Sơ lược về truyền thông hội tụ - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Sơ lược về truyền thông hội tụ - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
7 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Sơ lược về truyền thông hội tụ - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Sơ lược về truyền thông hội tụ - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

65 33 lượt tải Tải xuống
II
TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
Vào năm 1983, trong cuốn Technologies of Freedom, giáo Ithiel de Sola Pool của Học viện
Công nghệ Hoa Kỳ (MIT) đã nêu lên quan sát mang tính đột phá của ông về “convergence of
modes” (Pool, 1983) (tạm dịch là ‘sự hội tụ của các phương tiện’), qua đó chỉ ra được sự kết nối
ngày càng mật thiết, sự xóa nhòa ‘vạch vôi trắng’ giữa các loại hình truyền thông trong thời đại
mới; chính thức đi vào khai phá một lĩnh vực còn hoang trong diễn ngôn hàn lâm của ngành
truyền thông lúc bấy giờ.
Qua gần 40 năm phát triển của nhân loại từ đó đến nay, với sự ra đời ứng dụng rộng
rãi của mạng Internet cùng với những công nghệ liên quan vào hầu hết tất cả mọi mặt của đời
sống, “hội tụ truyền thông” đã và vẫn đang được xem như một trong những biểu hiện minh bạch
nhất của thời đại số. Trong phần tiếp theo của bài tiểu luận, chúng tôi xin được tiến hành giải
thích phân tích hơn phạm trù này, với mục đích thứ nhất soi tỏ khái niệm cũng như
những giác độ thiết yếu trong việc xem xét xu hướng hội tụ truyền thông, thứ hai làm
những lợi ích, bên cạnh hạn chế và thách thức, của truyền thông hội tụ.
KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
Nhìn lại lịch sử, cụm từ “media convergence” (truyền thông hội tụ) đã mặt (dù không
nhiều sự chú ý) trong nghiên cứu truyền thông từ trước những đóng góp mở đường của giáo
Pool vào năm 1983. Theo các nghiên cứu khác nhau, cụm từ này được sử dụng lần đầu tiên vào
hoặc cuối thập niên 60 (Szczepaniak, hoặc thập niên 70 (Lind, ) của thế kỉ XX. Kể từ2013) 2004
đó trở đi, đã có muôn vàn định nghĩa được gắn chobởi nhiều học giả khác nhau, sôi nổi nhất
các nước phương Tây. “Hội tụ truyền thông” đã được tả một hiện tượng “kỹ thuật,”
“kinh tế,” “xã hội,” “văn hóa,” “mang tính điều tiết,” “mang tính chiến lược,” vân vân. Nhiều
nghiên cứu được triển khai từ giác độ hội tụ kỹ thuật, hội tụ quyền shữu truyền thông; còn
những công trình lại xuất phát từ hội tụ về cơ cấu tổ chức truyền thông hay hội tụ trong kỹ năng
biên tập, sản xuất tin, bài [ CITATION Ngu16 \l 1033 ]. Có thể nói, những công trình nghiên cứu
của các học giả phương Tây trải rộng trên mọi phương diện liên quan đến các phương tiện truyền
thông như môi trường bên ngoài, chế nội bộ hoạt động kinh doanh của các phương tiện
truyền thông.
Theo PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi, “xét trên giác độ nội hàm, khái niệm hội tụ truyền
thông bao hàm hai ý nghĩa: “hội tụ” và “kết hợp”. Xét từ nghĩa hẹp, hội tụ truyền thông là sự tích
hợp các loại hình báo chí, tạo ra s biến đổi về chất, hình thành một loạt phương tiện truyền
thông mới như sách điện tử, blog, mạng xã hội… Về nghĩa rộng, hội tụ truyền thông có phạm vi
lớn hơn, bao gồm sự kết hợp tất cả các phương tiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyền
thông, mà còn là sự hội tụ cả về chức năng, phương thức đưa tin, quyền sở hữu, hình thái tổ chức
của các quan báo chí, truyền thông… Nói cách khác, xét từ giác độ truyền thông, hội tụ
truyền thông là quá trình phát triển tiệm tiến từ thấp đến cao” [ CITATION Ngu16 \l 1033 ].
Vì các học giả xuất phát từ các giác độ và ngữ cảnh khác nhau để lý giải về “hội tụ truyền
thông,” những khác biệt đa chiều trong nhận thức xung quanh khái niệm này đã được sinh ra.
Cũng chính thế, cho đến nay, khái niệm “hội tụ truyền thông” vẫn chưa một định nghĩa
chuẩn xác được công nhận. học giả còn cho rằng đây một cụm từ thừa thãi, một “ảo ảnh
được thổi phồng” gắng gượng bao hàm quá nhiều phạm trù khác nhau [ CITATION
Nol03 \l 1033 ].
