-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sinh lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học - Giáo dục học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trong quá trình tiến hóa, các chức năng sinh lý đã phát triển và hoàn chỉnh dần dần. Nhờ có sự tiến hóa không ngừng của các chức năng sinh lý, cơ thể con người luôn thể hiện như một khối thống nhất để thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Giáo dục học (hn) 36 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Sinh lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học - Giáo dục học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trong quá trình tiến hóa, các chức năng sinh lý đã phát triển và hoàn chỉnh dần dần. Nhờ có sự tiến hóa không ngừng của các chức năng sinh lý, cơ thể con người luôn thể hiện như một khối thống nhất để thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Giáo dục học (hn) 36 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Sinh lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học
- Trong quá trình tiến hóa, các chức năng sinh lý đã phát triển và hoàn chỉnh dần dần. Nhờ có sự tiến hóa không ngừng của các chức năng sinh lý, cơ thể con người luôn thể hiện như một khối thống nhất để thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi.
Cấu tạo chung về cơ thể người:
- Định nghĩa tế bào, mô:
- Tế bào: Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật. Trong cơ thể con người có tới hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau. Các tế bào trong cơ thể con người cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành các dạng năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt.
- Mô: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
- Các cấp độ tổ chức sống của cơ thể:
- Nguyên tử phân tử bào quan tế bào mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể.
- Chứng minh “cơ thể là môṭ khối thống nhất” (trang 10-11 giáo trình)
- Định nghĩa tế bào, mô:
* Cơ thể người là một thể thống nhất về cấu tạo và chức năng:
- Sự thống nhất về cấu tạo:
+ Điểm đầu tiên thể hiện sự thống nhất của cơ thể là tất cả các bộ phận và các cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào. Tế bào được coi là đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các bộphận và các cơ quan trong cơ thể. Cơ thể người có từ 75 triệu đến 100 triệu tế bào. Tế bào gồm nhân và tế bào chất được một lớp màng bao bọc. Trong tế bào chất có các bào quan (ti thể, bộ máy Golgi, lưới nội chất...) đảm nhận các chức phận khác nhau.
+ Mô là tập hợp những yếu tố có cấu trúc tế bào và không có cấu trúc tế bào, hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật, từ những lá phôi nhất định và đảm nhiệm những chức năng nhất định trong cơ thể. Dựa vào nguồn gốc phát sinh, chức năng và cấu tạo người ta chia ra 4 loại mô: mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì, mô thần kinh.
+ Cơ quan được tạo thành từ nhiều tổ chức khác nhau trong đó có một mô cơ bản.
Các cơ quan là đơn vị hoạt động của cơ thể. Chúng mang tính chất chuyên biệt nhằm hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp để đảm bảo sự tồi tại tối ưu nhất của cơ thể như một thể thống nhất.
+ Các cơ quan có cùng chức năng sẽ tập hợp với nhau để tạo thành hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan khác nhau. Các hệ cơ quan đều liên hệ mật thiết và tương tác với nhau trong hoạt động để đảm bảo sự thống nhất của cơ thể về mặt cấu tạo và chức năng.
- Sự thống nhất về chức năng:
+ Tuy có cấu tạo vô cùng phức tạp nhưng cơ thể người luôn là một khối thống nhất vì toàn bộ các tế bào, bộ phận, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động đồng bộ. Mọi hoạt động của cơ thể đều được thể hiện qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.
Hệ vận động:
- Hệ vận động bao gồm các bộ phận nào:
Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương), phần vận động gồm có hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.
Thành phần của xương:
Theo nghiên cứu cho biết, hệ xương cơ thể người được cấu tạo từ 3 phần chính, bao gồm xương đặc (lớp ngoài), xương xốp (lớp trong) và tuỷ xương.
Các loại xương: xương dài, xương ngắn và xương dẹt.
Phân biệt các loai xương:
- Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành. Ví dụ : xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân...
- Xương ngắn: kích thước ngắn, là loại xương có chiều dài gần bằng chiều rộng, thường có hình khối giúp tạo nên các khớp xương ngắn .Ví dụ cổ tay, mắt cá chân, ngón tay, ngón chân.
- Xương dẹt: Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ.
Các loại khớp xương:
- Có ba loại khớp xương:
+ Khớp động: khớp ở tay, khớp ở chân,…
+ Khớp bán động: khớp ở các đốt sống.
+ Khớp bất động: khớp ở hộp sọ.
Ảnh hưởng của Vitamin D đối với hệ xương:
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho của cơ thể. Vitamin D làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho tại đường tiêu hoá. Tại xương, vitamin D cùng hormone tuyến cận giáp PTH kích thích chuyển hoá canxi và phospho, làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương. Vì vậy, lượng vitamin D đầy đủ là điều kiện thiết yếu để canxi và phospho được gắn trong mô xương.
Phân loại cơ. Chức năng của từng loại:
- Cơ xương: Cơ xương là loại cơ được két nối với xương thông qua các gân với nhiệm vụ tạo ra các chuyển động của cơ thể. Cơ xương chủ yếu liên quan đến vận động. Khi một cơ xương co lại nó cho ép di chuyển một bộ phận, vị trí cụ thể trên cơ thể chúng ta.Cơ xương hoạt động dưới sự chỉ huy của chúng ta, chúng ta có thể kiểm soát chuyển động của nó. Đây cũng là loại cơ duy nhất mà chúng ta có thể kiểm soát được.
