So sánh chế định quốc hội qua các bản hiến pháp - Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
So sánh chế định quốc hội qua các bản hiến pháp - Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội ***
BÁO CÁO SO SÁNH, PHÂN TÍCH CHẾ
ĐỊNH QUỐC HỘI QUA CÁC BẢN HIẾN
PHÁP 1946, 1959, 1980, 1992 VÀ 2013 CỦA VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN : Trần Nho Thìn
Hà Nội, tháng 12 năm 2023 1 Mục lục
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN
I.TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
1.Mục đích nghiên cứu............................................................. 3
2.Khách thể và đối tượng......................................................... 3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 3
II.PHÂN TÍCH VỀ CHẾ ĐỊNH QUỐC HỘI
1. Hiến pháp 1946 ................................................................... 3
2. Hiến pháp 1959 ................................................................... 5
3. Hiến pháp 1980 ................................................................... 8
4. Hiến pháp 1992 ................................................................... 11
5. Hiến pháp 2013 ................................................................... 15
6. Tổng kết, so sánh.............................................................................. 17
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN STT TÊN THÀNH VIÊN MÃ SV NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Hà Vi 23061526 Thuyết trình Hoàn Có trách nhiệm thành 2 Triệu Mai Trang 23061490 Power point Hoàn Có trách nhiệm thành 3
Đặng Nguyễn Vương 23061466 Nội dung Hoàn Nghiêm túc Trà thành 4 Lưu Thị Minh Tuệ 23061514 Nội dung Hoàn Nghiêm túc thành 5 Phạm Hoài Vy 23061538 Nội dung Hoàn Đúng hẹn thành 6 Trần Thùy Trang Nội dung Hoàn Nội dung chưa chất thành hơi lượng muộn 7
Đinh Thị Thanh Ngọc 23061358 Thuyết trình, Hoàn Hoàn thành power point, thành word, nội dung 8 Nguyễn Ngân Hà 23061154 Nội dung Hoàn Đúng hẹn thành 9 Trương Gia Kiệt 23061238 word Hoàn thàn Đôi lúc còn mất tích muộn 3
I.TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
1.Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các quy định của các bản Hiến pháp về chế định Quốc hội qua đó thấy
được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong bộ máy nhà nước 2. Đối tượng
- Chế định về Quốc hội qua các bản Hiến pháp
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
-Phân tích các Chế định về Quốc hội qua các bản Hiến pháp
II.PHÂN TÍCH VỀ CHẾ ĐỊNH QUỐC HỘI 1. Hiến pháp 1946 1.1 Vị trí pháp lý
Quốc hội với tên gọi là Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do công dân Việt Nam bầu ra với nhiệm kỳ 3
( Điều 24) và có nhiệm vụ giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các
pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài ( Điều 22, 23) 1.2
Nhiệm vụ quyền hạn
Cơ chế phân công quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp chịu ảnh hưởng từ học
thuyết “ tam quyền phân lập” được vận dụng rộng rãi trong các nhà nước theo chế
độ tư sản ( điển hình là Hiến pháp Hoa Kỳ).
Quyền lập pháp ( Điều 23 – nghị viện nhân dân có quyền ban hành pháp luật)
Nghị viện dân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ( Điều 22). Điều này cho thấy các cơ quan nhà nước khác phải phục
tùng Nghị viện. Thuật ngữ “cơ quan có quyền cao nhất” giúp cho công dân dễ hiểu
rằng: quyền ở đây là quyền hạn cao nhất. Tuy điều luật không quy định Nghị viện
nhân dân là cơ quan lập hiến, lập pháp nhưng bản thân Điều 23 của Hiến pháp đã
quy định thẩm quyền của Nghị viện nhân dân là được đặt ra pháp luật (tức là thực
hiện hoạt động lập pháp) và Điều 70 về sửa đổi Hiến pháp thì Nghị viện nhân dân
chính là cơ quan duy nhất quyết định việc sửa đổi Hiến pháp, đưa Hiến pháp ra 4
toàn dân phúc quyết (tức là thực hiện hoạt động lập hiến). Cơ quan hành pháp phải phục tùng Nghị viện. 1.3 Cơ cấu tổ chức
Trong cơ cấu của Nghị viện, Ban thường trực Nghị viện ( bao gồm 1 Nghị
trưởng, 12 Ủy viên chính thức, 3 Ủy viên dự khuyết) có nhiệm vụ quyền hạn khá
lớn trong thời gian Nghị viện không họp, như quyền biểu quyết những dự án sắc
luật của Chính phủ, triệu tập Nghị viện nhân dân, kiểm soát và phê bình Chính phủ (Điều 36).
Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, Nghị viện đã không được bầu theo quy
định của Hiến pháp 1946, mà thay vào đó Quốc hội khóa I tiếp tục hoạt động cho
đến khi Hiến pháp 1959 được ban hành thay thế Hiến pháp 1946.
Hiến pháp năm 1946 xác định hình thức hoạt động rất dân chủ của Nghị viện
nhân dân được thể hiện qua các quy định:
“ Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe” (Điều 30)
“Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phán quyết, nếu
hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý, Nghị viện có thể tự giải tán” ( Điều 33)
Những quy định này thể hiện sâu sắc bản chất Nhà nước Việt Nam là
nhà nước của toàn dân được thể hiện cụ thể qua hình thức hoạt động của chính Nghị viện nhân dân. 2. Hiến pháp 1959 2.1 Vị trí pháp lý -
Hiến pháp năm 1959, chế độ Nghị viện nhân dân đã thay đổi căn bản với
việc quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 43). -
Nghiên cứu tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh ra
đời của Hiến pháp năm 1959, cho thấy rằng việc thay thế chế định Nghị viện nhân
dân bằng chế định Quốc hội không phải là sự thay đổi tên gọi của cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất một cách thuần tuý. Bởi:
+ Sự thay đổi này thể hiện ở chỗ Nghị viện trong Hiến pháp năm 1946 mới chỉ
khẳng định một bước chuyển căn bản từ một chế độ thuộc địa thực dân phong kiến
sang một chế độ dân chủ cộng hoà mà chưa xác định đó là chế độ dân chủ theo kiểu
tư sản, trung lập hay XHCN.
+ Hiến pháp năm 1959 với việc thiết kế một bộ máy nhà nước kiểu mới mà đại
diện tập trung là Quốc hội thể hiện sự định hướng phát triển chế độ nhà nước theo chủ nghĩa xã hội. 5
Như vậy, cùng với bộ máy nhà nước, chế định Quốc hội thể hiện sứ mệnh
lịch sử của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nhà nước dân chủ nhân dân
thực hiện chuyên chính vô sản. Với sứ mệnh lịch sử của Nhà nước này, Quốc hội
theo Hiến pháp năm 1959 đã thay đổi căn bản so với Nghị viện nhân dân trong Hiến pháp năm 1946.
2.2 Nhiệm vụ quyền hạn -
Quốc hội không chỉ được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mà còn được khẳng định là: “Cơ quan
duy nhất có quyền lập pháp”. Sự khẳng định này thể hiện một bước chuyển biến
quan trọng trong chế độ sắc lệnh sang chế độ đạo luật. -
Với Hiến pháp năm 1959, việc quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập pháp” là căn cứ Hiến định quan trọng để thiết lập chế độ điều hành đất
nước bằng các đạo luật. Cụ thể:
+ Trên phương diện thẩm quyền, chức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 1959
đã quy định cụ thể hơn so với quy định của Hiến pháp năm 1946. Theo Điều 50 của
Hiến pháp năm 1959, Quốc hội được xác định là có 17 quyền hạn trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống nhà nước, từ việc lập hiến, lập pháp; tổ chức bộ máy
nhà nước; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đến giám sát việc thi hành Hiến pháp.
