Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Chân trời sáng tạo được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học Văn 11 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Trước khi đọc
Câu 1: Bạn đã biết gì v Huế? Hãy chia s vi các bn v điều đó.
Mt s thông tin cơ bản v Huế như:
Huế là thành ph tnh l ca tnh Tha Thiên Huế, Vit Nam
Huế từng kinh đô (cố đô Huế) ca Việt Nam dưới triu Tây
Sơn và triều Nguyn
Những đa danh ni bật sông Hương nhng di sn để li
ca triều đi phong kiến, Thành ph năm danh hiu UNESCO
Vit Nam: Qun th di tích C đô Huế (1993), Nhã nhc cung
đình Huế (2003), Mc bn triu Nguyn (2009), Châu bn triu
Nguyn (2014) và H thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
(2016).
Câu 2: Dựa vào nhan đề hình nh minh ha, bn d đoán về
ni dung của văn bản?
Dựa vào nhan đ và hình nh minh ha, em d đoán n bn s viết
v dòng sông Hương và cảnh vt trong bc tranh.
Đọc văn bản
Câu 1: Đoạn văn này miêu t khúc sông nào của dòng sông Hương?
Nét đẹp riêng ca khúc sông này là gì?
Đoạn văn này miêu t khúc sông thượng ngun ca dòng sông
Hương.
Nét đẹp riêng ca khúc sông này là:
“Mt bản trường ca ca rừng già” mang đm v hào hùng, tráng l
và sôi ni:
- V hùng vi hình nh những đoạn sông “rm r gia ng cây
đại ngàn, mãnh lit qua nhng ghnh thác, cuộn xoáy như cơn
lc…”.
- V đẹp rất thơ mộng và tr tình khiến người ta không khi say mê,
cm thán bằng “v dịu dàng, say đm gia nhng dm dài chói li
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
=> Tính chí dương hùng tráng nét dịu dàng, đm say, tr tình chí
âm ca dòng sông đã dung hp, b khuyết cho nhau đ to nên mt
Hương giang kỳ , cá tính và gây ấn tượng mnh m với người đọc.
Dáng v ca một người con gái Di-gan:
- “phóng khoáng hoang dại” thật quyến rũ, n, cùng với “bn
lĩnh gan dạm hn t do và trong sáng”.
- m ni bt lên cái v sôi nổi tràn đầy sc sng ca ng ng,
mang đến c nhng hình dung v mt dòng chy lắt léo, ưa khám
phá, ưa tự do đưc rừng già Trường Sơn hun đúc.
“người m phù sa của vùng văn hóa xứ s”:
- bỏ cái tính mnh m, hoang dại để tr mình biến thành mt
ngưi ph n du dàng, một người m bao dung, ngàn đi nuôi
ng những đa con trong Huế bng dòng sa phù sa ngt ngào,
bằng hương thơm thân thuc, bng v đẹp “du dàng và trí tu”.
- Nhc nh con người nh li s hy sinh to ln ca m ơng
giang ngàn đời.
=> Mi quan h diu k, gn bó sâu sc ca dòng sông vi mảnh đất
c đô bao đi nay.
Câu 2: Bạn hình dung như thế nào v hình ảnh sông ơng qua
đoạn văn này?
Hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này: Sông Hương như ni
con gái lần đầu đến vi tình yêu va e l ngi ngùng, va táo bo
ch động. Sông Hương như một ngưi cô gái tr đầy sc sng, nàng
đang cố gắng vươn mình, thay đi din mo mới để chy tht nhanh
để tìm đến với ngưi tình "thành ph tương lai" của mình "như một
cuc tìm kiếm có ý thc".
Câu 3: Nêu tình cm, cm xúc ca tác gi th hiện qua đoạn văn
này.
Cuối cùng sông Hương đã đến được vi thành ph ca mình, con
sông mang mt v đẹp độc. Sông Hương như một điệu slow tình
cm ca Huế. Lưu tốc ca con sông khác hn vi dòng ng khác.
Phải chăng vì quá yêu thành ph của mình, con ng Hương mun
nhìn ngm thành ph của mình lâu hơn trưc khi rời xa nó. Đó
tình cm của dòng sông hương vi Huế hay chính tình cảm đặc
bit Hoàng Ph Ngọc ờng dành cho ng Hương x Huế.
Sông Hương như người tài n đánh đàn trong đêm khuya.
Viết v sông ơng gia lòng thành ph Huế c gi không quên
những nét đp văn hóa gắn lin với dòng ng thơ mộng. góc độ
âm nhc tác gi gi ng Hương ngưi tài n đánh đàn. Sông
Hương được như người tình du dàng và thy chung. Ngòi bút
ca tác gi đã thực s thăng hoa khi v nên nhng hình ảnh đầy n
ng, nhng cm nhn tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến
bt ng, lí thú, th hiện tình yêu say đm vi con sông.
Câu 4: Bn hiu v mi quan h giữa sông Hương vi Huế qua
câu văn: "Quả đúng như vậy .... ca nhng mái chèo khuya"?
