-
Thông tin
-
Hỏi đáp
So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại
So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Pháp luật đại cương (LAW1)
38 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại
373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2021 – 2022 Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......
GV chấm thi 2: …….………………………......
Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật. So sánh văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản áp dụng pháp luật? Cho ví dụ của từng loại văn bản?
* Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
- Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo những trình tự, thủ tục và hình thức pháp lý nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự chung.
Điều 2, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (2015) định nghĩa “Văn bản quy phạm pháp luật là
văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật” - Đặc điểm:
+ Là văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung
+ Do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định
+ Có tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.
+ Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự
kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
*So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật: - Sự giống nhau: lOMoARcPSD|40534848
+ Đều là những văn bản có vai trò quan trọng trong nhà nước ta, đều được ban hành bởi những tổ
chức cá nhân có thẩm quyền.
+ Đều được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước
+ Được ban hành theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định
+ Đều có hiệu lực bắt buộc đối với các các nhân hoặc tổ chức liên quan.
+ Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, có nội dung
là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý * Khác nhau:
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản
có chứa quy phạm pháp luật, được ban
chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức,
quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, Khái niệm
trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật.
được áp dụng một lần trong đời sống và
(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy
bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà phạm pháp luật 2015) nước
+ Chứa quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự
+ Chứa quy tắc xử sự đặc biệt
chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được
áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với
+ Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm
nhân là đối tượng tác động của văn bản,
vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất
nội dung của văn bản áp dụng pháp luật
định, do cơ quan nhà nước, người có
chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải Đặc điểm
thẩm quyền quy định trong Luật này ban thực hiện hành vi gì.
hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
+ Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng
các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp
+ Áp dụng nhiều lần đối với nhiều chủ
với thực tế (đảm bảo việc thi hành)
thể trên phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định
+ Mang tính cưỡng chế nhà nước cao
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện Thẩm
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban quyền ban
hành, nhưng thường là cá nhân ban hành
Họ tên SV/HV: Lương Tuấn Dương Mã LHP: 2235TLAW0111 Trang 2/5 lOMoARcPSD|40534848 hành hành. nhiều hơn.
Chưa được pháp điển hóa tập trung về tên
15 hình thức quy định tại điều 4 Luật Hình thức,
gọi và hình thức thể hiện thường được thể
ban hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ tên gọi
hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án, luật, Luật,….) lệnh,…
Đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm Phạm vi áp
Đối với một hoặc một số đối tượng được
vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước dụng
xác định đích danh trong văn bản
hoặc đơn vị hành chính nhất định.
Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức Thời gian
độ ổn định của phạm vi và đối tượng
Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc có hiệu lực điều chỉnh
Thường dựa vào ít nhất một văn bản quy
Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn
phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp Cơ sở ban
bản quy phạm pháp luật của chủ thể có
dụng pháp luật của chủ thể có thẩm hành
thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản
quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại
quy phạm pháp luật là nguồn của luật.
không là nguồn của luật.
Được ban hành theo đúng trình tự thủ Trình tự
tục luật định tại Luật ban hành văn bản
Không có trình tự luật định. ban hành quy phạm pháp luật 2015. Sửa đổi,
Theo trình tự thủ tục luật định
Thường thì do tổ chức cá nhân ban hành hủy bỏ Ví dụ
Bộ luật, luật, nghị định, thông tư… Bản án, quyết định,..
Cụ thể: Bộ luật dân sự 2015
Cụ thể: Bản án về tội môi giới mại dâm số 358/2019/HSPT
- Chứa những quy tắc xử sự chung đó là
quy tắc con người đối xử với nhau trong
- Chứa quy tắc xử sự đặc biệt đó là tội môi
quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân giới mại dâm thân.