+ Trên phương diện tổ chức, Quốc hội theo Hiến pháp năm 1959 đã được cải
cách một bước. Hiến pháp năm 1959 không thiết lập các chức vụ Chủ tịch Quốc hội,
các Phó Chủ tịch Quốc hội theo kiểu Nghị trưởng, Phó Nghị trưởng như Hiến pháp
năm 1946. Cơ quan Thường trực của Quốc hội được xác định là Uỷ ban thường vụ
Quốc hội với thành phần gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Uỷ
viên (Điều 51, Hiến pháp năm 1959). Uỷ ban thường vụ Quốc hội so với Ban
Thường trực của Nghị viện nhân dân ở Hiến pháp năm 1946 đã có quyền hạn rộng
rãi hơn. Theo Điều 53, Hiến pháp năm 1959, Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định có 18 quyền hạn:
1- Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội. 2- Triệu tập Quốc hội. 3- Giải thích pháp luật. 4- Ra pháp luật.
5- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân. 6
6- Giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao và của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính
phủ trái với Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết
không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc
trung ương, và giải tán các Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội
đồng nhân dân đó làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng.
8- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn
Phó Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ.
9- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
10- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
11- Quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại giao
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài.
12- Quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước ký với nước ngoài, trừ
trường hợp mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét cần phải trình Quốc hội quyết định.
13- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
14- Quyết định đặc xá.
15- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước.
16- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến
tranh trong trường hợp nước nhà bị xâm lược.
17- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
18- Quyết định việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Đương nhiên, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đều xuất phát từ thẩm
quyền của Quốc hội, nhưng với tính cách là cơ quan hoạt động thường xuyên trong
khuôn khổ của một Quốc hội không chuyên nghiệp, không thường xuyên, các
quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được Hiến pháp quy định bảo đảm cho
Quốc hội thực hiện được các quyền hạn và trách nhiệm của mình theo sự uỷ quyền
của nhân dân. Điều đáng chú ý trong thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
là quyền ra pháp lệnh. Quyền ra pháp lệnh với tính cách là một văn bản quy phạm
pháp luật đặc thù, cần thiết trong việc thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ đạo luật
trong điều kiện của một Quốc hội không chuyên và hoạt động không thường xuyên,
trong khuôn khổ một hệ thống pháp luật còn thiếu rất nhiều đạo luật, kể cả các bộ
luật quan trọng của quốc gia. 7
- Ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội với tính cách là cơ quan thường trực
Quốc hội, trong tổ chức bộ máy của Quốc hội còn có các Uỷ ban. Theo Điều 57,
Hiến pháp năm 1959, “Quốc hội thành lập Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế
hoạch ngân sách, và những Uỷ ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp
Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội”.
- Khác với Hiến pháp năm 1946, nhiệm kỳ của Quốc hội theo Hiến pháp năm
1959 kéo dài hơn với thời gian bốn năm. 3. Hiến pháp 1980 3.1 Vị trí
Được quy định chủ yếu tại chương VI : Quốc hội, từ điều 82 đến 97
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội theo Hiến pháp 1980 về cơ bản
không thay đổi so với Hiến pháp 1959, tiếp tục khẳng định vị trí tối cao của cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất.
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (Điều 82 Hiến Pháp 1980)
Cơ cấu tổ chức của quốc hội nước CHXHCN VN trong Hiến pháp năm 1980
đã có những quy định đầy đủ hơn về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc hội nói riêng và các cơ quan dân cử nói chung.
3.2 Nhiệm vụ quyền hạn
- Theo tinh thần của Hiến pháp 1980, Thẩm quyền của Quốc hội trong việc
thực hiện ba chức năng: lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
và giám sát tối cao được cụ thể hóa thành 15 nhiệm vụ và quyền hạn. Trong đó có
những quyền rất quan trọng như: làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và
sửa đổi Luật; thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp
luật; quyết định kế hoạch nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch nhà nước;
quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước,v.v...
- Hiến pháp 1980 sau khi quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quốc
hội, Hiến pháp còn cho phép “Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và
quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết”( Điều 83 Chương VI ). Như vậy, với quy
định trên thì có thể hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội là không hạn chế.