Sông Hương trong mối quan h vi thành ph Huế khăng khít vi
Huế nmột người tình. Nhà văn đã đưa ra mt minh chng rng:
“Toàn bộ nn âm nhc c đin Huế đưc sinh thành trên mặt nước
ca dòng ng này trong mt khoang thuyền nào đó gia tiếng nước
rơi bán âm của nhng mái chèo khuya”. Nền âm nhc c đin Huế:
“được sinh thành trên mặt nước của ng sông này”. Sông Hương
gn vi lch s âm nhạc lâu đi ca Huế, cái nôi hình thành nn
âm nhc truyn thng. gi nhắc đến sông Nile, sông Hng, sông
Hoàng Hà - cũng là những cái nôi hình thành nhng nn văn hóa lớn
trên thế gii ->nhà văn cm nhn dòng sông góc đ văn hóa.
Câu 5: Bn hiểu nthế nào v hình nh "S thi viết gia màu c
lá xanh biếc" trong đon này?
Sông Hương đâu ch v đẹp mm mại đy n tính, còn tim
tàng, trong chiu sâu lch s ca nó, mt sc mnh qut cường ca
dân tc t những ngày khai sơn, phá thch, m c, dng thành
Hoá Châu hàng nghìn năm v trước. Sau này s tiếp tc soi bóng
kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyn Hu, chng kiến
Cách mng tháng Tám, chiến dch Mu Thân, cuc Tng tiến
công hoàn toàn gii phóng dân tc mùa xuân 1975. Nhưng xng
dáng được gi mt thiên s thi, trước hết đã từng kiên cường
chận đứng những đội quân xâm ợc đến t phía nam, oai hùng
không kém Bạch Đằng, Như Nguyt sau này tng tiêu dit hàng
vạn quân thù đến t phía bc.
Tác gi gọi sông Hương thiên "s thi viết gia màu c xanh
biếc". Ông mun nói, cùng với người dân đất Hoá Châu, nó sn
sàng hiến mình đ làm nên nhng chiến công hin hách, nhưng sau
đó lại mun tr v vi sinh hoạt đời thường, m ngưi con gái du
dàng ca Huế. Nghĩa là sử thi mà vn rất đỗi tr tình.
Sau khi đọc
Câu 1: Thc hin các yêu cầu dưới đây:
a, Nêu mt s chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn
bản được miêu t t nhiu góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lch s,
văn hóa, ...)
b, Lit kê mt s t ngữ, câu văn cho thấy s hin din ca cái " tôi"
ca tác gi trong văn bản.
c, Phân tích v đẹp của sông Hương được miêu t ca một đoạn văn
trong văn bn.
Bài làm
a, Trên phương diện cnh sắc thiên nhiên, sông Hương cho thy v
đẹp phong phú, đa dng của nó: Sông Hương khi hùng thưng
ngun, khi lại êm đềm, mộng kinh thành Huế. Sông Hương
thượng ngun cùng d di, mãnh liệt, được tác gi ví nmột cô
gái Di gan, man di phóng khoáng. Khi v đến kinh thành Huế,
sông Hương lại mang mt khuôn mt khác hn, nếu như thượng
ngun cun xoáy, mãnh lit thì tới đây lại dịu dàng, tha thướt, đầy
cht mộng đặc trưng của x Huế. Dòng sông Hương, mềm hn
đi khi c chân vào kinh thành, nhng khúc un mình, nhng
đưng tròn của sông Hương bao quanh Huế đã khiến lòng sông thc
s mm mại như một tm la để ôm p ly thành ph thân yêu ca
mình. Màu sc ca sông Hương thay đi theo từng địa hình
chy qua: khi chy qua ng vực dưới chân núi Ngc Tản, nước
sông tr nên xanh thm, còn nhìn phn quang nhng màu sc ca
ngọn đồi phía Tây Nam thành ph thì: sm xanh, trưa vàng, chiu
tím. S biến đổi đó cho thấy ng Hương như một tấm gương, đng
thi cũng cho thấy v đẹp biến o ca dòng sông. Không ch dng
li v đp hình dng, màu sc, v đẹp của sông Hương còn th
hin qua sc thái, vi hai sc thái chính hung bo tr tình. Khi
sông Hương i ni, tr trung, ch động, lúc li trm mc, c kính
như triết lí, như cổ thi. V đẹp của ng Hương hiện lên muôn hình
muôn vẻ, đa dạng màu sắc. Trên phương din cnh sc thiên nhiên
thượng ngun hay khi chy trong lòng thành ph Huế, sông
Hương đều chng t s sáng tạo hoàn của to hóa, mt
món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho đất Huế.
- V đẹp trong chiều sâu văn hóa: Trưc hết ng Hương mang đc
đim tâm hn của con ngưi x Huế. Bng quá trình nghiên cu,
tìm hiu cùng nghiêm túc tác gi đã nhn thy một điều rất đặc
biệt: một cái rt l vi t nhiên và ging với con người nơi
đây”. Sông Hương không đơn thun ch v đẹp t nhiên
còn là kết đọng rõ nét và đầy đủ ca tt c v đẹp con ngưi x Huế.
Dòng chy cun chảy cũng như con ni khe khon ca x Huế,
còn ng chy du êm li v đẹp đằm thm, du dàng ca con
người nơi đây. Ch với con sông này nhưng ta thấy đầy đủ tính cách,
tâm hn Huế, va mnh m táo bo, va du dàng, sôi ni, tr trung.
- Sau v đp ct cách, m hồn con người đất Huế, tác gi tiếp tc
chng minh chiều sâu văn hóa trên phương din âm nhc và thi ca.