Tuy nhiên, những nhập nhằng xoay quanh khái niệm này không nghĩa “truyền thông
hội tụ” là một thuật ngữ vô ích, nhất là khi nó đã trở thành một “buzzword” trong truyền thông kỉ
nguyên mới trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông vài thập kỉ qua. Sau khi xem xét, đối
chiếu suy ngẫm về những công trình nghiên cứu đồ sộ của các học giả trong ngoài nước,
chúng tôi nhận thấy rằng, nhìn tổng thể, nhận thức về hội tụ truyền thông được triển khai trên ba
giác độ chính, là hội tụ kỹ thuật, hội tụ kinh tế và hội tụ văn hóa. Ba giác độ này có thể được xem
thiết yếu trong việc nhìn nhận thấu hiểu khái niệm “truyền thông hội tụ” một khái niệm
bất chấp nhiều tranh cãi vẫn không thể phủ nhận rằng vị trí xứng đáng trong vốn từ thông
dụng của ngành truyền thông ngày nay.
‘KHÔNG GIAN BA CHIỀU’ CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
Giác độ “hội tụ kỹ thuật”
Như đã nói ở trên, nhờ hiện tượng số hóa tầm cỡ vĩ mô thúc đẩy thì “hội tụ truyền thông” mới có
thể vĩnh viễn đi vào diễn ngôn truyền thông hàn lâm. thể nói, hội tụ kỹ thuật cho đến ngày
nay vẫn là khía cạnh gần gũi nhất của truyền thông hội tụ đối với đại đa số công chúng, kể từ khi
xu hướng này được triển khai gấp rút hơn bao giờ hết nhờ vào các bước tiến đột phá trong công
nghệ vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX. Hội tụ kỹ thuật chủ yếu được thể hiện ở sự
hội tụ về truyền thông, bao gồm sự hội tụ của các phương tiện truyền thông cũmới,loại hình
cụ thể hơn là hội tụ các phương thức truyền thông và các thiết bị đầu cuối.
Có thể nói, đặc tính để lại ảnh hưởng sâu sắc nhất của thời đại số hóa là việc văn bản, âm
thanh, hình ảnh động và tĩnh (về cơ bản là các loại hình nền móng của những nhóm ngành truyền
thông truyền thống) giờ đây đã có thể được mã hóa thành cùng một thứ ngôn ngữ: một thứ ngôn
ngữ được cấu thành bởi những dãy số 0 và 1. Trước kia, văn bản, hình ảnh và âm thành là những
loại hình truyền thông tách biệt, được tạo ra truyền đến người tiêu dùng qua các thiết bị tách
biệt như giấy in, điện thoại, đài, ti-vi, máy hát... Hơn nữa, chúng những thị trường tách biệt
được điều tiết bởi các chính sách khác nhau theo những cách khác nhau. Nhưng với những bước
tiến trong công nghệ kỹ thuật số, biên giới ‘cứng’ giữa những loại hình này đã trở nên mơ hồ, khi
mà bản thân một thiết bị công nghệ có thể truyền tất cả các loại hình truyền thông nói trên. Ví dụ
tiêu biểu nhất phải kể đến vào tháng 1-2007, khi hãng Apple cho ra đời chiếc điện thoại
iPhone đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên thiết bị đầu cuối kỹ thuật số thông minh.
Cùng một bản tin, người dùng giờ đây thể đồng thời sử dụng trên nhiều loại hình truyền
thông khác nhau gồm văn bản bằng chữ viết, âm thanh và hình ảnh di động, phù hợp với nhu cầu
của họ.
Mặt khác, trên ‘sân chơi’ mạng Internet, mọi thông tin thu thập được đều được điện tử
hóa thành các ‘nguyên tử’ thông tin thể sử dụng tái sử dụng một cách tiện lợi hơn, nhanh
gọn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc kỹ thuật xử sản xuất thông tin trên máy điện thoại
di động ngày càng tinh vi, khiến những người sử dụng đều có thể trở thành ‘người truyền thông.’
Ví dụ, mô thức phát triển chủ yếu của mạng xã hội Twitter là sự tương tác giữa mạng Internet với
điện thoại di động, tạo ra mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa những người sử dụng điện thoại di
động với nhau, giúp người sử dụng thể tự sản xuất ra nội dung thông tin chia sẻ với cộng
đồng những thông tin mà họ cùng sở thích.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Truyền thông thuộc Hiệp hội Báo chí Mỹ Andrew
Nachison (2001) cho rằng, nếu xét trong phạm vi hẹp, hội tụ trong phương thức truyền thông
việc ứng dụng kỹ thuật mới để ‘cải tạo’ các phương tiện truyền thông truyền thống; còn nếu xét
từ phạm vi rộng hơn, đó sự kết hợp các loại hình truyền thông trong một quan báo chí đa
loại hình, nhằm thực hiện việc cùng sử dụng, chia sẻ nguồn tài nguyên sẵn như nội dung
thông tin các hình thức kinh doanh giữa báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử.
