Seminar lần môn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46836766
BÀI SEMINAR LẦNẦ 2 MÔN KINH TẾẾ CHÍNH TRỊ MÁC LẾNIN
Sinh viên thực hiện: Vũ Phan Hiêếu Lớp: TSQL27.01 Mã sinh viên: 2722241470
Giáo viên hướng dẫẫn: Thẫầy Dương Văn Thi
Câu 1 : Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam vừa bao hàm những đặc trưng có tính phổ biến
của kinh tế thị trường trên thế giới, vừa có đặc trưng mang
tính phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, hãy
làm rõ những đặc trưng đó? Bài làm
* Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
* Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: - Về sở hữu :
Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản
xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao
động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện
lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đối tượng
sở hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu.
Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý
+ Về nội dung kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất, là lợi ích kinh tế
mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu.
+ Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất
pháp luật về quyền hạn hay nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.
- Kinh tế nhiều thành phần :
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình
thức ở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng
phát triển theo pháp luật
Văn kiện Đại hội cũng đã nêu khái quát những nội dung quan trọng về các bộ
phận cấu thành, vai trò của thị trường, vai trò của Nhà nước, vai trò của nhân dân
và mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa: "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội lOMoAR cPSD| 46836766
chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy
động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để
giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách, các nguồn lực
của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước,
từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”.
* Về quan hệ quản lý
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có đặc trưng là do Nhà nước
pháp quyền XHCN quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam sự
làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH vì " dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh"
Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch,
cơ chế chính sách và các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị
trường, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và phù hợp với yêu
cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam.
* Về quan hệ phân phối
Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về TLSX.
Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng các hình thức sở hữu do vậy thích ứng với
nó sẽ có các loại hình phân phối khác nhau: phân phối theo kết quả làm ra chủ
yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các
nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
* Về quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Những vấn đề nêu trên đã khái quát rõ nét những vấn đề cơ bản của kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề định hướng xã hội chủ
nghĩa thể hiện ở năm điểm: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ của nhân
dân trong phát triển kinh tế - xã hội; xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
để thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất; và nhất là: thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Câu2: Hãy thảo luận lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công
nghiệp, làm rõ những tác động của các cuộc cách mạng đó đôối với lOMoAR cPSD| 46836766
sự phát triển của xã hội loài người? Xuâốt phát từ vị trí của bản
thân, thảo luận và trình bày vềề trách nhiệm của mình câền đóng
góp gì để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam, trong bôối cảnh cách mạng công nghiệp lâền thứ 4. Bài làm
* Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2:
Được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 và mở đầu với sự cơ
giới hóa ngành dệt may. Các nhà máy dệt lúc bấy giờ phải đặt gần các sông để
có thể lợi dụng sức nước chảy, khá bất tiện. -
Năm 1784, James Watt là phụ tá thí nghiệm của 01 trường đại học đã phát
minh ra máy hơi nước. Nhờ vào phát minh này, nhà máy dệt không cần đặt ở
gần các sông mới có thể hoạt động mà có thể đặt ở bất cứ đâu. -
Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời máy dệt vải, tăng
năng suất dệt lên tới 40 lần. Đây là một phát minh quan trọng đối với ngành dệt.
- Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện được sắt có chất lượng, tuy nhiên
chưa đáp ứng yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer phát
minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép và khắc phục được
nhược điểm của chiếc máy trước đó. -
Năm 1804: chính là bước tiến của ngành giao thông vận tải với sự ra đời
của chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước. -
Năm 1807: Robert Fulton chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế
cho những mái chèo hay những cánh buồm. 2 . Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2:
Được bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Điểm đáng lưu ý trong nền
đại công nghiệp lần thứ hai là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên
lý quản trị của F.W.Taylor, được ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 và hãng Ford đi tiên phong.
Trong cuộc cách mạng này, các nhà khoa học đã có những phát minh về các
công cụ sản xuất mới như: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, hệ
điều khiển tự động, người máy.
3 . Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3:
Diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của:
- Sản xuất tự động dựa vào máy tính - Thiết bị điện tử
- Internet đã tạo nên một thế giới kết nối.