Dòng ng Hương trong lòng thành ph vi tốc độ chm rãi, khoan
thai như một điệu slow tình cm, chính nhịp điệu này đã nói lên cái
thn, cái hn rt riêng ca nhã nhạc cung đình Huế, đó sự khoan
thai, dìu dt, trang trng. Không ch dng li đó, tác gi còn khai
thác dòng sông Hương phương diện thi ca. Bng vn hiu biết
phong phú, sâu rng, tác gi đã chứng minh cùng thuyết phc,
sông Hương đã to nên dòng thi ca riêng cho văn hc. T dòng sông
lung linh biến o màu sc tác gi đưa người đọc đến dòng sông sc
mnh khí thế trong thơ Cao Quát. Từ không khí bng lng trong
thơ Huyện Thanh Quan tác gi lại đưa người đọc đến vi dòng
sông ân tình, thm thiết trong thơ T Hu. Bng nhng dn chng
thuyết phục, đa dng tác gi đã cho thy v đẹp đa chiều ca sông
Hương.
- Sông Hương b dày lch sử: Sông Hương ghi tên mình t thu
khai, t thời đại các vua Hùng đưc coi dòng biên thùy xa
xôi của đất nước. Trong thời trung đại, ng Hương mang tên
Linh Giang, nhim v bo v biên gii t quc. Trong cuc cách
mng tháng m, Huế một trong ba nơi giành thng li v vang
nht, cách mạng tháng Tám đã ph lên sông Hương một lp hào
quang chói li vi chiến công lật đ thành trì chế độ phong kiến và
s đô h của Pháp... Điểm nhanh các mc lch s theo chiu thi
gian đã cho thấy b dày lch s ca dòng sông song hành vi vn
mnh phát trin của đất nước. Nhìn vào nhng mốc son cũng n
những đau thương mất mát ca dòng sông này ta thy lch s Huế
con người Huế: đau thương nhưng qut khởi, bi tráng nhưng
cũng vô cùng hào hùng, hin hách.
b, Mt s t ngữ, câu văn cho thy s hin din ca cái "tôi" ca tác
gi trong văn bản: "Tôi thích nht mt huyn thoi k rng yêu
quý con sông xinh đp ca quê hương, con người hai b đã nấu
c của trăm loại hoa đ xung dòng sông đ làn nước thơm tho
mãi mãi".
c, Trong đoạn 1: Con sông Hương thượng nguồn được Hoàng Ph
Ngọc Tường khc ha với hai nét đẹp: mãnh lit hoang dại nhưng
cũng đầy dịu dàng say đm. Hành trình của Hương giang ng
giống như mọi con ng khác - bắt đầu t thượng ngun - nơi
trong cm nhn ca nhà văn, giống n “bản trường ca ca rng
già”. Quả như vy, con sông đây đã gắn lin vi dãy núi
Trường Sơn hùng vĩ. mang trong mình v đẹp mnh m vi sc
mạnh nguyên bản năng: “rm r gia những bóng cây đại ngàn,
mãnh lit qua nhng ghnh thác, cun xoáy như những cơn lc vào
những đáy vực ẩn”. Phép tu t so sánh kết hp với đng t mnh
lối điệp cấu trúc đã khiến con sông hin lên giống như một bn
nhc giàu cung bc ca thiên nhiên. Nhưng bản trưng ca y không
ch hào hùng, vn mang nét tr tình sâu lng. Sau những rầm
rộ”, “cuộn xoáy”, con sống đã dần tr nên “dịu dàng” hơn, đm
thắm hơn để ri th m “say đắm” bt c chàng trai nào khi
chiêm ngưỡng v đẹp của nó “gia nhng dm dài chói lọi màu đ
của hoa đỗ quyên rừng”. Đặc sc nhất đó vẻ đẹp nguyên sơ,
hoang dã ca rừng già đã đem đến cho nó mt v đẹp trong suy
cm của nhà văn giống như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và
man dại”. Chúng ta đã biết đến nhng gái Di-gan những người
thích sng lang thang, t do yêu ca hát. H những người thiếu
n có v đẹp man dại đy quyến rũ. Khi so sánh con sông vi nhng
gái Di-gan, Hoàng Ph Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí ngưi
đọc mt ấn ng mnh v v đp hoang dại nhưng cũng rt thiếu
n, rt tình t ca con sông. Mt v đẹp t do, phóng khoáng và đy
hp dn.
Câu 2: Ch ra yếu t t s, yếu t tr tình tác dng ca vic kết
hp hai yếu t đó trong đoạn văn: " Từ đây, nđã tìm được đúng
đưng v, ng Hương vui tươi hn lên .... chao nh trên mặt nước
như những vấn vương ca mt ni lòng". Tìm phân tích mt vài
đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.
Bài làm
Yếu t t s: Khi giáp mt vi thành Huế lin un mt cánh cung
rt nh sang đến Cn Hến, đường cong y m cho dòng sông mm
hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;
Yếu t tr tình: Tng cho Huế điu chy lng lờ, điệu slow tình cm
dành riêng cho Huế; dòng chy ngp ngừng như muốn đi muốn
ở…vấn vương ca mt ni lòng; Khi ra khi kinh thành còn quyến
luyến quay tr li gp thành ph mt ln na th trn Bao Vinh.
-> Tác dng ca vic kết hp hai biện pháp đó: Góp phn khc ha
v đẹp ca ng Hương một cách chân thực, sinh động nht. Cách
miêu t sông Hương khi vào đến thành ph Huế cho thy s gn ,
am hiu và tình yêu mãnh lit, bn cht tác gi nh cho Huế,
cho dòng sông.