* Hội đồng nhà nước 8
- Theo Hiến pháp 1980, mối quan hệ giữa Quốc hội với tư cách là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất với Hội đồng Nhà nước thể hiện ở một số điểm cơ bản. Đó là:
Hội đồng Nhà nước là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội, chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội (Điều 98);
Quốc hội quy định tổ chức của Hội đồng Nhà nước, bầu và bãi miễn các Chủ
tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước (Điều 83, các khoản 6,7);
Quốc hội xem xét báo cáo công tác của Hội đồng Nhà nước (Điều 83, khoản
9). Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp quy định, Hội đồng Nhà
nước còn thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong các luật và
nghị quyết của Quốc hội ( Điều 98).
3.3 Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, tuy không
có thay đổi nhiều so với trước đây, nhưng ở một số Ủy ban, số lượng các thành
viên đã tăng lên đáng kể.
Việc thiết kế mô hình và cơ cấu tổ chức các cơ quan của QH theo Hiến pháp
1980 là một bước cải tiến, nhằm mục đích áp dụng chế độ tập thể trong việc quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước.
=> Đây là một hướng đi rất phù hợp với điều kiện của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, qua thực tiễn bố trí nhân sự và cơ chế vận hành, cơ chế này đã
bộc lộ nhiều nhược điểm, không đáp ứng kịp thời những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Đó cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung nhiều chế
định liên quan đến bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1992 sau này.
- Hiến pháp 1980, đã có sự điều chỉnh lớn về cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Đó
là, việc thiết lập Hội đồng Nhà nước thay cho chế định ủy ban Thường vụ Quốc hội
và lần đầu tiên Hiến pháp quy định chức danh Chủ tịch Quốc hội.
- Sự vắng bóng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong cơ cấu tổ chức của Quốc
hội đã dẫn đến một thay đổi đáng kể trên phương diện tổ chức là sự thiết lập chức
vụ Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp
năm 1980 về các chức vụ này có thể thấy rằng, địa vị pháp lý của Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch Quốc hội không được xác định là một thiết chế quyền lực, mà chủ yếu là
một chức vụ mang tính chất hành chính, điều hành, phối hợp, bảo đảm cho Quốc
hội hoạt động đạt hiệu quả: “Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc
hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội, điều hoà và phối hợp hoạt động của 9
các Uỷ ban của Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được
Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch
giúp việc Chủ tịch Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn trên đây” (Điều 89, Hiến pháp năm 1980). * Hạn chế
- Xét trên phương diện tổ chức và phương thức hoạt động, thì nguyên nhân làm
hạn chế đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của QH các khóa theo Hiến pháp 1980
là do tổ chức của QH chưa phù hợp và chưa đủ mạnh.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội chưa hợp lý. Hầu hết các Đại biểu Quốc hội
đều hoạt động kiêm nhiệm, nên ít có thời gian dành cho hoạt động của Quốc hội.
Các cơ quan của Quốc hội còn thiếu nhiều thành viên làm việc chuyên trách.
Cơ cấu tổ chức các cơ quan của QH còn nặng về đại diện thành phần cho các tổ
chức, các lĩnh vực và mang tính mặt trận.
Cơ chế và phương thức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các
cơ quan của Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật
Sự nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu về các điều kiện, phương tiện vật chất,
kỹ thuật, đặc biệt là chế độ thông tin, cũng là những nguyên nhân hạn chế hiệu quả
hoạt động của Quốc hội nói chung. 3.4 Sự phát triển
- Sự phát triển của tổ chức Quốc hội trong các quy định của Hiến pháp năm
1980 còn được ghi nhận bởi việc bầu ra hai hội đồng quan trọng: Hội đồng Quốc
phòng và Hội đồng Dân tộc. Đây là các cơ quan mới của Quốc hội, thể hiện vai trò
ngày càng tăng của Quốc hội trước các vấn đề lớn của quốc gia, trong đó đặc biệt là
vấn đề quốc phòng và vấn đề dân tộc trong các điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.