Nói một cách đơn giản, quan báo chí đa phương tiện thể sử dụng chung nội dung cho các
loại hình khác nhau trong cùng tòa soạn, tạo nên một hệ thống truyền thông thống nhất có đầy đủ
các loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử; thể phối hợp làm chương
trình cùng nhau, hình thành một hệ thống tương tác và cộng tác.
Giác độ “hội tụ kinh tế”
Nhờ những thành công đáng kể của hội tụ kỹ thuật theo sau đó là những tham vọng cắt giảm
chi phí (qua việc sử dụng một cơ sở hạ tầng phân phối sẵn có để bán hai hay nhiều mặt hàng dịch
vụ khác nhau), nhiều phi vụ sáp nhập và mua lại mang tính chiến lược đã được thực nghiệm vào
cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỉ XX, dần dần tái định nghĩa thị thường truyền thông
chúng ta từng biết.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hội tụ về mặt kinh tế trong ngành truyền thông
bên cạnh mong muốn cắt giảm chi phí là mong muốn tìm kiếm thị trường mới. Vào những năm
đầu thập niên 80 ở Mỹ, thị trường của cả ngành viễn thông lẫn ngành truyền hình đạt tới sự bão
hòa [ CITATION Miè92 \l 1033 ], và trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng như khách
hàng mới đã có xu hướng hội tụ với nhau. Mặt khác, những thay đổi trong việc công chúng tiếp
nhận các sản phẩm truyền thông cũng là một động lực thúc đẩy quá trình hội tụ này. Khi nhu cầu
của công chúng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, chắc chắn sẽ làm thay đổi phương thức
sản xuất thông tin của các loại hình truyền thông truyền thống.
Hội tụ kinh tế trong truyền thông thường được nhắc đến cùng với hai kiểu hình sáp nhập:
kiểu sáp nhập theo đường chéo khi tập đoàn trong một nhóm ngành nhất định mở rộng kinh
doanh sang những nhóm ngành khác; và kiểu sáp nhập theo đường thẳng đứng khi tập đoàn phụ
trách một khâu nhất định trong chuỗi sản xuất mở rộng kinh doanh sang một khâu khác trong
cùng nhóm ngành (Doyle, 2013).
Một dụ khá điển hình của sáp nhập theo đường chéo sự hiện thực hóa mong muốn
mở rộng sang mảng ‘editorial content’ (hay mảng nội dung thu hút) của các công ty viễn thông.
Trong thực tiễn, vụ sáp nhập của American Online (AOL) một công ty cung cấp dịch vụ
Internet, với Time Warner hãng truyền thông quản lý cả một đế chế xuất bản tạp chí, âm nhạc,
phim ảnh; diễn ra vào năm 2000, thuộc kiểu hình này. Hai tập đoàn truyền thông, xét theo nghĩa
rộng hơn là hai thị trường, trước kia tách biệt giờ đã có mảng giao nhau.
Trong khi đó, sáp nhập theo đường thẳng đứng lại tác dụng kích thích sự hội tụ của
‘luồng’ nội dung. dụ, khi một tập đoàn sản xuất điện ảnh mở rộng sang phân phối điện ảnh,
mục tiêu chính sẽ là để kiểm soát ‘dòng chảy’ của các bộ phim được sản xuất: qua những ‘kênh’
khác nhau nhưng được sở hữu bởi một công ty duy nhất. Điều này đã diễn ra trên thực tế vào
năm 1994, khi Viacom thâu tóm hãng (sản xuất) phim Paramount. Bằng cách này, khi Paramount
cho ra mắt một bộ phim mới, sẽ được phân phối qua tất cả các ‘kênh’ của Viacom như các
chuỗi rạp, các dịch vụ cho thuê băng đĩa như Blockbuster, và đương nhiêncả các kênh truyền
hình.