Trong đoạn 1:
- Yếu t t sự: Sông Hương vùng thượng lưu được đặt trong mi
quan h mt thiết với dãy Trường Sơn hùng vĩ. đây, sông Hương
mt thủy trình gian truân nhưng t đó bộc l v đẹp phóng
khoáng, man dại, tràn đầy sc sng: "là mt bản trường ca ca rng
già, rm r giữa bóng cây đi ngàn, mãnh lit qua nhng ghnh thác,
cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí n"
Yếu t tr tình: "như một gái Di gan phóng khoáng man di",
"bản lĩnh gan dạ, mt tâm hn t do và trong sáng"
-> Đc sc trong li viết ký ca tác gi khi viết v ng Hương
tợng lưu: hình ảnh ng tuyệt đẹp, liên tưởng độc đáo, li so
sánh ví von độc đáo, sáng tạo và bt ng.
Câu 3: Phân tích tác dng ca mt s bin pháp tu t đưc s dng
trong văn bn.
Bài làm
- Các bin pháp tu t trong văn bản là: đi lập (tương phản), so sánh,
nhân hóa.
- Tác dng ca nhng bin pháp ngh thut y là:
+ Ngh thuật đối lập (tương phn) nhm làm ni bt v độc đáo của
dòng sông.
+ Ngh thut so sánh, nhân hóa khiến sông Hương trở nên sinh đng,
có hn, dòng sông gn vi tâm hn ca con ngưi x Huế.
Câu 4: Nhn xét v cách th hin cm hng ch đạo trong tác
phm.
Bài làm
S kết hp hài hòa giữa tình yêu quê hương đất nước tâm hn
phóng khoáng, tài hoa của người ngh khiến con ng Hương
hin lên qua giọng điệu mm mi, ngt ngào, đậm cht Huế.
S liên tưởng đa dng, phong phú vi vn kiến thức được tng hp
trên nhiều lĩnh vực khiến sông Hương như một sinh th tr tình vi
tâm hn nhy cm, vi hành trình t thượng ngun tr v vi Huế
mỗi bước đi một bước trưởng thành để t mt gái Di-gan
phóng khoáng và man dại đã trở thành một người m psa ca
một vùng văn hóa xứ s.
Ngôn ng rt tinh tế, tài hoa vi nhng hình ảnh được chn lc,
giàu sc gi hình, gi cm, giàu sức liên tưởng m ngi ca v đẹp
hùng vĩ, thơ mộng ca con sông ơng từ khi thưng nguồn đến
khi v vi thành ph Huế - con sông ca lch sử, văn hóa, thi ca ca
mảnh đất c đô
Câu 5: Theo bn, vai trò của sông Hương trong cách "ngưi m
phù sa ca một vùng văn hóa x sở" được nói đến trong đoạn đầu có
đưc th hin trong phn n li ca văn bản hay không? Da vào
đâu để khẳng định như vậy?
Bài làm
Theo em, vai trò của sông Hương trong cách "người m phù sa
ca một vùng văn hóa x sở" được nói đến trong đoạn đầu được
th hin trong phn còn li ca văn bản. Da vào vic nhà văn đã
nhc li vai trò của sông Hương, điều đó th hiện qua hai đoạn văn
sau: Hình như trong khonh khc trùng li của sông c…t đại
cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác gi “T y”
- Hình ảnh sông Hương “ngưi m psa ca một ng văn hóa
x sở” được th hin việc sông Hương ng sông gn lin vi
những nét văn hóa Huế ta có th cm nhận được trong hai đoạn trích:
“Hình như trong khonh khc trùng li của sông nưc…t đại cảnh”
một dòng thi ca…tác giả “T ấy””. Trưc hết, dòng sông
Hương hiền hòa, nên thơ gn lin vi nn âm nhc c đin ca min
Huế thơ.
- Qua đoạn trích, ta cm nhận được vi Hoàng Ph Ngọc Tường,
không gian ng ớc êm đềm, thơ mộng y h chính ngun
cm hng bt tận để toàn bộ nn âm nhc c đin Huế đưc sinh
thành trên mặt c ca dòng sông này”. Sinh thành đp bi,
nuôi dưỡng văn hóa ngh thut, đây âm nhạc Huế, đó phi
chăng chính vai trò của “ngưi m phù sa ca một vùng văn a
x sở” theo cách nghĩ, cách cm cách i ca Hoàng Ph Ngc
ng. Cùng vi s so sánh mang nng ni lòng, tâm y, Hoàng
Ph Ngọc Tường đưa người đọc đến với không gian màn đêm trên
sông nước x Huế “trong một khoang thuyền nào đó, gia tiếng
ớc rơi bán âm của một mái chèo khuya”. Nhà văn dẫn đưa tâm
hồn người đọc đến với “tiếng nước rơi bán âm”, một âm thanh trong
tro gi v một đêm khuya tĩnh mịch, thanh vng trên dòng sông
Hương. “Người m psa ca một vùng văn hóa x sấy đã đp
bi nên mt nn âm nhc c điển đáng trân quý gia cái không gian
trm mc của kinh thành lăng tm.