Chức năng:
- Cho phép cơ thể chuyển động
- Cung cấp hỗ trợ cấu trúc cơ thể
- Duy trì tư thế
- Tạo nhiệt, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể
- Hoạt động như một nguồn dinh dưỡng như axit amin
- Phục vụ như một nguồn năng lượng khi đói
- Cơ trơn: Cơ trơn là cơ không tự chủ , đươc tìm thấy ở thành của một số cơ quan như thực quản, phế quản, dạ dày, tử cung, ruột,…Cơ trơn không tự chủ được và có thể đáp ứng các xung động và các kích thích thần kinh.
Chức năng của hệ thống cơ trơn có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cơ quan:
- Hệ tiêu hóa: các cơn co thắt của cơ trơn ở đây giúp đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa.
- Hệ hô hấp: cơ trơn ở đây có thể khiến cho đường thở của bạn bị hẹp hoặc giãn rộng ra, từ đó ảnh hưởng đến lượng không khí ra vào cơ thể.
- Hệ thống tĩnh mạch: các cơ tron trong thành mạch hỗ trợ cho dòng máu di chuyển, điều chỉnh huyết áp.
- Hệ thống thận - tiết niệu: cơ trơn ở đây giúp điều chỉnh dòng nước tiểu từ bàng quang.
- Hệ thống sinh sản: ở nữ giới, cơ trơn tử cung co bóp đẩy thai nhi ra ngoài trong quá trình sinh. Ở nam giới, cơ trơn ở hệ thống sinh sản có chức năng đẩy tinh trùng.
- Cơ tim: Cơ tim là cơ không tự chủ, có cấu trúc giống cơ xương nhưng chỉ được tìm thấy ở tim. Cơ này tạo ram àng chắn ở tim và tạo ra nhịp đập ổn định, nhẹ nhàng để bơm máu đi khắp cơ thể thông qua tín hiệu từ não bộ.
+Chức năng chính của cơ tim là tự co giãn theo một thể thống nhất do sự gắn kết chặt chẽ giữa các sợi cơ. Trong quá trình co giãn, cơ tim có nhiệm vụ đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.
- BT nối
d. Hoạt đông theo ý muốn
c. Hoạt đông không theo ý muốn
3. Cơ tim
b. Cấu tạo giống cơ vân, hoạt đông không theo ý muốn
2. Cơ vân
a. Giống cơ vân, hoạt đông theo ý muốn
1. Cơ trơn
B
A
*Nguyên nhân mỏi cơ:
-Nguyên nhân thứ nhất là do khi hoạt động, trong cơ sản sinh ra các
sản phẩm chuyển hoá, đặc biệt là acid lactic. Các chất tích tụ lại và làm giảm khả năng hoạt động của cơ. Ngoài ra, các ion K+ được khuếch tán từ các sợi cơ vào khoảng gian bào đã làm giảm điện thế màng của các sợi cơ.
- Nguyên nhân thứ hai là do khi cơ hoạt động, nguồn năng lượng dự trữ trong cơ bị tiêu hao dần. Khi cơ hoạt động kéo dài, nguồn glycogen trong cơ bị giảm mạnh, làm rối loạn quá trình tái tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động của cơ như ATP và creatinphotphat (CP).
- Trả lời câu hỏi: Qua viêc̣
nghiên cứu cấu tạo và chức năng của hê ̣ vâṇ
đông.
Hãy chứng minh hê ̣ vâṇ đông của người thích nghi với dáng đứng thẳng, đi bằng
hai chân và cầm nắm các công cụ lao đông? Tác hại, nguyên nhân và biêṇ pháp
phòng bênh cong vẹo côṭ
Chứng minh
sống ở trẻ lứa tuổi tiểu học
- cột sống cong 4 chỗ tạo dáng đứng thẳng
- các khớp cổ chân , bàn chân khá chặt chẽ
- xương chi dài, bàn tay 5 ngón , ngón cái đối diện với các ngón còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc cầm nắm
- xương chậu nở rộng , xương đùi lớn
- xương gót lớn , phát triển về phiaa sau , bàn chân hình vòm.
Cong vẹo cột sống:
- Tác hại:
+Vẹo cột sống đôi khi có thể dẫn đến đau đầu, đau cổ, đau lưng và đau hông, đầu gối hoặc đau chân. Vẹo cột sống có thể góp phần gây ra vấn đề với hô hấp, mất ngủ.
+ Gây mất thẩm mĩ.
+ Lệch trọng tâm cơ thể.
- Nguyên nhân:
+ Ngồii sai tư thế khi ngồi học, làm việc.
+ Di truyền trong gia đình.
+Do các yếu tố khi mang thai
+ Do mang vác quá nặng.
Biện pháp phòng ngừa:
- Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thể: Ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết.
- Bàn ghế học tập phải phù hợp với chiều cao.
- Không cho trẻ mang cặp quá nặng.
- Lao động phù hợp với sức của than, không bê quá nặng.