*Hội đồng quốc phòng
“... Hội đồng Quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của Nhà
nước để bảo vệ Tổ quốc.Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc
Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng Quốc phòng những nhiệm vụ
và quyền hạn đặc biệt...” (Điều 90, Hiến pháp năm 1980).
*Hội đồng dân tộc
Việc Quốc hội Việt Nam bầu ra Hội đồng dân tộc có ý nghĩa pháp lý- chính
trị to lớn, khẳng định một chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng cộng sản Việt 10
Nam, Nhà nước Việt Nam trong việc chăm lo khối đại đoàn kết các dân tộc Việt
Nam, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các dân tộc cùng phát triển, đặc biệt các dân tộc
thiểu số... “Hội đồng Dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng
Nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc” (Điều 90, Hiến pháp năm 1980).
- Các Ban của Quốc hội cũng có bước phát triển mới trong Hiến pháp năm
1980. Sự phát triển của các Ban ở Hiến pháp năm 1980 với Hiến pháp năm 1959 thể hiện trên hai mặt:
*Về mặt tính chất
Các Ban được thành lập theo quy định của Hiến pháp năm 1980 là các Uỷ
ban Thường trực Quốc hội. Tức là Uỷ ban Thường trực là những cơ quan thuộc
Quốc hội có quy chế hoạt động thường xuyên.
Tính chất thường xuyên của các Uỷ ban Thường trực là điều kiện bảo đảm
tính chất liên tục của các hoạt động Quốc hội, khi bản thân Quốc hội không hoạt
động thường xuyên và tư cách đại biểu Quốc hội không mang tính chất chuyên
nghiệp như Nghị sĩ Quốc hội (Nghị viện) tại quốc gia khác. *Về số lượng
So với các Ban của Quốc hội trong Hiến pháp năm 1959, các Uỷ ban đã tăng
về số lượng và đặc biệt là thẩm quyền, nhiệm vụ chức năng của các Uỷ ban
Thường trực cũng xác định cụ thể hơn. “Quốc hội thành lập các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội”. 3.5 Nhiệm kỳ Điều 84
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, phải bầu xong Quốc hội khoá mới.
Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của
mình và quyết định những biện pháp cần thiết bảo đảm hoạt động của Quốc hội. 4. Hiến pháp 1992 4.1 Vị trí pháp lý 11
Hiến pháp năm 1992 dành Chương VI quy định về Quốc hội.
*Vị trí pháp lý: Điều 83 Hiến pháp 1992 ghi:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu
về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”.
*Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Điều 83 Hiến pháp 1992 ghi rõ: “Những chính sách cơ bản về đối nội và đối
ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên
tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và
hoạt động của công dân”.
Hiến pháp giao cho Quốc hội - cơ quan có vị trí pháp lý đặc biệt quan trọng có
chức năng quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước là chính xác, bởi cơ chế tổ chức
quyền lực thừa nhận sự phân công phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện
quyền hành pháp (quyết định chính sách cơ bản là nội hàm của quyền hành pháp).
4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngay sau khi quy định vị trí pháp lý của quốc hội, Hiến pháp quy định thẩm
quyền của quốc hội, còn được gọi là nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội - Về cơ bản
nội dung quyền hạn giống với Hiến pháp năm 1980, tuy nhiên có bổ sung thêm một
số quyền hạn của quốc hội:
-Quyết định xây dựng luật, pháp lệnh.
-Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước. (Khoản 5, Điều 84)
-Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối
cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. (Khoản 9, Điều 84)
-Quyết định việc trưng cầu ý dân. (Khoản 14, Điều 84) 12
-Phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng
và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. (Khoản 7, Điều 84)
*Nhiệm vụ và quyền hạn của quốc hội thể hiện trên 4 lĩnh vực: -Lập hiến và lập pháp
-Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
-Xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
-Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
*Trong số rất nhiều các vấn đề trọng đại được liệt kê tại Điều 84 (sửa đổi bổ sung năm 2001) như:
- "Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân
sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách
nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế..."
