Soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân | Ngữ văn 11 Cánh diều
Vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Chủ đề: Bài 9: Văn bản nghị luận
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Cánh diều Trước khi đọc
Câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Đọc đoạn trích Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, tìm hiểu thêm thông tin
về nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh. Bài làm
- Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:
+ Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, quê quán tại Gia Lâm, Hà Nội. Ông mất vào năm 2018.
+ Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng
Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học
trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
+ Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm
cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
+ Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương
trình cải cách giáo dục 1980–1992.
+ Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn
Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà
Nội, hưởng thọ 88 tuổi.
+ Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam
hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Liên hệ với những hiểu biết về truyện Chữ người tử tù đã học ở Bài 3 để hiểu văn bản nghị luận này. Bài làm
- Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được đăng trên tạp chí Tao
đàn số 29 vào năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù.
- Chữ người tử tù được đánh giá là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách.
- Nội dung chính: Tác phẩm ngợi ca cái đẹp, trân quý nhân phẩm tốt đẹp của con
người không bị môi trường bào mòn, thay đổi. Trong khi đọc
Câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Người viết đã nêu vấn đề gì và nhận định như thế nào về vấn đề đó? Bài làm
- Vấn đề: Thế giới nhân vật của các nhà văn.
- Nhận định: Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng.
Câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Vì sao tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là “sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối”? Bài làm
Vì đó là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện lương với cái nhơ nhuốc, xấu xa.
Câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Tác giả đã nhắc đến những biểu hiện nào của các nhân vật để chứng tỏ họ là những người “vô úy”? Bài làm
Những người “vô úy” là những người không sợ điều gì. Những nhân vật như Huấn
Cao, viên quản ngục, viên thơ lại đều là những người gan góc, ngang tàng, dám thách thức mọi người.
Câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong Chữ người tử tù? Bài làm
Những nhân vật không sợ bất cứ những thế lực những quyền lực giáng xuống khi
biết họ cố tình làm sai nhiệm vụ. Nguyễn Tuân đã dạy chúng ta muốn nên người
phải biết kính sợ cái tài, cái đẹp và thiện lương trong mỗi con người. Nếu con người
mà không sợ điều đó mà còn lăng mạ, giày xéo, e sợ tiền tài, quyền thế thì là những
kẻ hèn nhát yếu kém đáng bị ghét bỏ.
Câu 5 trang 135 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Phần 3 thể hiện vẻ đẹp nào của nhân vật viên quản ngục? Từ đó hãy suy đoán về
thông điệp mà tác giả muốn thể hiện? Bài làm - Vẻ đẹp:
+ Có những cái cúi đầu làm con người trở nên cao cả…Đó là cúi đầu trước cái đẹp,
cái tài và cái thiện lương.
- Nội dung mà tác giả muốn thể hiện: Muốn nên người phải biết kính sợ cái tài, cái
đẹp và thiện lương trong mỗi con người. Sau khi đọc
Câu 1 trang 135 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung và
nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù? Bài làm - Giá trị nội dung:
+ Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác.
+ Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người và nghệ thuật. - Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện và hình tượng nhân vật
đặc sắc của tác giả.
+ Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.
Câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân
vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết sợ” “cái tài, cái đẹp và thiên tính
tốt đẹp của con người (thiên lương)”? Bài làm
* Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm
tối, toàn kẻ tiểu nhân: - Lí lẽ:
+ Trích dẫn: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người
đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.
→ Sự chiến thắng của ánh sáng tri thức, của cái đẹp, cái tài, luôn tỏa sáng dù bất kì nơi đâu.
* Luận điểm 2: Tinh thần cứng rắn, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng: - Lí lẽ:
+ Tinh thần ấy rất phù hợp với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm
lược, với bạo lực hung hăng nhất.
+ Huấn Cao và người quản ngục đều là những người mang trong mình tinh thần như
thế. Một người dù bị phán tử nhưng vẫn không hề sợ hãi. Một người dù là người
đứng đầu một trại giam nhưng lại là người yêu thích cái đẹp và không ngần ngại đi
xin chữ một người tử tù.
* Luận điểm 3: Thái độ của Huấn Cao với người quản ngục. - Lí lẽ:
+ Huấn Cao lúc đầu coi thường viên cai ngục nhưng khi chứng kiến những cử chỉ
đẹp và thái độ với cái đẹp của viên quản ngục thì nhận ra tấm lòng và con người thật của ông.
Câu 3 trang 135 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau:
“Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có
phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là
không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là
người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên
người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con
người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ.” Bài làm
- Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình:
"muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt
của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.
- Giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.
Câu 4 trang 135 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm gì đáng chú ý? Bài làm
Ngôn ngữ nghị luận ở phần 3 có đặc điểm rất đáng chú ý: Tác giả sử dụng ngôn ngữ
rất nhẹ nhàng nhưng rất rõ ràng và dứt khoát. Qua đó thể hiện rõ được quan điểm ý kiến của bản thân.
Câu 5 trang 136 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Em có đồng ý với ý kiến sau đây của người viết không? Vì sao?
“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho
con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở
nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.”. Bài làm
- Em đồng ý với ý kiến trên.
- Vì trong cuộc sống, mình không phải là duy nhất và chúng ta không thể tồn tại mà
chỉ biết mình, không biết sợ người khác. Có thể hiện tại mình hơn rất nhiều người
nhưng vẫn kém hơn rất nhiều người. Do đó, cũng có đôi lúc chúng ta phải cúi đầu
trước những người có nhiều tri thức và kinh nghiệm hơn. Tùy từng trường hợp mà
chúng ta phải xem xét rồi mới quyết định có cúi đầu hay không. Do đó, “có những
cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người
đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả
hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn”.
Câu 6 trang 136 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bình luận về một bài học mà em rút ra
được sau khi học truyện Chữ người tử tù. Bài làm
Tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thấy được những
nét đẹp về nghệ thuật và nhân cách con người, thông qua đó còn truyền tải những
thông điệp và bài học tốt đẹp đến người đọc. Qua câu chuyện, ta có thể thấy môi
trường sống có thể thay đổi con người nhưng cũng có thể không. Những tên lính với
thái độ thô lỗ, vô lễ đối với Huấn Cao là những kẻ thô bạo và tàn nhẫn, chỉ biết đánh
đập và có tật xấu sau khi sống lâu ngày trong tù. Tuy nhiên, Huấn Cao và tên quản
ngục lại ngược lại. Dù sống trong môi trường tăm tối, u ám và xấu xa nhưng họ
không bị ảnh hưởng. Nhân cách của họ vẫn luôn trong sạch, thanh cao. Qua đó có
thể thấy cái đẹp không chỉ đáng quý, mà còn làm cho con người trở nên đẹp hơn,
cao quý hơn và thanh sạch hơn. Qua truyện, ta có thể thấy tác giả muốn gửi tới
người đọc thông điệp rằng cái đẹp có khả năng tồn tại ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào,
và có khả năng đánh bại mọi thứ xấu xa và ác ôn. Nó cũng có thể giúp con người
cứu rỗi tâm hồn của mình, gần gũi hơn với nhau. Ngay cả khi bị chôn vùi, cái đẹp
vẫn không bao giờ mất đi giá trị nhân văn của nó.