Soạn bài Luật Hành Chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Soạn bài Luật Hành Chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SOẠN BÀI LUẬT HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG 1: QUẢN LÍ XÃ HỘI, HÀNH CHÍNH NN VÀ QUYỀN LỰC HÀNH PHÁP: I/ QUẢN LÍ XH: 1 – K/n:
- Quản lý xã hội là 1 loại hình của quản lí nói chung, là sự tác động của những
người này lên những người khác nhờ sự hỗ trợ của các thông tin và pt tác
động xh khác nhằm trật tự hóa các quá trình xã hội, đảm bảo sự bền vững và phát triển xh.
2 – Chủ thể: Những chủ thể có thẩm quyền, quyền lực.
Vdu: như NN phong kiến thì vua là người có quyền lực và thực hiện nhiệm
vụ quản lí xh. Trong thời hiện đại thì NN với những hệ thống cơ quan được
phân bổ, phối hợp để thực hiện quản lý XH. 3 – Khách thể:
- Là con người, tập thể, dân tộc – có ý chí, ý thức, có khả Năng phân tích môi
trường, hoàn cảnh và lựa chọn phương án hành vi phù hợp. II/ HÀNH CHÍNH NN:
1 – Khái niệm: Hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước
cao nhất là Chính Phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường
xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước.
2 – Bản chất: 2 khía cạnh:
- Chấp hành ( tính thụ động ) : là sự thực hiện trên thực tế các luật và các văn
bản mang tính luật của NN ( pháp lệnh, nghị quyết,...), các vb PL của các cơ quan cấp trên nói chung.
- Điều hành ( tính chủ động, sáng tạo cao ) : là hđ dựa trên cơ sở luật để chỉ
đạo trực tiếp hđ của đối tượng quản lý. Đặc trưng là cơ quan NN ra văn bản
dưới luật mang tính chủ đạo, quy phạm hoặc cá biệt và được đảm bảo thực
hiện bằng quyền lực NN.
- Hoạt động chấp hành thường đồng thời bao hàm điều hành, hay nói cách
khác điều hành là để chấp hành PL tốt hơn.
Vdu: để chấp hành luật phòng, chống tham nhũng thì CP tổ chức lập Ban chỉ
dạo PCTN TW để chỉ đạo. Các địa phương cũng thành lập tương tự để chỉ
đạo, đôn đốc, kiểm tra... 3 – Đặc điểm:
- Tính tổ chức – điều chỉnh tích cực là chủ yếu
- tính chủ động, sáng tạo cao - tính dưới luật. - tính chính trị - tính kinh tế
- được đảm bảo về phuong diện tổ chức - bộ máy
- được đảm bảo bằng cơ sở vật chất - tính chuyên nghiệp - tính liên tục -...
III/ QUYỀN LỰC HÀNH PHÁP VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUYỀN LỰC HÀNH PHÁP 1 – K/n:
- dưới góc nhìn PL: là quyền, khả Năng của những người lãnh đạo chính thống
quản lí 1 ai đó, buộc những người khác phải tuân theo ý chí của mình, ban hành
các quyền lực cưỡng chế.
- góc chính trị: bao hàm các quyền lực chính trị - pháp lí, mà trước hết là bộ máy
hành chính NN và quyền lực của bộ máy đó.
2 – Đặc điểm: 6 đặc điểm:
- 1. Đứng thứ 2 do có sự trực thuộc, lệ thuộc và quyền lực tối cao, luật.
- 2. Đặc điểm tổ chức: đông đảo, phức tạp nhất, điều hành mạng lười phức tạp
như QH KT, Xh, nhằm đảm bảo thực thi PL.
- 3. Là quyền lực chấp hành và điều hành, có tiềm lực rất lớn - 4. Tính cưỡng chế.
- 5. Hình thức tổ chức đặc biệt
- 6. Luôn chịu sự kiểm soát của quyền lực tối cao, chế định xh khác.
CHƯƠNG 2/ NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM, KHOA HỌC
LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ MÔN HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH.
I – NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH:
1 – Đối tượng điều chỉnh:
- những QHXH mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực hoạt động hành chính, gồm:
- nhưng QH chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ
phục vụ cho hoạt động của QH, CTN, HĐND,....
- những QH chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của cơ quan kiểm
toán NN, HDND các cấp, TAND các cấp và VKSND....được NN trao quyền thực
hiện nhiệm vụ , chức Năng hành chính NN.
2 – Phương pháp điều chỉnh: 2 phương pháp
- Phương pháp điều chỉnh của LHC là những biện pháp, cách thức, phương thức
mà ngành luật HC sử dụng để tác động đến ý chí và thông qua ý chí đến hành vi
của các bên tham gia QHXH do ngành này điều chỉnh.
a, PP quyền uy – phục tùng:
vdu: dân chủ động xin giấy phép xây dựng nhà ở nhưng việc cấp quyết định là của
cơ quan có thẩm quyền. Khi đã ban hành quyết định, cdan kh thỏa mãn vẫn phải
chấp hành ( nhưng vẫn có quyền khiếu nại ). b, PP thỏa thuận:
3 – Hệ thống luật hành chính: gồm 2 phần :
a, phần chung và phần riêng.
- Phần chung: tổng hợp những quy phạm liên quan đến tất cả các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính.
- Phần riêng: những quy phạm chỉ điều chỉnh những ngành,lĩnh vực, hoạt động
hành chính nhất định hoặc những vấn đề cụ thể trong 1 ngành hoặc lĩnh vực nào
đó. Như KT, GD, Nnghiep, CN... b, Các chế định:
- là những quy phạm điều chỉnh QHPL HC cùng loại. Vd như chế định cơ quan
HC, chế định công chức, công vụ,...
- mỗi chế định lớn thường gồm những chế định nhỏ hơn và các quy phạm ( vừa chung vừa riêng ).
c, Quy phạm vchat và quy phạm thủ tục:
- QP vật chất (nội dung): quy định “phần tĩnh” ( hệ thống cơ quan, thẩm quyền, cơ
cấu, quyền và nghĩa vụ...) của hoạt động hành chính. ( làm gì?)
- QP thủ tục ( hình thức ): quy định “phần động” , thủ tục thực hiện, trình tự thực
hiện các quy phạm vật chất nói trên. ( làm như thế nào?). 4 – Nguồn của LHC: a, Khái quát:
- K/n: Nguồn của LHC là những hình thức chứa đựng các QPPL HC, gồm: các
VBQPPL và án lệ HC. Văn bản QPPL (chứa QPPL HC ) là nguồn cơ bản của LHC.
b, Hệ thống hóa nguồn của LHC: 2 hình thức:
1- tập hợp hóa: là tập hợp các VBQPPL theo vấn đề, theo ngành, lĩnh vực
v.v..thành những tuyển tập.
Vdu: như VN đã tập hợp hóa các VBQPPL quan trọng lên trang web vietlaw.gov.vn
2- pháp điển hóa: là hình thức hệ thống hóa quan trọng nhất. Là việv các cơ
quan NN có thẩm quyền tiến hành rà soát, tập hợp và sắp xếp các QPPL đang có
hiệu lực ( trừ HP) thành 1 chỉnh thể thống nhất, KH để tạo thành 1 vb QPPL mới
hoặc bộ pháp điển. Có kqua là bộ luật hoặc bộ pháp điển.
- Luật HC có đối tượng điều chỉnh quá rộng, phức tạp và biến đổi nhanh. Cho
nên không thể pháp điển hóa và 1 “bộ luật HC” mà chỉ có thể pháp điển hóa
từng vấn đề, từng chế định. -
5 – QH giữa LHC với ngành luật khác trong hệ thống PL VN: a, Với Luật Hiến Pháp:
- LHP quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, làm cơ sở, nền tảng cho LHC.
- LHC cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung các quy định của LHP, đặt ra cơ chế bảo đảm thực hiện chúng.
Vdu : Đ30, HP2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan
NN, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái PL của cơ quan, tổ chức, các nhân”.