- Đâu chỉ vi âm nhạc, dáng hình ngưi m phù sa ca mt vùng
văn hóa xứ sở” còn được nhà văn Hoàng Ph Ngc Tường th hin
ch dòng sông đã khơi ngun cm hng thi ca ngh thut biết
bao tâm hn ngh sĩ. Liên ởng đến “Nguyễn Du đã bao năm lênh
đênh trên quãng sông này, vi mt phiến trăng sầu”, nhà văn nhắc
đến “nhng bản đàn đã đi suốt đi Kiều”. Trong đoạn trích viết v
nhng hình ảnh này, nhà văn còn nhắc đến mt ngh nhân gsau
na thế k chơi đàn đã chợt nhn ra khúc nhc Huế trong nhng
trang Kiu ca c Nguyễn Du: Trong như tiếng hạc bay qua/ Đc
như tiếng sui mi sa na vời”. Những âm thanh, nhạc điệu đong
đầy xúc cm y li tiếp tc gi nhc v “T đi cảnh” bn nhc c
Huế, theo tương truyền là do vua T Đức sáng tác.
Câu 6: Vic tác gi nhng phát hiện đc bit v sông ơng đã
đem đến cho bn bài hc v cách quan sát, cm nhn cuc sng
xung quanh.
Bài làm
Nếu đôi mắt là ca s m hn, thì quan sát chìa khóa m cánh
ca tâm hn y t bên trong để nhìn ra ngoài mt cách trn vn.
Sáng mai thc dậy, hãy thôi nhìn thay vào đó quan sát. Quan
sát để lắng nghe, quan sát đ cm nhận, quan sát đ thưởng thc
những hương vị bạn đã lãng quên bấy lâu nay. Quan sát bng c
tm lòng, bằng tình yêu thương đi vi cnh vt, con người xung
quanh.
Bài tp sáng to: Sáng tác một bài thơ, vẽ mt bc tranh, ... v hình
ợng sông Hương (hoc v sông núi quê hương ca bn).
Hc sinh t sáng to
-------------------------------------
| 1/14

Preview text:

Trước khi đọc
Câu 1: Bạn đã biết gì về Huế? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.
Một số thông tin cơ bản về Huế như: 
Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 
Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn 
Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại
của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO
ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung
đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều
Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).
Câu 2: Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?
Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, em dự đoán văn bản sẽ viết
về dòng sông Hương và cảnh vật trong bức tranh. Đọc văn bản
Câu 1: Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương?
Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?
Đoạn văn này miêu tả khúc sông thượng nguồn của dòng sông Hương.
Nét đẹp riêng của khúc sông này là:
“Một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi:
- Vẻ hùng vĩ với hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây
đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc…”.
- Vẻ đẹp rất thơ mộng và trữ tình khiến người ta không khỏi say mê,
cảm thán bằng “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
=> Tính chí dương hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình chí
âm của dòng sông đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một
Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Dáng vẻ của một người con gái Di-gan:
- “phóng khoáng và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản
lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”.
- Làm nổi bật lên cái vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông,
mang đến cả những hình dung về một dòng chảy lắt léo, ưa khám
phá, ưa tự do được rừng già Trường Sơn hun đúc.
“người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”:
- Rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một
người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi
dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào,
bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”.
- Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời.
=> Mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay.
Câu 2: Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?
Hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này: Sông Hương như người
con gái lần đầu đến với tình yêu vừa e lệ ngại ngùng, vừa táo bạo
chủ động. Sông Hương như một người cô gái trẻ đầy sức sống, nàng
đang cố gắng vươn mình, thay đổi diện mạo mới để chạy thật nhanh
để tìm đến với người tình "thành phố tương lai" của mình "như một
cuộc tìm kiếm có ý thức".
Câu 3: Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua đoạn văn này.
Cuối cùng sông Hương đã đến được với thành phố của mình, con
sông mang một vẻ đẹp độc. Sông Hương như một điệu slow tình
cảm của Huế. Lưu tốc của con sông khác hẳn với dòng sông khác.
Phải chăng vì quá yêu thành phố của mình, con sông Hương muốn
nhìn ngắm thành phố của mình lâu hơn trước khi rời xa nó. Đó là
tình cảm của dòng sông hương với Huế hay chính là tình cảm đặc
biệt mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho sông Hương và xứ Huế.
Sông Hương như người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya.
Viết về sông Hương giữa lòng thành phố Huế tác giả không quên
những nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng. Ở góc độ
âm nhạc tác giả gọi sông Hương là người tài nữ đánh đàn. Sông
Hương được ví như người tình dịu dàng và thủy chung. Ngòi bút
của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn
tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến
bất ngờ, lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông.
Câu 4: Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua
câu văn: "Quả đúng như vậy .... của những mái chèo khuya"?
Sông Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế khăng khít với
Huế như một người tình. Nhà văn đã đưa ra một minh chứng rằng:
“Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước
của dòng sông này trong một khoang thuyền nào đó giữa tiếng nước
rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Nền âm nhạc cổ điển Huế:
“được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Sông Hương
gắn với lịch sử âm nhạc lâu đồi của Huế, là cái nôi hình thành nền
âm nhạc truyền thống. gợi nhắc đến sông Nile, sông Hắng, sông
Hoàng Hà - cũng là những cái nôi hình thành những nền văn hóa lớn
trên thế giới ->nhà văn cảm nhận dòng sông ở góc độ văn hóa.
Câu 5: Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh "Sử thi viết giữa màu cỏ
lá xanh biếc" trong đoạn này?
