So sánh địa vị pháp lí (nhiệm vụ quyền hạn) của Chủ tịch nước Việt Nam với Chủ tịch nước Trung Quốc và Tổng thống Liên Bang Nga.
So sánh địa vị pháp lý của Chủ tịch nước Việt Nam và Chủ tịch nước TrungQuốc:- Giống nhau: Là nguyên thủ quốc gia, thay mặt đất nước về mặt đối nội và đốingoại.+ Đều đứng đầu quốc gia về mặt quân sự.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
Trường: Đại học Nội vụ Hà Nội Lớp: Luật 19A
Họ và Tên: Đỗ Văn Mạnh Mã Sinh Viên: 1905LHOA041 Đề Bài:
Câu 1: So sánh địa vị pháp lí (nhiệm vụ quyền hạn) của Chủ tịch nước Việt Nam
với Chủ tịch nước Trung Quốc và Tổng thống Liên Bang Nga.
Câu 2: So sánh địa vị pháp lí của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam với thủ tướng
Quốc vụ viện Trung Quốc, Thủ tướng chính phủ Liên Bang Nga. Bài Làm Câu 1:
So sánh địa vị pháp lý của Chủ tịch nước Việt Nam và Chủ tịch nước Trung Quốc:
- Giống nhau: Là nguyên thủ quốc gia, thay mặt đất nước về mặt đối nội và đối ngoại.
+ Đều đứng đầu quốc gia về mặt quân sự.
+ Công bố Luật, đề nghị bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng, bộ trưởng. +
Tiếp các đại sứ nước ngoài và triệu hồi các đại sứ nước mình tại nước ngoài về nước.
+ Phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước, hiệp định quốc tế.
+ Trao tặng huân chương, ra lệnh tổng động viên, quyết định đặc xá - Khác nhau:
+ Chủ tịch nước Trung Quốc đồng thời là Tỏng Bí thư Đảng Cộng sản Trung
Quốc còn Chủ tịch nước Việt Nam không kiêm nhiệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chủ tịch nước Việt Nam công bố Hiến pháp, kuataj, pháp lệnh còn Chủ tịch
nước Trung Quốc thì không.
+ Chủ tịch nước Việt Nam đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh
án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ
vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn Chủ tịch nước Trung Quốc thì không. + Chủ
tịch nước Việt Nam quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng,
chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách ̣ chức
Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt lOMoAR cPSD| 45469857
Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên
cục bộ còn Chủ tịch nước Trung Quốc thì không.
+ Chủ tịch nước Trung Quốc công bố lệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạng
chiến tranh, còn Chủ tịch nước Việt Nam có quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp
trong cả nước hoặc ở từng địa phương, tuyên bố tình trạng chiến tranh theo nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Chủ tịch nước Việt Nam quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại
quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam; có quyền tham dự phiên họp của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ; có quyền yêu cầu Chính phủ
họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Chủ tịch nước. Còn Chủ tịch nước Trung Quốc thì không.
So sánh địa vị pháp lý của Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Nga:
- Giống nhau: Là nguyên thủ quốc gia, thay mặt đất nước về mặt đối nội và đối ngoại.
+ Đều đứng đầu quốc gia về mặt quân sự.
+ Tiếp các đại sứ nước ngoài và triệu hồi các đại sứ nước mình tại nước ngoài về nước.
+ Phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước, hiệp định quốc tế.
+ Trao tặng huân chương, ra lệnh tổng động viên, quyết định đặc xá.
+ Quyết định các vấn đề quốc tịch.
+ Có thể tái cử một lần.
+ Trình dự án Luật lên Quốc hội và ký thông qua Hiến pháp, Luật.
+ Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng. - Khác nhau:
+ Chủ tịch nước Việt Nam do Quốc hội bầu, có nhiệm kỳ 5 năm còn Tổng
thống Nga do công dân Nga bầu sáu năm một lần theo nguyên tắc phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
+ Chủ tịch nước Việt Nam đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành
viên khác của Chính phủ. Còn Tổng thống Nga với sự đồng ý của Đuma Quốc lOMoAR cPSD| 45469857
gia, bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga; Quyết định về việc từ chức
của Chính phủ Liên bang Nga; Chủ trì các phiên họp của Chính phủ Liên bang Nga.
+ Tổng thống Liên bang Nga có quyền: Giới thiệu trước Đuma Quốc gia ứng
cử viên để bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga; đặt vấn
đề trước Đuma Quốc gia về việc cho thôi làm Thống đốc Ngân hàng Trung
ương; Còn Chủ tịch nước Việt Nam giới thiệu một ứng viên để Quốc hội bầu
làm Thủ tướng, Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ chứ
không chủ trì phiên họp, Chủ tịch nước Việt Nam sẽ không Giới thiệu trước
Quốc hội ứng cử viên để bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
mà do Thủ tướng đề cử .
