung bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ
các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường *Về hộ gia đình, cá nhân: 3 lOMoAR cPSD| 47886956
Hộ gia đình, cá nhân có vị trí vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ môi trường. Theo
đó, tại Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
• Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải
sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
• Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi
gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
• Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
• Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
• Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
• Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý
nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân
cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
• Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm
tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom,
xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
• Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình
xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về
xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao gồm công
trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Câu 2:
*Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân
cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố
môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền
được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản
do làm ô nhiễm môi trường gây nên. *Các phương thức: • Thương lượng • Hoà giải
• Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền
*Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường theo pháp luật hiện hành:
Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện. 4 lOMoAR cPSD| 47886956
Do đặc thù của dạng tranh chấp này là không phải trong mọi trường hợp bên bị hại đều xác
định được đúng nguyên nhân gây thiệt hại, người gây hại nên trong đơn thư thường chỉ nêu
chung chung tình trạng vi phạm pháp luật, mô tả sơ lược tình trạng môi trường bị ô nhiễm
và ước tính thiệt hại. Do vậy, việc kiểm tra, xác minh về mức độ chính xác trong nội dung
các đơn thư khiếu kiện thường được các cơ quan chức năng tiến hành bằng các biện pháp
mang tính nghiệp vụ, gồm:
1) Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm, phân tích các đậc tính lí học, hoá học
và sinh học của các yếu tố môi trường;
2) Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm trong khu vực;
3) Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm; 4)
Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại vật chất về
môi trường... Sau đó đối chiếu các số liệu thu thập được với hồ sơ thiết kế, với Hệ thống
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam... để đỉ đến kết luận: Đương sự khiếu kiện đúng (hoặc sai) sự thật.
Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu
cầu đòi bồi thường thiệt hại. 1)
Đối chứng giữa sản lượng cây trồng, vật nuôi trong năm môi trường bị ô nhiễm với
những năm trước đó (để đảm bảo độ chính xác, khách quan về những thiệt hại do ô nhiễm
môi trường gây nên, cần loại trừ trước sản lượng suy giảm do các tác nhân gây hại khác
như thời tiết, sâu bệnh...); 2)
Đối chứng giữa sản lượng cây ttồng, vật nuôi trong khu vực bị ô nhiễm với ngoài
khu vực đó (để đảm bảo độ chính xác cần có điều kiện bắt buộc là giữa các khu vực phải
có sự tương đồng về các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng...).
Bước 3: Tham gia giải quyết ttanh chấp, góp phần điều hoà lợi ích giữa các bên xung đột.
Các phương án nhằm điều hoà lợi ích xung đột cũng được xây dựng và thực hiện khá linh
hoạt, đặc biệt là các phương án đền bù vật chất cho từng đối tượng bị thiệt hại. Căn cứ vào
các tình tiết cụ thể của mỗi vụ tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
thường gợi ý để các bên áp dụng một hoặc một số phương án bồi thường thiệt hại như sau: 1)
Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế. Phương án này thường được áp dụng trong
trường hợp phạm vi ô nhiễm hẹp, thiệt hại chỉ xảy ra với số ít người, giá trị thiệt hại không lớn và dễ xác định. 2)
Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù đắp
so với tổng giá trị thiệt hại thực tế. Phương án này thường được áp dụng trong trường hợp 5 lOMoAR cPSD| 47886956
tổng giá trị thiệt hại được tính trên cơ sở thiệt hại của từng cá nhân, tổ chức cộng lại và
người gây thiệt hại thực hiện hành vi làm ô nhiễm môi trường do lỗi vô ý, thiệt hại gây ra
quá lớn so với khả năng tài chính của họ. Người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường
nhưng vì số nạn nhân quá đông nên không thể tính mức giảm cụ thể cho từng người. 3)
Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại. Phương án này thường được áp
dụng trong trường hợp có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thiệt hại giữa những nạn nhân
và bên bị hại đã phân loại được thiệt hại thành nhiều cấp độ khác nhau. Người có mức thiệt
hại trong một cấp độ sẽ được hưởng cùng mức bồi thường. 4)
Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân. Phương án này
được áp dụng trong trường hợp không có sự chênh lệch lớn giữa các mức thiệt hại. Mọi
đối tượng bị thiệt hại đều được nhận mức bồi thường như nhau. 5)
Bồi thường thiệt hại bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho
cộng đồng dân cư, như: các công trình thuỳ lợi, bệnh xá, đường giao thông... Phương án
này thường được áp dụng trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối với
nhiều người và khó xác định mức thiệt hại đến từng đối tượng cụ thể.
Riêng đối với ưanh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố ưàn dầu gây nên
thì cơ quan quản lí nhà nước về môi trường địa phương sẽ là người đại diện cho bên bị hại
thực hiện các công việc: lập hồ sơ pháp lý và đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên. Cụ thể:
• Cơ quan quản lí môi trường của địa phương cùng với các cơ quan có liên quan xây
dựng và thu thập toàn bộ hồ sơ mẫu vật liên quan và các khiếu nại của các cấp và
nhân dân địa phương về ảnh hưởng của sự cố.
• Tiến hành ghi nhận chứng cứ ban đầu về sự cố, đặc biệt là những thiệt hại ban đầu
có thể thấy được như chết người, cháy nổ...
• Thu thập thông tin về chủ phương tiện gây sự cổ, đặc biệt là những thông tin về bảo
hiểm, về việc tham gia các điều ước quốc tể về môi trường...
• Tổ chức các nhóm chuyên gia khoa học khảo sát tại hiện trường nhằm đánh giá mức
độ, quy mô ô nhiễm, mức độ thiệt hại, suy giảm về môi trường, sinh thái, thiệt hại
về kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong hiện tại và tương lai...
Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh
thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam đồng thời có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế. 6 lOMoAR cPSD| 47886956
Tranh chấp giữa Việt Nam với các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải
quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế. Câu 3:
Các biện pháp bảo vệ môi trường:
• Trồng nhiều cây xanh và tăng diện tích rừng phòng hộ
• Xử lý tốt môi trường xung quanh
• Hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì nilon
• Tận dụng những nguồn năng lượng vốn có
• Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống hằng ngày
• Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống.
• Khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo tồn sự đa dạng sinh học.
• Xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hệ thống hút bụi từ các khu công nghiệp, khu dân cư.
• Nâng cao ý thức, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường. Điều này
hình thành nên ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhặt nhất.
• Hưởng ứng giờ Trái đất hằng năm và thực hiện những lời khuyên cho ngày Trái đất.
• Ưu tiên sản phẩm tái chế 7 lOMoAR cPSD| 47886956 8 lOMoAR cPSD| 47886956 9