Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo - Cánh diều 10
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng. Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của ông sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10. Tài liệu Soạn văn 10: Lính đảo hát tình ca trên đảo, được giới thiệu sau đây sẽ giúp ích cho các bạn học sinh.
Chủ đề: Bài 7: Thơ tự do (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 10: Lính đảo hát tình ca trên đảo 1. Chuẩn bị - Tác giả:
• Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Nam Sách, Hải Dương.
• Năm 1968, khi mới chỉ mười tuổi, ông đã có tập thơ được đăng báo.
• Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc
sân và khoảng trời (thơ, 1968); Khúc hát người anh hùng (trường ca,
1974); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998)...
- Trường Sa là một quần đảo trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cuộc sống của những
người chiến sĩ ở đây có nhiều khó khăn, thiếu thốn. 2. Đọc hiểu
Câu 1. Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?
Có giai điệu ngang tàn như gió biển, lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương.
Câu 2. Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?
Hình ảnh “những đá trọc đầu” xuất hiện đầy bất ngờ và ám ảnh, gợi về những
người lính đảo không ngại khó khăn, đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có
thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó?
- Nhân vật trữ tình: Những người lính đảo (xưng “chúng anh”)
- Bài thơ có thể chia làm 2 phần:
• Phần 1. Bốn khổ đầu: Giới thiệu chung về người lính đảo.
• Phần 2. Còn lại: Bản tình ca của người lính đảo.
Câu 2. Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu
là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?
- Sân khấu: Đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn làm cánh gà.
- Diễn viên và khán giả: Những người lính đảo với ngoại hình kì lạ, tất cả đều có đầu trọc lốc.
- Lí do tạo ra sự đặc biệt: Thiên nhiên khắc nghiệt của đảo Trường Sa, sự lạc
quan của người lính đảo.
- Hình tượng người lính đảo: Hài hước, lạc quan.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử
dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối.
• So sánh: Những giai điệu ngang tàng như gió biển; Yêu em thủy chung hơn muối mặn.
• Nhân hóa: vỏ ốc cất thành lời…
• Điệp ngữ: nào hát lên
• Ẩn dụ: những đá trọc đầu
=> Tác dụng: Góp phần thể hiện được vẻ đẹp của người lính Trường Sa hiện
lên với tâm hồn lạc quan, thơ mộng, khúc tình ca đầy cảm xúc.
Câu 4. Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo
hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.
- Mạch cảm hứng: Một buổi biểu diễn âm nhạc.
- Nhận xét: Ngôn ngữ giản dị, giọng điệu du dương giống như một bản nhạc.
Câu 5. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu
những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo
trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy
nghĩ: Yêu mến tinh thần lạc quan, cảm phục sự kiên cường và ý chí quyết tâm
của người lính trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
Câu 6. Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người
lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ,... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng). Gợi ý:
Giai điệu khúc ca của những người lính đảo gợi cho em thật nhiều cảm xúc.
Trước thiên nhiên khắc nghiệt của Trường Sa, họ vẫn giữ được tinh thần lạc
quan, yêu đời. Điều đó được thể hiện qua buổi văn nghệ đặc biệt của người lính
đảo. Sân khấu là đá san hô kê lên, cánh gà là vài tấm tôn, ngoài kia gió rát mặt,
sỏi cát bay “nhưng lũ chim hoang”. Nhưng người lính vẫn vui vẻ biểu diễn,
khán giá và diễn viên đều là họ. Hình ảnh những người lính trọc đầu hiện lên
thật hài hước. Họ tự ví mình như “sư cụ” đang hát tình ca. Bản nhạc vang lên
lúc say đắm, lúc tự hào. Lắng nghe bản nhạc, em cảm thấy thật tự hào và cảm
phục những người lính đảo Trường Sa.