Giác độ “hội tụ văn hóa”
Trong kỷ nguyên hội tụ, khi chúng ta liên kết thành một mạng hội tham gia một cách tự
giác hay không tự giác vào hoạt động tái sản xuất tài nguyên truyền thông, cái mà chúng ta phải
đối mặt không chỉ đơn thuần sự phát triển thay đổi trên bình diện kỹ thuật hay kinh tế. Ý
nghĩa nội hàm của hội tụ truyền thông tất nhiên sẽ phải vượt trên cả bình diện kỹ thuật, kinh
tế và thấm sâu vào các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Hội tụ văn hóa có thể được xem là giác độ thứ ba của truyền thông hội tụ, bao hàm nhiều
yếu tố trong đó có sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm truyền thông. Hai giai đoạn này không hoàn
toàn tách biệt thay vào đó lại củng cố, bổ sung lẫn nhau, giờ đây công chúng ngành
công nghiệp thể giao tiếp cùng dễ dàng nhanh chóng, tác động đến hành vi của nhau
một cách tự nhiên như “mèo chuột.” Trong môi trường hội tụ văn hóa, “người tiêu dùng
điều kiện cũng như động lực tự thân tìm kiếm thông tin mới, thiết lập cầu nối giữa vô vàn những
nội dung truyền thông được phát tán rộng rãi và sau đó là remix, hay ‘phối lại’ những mảnh ghép
văn hóa đến từ những nội dung này” [CITATION Jen06 \l 1033 ]. Điều này tạo nên một trải
nghiệm truyền thông mới, mang tính chủ động cao hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, chính ranh giới giữa người sản xuất nội dung truyền thông người sử
dụng các sản phẩm truyền thông cũng ngày càng trở nên hồ. Người tiêu dùng tích cực tham
gia vào quá trình sáng tạo và truyền tải thông điệp trong môi trường hội tụ của Web 2.0, có khả
năng tương tác và cộng tác với nhau thông qua đối thoại trong cộng đồng ảo. Trái với thế hệ đầu
tiên của các trang web Web 1.0, nơi mọi người bị giới hạn xem nội dung một cách thụ động,
người dùng giờ đây được mời đóng góp cho nội dung của trang bằng cách nhận xét về các bài
đăng, được khuyến khích tạo tài khoản trên các trang web mạng hội nền tảng tự xuất bản
(ví dụ các công cụ tạo blog như LiveJournal, WordPress, Tumblr...).
Ngoài ra, còn một yếu tố đóng vai trò không hề nhỏ ngày càng quan trọng trong
văn hóa hội tụ, được triết gia người Pháp Pierre Levy (1997) đặt tên là “collective intelligence,”
hay ‘trí tuệ cộng đồng,’ trong tựa sách cùng tên. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc con người trong
môi trường mạng ngày nay thể dễ dàng chia sẻ thông tin tài nguyên để cùng nhau giải
quyết vấn đề một cách tập thể. Đây là một điều không thể đạt được nếu chỉ dựa vào năng lực
nhân phải nhờ vào những tri thức được lưu trữ trên mạng lưới ảo, thể được truy cập bởi
bất cứ ai quyền. Trang từ điển bách khoa mở Wikipedia, được hỗ trợ quản bởi tổ chức phi
lợi nhuận Wikimedia Foundation – có thể được xem là đứa con đẻ tiêu biểu nhất của ‘trí tuệ cộng
đồng’ nay đã trở thành một phương tiện truyền thông mới cùng thân thuộc với đại đa số
công chúng và cũng chính vì thế mà có độ ảnh hưởng vô cùng lớn, có thể đưa bách khoa toàn thư
giấy đi vào vãng. Điều này đòi hỏi một số phương tiện truyền thông truyền thống phải thay
đổi nhanh chóng để đối phó với những xu thế tương tự trong tương lai, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của công chúng về tính tiện lợi cũng như tức thời của các sản phẩm truyền thông.
Thông qua việc tham gia vào hoạt động sản xuất văn hóa truyền thông, công chúng vừa
thể là nhà sản xuất, vừa là khán giả; vừa là nhân viên chuyên nghiệp, vừa là nhân viên nghiệp
dư. Nói cách khác, chủ thể văn hóa trong xu hướng hội tụ văn hóa mang trên mình nhiều bản sắc
và vai trò; đây chính là phương thức sinh tồn cơ bản của chủ thể văn hóa trong kỷ nguyên hội tụ.
Mặt khác, các phương tiện truyền thông mới được sử dụng những tin tức do công chúng sản xuất
với giá thành rất rẻ, hội tụ thành một phần của văn hóa thương mại để thu hút duy trì số
người sử dụng các dịch vụ truyền thông nhiều hơn.
TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ MANG LẠI NHỮNG LỢI THẾ GÌ?
HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI T
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Doyle, G., 2013. Los Angeles, CA and London: Sage.Understanding media economics (2nd Ed.).
Jenkins, H., 2006. Convergence culture: Where old and new media collide. New York: New York
University Press.
Levy, P., 1997. Cambridge, MA: Perseus.Collective intelligence.
Lind, J., 2004. Convergence: History of term usage and lessons for firm strategists., Stockholm: Center
for Information and Communications Research.
Lợi, N. T., 2016. Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí trong môi trường hội tụ truyền thông. Tạp chí
Người làm báo, 10 7.
Miège, B., 1992. Des convergences sont envisageables à terme. pp. 21-27.Reseaux,
Nachison, A., 2001. Good Business or Good Journalism?. Hong Kong, World Editors' Forum.
Noll, J. M., 2003. The myth of convergence. pp. 12-13.International Journal on Media Management,
Pool, I. d. S., 1983. Technologies of freedom. London: Belknap Press of Harvard University Press.