Sông Hương đâu chỉ có vẻ đẹp mềm mại đầy nữ tính, mà còn tiềm
tàng, trong chiểu sâu lịch sử của nó, một sức mạnh quật cường của
dân tộc từ những ngày khai sơn, phá thạch, mở nước, dựng thành
Hoá Châu hàng nghìn năm về trước. Sau này nó sẽ tiếp tục soi bóng
kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, chứng kiến
Cách mạng tháng Tám, chiến dịch Mậu Thân, và cuộc Tổng tiến
công hoàn toàn giải phóng dân tộc mùa xuân 1975. Nhưng nó xứng
dáng được gọi là một thiên sử thi, trước hết vì đã từng kiên cường
chận đứng những đội quân xâm lược đến từ phía nam, oai hùng
không kém gì Bạch Đằng, Như Nguyệt sau này từng tiêu diệt hàng
vạn quân thù đến từ phía bắc.
Tác giả gọi sông Hương là thiên "sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh
biếc". Ông muốn nói, cùng với người dân đất Hoá Châu, nó sẵn
sàng hiến mình để làm nên những chiến công hiển hách, nhưng sau
đó lại muốn trở về với sinh hoạt đời thường, làm người con gái dịu
dàng của Huế. Nghĩa là sử thi mà vần rất đỗi trữ tình. Sau khi đọc
Câu 1: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a, Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn
bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, ...)
b, Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện của cái " tôi"
của tác giả trong văn bản.
c, Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả của một đoạn văn trong văn bản. Bài làm
a, Trên phương diện cảnh sắc thiên nhiên, sông Hương cho thấy vẻ
đẹp phong phú, đa dạng của nó: Sông Hương khi hùng vĩ ở thượng
nguồn, khi lại êm đềm, mơ mộng ở kinh thành Huế. Sông Hương ở
thượng nguồn vô cùng dữ dội, mãnh liệt, được tác giả ví như một cô
gái Di gan, man dại và phóng khoáng. Khi về đến kinh thành Huế,
sông Hương lại mang một khuôn mặt khác hẳn, nếu như thượng
nguồn cuộn xoáy, mãnh liệt thì tới đây lại dịu dàng, tha thướt, đầy
chất mộng mơ đặc trưng của xứ Huế. Dòng sông Hương, mềm hẳn
đi khi bước chân vào kinh thành, những khúc uốn mình, những
đường tròn của sông Hương bao quanh Huế đã khiến lòng sông thực
sự mềm mại như một tấm lụa để ôm ấp lấy thành phố thân yêu của
mình. Màu sắc của sông Hương thay đổi theo từng địa hình mà nó
chảy qua: khi chảy qua lòng vực dưới chân núi Ngọc Tản, nước
sông trở nên xanh thẳm, còn nhìn phản quang những màu sắc của
ngọn đồi phía Tây Nam thành phố thì: sớm xanh, trưa vàng, chiều
tím. Sự biến đổi đó cho thấy sông Hương như một tấm gương, đồng
thời cũng cho thấy vẻ đẹp biến ảo của dòng sông. Không chỉ dừng
lại ở vẻ đẹp hình dạng, màu sắc, vẻ đẹp của sông Hương còn thể
hiện qua sắc thái, với hai sắc thái chính là hung bạo và trữ tình. Khi
sông Hương sôi nổi, trẻ trung, chủ động, lúc lại trầm mặc, cổ kính
như triết lí, như cổ thi. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên muôn hình
muôn vẻ, đa dạng màu sắc. Trên phương diện cảnh sắc thiên nhiên
dù ở thượng nguồn hay khi chảy trong lòng thành phố Huế, sông
Hương đều chứng tỏ nó là sự sáng tạo hoàn mĩ của tạo hóa, một
món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho đất Huế.
- Vẻ đẹp trong chiều sâu văn hóa: Trước hết sông Hương mang đặc
điểm tâm hồn của con người xứ Huế. Bằng quá trình nghiên cứu,
tìm hiểu vô cùng nghiêm túc tác giả đã nhận thấy một điều rất đặc
biệt: “có một cái gì rất lạ với tự nhiên và giống với con người nơi
đây”. Sông Hương không đơn thuần chỉ là vẻ đẹp tự nhiên mà nó
còn là kết đọng rõ nét và đầy đủ của tất cả vẻ đẹp con người xứ Huế.
Dòng chảy cuộn chảy cũng như con người khỏe khoắn của xứ Huế,
còn dòng chảy dịu êm lại là vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của con
người nơi đây. Chỉ với con sông này nhưng ta thấy đầy đủ tính cách,
tâm hồn Huế, vừa mạnh mẽ táo bạo, vừa dịu dàng, sôi nổi, trẻ trung.
- Sau vẻ đẹp cốt cách, tâm hồn con người đất Huế, tác giả tiếp tục
chứng minh chiều sâu văn hóa trên phương diện âm nhạc và thi ca.