Không có quy định về Quốc hội phân bổ ngân sách địa phương.
Điều này đặt Quốc hội vào một việc làm có tính hình thức bởi không phân bổ
thì không thể có cơ sở để phê chuẩn quyết toán ngân sách.
Cũng tại điều này Hiến pháp ghi nhận Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân và
những vấn đề cần phải đưa ra trưng cầu ý dân như: “thành lập mới, nhập, chia, điều
chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt”, nhưng không quy định rõ khi nào Quốc hội cần
quyết định đưa ra trưng cầu ý dân. Trong sửa đổi Hiến pháp, vấn đề này cần được quy định cụ thể hơn.
*Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội:
- Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”.
- Khoản 2, Điều 84 quy định: “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến
pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. 13
Những quy định này đang gây khó khăn cho Quốc hội trong việc phân định đối
tượng và phạm vi giám sát của Quốc hội.
*Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
Thủ tục trình Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật do luật định. (Điều 87)
*Khác với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 không quy định về việc thành lập hội
đồng quốc phòng, mà chỉ quy định: “Quốc hội bầu ra hội đồng nhân dân, gồm chủ
tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên”. (Điều 94)
Theo quy định của Hiến pháp 1980, Chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng nhà nước,
Hội đồng bộ trưởng đều do Quốc hội bầu và bãi nhiệm còn trong Hiến pháp 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001), Quốc hội chỉ được bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng chính phủ.
Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của chính phủ; thành
lập mới, nhập, chia, điều chỉnh đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4.3 Phương thức hoạt động
- Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có
toàn quyền so với năm 1980 nữa.
- Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. (Điều 86)
- Thiết lập trở lại chế định Ủy ban thường vụ quốc hội:
“Số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành
viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội của mỗi khoá Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.”
(Điều 90). Quy định này không được ghi trong Hiến pháp 1959 về Ủy ban thường vụ.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định sự phân công, phân
nhiệm giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
4.4 Cơ cấu tổ chức 14
- Chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội vẫn tiếp tục được duy trì nhưng vị
trí, vai trò đã có nhiều thay đổi so với Hiến pháp 1980.
- Chức vụ chủ tịch quốc hội đã có tính chất quyền lực, chứ không mang tính
chất hành chính, phối hợp như chức vụ Chủ tịch Quốc hội theo Hiến pháp 1980.
- Chủ tịch quốc hội vừa giữ vai trò là người đứng đầu Quốc hội vừa có ý nghĩa
là Chủ tịch Ủy ban thường vụ quốc hội.
- Khác với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 không quy định về việc thành lập
hội đồng Quốc phòng, mà chỉ quy định: “Quốc hội bầu ra Hội đồng dân tộc, gồm
Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên”. (Điều 94)
*Về đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội hiện chưa được phân định rõ.
Cần tránh sự nhầm lẫn giữa bỏ phiếu tín nhiệm của công tác tổ chức với bỏ phiếu
tín nhiệm với tư cách là công cụ giám sát.
Hiến pháp quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do
Quốc hội bầu và phê chuẩn. Tuy nhiên, các chức danh như: Chủ tịch Quốc hội, Phó
Chủ tịch Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có đặc trưng khác với
hoạt động quyền lực của các chủ thể nắm quyền quản lý và tổ chức thực hiện pháp
luật thuộc cơ quan chấp hành của Quốc hội. Do đó họ không phải là đối tượng
được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm (mà thực chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm). Hình thức
bỏ phiếu tín nhiệm với tư cách là công cụ giám sát và hậu quả pháp lý của hoạt
động giám sát chỉ nên áp dụng đối với các đối tượng thuộc sự giám sát của Quốc hội.
