-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. Trước khi đọc Kim Kiều gặp gỡ
Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp. Trả lời: Gợi ý:
Một tác phẩm văn học có mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp là Vợ nhặt của Kim Lân.
Tác phẩm này kể về mối tình giữa Thị và Tràng trong bối cảnh nước ta đang trải qua
những tháng ngày đói khổ trước năm 1945. Từ một câu nói vu vơ của Tràng, Thị đã
xuống đẩy xe bò với anh, sau đó được Tràng mời ăn bánh đúc, rồi theo anh về làm
vợ. Cuộc hôn nhân diễn ra chóng vánh, không có bất kì thủ tục nào thường gặp. Ấy
thế mà, hai người vẫn trở thành một đôi vợ chồng. Chỉ sau một đêm, Thị trở thành
người phụ nữ của gia đình, chăm chỉ, đảm đang. Gia đình Tràng bỗng có thêm một
sức sống mới, tràn ngập hi vọng về tương lai phía trước. Kết thúc câu chuyện là kết
thúc mở, để em được tưởng tượng ra một tương lai hạnh phúc của vợ chồng Tràng.
B. Đọc văn bản Kim Kiều gặp gỡ
Theo dõi trang 66 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng. Trả lời:
● Kim Trọng xuất hiện lúc hai chị em Thúy Kiều ở mộ Đạm Tiên
● Kim Trọng được miêu tả là chàng trai thông minh, anh tuấn, hào hoa phong nhã
Theo dõi trang 67 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Những từ ngữ, hình ảnh
miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật. Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật là:
● Thúy Kiều: ngổn ngang, nỗi xa bời bời, tình trong như đã mặt ngoài còn e
● Thúy Vân: tình trong như đã mặt ngoài còn e
● Kim Trọng: chập chờn cơn tỉnh cơn mê, cơn buồn
Hình dung trang 67 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Bức tranh thiên nhiên. Trả lời:
Bức tranh thiên nhiên cuối mùa xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống nhưng vẫn giữ vẻ thanh bình
Theo dõi trang 68 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Lời người kể chuyện và lời nhân vật. Trả lời:
● Lời người kể chuyện: là lời dẫn miêu tả cảnh thiên nhiên và cảm xúc, tâm
trạng, hành động của nhân vật
● Lời nhân vật: được đặt trong dấu ngoặc kép, là lời thoại trực tiếp của nhân vật
C. Trả lời câu hỏi Kim Kiều gặp gỡ
Câu 1 trang 69 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Đoạn trích có những nhân vật
nào và kể về sự việc gì? Trả lời:
- Đoạn trích có những nhân vật sau: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, chàng Vương
- Đoạn trích kể về sự việc: Chàng Vương và Kim Trọng đi du xuân thì tình cờ gặp chị
em Thúy Kiều ở mộ Đạm Tiên. Ngay lập tức, Kim Trọng đã nảy sinh tình cảm với
Thúy Kiều, vì vậy cố nán lại để được trò chuyện thêm với nàng và khi trở về nhà thì
lòng có nhiều suy nghĩ, nhớ nhung về cô
Câu 2 trang 69 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân
vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua đó, em hình dung
được gì về nhân vật? Trả lời:
- Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời
của: người kể chuyện (tác giả Nguyễn Du)
- Qua đó, em hình dung về nhân vật Kim Trọng như sau:
● Xuất thân: gia đình nề nếp, giàu có, có người nổi tiếng tài giỏi (phú hậu bậc tài danh)
● Ngoại hình: trẻ tuổi anh tuấn (phong tư tài mạo tốt vời)
● Tài năng: thông minh ngút trời, khả năng thi ca hơn người, có khả năng đỗ
đạt cao (văn chương nết đất thông minh tính trời)
● Tính cách: lịch thiệp, phong nhã, hào hoa
→ Kim Trọng là người đàn ông vừa có tài vừa có đức, vẹn toàn mọi mặt, rất xứng đôi với Thúy Kiều
Câu 3 trang 69 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong mười dòng thơ tiếp theo,
Nguyễn Du đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân
tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó. Trả lời:
- Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng
của những nhân vật sau: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng
- Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng
của các nhân vật như sau:
● Chị em Thúy Kiều:
● "e lệ nép vào dưới hoa": thể hiện sự ngại ngùng, e lệ của thiếu
nữ tuổi mới lớn trước một chàng trai trẻ tuổi, tài hoa lần đầu gặp mặt
● "tình trong như đã mặt ngoài còn e":thể hiện Thúy Kiều và Thúy
Vân rất có hảo cảm với chàng Kim Trọng ● Kim Trọng:
● "chập chờn cơn tỉnh cơn mê": thể hiện cảm xúc vui sướng của
Kim Trọng khi được bắt chuyện với Thúy Kiều, niềm vui khiến
chàng tưởng như mình đang mơ"
● "Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn": thể hiện cảm xúc khó
xử của chàng Kim Trọng khi muốn nán lại trò chuyện với Thúy
Kiều nhưng không tiện vì đã muộn và cần phải lên đường,
nhưng nếu rời đi thì lòng lại không muốn
Câu 4 trang 69 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong mười bốn dòng thơ cuối,
Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút
pháp tả cảnh ngụ tình) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:
a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu
tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?
b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện
ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình. Đang cập nhật...
Câu 5 trang 70 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Nhận xét về nghệ thuật xây
dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Đang cập nhật...
Câu 6 trang 70 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu chủ đề của đoạn trích; qua
đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả. Đang cập nhật...
D. Viết kết nối với đọc Kim Kiều gặp gỡ
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích 2 - 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà
em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ. Đang cập nhật...