Dòng sông Hương trong lòng thành phố với tốc độ chậm rãi, khoan
thai như một điệu slow tình cảm, chính nhịp điệu này đã nói lên cái
thần, cái hồn rất riêng của nhã nhạc cung đình Huế, đó là sự khoan
thai, dìu dặt, trang trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn khai
thác dòng sông Hương ở phương diện thi ca. Bằng vốn hiểu biết
phong phú, sâu rộng, tác giả đã chứng minh vô cùng thuyết phục,
sông Hương đã tạo nên dòng thi ca riêng cho văn học. Từ dòng sông
lung linh biến ảo màu sắc tác giả đưa người đọc đến dòng sông sức
mạnh khí thế trong thơ Cao Bá Quát. Từ không khí bảng lảng trong
thơ Bà Huyện Thanh Quan tác giả lại đưa người đọc đến với dòng
sông ân tình, thắm thiết trong thơ Tố Hữu. Bằng những dẫn chứng
thuyết phục, đa dạng tác giả đã cho thấy vẻ đẹp đa chiều của sông Hương.
- Sông Hương ở bề dày lịch sử: Sông Hương ghi tên mình từ thuở
sơ khai, từ thời đại các vua Hùng nó được coi là dòng biên thùy xa
xôi của đất nước. Trong thời kì trung đại, sông Hương mang tên
Linh Giang, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới tổ quốc. Trong cuộc cách
mạng tháng Tám, Huế là một trong ba nơi giành thắng lợi vẻ vang
nhất, cách mạng tháng Tám đã phủ lên sông Hương một lớp hào
quang chói lọi với chiến công lật đổ thành trì chế độ phong kiến và
sự đô hộ của Pháp... Điểm nhanh các mốc lịch sử theo chiều thời
gian đã cho thấy bề dày lịch sử của dòng sông song hành với vận
mệnh phát triển của đất nước. Nhìn vào những mốc son cũng như
những đau thương mất mát của dòng sông này ta thấy lịch sử Huế
và con người Huế: đau thương nhưng quật khởi, bi tráng nhưng
cũng vô cùng hào hùng, hiển hách.
b, Một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện của cái "tôi" của tác
giả trong văn bản: "Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu
quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu
nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi".
c, Trong đoạn 1: Con sông Hương ở thượng nguồn được Hoàng Phủ
Ngọc Tường khắc họa với hai nét đẹp: mãnh liệt hoang dại nhưng
cũng đầy dịu dàng và say đắm. Hành trình của Hương giang cũng
giống như mọi con sông khác - bắt đầu từ thượng nguồn - nơi mà
trong cảm nhận của nhà văn, giống như “bản trường ca của rừng
già”. Quả là như vậy, con sông ở đây đã gắn liền với dãy núi
Trường Sơn hùng vĩ. Nó mang trong mình vẻ đẹp mạnh mẽ với sức
mạnh nguyên sơ bản năng: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn,
mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào
những đáy vực bí ẩn”. Phép tu từ so sánh kết hợp với động từ mạnh
và lối điệp cấu trúc đã khiến con sông hiện lên giống như một bản
nhạc giàu cung bậc của thiên nhiên. Nhưng bản trường ca ấy không
chỉ hào hùng, mà vẫn mang nét trữ tình sâu lắng. Sau những “rầm
rộ”, “cuộn xoáy”, con sống đã dần trở nên “dịu dàng” hơn, đằm
thắm hơn để rồi có thể làm “say đắm” bất cứ chàng trai nào khi
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ
của hoa đỗ quyên rừng”. Đặc sắc nhất đó là vẻ đẹp nguyên sơ,
hoang dã của rừng già đã đem đến cho nó một vẻ đẹp mà trong suy
cảm của nhà văn giống như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và
man dại”. Chúng ta đã biết đến những cô gái Di-gan là những người
thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát. Họ là những người thiếu
nữ có vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ. Khi so sánh con sông với những
cô gái Di-gan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người
đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất thiếu
nữ, rất tình tứ của con sông. Một vẻ đẹp tự do, phóng khoáng và đầy hấp dẫn.
Câu 2: Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết
hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: " Từ đây, như đã tìm được đúng
đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên .... chao nhẹ trên mặt nước
như những vấn vương của một nỗi lòng". Tìm và phân tích một vài
đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự. Bài làm
Yếu tố tự sự: Khi giáp mặt với thành Huế liền uốn một cánh cung
rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm
hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;
Yếu tố trữ tình: Tặng cho Huế điệu chảy lặng lờ, điệu slow tình cảm
dành riêng cho Huế; dòng chảy ngập ngừng như muốn đi muốn
ở…vấn vương của một nỗi lòng; Khi ra khỏi kinh thành còn quyến
luyến quay trở lại gặp thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh.
-> Tác dụng của việc kết hợp hai biện pháp đó: Góp phần khắc họa
vẻ đẹp của sông Hương một cách chân thực, sinh động nhất. Cách
miêu tả sông Hương khi vào đến thành phố Huế cho thấy sự gắn bó,
am hiểu và tình yêu mãnh liệt, bền chặt mà tác giả dành cho Huế, cho dòng sông. Trong đoạn 1:
- Yếu tố tự sự: Sông Hương vùng thượng lưu được đặt trong mối
quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở đây, sông Hương
có một thủy trình gian truân nhưng từ đó nó bộc lộ vẻ đẹp phóng
khoáng, man dại, tràn đầy sức sống: "là một bản trường ca của rừng
già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác,
cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn"
Yếu tố trữ tình: "như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại",
"bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng"
-> Đặc sắc trong lối viết ký của tác giả khi viết về sông Hương ở
thượng lưu: hình ảnh hùng vĩ tuyệt đẹp, liên tưởng độc đáo, lối so
sánh ví von độc đáo, sáng tạo và bất ngờ.