Szczepaniak, R., 2013. Media convergence -- Approaches and experiences.. Frankfurt, Berlin, Bern,
Brussels, New York, Oxford, Wien: Peter Lang.
| 1/7

Preview text:

II TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
Vào năm 1983, trong cuốn Technologies of Freedom, giáo sư Ithiel de Sola Pool của Học viện
Công nghệ Hoa Kỳ (MIT) đã nêu lên quan sát mang tính đột phá của ông về “convergence of
modes” (Pool, 1983) (tạm dịch là ‘sự hội tụ của các phương tiện’), qua đó chỉ ra được sự kết nối
ngày càng mật thiết, sự xóa nhòa ‘vạch vôi trắng’ giữa các loại hình truyền thông trong thời đại
mới; chính thức đi vào khai phá một lĩnh vực còn hoang sơ trong diễn ngôn hàn lâm của ngành
truyền thông lúc bấy giờ.
Qua gần 40 năm phát triển của nhân loại từ đó đến nay, với sự ra đời và ứng dụng rộng
rãi của mạng Internet cùng với những công nghệ liên quan vào hầu hết tất cả mọi mặt của đời
sống, “hội tụ truyền thông” đã và vẫn đang được xem như một trong những biểu hiện minh bạch
nhất của thời đại số. Trong phần tiếp theo của bài tiểu luận, chúng tôi xin được tiến hành giải
thích và phân tích kĩ hơn phạm trù này, với mục đích thứ nhất là soi tỏ khái niệm cũng như
những giác độ thiết yếu trong việc xem xét xu hướng hội tụ truyền thông, và thứ hai là làm rõ
những lợi ích, bên cạnh hạn chế và thách thức, của truyền thông hội tụ.
KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
Nhìn lại lịch sử, cụm từ “media convergence” (truyền thông hội tụ) đã có mặt (dù không có
nhiều sự chú ý) trong nghiên cứu truyền thông từ trước những đóng góp mở đường của giáo sư
Pool vào năm 1983. Theo các nghiên cứu khác nhau, cụm từ này được sử dụng lần đầu tiên vào
hoặc cuối thập niên 60 (Szczepaniak, 2013) hoặc thập niên 70 (Lind, )
2004 của thế kỉ XX. Kể từ
đó trở đi, đã có muôn vàn định nghĩa được gắn cho nó bởi nhiều học giả khác nhau, sôi nổi nhất
là ở các nước phương Tây. “Hội tụ truyền thông” đã được mô tả là một hiện tượng “kỹ thuật,”
“kinh tế,” “xã hội,” “văn hóa,” “mang tính điều tiết,” “mang tính chiến lược,” vân vân. Nhiều
nghiên cứu được triển khai từ giác độ hội tụ kỹ thuật, hội tụ quyền sở hữu truyền thông; còn có
những công trình lại xuất phát từ hội tụ về cơ cấu tổ chức truyền thông hay hội tụ trong kỹ năng
biên tập, sản xuất tin, bài [ CITATION Ngu16 \l 1033 ]. Có thể nói, những công trình nghiên cứu
của các học giả phương Tây trải rộng trên mọi phương diện liên quan đến các phương tiện truyền
thông như môi trường bên ngoài, cơ chế nội bộ và hoạt động kinh doanh của các phương tiện truyền thông.
Theo PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi, “xét trên giác độ nội hàm, khái niệm hội tụ truyền
thông bao hàm hai ý nghĩa: “hội tụ” và “kết hợp”. Xét từ nghĩa hẹp, hội tụ truyền thông là sự tích
hợp các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành một loạt phương tiện truyền
thông mới như sách điện tử, blog, mạng xã hội… Về nghĩa rộng, hội tụ truyền thông có phạm vi
lớn hơn, bao gồm sự kết hợp tất cả các phương tiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyền
thông, mà còn là sự hội tụ cả về chức năng, phương thức đưa tin, quyền sở hữu, hình thái tổ chức
của các cơ quan báo chí, truyền thông… Nói cách khác, xét từ giác độ truyền thông, hội tụ
truyền thông là quá trình phát triển tiệm tiến từ thấp đến cao” [ CITATION Ngu16 \l 1033 ].
Vì các học giả xuất phát từ các giác độ và ngữ cảnh khác nhau để lý giải về “hội tụ truyền
thông,” những khác biệt đa chiều trong nhận thức xung quanh khái niệm này đã được sinh ra.
Cũng chính vì thế, cho đến nay, khái niệm “hội tụ truyền thông” vẫn chưa có một định nghĩa
chuẩn xác được công nhận. Có học giả còn cho rằng đây là một cụm từ thừa thãi, một “ảo ảnh
được thổi phồng” vì nó gắng gượng bao hàm quá nhiều phạm trù khác nhau [ CITATION Nol03 \l 1033 ].