Thì Luật khiếu nại, Luật tố cáo, nghị định, thông tư, quyết định của UBND sẽ cụ
thể hóa, chi tiết hóa, bổ sung, đặt ra cơ chế bảo vệ Ply ...đó là quy định của LHC. b, Với Luật tài chính: c, Với Luật Hình sự: d, Với Luật đất đai: e, Với Luật DS: f, Với Luật Lao động:
II/ KHOA HỌC LHC VN VÀ MÔN HỌC LHC: 1 – Khoa học LHC VN:
a, Khái niệm: KHLHC lag 1 hệ thống thống nhất những học thuyết, luận điểm
khoa học, những khái niệm, phạm trù về ngành LHC.
b. Đối tượng nghiên cứu:
1. Những vde của lý luận về HC NN có liên quan đến ngành luật HC. 2. Hệ thống QP Luật HC. 3. Về QHPL hành chính.
4. Các quy chế PL của chủ thể LHC.
5. Các hình thức và PP hoạt động hành chính .
6. Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính
7. Các vấn đề mang tính tổ chức – pháp lý của hoạt động HC trong các ngành và lĩnh vực KT, VH,...
c. PP luận và PP nghiên cứu:
- PP luận: Học thuyết Mac Lenin với 3 bộ phận : + Chủ nghĩa DVBC. +Chủ nghĩa DV lịch sử. + Phép BC duy vật. - PP nghiên cứu: + so sánh
+ phân tích – tổng hợp. + XH học cụ thể + Mô hình hóa..v.v
d. Cơ sở lý luận và nguồn tư liệu của KH LHC VN:
- Tác phẩm kinh điển của Mac và Angen về NN và PL.
- Các tp của Lênin và kinh nghiệm từ thực tiễn QLNN của Lênin.
- Những tp, bài nói của chủ tịch HCM. - Các bản HP VN....
e. Khoa học Luật HC trong hệ thống các ngành KHPL và KHXH khác. f. Quá trình phát triển:
g. Môn học Luật hành chính: Là 1 hệ thống thống nhất các khái niệm, phạm trù cơ bản về ngành luật HC.
CHƯƠNG 3/ CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH LUẬT HÀNH CHÍNH:
Cơ chế điều chỉnh LHC là hệ thống các phương tiện PL Hành chính có quan hệ
mật thiết, tác động lên QHXH phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của hành chính NN
QPPL => VBADPL => quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí => thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lí. A, QPPL HÀNH CHÍNH :
1 – KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, VÀ VAI TRÒ CỦA QPPL HC: a, khái niệm:
- QPPL HC là 1 loại QPPL, là quy tắc do NN ban hành, hay thừa nhận nhằm điều
chỉnh QHXH phát sinh trong lĩnh vực hoạt động hành chính NN. - QPPL HC có 3 tính chất : (1) tính bắt buộc chung. (2) áp dụng nhiều lần.
(3) hiệu lực không chấm dứt khi được áp dụng.
- QPPL HC có những đặc điểm đặc thù riêng:
(1) QPPL điều chỉnh QH hành chính.
(2) Đa phần quy phạm có tính mệnh lệnh.
(3) Chủ thể ban hành QPPL HC rất đa dạng, trong đó vai trò thuộc về các cơ quan
trong hệ thống hành chính NN ( chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp).
(4) QPPL HC có số lượng lớn và tính ổn định không cao. b. Nội Dung:
- Quy định về các quyền và nghĩa vụ của chủ thể LHC, chủ yếu điều chỉnh các QH
mang tính tổ chức và điều chỉnh.
- Chủ thể LHC là bất kì cơ quan, tổ chức, các nhân nào mà LHC quy định, bao
gồm: quan NN, cán bộ, công chức, viên chức, .... c. Vai Trò:
- QPPL HC điều chỉnh hoạt động HC NN, tức là điều chỉnh 1 tổng thể QHXH rộng
rãi, phát sinh, phát triển trong tổ chức, thực hiện quản lí NN đối với mọi lĩnh vực
của nền KT quốc dân: KT, HC, CT và VH-XH, ANQP.