Câu 3: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Bài làm
- Các biện pháp tu từ trong văn bản là: đối lập (tương phản), so sánh, nhân hóa.
- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy là:
+ Nghệ thuật đối lập (tương phản) nhằm làm nổi bật vẻ độc đáo của dòng sông.
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến sông Hương trở nên sinh động,
có hồn, dòng sông gần với tâm hồn của con người xứ Huế.
Câu 4: Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm. Bài làm
Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu quê hương đất nước và tâm hồn
phóng khoáng, tài hoa của người nghệ sĩ khiến con sông Hương
hiện lên qua giọng điệu mềm mại, ngọt ngào, đậm chất Huế.
Sự liên tưởng đa dạng, phong phú với vốn kiến thức được tổng hợp
trên nhiều lĩnh vực khiến sông Hương như một sinh thể trữ tình với
tâm hồn nhạy cảm, với hành trình từ thượng nguồn trở về với Huế
mà mỗi bước đi là một bước trưởng thành để từ một cô gái Di-gan
phóng khoáng và man dại đã trở thành một người mẹ phù sa của
một vùng văn hóa xứ sở.
Ngôn ngữ rất tinh tế, tài hoa với những hình ảnh được chọn lọc,
giàu sức gợi hình, gợi cảm, giàu sức liên tưởng làm ngợi ca vẻ đẹp
hùng vĩ, thơ mộng của con sông Hương từ khi ở thượng nguồn đến
khi về với thành phố Huế - con sông của lịch sử, văn hóa, thi ca của mảnh đất cố đô
Câu 5: Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách "người mẹ
phù sa của một vùng văn hóa xử sở" được nói đến trong đoạn đầu có
được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào
đâu để khẳng định như vậy? Bài làm
Theo em, vai trò của sông Hương trong tư cách "người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xử sở" được nói đến trong đoạn đầu có được
thể hiện trong phần còn lại của văn bản. Dựa vào việc nhà văn đã
nhắc lại vai trò của sông Hương, điều đó thể hiện qua hai đoạn văn
sau: “Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại
cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy”
- Hình ảnh sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa
xứ sở” được thể hiện ở việc sông Hương là dòng sông gắn liền với
những nét văn hóa Huế ta có thể cảm nhận được trong hai đoạn trích:
“Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại cảnh”
và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy””. Trước hết, dòng sông
Hương hiền hòa, nên thơ gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của miền Huế thơ.
- Qua đoạn trích, ta cảm nhận được với Hoàng Phủ Ngọc Tường,
không gian sông nước êm đềm, thơ mộng ấy cơ hồ chính là nguồn
cảm hứng bất tận để “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh
thành trên mặt nước của dòng sông này”. Sinh thành và đắp bồi,
nuôi dưỡng văn hóa nghệ thuật, mà ở đây là âm nhạc Huế, đó phải
chăng chính là vai trò của “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa
xứ sở” theo cách nghĩ, cách cảm và cách nói của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Cùng với sự so sánh mang nặng nỗi lòng, tâm tư ấy, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đưa người đọc đến với không gian màn đêm trên
sông nước xứ Huế mà “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng
nước rơi bán âm của một mái chèo khuya”. Nhà văn dẫn đưa tâm
hồn người đọc đến với “tiếng nước rơi bán âm”, một âm thanh trong
trẻo gợi về một đêm khuya tĩnh mịch, thanh vắng trên dòng sông
Hương. “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” ấy đã đắp
bồi nên một nền âm nhạc cổ điển đáng trân quý giữa cái không gian
trầm mặc của kinh thành lăng tẩm.
- Đâu chỉ với âm nhạc, dáng hình “người mẹ phù sa của một vùng
văn hóa xứ sở” còn được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện
ở chỗ dòng sông đã khơi nguồn cảm hứng thi ca nghệ thuật ở biết
bao tâm hồn nghệ sĩ. Liên tưởng đến “Nguyễn Du đã bao năm lênh
đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu”, nhà văn nhắc
đến “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”. Trong đoạn trích viết về
những hình ảnh này, nhà văn còn nhắc đến một nghệ nhân già sau
nửa thế kỷ chơi đàn đã chợt nhận ra khúc nhạc Huế trong những
trang Kiều của cụ Nguyễn Du: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục
như tiếng suối mới sa nửa vời”. Những âm thanh, nhạc điệu đong
đầy xúc cảm ấy lại tiếp tục gợi nhắc về “Tứ đại cảnh” – bản nhạc cổ
Huế, theo tương truyền là do vua Tự Đức sáng tác.
Câu 6: Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã
đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh. Bài làm
Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thì quan sát là chìa khóa mở cánh
cửa tâm hồn ấy từ bên trong để nhìn ra ngoài một cách trọn vẹn.
Sáng mai thức dậy, hãy thôi nhìn mà thay vào đó là quan sát. Quan
sát để lắng nghe, quan sát để cảm nhận, quan sát để thưởng thức
những hương vị mà bạn đã lãng quên bấy lâu nay. Quan sát bằng cả
tấm lòng, bằng tình yêu thương đối với cảnh vật, con người xung quanh.
Bài tập sáng tạo: Sáng tác một bài thơ, vẽ một bức tranh, ... về hình
tượng sông Hương (hoặc về sông núi quê hương của bạn). Học sinh tự sáng tạo
-------------------------------------