Cuộc cách mạng Công nghiệp đã chứng kiến hàng loạt tiến bộ về hạ tầng điện
tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của: chất bán dẫn,
siêu máy tính (những năm 60 thế kỉ 20), máy tính cá nhân (những năm 70, 80)
và Internet (những năm 90). lOMoAR cPSD| 46836766
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã hoàn thiện các thành tựu công nghệ
cao như máy bay, điện thoại, internet, máy tính vệ tinh… 4 .Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4:
Xuất hiện từ năm 2013, với từ khóa “công nghiệp 4.0” từ một báo cáo của chính
phủ Đức nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất không
cần sự tham gia của con người.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, 4.0 là cuộc cách mạng số, thông qua các
công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR),
mạng xã hội, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… nhằm chuyển
hóa thế giới thực thành thế giới số.
Cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với sự xuất hiện
của robot trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống xã hội.
*Xuất phát từ vị trí của bản thân, cần đóng góp để thực hiện thàng công công
nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, ra sức học tập văn hóa, khoa
học kĩ thuật, nắm bắt kỹ thuật công nghệ để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan và tác dụng to lớn của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ
quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị. - Có
lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực của bản thân, không
ngừng trau dồi những kiến thức hiện đại để đóng góp cho đất nước. - Hiểu được
đường lối phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Ta cần ứng dụng
khoa học kỹ thuật nông nghiệp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật là chìa khóa
nâng cao năng suất lao động và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp. Ví dụ:
Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây
trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ
đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng
trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.
- Ta cần ngày càng phát triển hơn nữa các dịch vụ trên nền tảng trực tuyến. Ví dụ
như về mua hàng ta có các trang thương mại điện tử lớn( shopee, lazada,…), về
dịch vụ vận chuyển ta phát triển các công ty vận chuyển và các loại xe ôm công nghệ,..
- Nắm bắt tình hình thế giới thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook,
Instagram, Tiktok,… để có thể kịp thời thích nghi và học hỏi những điều mới. -
Ta cần có cái nhìn mới, tư duy tiên tiến, không để bị lạc hậu và tụt lại so với thế giới.
- Tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, đấu tranh
chống tham nhũng, tệ nạn xã hội. Có lập trường vững vàng, một lòng yêu nước
nồng nàn, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. lOMoAR cPSD| 46836766
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, luôn luôn bảo vệ môi trường và giữ
gìn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
- Tích cực học tập, học hỏi những điều mới để có thể về địa phương và xây dựng
một địa phương phát triển, hiện đại như các thành phố lớn.
Câu3: Làm rõ những tác động tch cực và tều cực của hội nhập kinh
tềố quôốc tềố đôối với sự phát triển của Việt Nam? Việt Nam câền
phải thích ứng với những tác động đó như thềố nào? Bài làm
* Tác động tích cực:
- Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học
kĩ thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên;
từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi
thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu
sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và
tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở
rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong
việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc
đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song
phương, khu vực, và đa phương.
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực
phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,
đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế
giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn
định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với
luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
* Tác động tiêu cực: -
Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến
nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. -
Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và
thế giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu hay khu vực. lOMoAR cPSD| 46836766 -
Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi
rác” công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. -
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà
nước theo quan niệm truyền thống. -
Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át
bởi văn hóa nước ngoài. -
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình
trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp. -
Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và
nhóm nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo,
tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.
* Để chủ động thích ứng và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần:
-Thứ nhất, huy động sức mạnh tổng hợp để hội nhập bao gồm tất cả các thành
phần kinh tế, tất cả các chủ thể, doanh nghiệp, doanh nhân, tri thức. Việc hội
nhập phải đồng bộ trên các phương diện: cam kết quốc tế, chính sách kinh tế,
pháp luật, bộ máy quản lý, trình độ cán bộ, hạ tầng quản lý.
-Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp
với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra (thông tin hoá)
- Thứ ba, tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược là thể chế, nhân lực và hạ tầng
-Bốn là, nâng cao năng lực thực thi pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh tạo
môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cũng như thực hiện đầy đủ và có trách
nhiệm cam kết quốc tế. Thêm vào đó, chúng ta phải thực hiện tốt công cuộc hiện
đại hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.