+ Chủ tịch nước Việt Nam đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh
án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ
vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của
Quốc hội. Còn Tổng thống Nga theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Liên
bang Nga, bổ nhiệm và cho thôi làm Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga
và các bộ trưởng liên bang; Giới thiệu trước Hội đồng Liên bang các ứng cử
viên để bổ nhiệm các thẩm phán của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, Toà án
Tối cao Liên bang Nga, Toà án Trọng tài Tối cao Liên bang Nga, Viện trưởng
Viện kiểm sát Liên bang Nga; đặt vấn đề trước Hội đồng Liên bang về việc cho
thôi làm Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga; bổ nhiệm các thẩm phán của
các toà án cấp liên bang khác.
+ Tổng thống Liên bang Nga Ấn định bầu cử Đuma Quốc gia theo quy định của
Hiến pháp Liên bang Nga và đạo luật liên bang; Giải tán Đuma Quốc gia trong
những trường hợp và theo trình tự do Hiến pháp Liên bang Nga quy định; Ấn
định trưng cầu ý dân theo trình tự do đạo luật hiến pháp liên bang quy định; Đọc
thông điệp hàng năm trước Quốc hội Liên bang về tình hình đất nước, các
phương hướng chính trong chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia. Chủ tịch
nước Việt Nam không có quyền ấn định ngày bầu cử, trưng cầu dân ý và giải tán
Quốc hội, cũng không đọc thông điệp quốc gia hàng năm.
+ Tổng thống Liên bang Nga ban bố tình trạng có chiến tranh trên lãnh thổ Liên
bang Nga hoặc trên một phần lãnh thổ và thông báo ngay cho Hội đồng Liên
bang và Đuma Quốc gia. Chủ tịch nước Việt Nam căn cứ vào nghị quyết của
Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định
tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ lOMoAR cPSD| 45469857
Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình
trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp
được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
+ Tổng thống Nga phê chuẩn chủ thuyết quân sự của Liên bang Nga; Thành lập
Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga; Bổ nhiệm và cho thôi làm đại diện toàn
quyền của Tống thống Liên bang Nga; Bổ nhiệm và cho thôi làm Bộ Tổng tư
lệnh Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga; Sau khi tham vấn các uỷ ban hoặc
tiểu uỷ ban thích hợp của hai viện Quốc hội Liên bang. Còn Chủ tịch nước Việt
Nam thì không vì Việt Nam không theo đuổi chủ thuyết quân sự nào. Câu 2: Giống nhau: -
Là người lãnh đạo và đứng đầu chính phủ. Chịu trách nhiệm về hoạt động
của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. -
Ban hành các văn pháp luật để thực thi quyền hạn nghĩa vụ của mình, xác
địnhphương hướng hoạt động và tổ chức công việc của Chính phủ. -
Quy định nhiệm vụ và chức trách của các Bộ và các Uỷ ban, cơ quan chuyên môn, trực thuộc. -
Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toàn bộ cơ sở vật chất, tài
chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vận hành của bộ máy
nhà nước - Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt,
liên tục của nền hành chính quốc gia: -
Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ. Thủ tướng Việt Nam
Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Thủ tướng chính phủ Liên Bang Nga -
Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang
bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; -
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo
công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. -
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của
Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và
của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. - Lãnh
đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ
trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền
hành chính quốc gia; Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia lOMoAR cPSD| 45469857
nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực
hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. -
Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý
các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn
bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật
và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp,
luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban
thường vụ Quốc hội bãi bỏ; -
Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện
thông tinđại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết
của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính
phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn,
kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước từ trung ương đến địa phương. -
Thủ tướng triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Quốc vụ viện và Hội
nghị Toàn thể Quốc vụ viện. -
Thủ tướng lãnh đạo công tác Quốc Vụ viện. Phó Thủ tướng, Uỷ viên
Quốc Vụ viện là những người giúp việc cho Thủ tướng. -
Thống nhất lãnh đạo công tác của cơ quan hành chính nhà nước các cấp
địa phương trên cả nước, quy định ranh giới chức năng quyền hạn giữa cơ quan
hành chính nhà nước trung ương với các cấp địa phương như tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc trung ương; -
Quy định nhiệm vụ và chức trách của các Bộ và các Uỷ ban, thống nhất
lãnh đạo công tác các Bộ, các Uỷ ban và công tác hành chính trên phạm vi toàn
quốc mà không thuộc phạm vi các Bộ hoặc các Uỷ ban quản lý Trình các dự
thảo đối với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội
Đại biểu nhân dân toàn quốc; -
Căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật, quy định các biện pháp hành chính,
ban hành các văn bản pháp quy hành chính, ra các quyết định và các thông tư;
Sửa đổi hoặc huỷ bỏ mệnh lệnh, chỉ thị và quy định không phù hợp do các Bộ
hoặc các Uỷ ban ban hành; Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnh
không phù hợp do cơ quan hành chính nhà nước địa phương các cấp ban hành;