-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp. Hướng dẫn giải: - Tác phẩm: Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell), Rừng Na Uy (Murakami Haruki),.. - Bộ phim: Titanic, Bản tình ca mùa đông. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ Trước khi đọc
Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp. Hướng dẫn giải:
- Tác phẩm: Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell), Rừng Na Uy (Murakami Haruki),..
- Bộ phim: Titanic, Bản tình ca mùa đông,... Sau khi đọc Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì? Hướng dẫn giải:
- Đoạn trích gồm các nhân vật: Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúy Vân, Vương Quan
- Kể về sự việc: Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng
Câu 2. Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả
bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật? Hướng dẫn giải:
- Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của người kể chuyện. - Hình dung về nhân vật:
● Kim Trọng xuất hiện cùng thiên nhiên êm đềm, thơ mộng.
● Cử chỉ, hành động của Kim Trọng thì lịch lãm, nho nhã: từ xa đã xuống
ngựa tới nơi tự tình, bước chân khoan thai
● Nguồn gốc, lai lịch cao quý: gia đình giàu sang, bản chất thông minh,
nổi tiếng tài hoa, cốt cách tao nhã
=> Nhân vật Kim Trọng được khắc họa với vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng của mẫu
người tài tử thời xưa.
Câu 3. Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm
trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để
thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó. Hướng dẫn giải:
- Hai dòng đầu miêu tả cảm giác của Kim Trọng khi gặp chị em Thúy Kiều, dùng
khoảng cách xa mới chỉ thoáng nhìn đã ngỡ ngàng, ngưỡng một vẻ đẹp “mặn mà” của hai thiếu nữ.
- Bốn dòng thơ tiếp thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của tình yêu
chớm nở ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên của Thúy Kiều và Kim Trọng. Tình yêu dù
bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến nhưng vẫn say mê, nồng nhiệt.
- Bốn dòng thơ cuối tái hiện lại khoảnh khắc từ biệt đầy vấn vương, lưu luyện. Thời
gian không gian của buổi hoàng hôn càng khơi nỗi biệt ly, cái nhìn ẩn chứa tình yêu của người thiếu nữ.
Câu 4. Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện
(lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội
tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:
a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật).
Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?
b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện
ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình. Hướng dẫn giải:
a. Khung cảnh đêm trăng thơ mộng trong không gian đầy êm đềm, riêng tư - nơi
khuê phòng của người thiếu nữ. Mọi sự vật trong bức tranh thiên nhiên đều tình tứ,
tươi đẹp, tràn đầy xuân sắc. Vầng trăng sáng trong “chênh chếch” như đang nhòm
qua song cửa, ánh trăng sáng tỏa sắc vàng lộng lẫy trên mặt nước, chiếu qua vòm
cây lá, in bóng trên nền sân - đẹp tự tranh vẽ b.
- Lời người kể chuyện: “Dưới cầu nước chảy trong veo… Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.
- Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi… Trăm năm biết có duyên gì hay không?”
- Nhận biết lời nhân vật qua việc được để trong dấu ngoặc kép. c.
- Trạng thái bâng khuâng, xao xuyến, mơ mộng sau cuộc gặp gỡ “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”
- Nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận nàng Đạm Tiên.
- Tâm trạng bồi hồi, khắc khoải, vừa có nỗi lo âu, vừa có niềm mong ước, hi vọng
Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Nguyễn Du trong đoạn trích. Hướng dẫn giải:
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: cho thấy sự đóng góp to lớn của Nguyễn Du trong
việc phát triển ngôn ngữ dân tộc, phát huy được sự phong phú của tiếng Việt, sử
dụng sáng tạo ngôn ngữ vay mượn để làm giàu đẹp cho tiếng Việt,...
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: được khắc họa ở “con người bên ngoài” và “con
người bên trong”, sử dụng nhiều phương tiện nghệ thuật như tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm,...
Câu 6. Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả. Hướng dẫn giải:
- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của tuổi trẻ, tình yêu tự do.
- Nhận xét: tư tưởng phóng khoáng, mới mẻ; sự đồng cảm với khát vọng tình yêu
cũng như thái độ trân trọng con người, đặc biệt là phụ nữ.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích 2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà
em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. Hướng dẫn giải:
Trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ, tôi đặc biệt ấn tượng với hai câu thơ miêu tả
thiên nhiên là “Gương nga chênh chếch dòm song,/ Vàng gieo ngấn nước cây lồng
bóng sân”. Nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ, tĩnh lặng và tươi sáng vào đêm
trăng. Vầng trăng là sự vật vô tri nhưng nay cũng biết ngó ngàng xung quanh:
“Gương nga chênh chếch dòm song”. Cách sử dụng từ láy “chênh chếch” gợi tả
hành động đang nghiêng hẳn về một phía. Có thể thấy rằng, vầng trăng cũng như
nàng Kiều, đang tựa đầu cửa sổ, nghiêng nhìn sang phía Kim Trọng. Nỗi nhớ tương
tư càng trở nên da diết. Bỗng chiếc, không gian bian ban đêm chợt bừng sáng bởi
ánh trăng dịu nhẹ: “Vàng treo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Mặt nước sóng sánh
ánh trăng, lấp lánh như chứa ngàn mặt trăng nhỏ ở dưới đáy sông. Ánh trăng chiếu
xuống cây, khiến bóng cây che đi cả một khoảng sân.
Document Outline
- Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ
- Trước khi đọc
- Sau khi đọc