- Vai trò còn thể hiện ở chính vai trò của thủ tục hành chính : đa phần các QPPL
chỉ có thể đi vào cuộc sống khi được QP thủ tục HC quy định.
d. Đặc điểm của cơ cấu: 3 phần : Giả định, Quy định, và Chế tài.
(1) Giả Định: Là phần của QP nêu rõ những điều kiện đời sống thực tế (hoàn
cảnh,tình huống, chủ thể). Nếu có tồn tại mới có thể thi hành hoặc áp dụng QP đó. (Nếu)
(2) Quy định: Là phần đặt ra quy tắc hành vi, tức là nd quyền và nghĩa vụ, trình tự
thực hiện các quyền và nghĩa vụ, là quy định các chủ thể được, phải làm gì, và làm như thế nào. (Thì)
(3) Chế tài : Là phần chỉ rõ các biện pháp tác động của NN đối với chủ thể vi phạm
phần quy định của QP. (Cấm) 2 – PHÂN LOẠI: (1) Theo tính mệnh lệnh:
+ QP bắt buộc trực tiếp: Phải hành động hoặc cấm hành động theo 1 cách thức nhất
định trong điều kiện nhất định.
VD: cấm không đội mũ bảo hiểm khi di chuyển xe máy...
+ QP cho phép: muốn thực hiện 1 hành động, hành vi nhất định thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. VD:đổi tên cho con...
+ QP lựa chọn: được lựa chọn 1 trong những phương án, hành vi nhất định do quy phạm đã định trước. VD:
+ QP trao quyền: trao khả năng hành động theo xét đoán của mình, tức là thực hiện
hoặc không thực hiện các hoạt động do quy phạm đó xác định. Loại QP này phổ
biến trong các quy định về thẩm quyền của các cơ quan HC hoặc trong trường hợp sd các quyền chủ thể. VD:
+ QP khuyến khích: Đặt ra các biện pháp khuyến khích như khen thưởng, đòn bẩy,
khuyến khích các chủ thể hăng hái thực hiện nhiệm vụ mà cơ quan hành chính mong muốn.
VD: - Khoản 2 Điều 7 BLDS 2015 : “ Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các
bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích “.
+ QP khuyến nghị: Là định ra các hình thức, biện pháp mang tính hướng dẫn, loại
QP này hầu như không có mệnh lệnh. VD:
(2) Theo giác độ nội dung: - QP vật chất. - QP thủ tục. (3) Theo chế định:
- Chế định về chủ thể LHC.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức cơ sở khác.
- Các hình thức và PP hoạt động HC.
- Các chế định về QLNN đối với từng ngành, lĩnh vực của nền KT quốc dân.
*Ngoài ra còn phân loại theo cấp độ hiệu lực Ply. ( QP luật và QP dưới luật theo phạm vi hiẹu lực..) 3 – HIỆU LỰC:
Hiệu lực của QPPL là phạm vi tác động của QPPL tới QHXH.
(1) Hiệu lực theo thời gian:
- Là QP phát sinh từ thời điểm nào? Khi nào? Hoặc điều kiện như nào thì chấm dứt hiệu lực?
(2) Hiệu lực theo không gian (theo phạm vi lãnh thổ):
- Về nguyên tắc, phụ thuộc vào vị trí PL của cơ quan ban hành văn bản QPPL trong BMNN.
+ QP có hiệu lực toàn quốc.
+ QP có hiệu lực địa phương.
+ QP hiệu lực nội bộ cơ quan, đơn vị trong cơ quan.
(3) Hiệu lực theo phạm vi đối tượng thi hành:
- QP chung ( tất cả mọi công dân, cơ quan, tổ chức trên cùng 1 lãnh thổ, như các
quy tắc bảo đảm ATGT, Bảo vệ MT...)