Nét mới trong tổ chức và hoạt động của các uỷ ban theo hiến pháp năm
1992 có thể là ở chỗ: Mặc dù các uỷ ban không còn được xem là có tính chất
thường trực của quốc hội như tinh thần quy định của hiến pháp năm 1980
nhưng “Mỗi uỷ ban có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách”. (Điều 95) 5. Hiến pháp 2013 5.1 Vị trí
Điều69 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam”. 5.2
Nhiệm vụ quyền hạn
- Được quy định toàn diện, đầy đủ hơn: Quốc hội thực hiện quyền lập Hiến, lập
pháp, nhưng để bảo đảm cho hoạt động này có hiệu quả, pháp luật đã quy định quy 15
trình các bước, các công đoạn cụ thể phải tuân thủ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Về hoạt động giám sát, Quốc hội có quyền giám sát các hoạt động của Nhà
nước về việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Các chủ thể có quyền giám sát gồm
Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
- Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc tế dân sinh, quốc phòng an
ninh, đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế hoặc tham gia theo đề
nghị của Chủ tịch nước.
- Vai trò: đặc biệt trong việc xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước từ Trung
ương tới địa phương, bầu hoặc phê chuẩn các chức vụ cấp cao trong bộ máy nhà nước ở Trung ương. 5.3 Cơ cấu tổ chức
Tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động
chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc
hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội.
UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội. UBTVQH gồm: Chủ tịch
Quốc hội, các phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên BTVQH, do Chủ tịch Quốc
hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch.
Thành viên UBTVQH là các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và
không đồng thời là thành viên Chính phủ.
Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm: - Hội đồng dân tộc
- 9 Ủy ban, gồm: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài
chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công
nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại Đoàn đại biểu Quốc hội gồm các đại biểu
Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành.
Văn phòng Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quôc hội, UBTVQH,
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cac Ban của UBTVQH. 5.4 Sự phát triển
Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 83 Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 tiếp tục
khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Hiến pháp 2013 đã sửa đổi quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, cụ thể như sau: 16
Thứ nhất, Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội quyết định “mục tiêu, chỉ tiêu,
chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Khoản 3 Điều 70).
Thứ hai, Hiến pháp 2013 qui định Quốc hội “quyết định chính sách cơ bản về
tài chính, tiền tệ quốc gia”, đồng thời bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc
“quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ” (Khoản 4 Điều 70)
Thứ ba, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn đề nghị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 7 Điều 70).
Thứ tư, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy định tổ chức
và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà
nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập (Khoản 2,6,7,9 Điều 70).
Thứ năm, bổ sung quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức
vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (Khoản 8 Điều 70).
Thứ sáu, Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn quyết định gia nhập hoặc chấm
dứt hiệu lực của các điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ
quyền quốc gia, tư cách thành viên của CHXHCNVN.
Thứ bảy, quy định trong Hiến pháp thẩm quyền của Quốc hội trong việc thành
lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề
nhất định (Điều 78) được quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và
Luật tổ chức Quốc hội. Ngoài ra, Hiến pháp 2013 đã bổ sung một số thẩm quyền
của UBTVQH với vị trí là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của Quốc
hội như: thẩm quyền trong việc quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Khoản 8 Điều 74); thẩm quyền
phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của
CHXHCNVN (Khoản 12 Điều 74)
6. Tổng kết, so sánh Điểm giống nhau:
- Các bản hiến pháp ra đời đều ở trong những bối cảnh và thời điểm lịch sử
nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam cho mỗi giai
đoạn phát triển đất nước.
- Quy đinh Quốc hội/ Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, có quyền lập hiến, lập pháp.