Tuy nhiên, những nhập nhằng xoay quanh khái niệm này không có nghĩa “truyền thông
hội tụ” là một thuật ngữ vô ích, nhất là khi nó đã trở thành một “buzzword” trong truyền thông kỉ
nguyên mới và trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông vài thập kỉ qua. Sau khi xem xét, đối
chiếu và suy ngẫm về những công trình nghiên cứu đồ sộ của các học giả trong và ngoài nước,
chúng tôi nhận thấy rằng, nhìn tổng thể, nhận thức về hội tụ truyền thông được triển khai trên ba
giác độ chính, là hội tụ kỹ thuật, hội tụ kinh tế và hội tụ văn hóa. Ba giác độ này có thể được xem
là thiết yếu trong việc nhìn nhận và thấu hiểu khái niệm “truyền thông hội tụ” – một khái niệm
bất chấp nhiều tranh cãi vẫn không thể phủ nhận rằng có vị trí xứng đáng trong vốn từ thông
dụng của ngành truyền thông ngày nay.
‘KHÔNG GIAN BA CHIỀU’ CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ
Giác độ “hội tụ kỹ thuật”
Như đã nói ở trên, nhờ hiện tượng số hóa tầm cỡ vĩ mô thúc đẩy thì “hội tụ truyền thông” mới có
thể vĩnh viễn đi vào diễn ngôn truyền thông hàn lâm. Có thể nói, hội tụ kỹ thuật cho đến ngày
nay vẫn là khía cạnh gần gũi nhất của truyền thông hội tụ đối với đại đa số công chúng, kể từ khi
xu hướng này được triển khai gấp rút hơn bao giờ hết nhờ vào các bước tiến đột phá trong công
nghệ vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX. Hội tụ kỹ thuật chủ yếu được thể hiện ở sự
hội tụ về loại hình truyền thông, bao gồm sự hội tụ của các phương tiện truyền thông cũ và mới,
cụ thể hơn là hội tụ các phương thức truyền thông và các thiết bị đầu cuối.
Có thể nói, đặc tính để lại ảnh hưởng sâu sắc nhất của thời đại số hóa là việc văn bản, âm
thanh, hình ảnh động và tĩnh (về cơ bản là các loại hình nền móng của những nhóm ngành truyền
thông truyền thống) giờ đây đã có thể được mã hóa thành cùng một thứ ngôn ngữ: một thứ ngôn
ngữ được cấu thành bởi những dãy số 0 và 1. Trước kia, văn bản, hình ảnh và âm thành là những
loại hình truyền thông tách biệt, được tạo ra và truyền đến người tiêu dùng qua các thiết bị tách
biệt như giấy in, điện thoại, đài, ti-vi, máy hát... Hơn nữa, chúng có những thị trường tách biệt
được điều tiết bởi các chính sách khác nhau theo những cách khác nhau. Nhưng với những bước
tiến trong công nghệ kỹ thuật số, biên giới ‘cứng’ giữa những loại hình này đã trở nên mơ hồ, khi
mà bản thân một thiết bị công nghệ có thể truyền tất cả các loại hình truyền thông nói trên. Ví dụ
tiêu biểu nhất phải kể đến là vào tháng 1-2007, khi hãng Apple cho ra đời chiếc điện thoại
iPhone đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên thiết bị đầu cuối kỹ thuật số thông minh.
Cùng là một bản tin, người dùng giờ đây có thể đồng thời sử dụng trên nhiều loại hình truyền
thông khác nhau gồm văn bản bằng chữ viết, âm thanh và hình ảnh di động, phù hợp với nhu cầu của họ.
Mặt khác, trên ‘sân chơi’ mạng Internet, mọi thông tin thu thập được đều được điện tử
hóa thành các ‘nguyên tử’ thông tin có thể sử dụng và tái sử dụng một cách tiện lợi hơn, nhanh
gọn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc kỹ thuật xử lý và sản xuất thông tin trên máy điện thoại
di động ngày càng tinh vi, khiến những người sử dụng đều có thể trở thành ‘người truyền thông.’
Ví dụ, mô thức phát triển chủ yếu của mạng xã hội Twitter là sự tương tác giữa mạng Internet với
điện thoại di động, tạo ra mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa những người sử dụng điện thoại di
động với nhau, giúp người sử dụng có thể tự sản xuất ra nội dung thông tin và chia sẻ với cộng
đồng những thông tin mà họ cùng sở thích.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Truyền thông thuộc Hiệp hội Báo chí Mỹ Andrew
Nachison (2001) cho rằng, nếu xét trong phạm vi hẹp, hội tụ trong phương thức truyền thông là
việc ứng dụng kỹ thuật mới để ‘cải tạo’ các phương tiện truyền thông truyền thống; còn nếu xét
từ phạm vi rộng hơn, đó là sự kết hợp các loại hình truyền thông trong một cơ quan báo chí đa
loại hình, nhằm thực hiện việc cùng sử dụng, chia sẻ nguồn tài nguyên có sẵn như nội dung
thông tin và các hình thức kinh doanh giữa báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử.
