-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Cánh diều 10
Bài thơ Cảm xúc mùa thu được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất. Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Cảm xúc mùa thu.
Bài 2: Thơ đường luật (CD) 27 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Cánh diều 10
Bài thơ Cảm xúc mùa thu được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất. Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Cảm xúc mùa thu.
Chủ đề: Bài 2: Thơ đường luật (CD) 27 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Cảm xúc mùa thu
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Mẫu 1 1. Chuẩn bị
- Đỗ Phủ (712 - 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, là một nhà thơ nổi tiếng của
Trung Quốc thời nhà Đường.
- Ông làm quan trong một thời gian rất ngắn nhưng gần như sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.
- Năm 755, tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống lại triều đình. Vì không được
trọng dụng và cũng muốn tránh khỏi hiểm họa, ông cáo quan về quê ở cùng tây Nam.
- Đỗ Phủ cùng với Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
- Một số sáng tác tiêu biểu như: Tập thơ Ngao du nam bắc, Tập thơ Trường An
khốn đốn, Tập thơ Lưu vong làm quan… 2. Đọc hiểu
Câu 1. Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.
Các chi tiết miêu tả mùa thu: sương móc trắng xóa, rừng phong tiêu điều, núi
Vu kẽm Vu hiu hắt, khóm cúc đã nở hoa hai lần.
Câu 2. Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu kết?
Cúc nở hoa, con thuyền nhớ vườn cũ, công việc may áo rét, tiếng chày đập.
Câu 3. Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận
xét bước đầu về bài thơ dịch. - Câu 1:
• Dịch nghĩa: Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong.
• Dịch thơ: Lác đác rừng phong hạt móc sa.
=> Phần dịch thơ đã làm giảm mức độ tiêu điều của rừng phong khi thu đến. - Câu 2:
• Dịch nghĩa: Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt.
• Dịch thơ: Ngàn non hiu hắt, khí thu hòa.
=> Phần dịch thơ không nêu rõ hai địa điểm cụ thể là núi Vu và kẽm Vu. - Câu 3:
• Dịch nghĩa: Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời.
• Dịch thơ: Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm.
=> Phần dịch thơ dùng từ “rợn” nên chưa làm rõ được mức độ của sóng. - Câu 6:
• Dịch nghĩa: Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.
• Dịch thơ: Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
=> Phần dịch thơ thiếu từ “lẻ loi” làm mất trạng thái của con thuyền. - Câu 7:
• Dịch nghĩa: Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét.
• Dịch thơ: Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước.
=> Phần dịch thơ dùng từ “lạnh lùng”, khác với từ “rộn ràng” trong phần dịch
nghĩa. Từ đó, làm giảm mức độ trạng thái của hoạt động may áo rét.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
• Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu.
• Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa
thu là bài thơ thứ nhất.
Câu 2. Xác định đề tài, thể loại và bố cục của bài thơ Cảm xúc mùa thu.
- Đề tài: Cảm xúc mùa thu
- Thể loại: Thể thơ thất ngôn bát cú. - Bố cục:
• Phần 1. 4 câu đầu: Bức tranh vào mùa thu.
• Phần 2. 4 câu còn lại: Tình cảm của nhà thơ qua khung cảnh mùa thu.
Câu 3. Cảnh thu trong hai cầu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so
với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang
cảnh đó, nhà thơ quan sát từ những vị trí nào?
- Cảnh thu trong hai cầu đề và hai câu thực của bài thơ mang sự tiêu điều, bi thương và ảm đạm.
- Nhà thơ quan sát từ trên cao phóng tầm mắt xuống, và từ xa tới gần.
Câu 4. Nỗi lòng nhà thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu
thơ cuối? Theo em hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?
- Nỗi lòng nhà thơ thể hiện qua hình ảnh: khóm cúc nở hoa lần hai, con thuyền
lẻ loi nhớ nơi vườn cũ, con người nhộn nhịp may áo rét, hay giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông.
- Hình ảnh ấn tượng nhất: khóm cúc nở hoa lần hai đã gợi về nỗi buồn của nhà thơ.
Câu 5. Theo em viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) để làm rõ tình cảm của Đỗ
Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu. Gợi ý:
Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi nhớ cũng như tình yêu
dành cho quê hương của tác giả. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đang cùng
gia đình chạy loạn, sống những tháng ngày khốn khó, phiêu bạt tại Quỳ Châu.
Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng cùng với bức tranh sinh hoạt của con
người trong mùa thu được khắc họa vô cùng sinh động, chân thực. Trước hết là
cảnh thu hiện lên với vẻ lạnh lẽo, tiêu điều qua những hình ảnh của “sương
trắng”, “rừng phong”, “hơi thu hiu hắt”,“sóng rợn lòng sông thẳm”, “mây đùn
cửa ải xa”. Trước cảnh đó, tâm trạng của nhà thơ cũng trở nên buồn bã, thê
lương hơn. Hình ảnh “khóm cúc nở hoa hai lần” gợi ra nhiều cách hiểu khác
nhau. Có thể tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt nên
nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ. Nhưng cũng có thể hiểu hai lần hoa cúc nở cũng là
hai lần nhà thơ nhỏ lệ. Trong khi đó, hình ảnh “con thuyền lẻ loi” lại gợi lên sự
lưu lạc, , là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê. Và khi
nhìn thấy khung cảnh sinh hoạt của con người đang rộn rã dao thước may áo và
tiếng dồn dập của chày nện vải càng khiến cho nhà thơ thêm nhớ về quê hương.
Có thể khẳng định, Cảm xúc mùa thu là bài thơ mang đậm dấu ấn phong cách của thơ Đỗ Phủ.
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Mẫu 2 1. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu.
- Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu
là bài thơ thứ nhất. Ông được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”. b. Bố cục Gồm 2 phần:
⚫ Phần 1: 4 câu đầu. Bức tranh vào mùa thu.
⚫ Phần 2: 4 câu còn lại. Tình cảm qua khung cảnh mùa thu. c. Thể thơ
Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” được viết theo thể thất ngôn bát cú.
2. Đọc - hiểu văn bản a. Bức tranh vào mùa thu
⚫ “Rừng phong lác đác, hạt móc sa”: gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.
⚫ “Vu sơn, Vu giáp”: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời
khó lọt xuống lòng sông.
⚫ Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất:
chuyển động từ trên cao xuống thấp.
=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.
b. Tình cảm của nhà thơ qua khung cảnh mùa thu
⚫ Cúc nở hoa hai lần - làm tuôn rơi nước mắt ngày trước: nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ.
⚫ Cố chu: con thuyền cô độc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê.
⚫ Âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới.
=> Tâm trạng chứa chan tình yêu nước, thương đời.
Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Mẫu 3 (1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ, bài thơ Cảm xúc mùa thu. (2) Thân bài a. Bức tranh vào mùa thu
⚫ “Rừng phong lác đác, hạt móc sa”: gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.
⚫ “Vu sơn, Vu giáp”: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời
khó lọt xuống lòng sông.
⚫ Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất:
chuyển động từ trên cao xuống thấp.
=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.
b. Tình cảm của nhà thơ qua khung cảnh mùa thu
⚫ Cúc nở hoa hai lần - làm tuôn rơi nước mắt ngày trước: nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ.
⚫ Cố chu: con thuyền cô độc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê.
⚫ Âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới.
=> Tâm trạng chứa chan tình yêu nước, thương đời. (3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảm xúc mùa thu.