- Bản án được áp dụng với hiệu lực
- Bộ luật dân sự 2015 được áp dụng lặp
chỉ trong vụ án đối với bị cáo đó là anh
đi lặp lại nhiều lần với phạm vi cả nước Lê Ngọc L
- Bộ luật dân sự 2015 được nhà nước
- Bản án mang tính cưỡng chế cao đó là bị
đảm bảo thực hiện bằng pháp luật
cáo Lê Ngọc L phải chịu mức 27 tháng tù. lOMoARcPSD|40534848
Câu 2: Bài tập chia thừa kế
1. Chia di sản thừa kế của anh Cường:
- Tổng di sản của anh Cường: 1 tỷ (do tài sản chung của Cường và Loan là 2 tỷ) (Căn cứ điều 612 Bộ luật dân sự 2015)
- Anh Cường bị tai nạn chết mà không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật. (Căn cứ điều
650 Bộ luật dân sự 2015)
- 4 người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của anh Cường đó là: vợ là chị Loan và 3 con ruột là Đức, Hoa và
Ngọc => 1 suất thừa kế theo pháp luật= 1 tỷ/4 = 250 triệu (Căn cứ điều 651 Bộ luật dân sự 2015)
=> Loan= Đức= Hoa= Ngọc= 250 triệu
2. Chia di sản thừa kế của chị Loan và anh Đức:
* Chia di sản thừa kế của Loan:
- Tổng di sản của chị Loan: 1 tỷ +800 triệu (do tài sản chung của Sơn và Loan là 1,6 tỷ) + 250 triệu
(thừa kế từ anh Cường) = 2,050 tỷ (Căn cứ điều 612 Bộ luật dân sự 2015)
Họ tên SV/HV: Lương Tuấn Dương Mã LHP: 2235TLAW0111 Trang 4/5 lOMoARcPSD|40534848
- Chị Loan bị tai nạn chết mà không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật. (Căn cứ điều 650
Bộ luật dân sự 2015)
- Những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của chị Loan đó là: bố, mẹ, Sơn (chồng đã kết hôn), 2 con ruột
là Hoa và Đức. Nhưng Đức bị tai nạn chết cùng thời điểm nên con ruột của Đức là Hòa sẽ được thừa kế
thế vị, nhận phần di sản mà lẽ ra cha mình được hưởng khi còn sống. (Căn cứ điều 619 và điều 652 Bộ luật dân sự 2015)
=> 1 suất thừa kế theo pháp luật= 2,050 tỷ/5= 410 triệu (Căn cứ điều 651 Bộ luật dân sự 2015)
=> Bố Loan= mẹ Loan= Sơn= Hoa= Hòa= 410 triệu
* Chia di sản thừa kế của Đức:
- Tổng di sản của Đức: 700 triệu (do tài sản chung của Đức và Phúc là 1,4 tỷ) + 250 triệu (thừa kế từ
Cường) = 950 triệu (Căn cứ điều 612 Bộ luật dân sự 2015)
- Những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của Đức đó là: Phúc (vợ), Hòa (con ruột), Loan (mẹ ruột nhưng
do chết cùng thời điểm nên loại) (Căn cứ điều 619 Bộ luật dân sự 2015) => 1 suất thừa kế theo pháp
luật = 950 triệu/2= 475 triệu.
- Tuy Đức có di chúc miệng để lại toàn bộ di sản cho em ruột là Hoa, nhưng Phúc và Hòa vẫn được
hưởng một phần di sản bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (Căn cứ điều 644 Bộ luật dân sự 2015)
=> Phúc= Hòa= 475 triệu. 2/3= 316,67 triệu
=> Hoa được hưởng: 950 triệu- (316,67 triệu. 2)= 316,66 triệu
* Kết luận: Sau khi chia di sản của Cường, Loan và Đức, tài sản của mỗi người là:
+ Ngọc: 250 triệu (thừa kế từ Cường)
+ Bố Loan: 410 triệu (thừa kế từ Loan)
+ Mẹ Loan: 410 triệu (thừa kế từ Loan)
+ Sơn: 800 triệu (do tài sản chung của Sơn và Loan là 1,6 tỷ) + 410 triệu (thừa kế từ Loan) = 1,210 tỷ
+ Phúc: 700 triệu (do tài sản chung của Đức và Phúc là 1,4 tỷ)+ 316,67 triệu (thừa kế từ Đức) = 1,167,67 tỷ
+ Hòa: 410 triệu (thừa kế từ Loan) + 316,67 triệu (thừa kế từ Đức) = 726,67 triệu
+ Hoa: 250 triệu (thừa kế từ Cường) + 410 triệu (thừa kế từ Loan) + 316,66 triệu (thừa kế từ Đức) = 976,66 triệu ---Hết---