Nói một cách đơn giản, cơ quan báo chí đa phương tiện có thể sử dụng chung nội dung cho các
loại hình khác nhau trong cùng tòa soạn, tạo nên một hệ thống truyền thông thống nhất có đầy đủ
các loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử; có thể phối hợp làm chương
trình cùng nhau, hình thành một hệ thống tương tác và cộng tác.
Giác độ “hội tụ kinh tế”
Nhờ những thành công đáng kể của hội tụ kỹ thuật và theo sau đó là những tham vọng cắt giảm
chi phí (qua việc sử dụng một cơ sở hạ tầng phân phối sẵn có để bán hai hay nhiều mặt hàng dịch
vụ khác nhau), nhiều phi vụ sáp nhập và mua lại mang tính chiến lược đã được thực nghiệm vào
cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỉ XX, dần dần tái định nghĩa thị thường truyền thông mà chúng ta từng biết.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hội tụ về mặt kinh tế trong ngành truyền thông
bên cạnh mong muốn cắt giảm chi phí là mong muốn tìm kiếm thị trường mới. Vào những năm
đầu thập niên 80 ở Mỹ, thị trường của cả ngành viễn thông lẫn ngành truyền hình đạt tới sự bão
hòa [ CITATION Miè92 \l 1033 ], và trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng như khách
hàng mới đã có xu hướng hội tụ với nhau. Mặt khác, những thay đổi trong việc công chúng tiếp
nhận các sản phẩm truyền thông cũng là một động lực thúc đẩy quá trình hội tụ này. Khi nhu cầu
của công chúng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, chắc chắn sẽ làm thay đổi phương thức
sản xuất thông tin của các loại hình truyền thông truyền thống.
Hội tụ kinh tế trong truyền thông thường được nhắc đến cùng với hai kiểu hình sáp nhập:
kiểu sáp nhập theo đường chéo khi tập đoàn trong một nhóm ngành nhất định mở rộng kinh
doanh sang những nhóm ngành khác; và kiểu sáp nhập theo đường thẳng đứng khi tập đoàn phụ
trách một khâu nhất định trong chuỗi sản xuất mở rộng kinh doanh sang một khâu khác trong
cùng nhóm ngành (Doyle, 2013).
Một ví dụ khá điển hình của sáp nhập theo đường chéo là sự hiện thực hóa mong muốn
mở rộng sang mảng ‘editorial content’ (hay mảng nội dung thu hút) của các công ty viễn thông.
Trong thực tiễn, có vụ sáp nhập của American Online (AOL) – một công ty cung cấp dịch vụ
Internet, với Time Warner – hãng truyền thông quản lý cả một đế chế xuất bản tạp chí, âm nhạc,
phim ảnh; diễn ra vào năm 2000, thuộc kiểu hình này. Hai tập đoàn truyền thông, xét theo nghĩa
rộng hơn là hai thị trường, trước kia tách biệt giờ đã có mảng giao nhau.
Trong khi đó, sáp nhập theo đường thẳng đứng lại có tác dụng kích thích sự hội tụ của
‘luồng’ nội dung. Ví dụ, khi một tập đoàn sản xuất điện ảnh mở rộng sang phân phối điện ảnh,
mục tiêu chính sẽ là để kiểm soát ‘dòng chảy’ của các bộ phim được sản xuất: qua những ‘kênh’
dù khác nhau nhưng được sở hữu bởi một công ty duy nhất. Điều này đã diễn ra trên thực tế vào
năm 1994, khi Viacom thâu tóm hãng (sản xuất) phim Paramount. Bằng cách này, khi Paramount
cho ra mắt một bộ phim mới, nó sẽ được phân phối qua tất cả các ‘kênh’ của Viacom như các
chuỗi rạp, các dịch vụ cho thuê băng đĩa như Blockbuster, và đương nhiên là cả các kênh truyền hình.