- Quốc hội/ Nghị viên nhân dân đại diện cho toàn thể nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân 17 Điểm khác nhau: Tiêu HP 1946 HP 1959 HP 1980 HP 1992 HP 2013 chí so sánh Hoàn
Sau khi đất Sau chiến Trong hoàn HP 1980 Kế thừa các bản
cảnh ra nước giành thắng lịch sử cảnh thắng lợi không còn Hiến pháp trước đời
được độc lập, Điện Biên vĩ đại của phù hợp, chủ đây và thể chế
đánh dấu sự Phủ, đánh dấu Chiến dịch Hồ trương đổi hóa Cương lĩnh
cáo chung của sự ảnh hưởng Chí Minh mùa mới của Đảng, xây dựng đất
nền thống trị của HP Xô xuân năm nhìn thẳng nước trong thời ngoại bang Viết
1975 mở ra vào sự thật kỳ quá độ lên một giai đoạn phát hiện chủ nghĩa xã hội.
mới trong những sai lầm Cùng với kết quả trang sử dân tổng kết thực tộc ta tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới hoàn thiện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Tên Nghị Viện Quốc hội Quốc hội Quốc hội Quốc hội gọi nhân dân Nhiệm 3 năm 4 năm 5 năm 5 năm 5 năm kỳ Vị trí, - Cơ - Quốc - Quốc - Quốc - Quốc hội tính
quan quyền hội là cơ quan hội là cơ quan hội là cơ quan thực hiện quyền chất
lực nhà nước duy nhất có duy nhất có duy nhất có lập hiến lập pháp
duy nhất có quyền lập quyền lập quyền lập hiến (Điều 69 Hiến
quyền lập pháp (Điều 44 hiến và lập và lập pháp pháp 2013)
hiến, lập pháp Hiến pháp pháp (Điều 82 (Điều 83 Hiến - Tính chất - Tính 1959) Hiến pháp Pháp 1992) tập quyền chất phân - Tính 1980) - Tính quyền chất tập quyền, - Chủ chất tập quyền
ảnh hưởng của tịch tập thể
Hiến pháp Xô (hội đồng nhà Viết nước) 18 - Tính chất tâp quyền
Nhiệm Có nhiệm vụ - Nhiệm vụ - Nhiệm vụ Khẳng đinh - Nhiệm vụ và vụ
giải quyết mọi quyền hạn quyền hạn có Quốc hội có 3 quyền hạn được quyền vấn đề chung rộng
lớn, phần bị hạn quyền hạn cơ quy định khái hạn
cho toàn quốc, quyền lực tập chế bản: Làm quát hơn, đảm
đặt ra các trung cho tập - Quốc hội là Hiến pháp và bảo phù hợp với pháp luật, biểu thể
cơ quan duy sửa đổi Hiến điều kiện phát
quyết ngân - Quốc hội là nhất có quyền pháp; làm luật triển kinh tế thị
sách, chuẩn y cơ quan duy lập hiến và và sửa đổi trường định
các hiệp ước nhất có quyền lập pháp luật; quyết hướng XHCN
mà Chính phủ lập pháp của
định chương -Có sự phân biệt
ký với nước nước Việt trình xây rõ ràng giữa ngoài. Nam dân chủ
dựng luật, quyền lập hiến, - Nghị viện cộng hòa pháp lệnh. lập pháp, bỏ cụm nhân dân giải
- Quốc hội là từ “duy nhất” quyết mọi vấn cơ quan duy của HP 1992 đề chung cho
nhất có quyền (trong HP 1992 toàn quốc, đặt
lập hiến và lập hiến và lập ra các pháp lập pháp pháp là một luật, biểu => HP 1992 quyền) quyết ngân
thể hiện ý chí -Việc giám sát sách, chuẩn y
đổi mới toàn tối cao đối với các hiệp ước
diện và quyết hoạt động của mà Chính phủ liệt của Đảng nhà nước của ký với nước QH có giới hạn ngoài không mở rộng đến toàn bộ - Quy định việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước có tính khái quát hơn thay vì liệt kê
Ủy ban Tên gọi là Ban - Quyền hạn Điều 98 Hiến -Hiến pháp -UBTVQH là cơ
thường thường vụ của UBTVQH pháp 1980: 1992 đã tách quan thường trực vụ
Nghị viện được quy định “Hội đồng chế định của Quốc hội Quốc
nhân dân, hoạt tại Điều 53 Nhà nước HĐNN trong (Điều 73 Hiến hội
động thường của Hiến pháp (HĐNN) là cơ Hiến pháp pháp 2013) 19