Giác độ “hội tụ văn hóa”
Trong kỷ nguyên hội tụ, khi chúng ta liên kết thành một mạng xã hội và tham gia một cách tự
giác hay không tự giác vào hoạt động tái sản xuất tài nguyên truyền thông, cái mà chúng ta phải
đối mặt không chỉ đơn thuần là sự phát triển và thay đổi trên bình diện kỹ thuật hay kinh tế. Ý
nghĩa và nội hàm của hội tụ truyền thông tất nhiên sẽ phải vượt trên cả bình diện kỹ thuật, kinh
tế và thấm sâu vào các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Hội tụ văn hóa có thể được xem là giác độ thứ ba của truyền thông hội tụ, bao hàm nhiều
yếu tố trong đó có sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm truyền thông. Hai giai đoạn này không hoàn
toàn tách biệt mà thay vào đó lại củng cố, bổ sung lẫn nhau, vì giờ đây công chúng và ngành
công nghiệp có thể giao tiếp vô cùng dễ dàng và nhanh chóng, tác động đến hành vi của nhau
một cách tự nhiên như “mèo và chuột.” Trong môi trường hội tụ văn hóa, “người tiêu dùng có
điều kiện cũng như động lực tự thân tìm kiếm thông tin mới, thiết lập cầu nối giữa vô vàn những
nội dung truyền thông được phát tán rộng rãi và sau đó là remix, hay ‘phối lại’ những mảnh ghép
văn hóa đến từ những nội dung này” [CITATION Jen06 \l 1033 ]. Điều này tạo nên một trải
nghiệm truyền thông mới, mang tính chủ động cao hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, chính ranh giới giữa người sản xuất nội dung truyền thông và người sử
dụng các sản phẩm truyền thông cũng ngày càng trở nên mơ hồ. Người tiêu dùng tích cực tham
gia vào quá trình sáng tạo và truyền tải thông điệp trong môi trường hội tụ của Web 2.0, có khả
năng tương tác và cộng tác với nhau thông qua đối thoại trong cộng đồng ảo. Trái với thế hệ đầu
tiên của các trang web Web 1.0, nơi mọi người bị giới hạn xem nội dung một cách thụ động,
người dùng giờ đây được mời đóng góp cho nội dung của trang bằng cách nhận xét về các bài
đăng, được khuyến khích tạo tài khoản trên các trang web mạng xã hội và nền tảng tự xuất bản
(ví dụ các công cụ tạo blog như LiveJournal, WordPress, Tumblr...).
Ngoài ra, còn có một yếu tố đóng vai trò không hề nhỏ và ngày càng quan trọng trong
văn hóa hội tụ, được triết gia người Pháp Pierre Levy (1997) đặt tên là “collective intelligence,”
hay ‘trí tuệ cộng đồng,’ trong tựa sách cùng tên. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc con người trong
môi trường mạng ngày nay có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và tài nguyên để cùng nhau giải
quyết vấn đề một cách tập thể. Đây là một điều không thể đạt được nếu chỉ dựa vào năng lực cá
nhân mà phải nhờ vào những tri thức được lưu trữ trên mạng lưới ảo, có thể được truy cập bởi
bất cứ ai có quyền. Trang từ điển bách khoa mở Wikipedia, được hỗ trợ quản lý bởi tổ chức phi
lợi nhuận Wikimedia Foundation – có thể được xem là đứa con đẻ tiêu biểu nhất của ‘trí tuệ cộng
đồng’ – nay đã trở thành một phương tiện truyền thông mới vô cùng thân thuộc với đại đa số
công chúng và cũng chính vì thế mà có độ ảnh hưởng vô cùng lớn, có thể đưa bách khoa toàn thư
giấy đi vào dĩ vãng. Điều này đòi hỏi một số phương tiện truyền thông truyền thống phải thay
đổi nhanh chóng để đối phó với những xu thế tương tự trong tương lai, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của công chúng về tính tiện lợi cũng như tức thời của các sản phẩm truyền thông.
Thông qua việc tham gia vào hoạt động sản xuất văn hóa truyền thông, công chúng vừa
có thể là nhà sản xuất, vừa là khán giả; vừa là nhân viên chuyên nghiệp, vừa là nhân viên nghiệp
dư. Nói cách khác, chủ thể văn hóa trong xu hướng hội tụ văn hóa mang trên mình nhiều bản sắc
và vai trò; đây chính là phương thức sinh tồn cơ bản của chủ thể văn hóa trong kỷ nguyên hội tụ.
Mặt khác, các phương tiện truyền thông mới được sử dụng những tin tức do công chúng sản xuất
với giá thành rất rẻ, hội tụ nó thành một phần của văn hóa thương mại để thu hút và duy trì số
người sử dụng các dịch vụ truyền thông nhiều hơn.
TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ MANG LẠI NHỮNG LỢI THẾ GÌ?
HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC CỦA TRUYỀN THÔNG HỘI TỤ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Doyle, G., 2013. Understanding media economics (2nd Ed.). Los Angeles, CA and London: Sage.
Jenkins, H., 2006. Convergence culture: Where old and new media collide. New York: New York University Press.
Levy, P., 1997. Collective intelligence. Cambridge, MA: Perseus.
Lind, J., 2004. Convergence: History of term usage and lessons for firm strategists., Stockholm: Center
for Information and Communications Research.
Lợi, N. T., 2016. Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí trong môi trường hội tụ truyền thông. Tạp chí Người làm báo, 10 7.
Miège, B., 1992. Des convergences sont envisageables à terme. Reseaux, pp. 21-27.
Nachison, A., 2001. Good Business or Good Journalism?. Hong Kong, World Editors' Forum.
Noll, J. M., 2003. The myth of convergence. International Journal on Media Management, pp. 12-13.
Pool, I. d. S., 1983. Technologies of freedom. London: Belknap Press of Harvard University Press.
Szczepaniak, R., 2013. Media convergence -- Approaches and experiences.. Frankfurt, Berlin, Bern,
Brussels, New York, Oxford, Wien: Peter Lang.