- QP riêng ( đối với từng nhóm đối tượng nhất định như với cơ quan NN, cán bộ, công chức...) B, THỰC HIỆN QPPL HC:
Phân ra 2 hình thức : Chấp hành và Áp dụng. 1 – CHẤP HÀNH:
- Là làm theo những điều mà QPPL HC quy định. Gồm 3 hình thức cụ thể: Tuân
thủ, Thi hành và Sử dụng.
- Chủ thể chấp hành là cá nhân, tổ chức, cơ quan NN. 2 – ÁP DỤNG :
a. K/n: là biến những QPPL HC thành hành động thực tế , là cá biệt hóa các QPPL
HC vào trường hợp cụ thể. b. Đặc điểm:
(1) mang tính tổ chức quyền lực NN, mang tính bắt buộc, đảm bảo thực hiện bằng quyền lực NN.
(2) Tuân theo thủ tục HC được PL quy định.
(3) Là hoạt động cá biệt – cụ thể.
(4) Là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo.
Ngoài ra còn đặc điểm riêng như:
- Chủ thể AD chủ yếu là cơ quan HC NN hoặc cán bộ.. được trao quyền. Các cơ quan NN khác ít AD hơn. c. Yêu cầu:
- VB QPPL HC được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
- VB QPPL HC được AD đối với hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đang có hiệu lực.
- Trong trường hợp quy định của vb QPPL có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
- Trong trường hợp quy định khác nhau về cùng 1 vde thì áp dụng vb có hiệu lực PL cao hơn. ..
- Việc áp dụng vb QPPL trong nước không được cản trở thực hiện điều ước QT mà VN là thành viên. ( luật ban hành VBQPPL)
d. MQH giữa chấp hành và áp dụng QPPL HC:
Đây là QH qua lại chặt chẽ:
(1) Đối với cơ quan có thẩm quyền: việc AD đồng thời là CH, nhưng không phải CH nào cũng là AD.
Vdu: UBND và CA phường có nghĩa vụ đôn đốc nhân dân trong phường CH quy
định về đăng kí hộ khẩu nhưng quyền AD là của CA quận.
(2) Nhiều trường hợp CH hoặc không CH, CH không đúng yêu cầu QP dẫn đến
việc AD là thường hay gặp.
(3) Nhiều trường hợp việc AD sẽ dẫn đến/ hoặc là điều kiện cho cho vệc chấp hành QPPL HC và QPPL khác.
Vdu: Việc AD luật HC về cấp sổ đỏ tốt là điều kiện để người dân sd quyền sd đất. C, QUAN HỆ PL HC:
1 – KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: a. Khái Niệm:
- QHPL HC là hình thức pháp lí của quan hệ hành chính xuất hiện trên cơ sở điều
chỉnh của QPPL HC đối với QH đó. Các bên tham gia QHPL HC mang những
quyền và nghĩa vụ pháp lí của QPPL HC tương ứng đã dự kiến trước. b. Đặc điểm:
(1) Nội dung QHPL HC đực quy định bới đặc thù QH HC, trong đó chủ yếu là tính
bất bình đẳng của QH đó.
(2) Để QHPL HC xuất hiện phải có sự hiện diện mà trong đó chủ yếu là cơ quan HC ( đại diện nó) .
(3) QHPL HC có thể xuất hiện theo sáng kiến của bất kì bên nào (cơ quan NN, công dân...).
(4) Đa phần các tranh chấp giữa các bên tham gia QHPL HC được giải quyết theo
thủ tục HC, nhưng có những trường hợp phải giải quyết tại tòa.
(5) Nếu bất kì bên nào vi phạm LHC thì phải chịu trách nhiệm trước NN, cơ quan
hoặc người có thẩm quyền đại diện cho NN. 2 – CƠ CẤU:
Chủ thể, Khách thể, Nội dung. a. Chủ thể:
- Chủ thể gồm các bên tham gia QHPL HC. Phải có : + năg lực pháp luật HC. + năng lực hành vi HC. - Chủ thể gồm 2 loại:
+ chủ thể bắt buộc: đại diện cho cơ quan NN.
+ chủ thể tham gia: đại diện cho chính mình. b. Khách thể:
- Là lí do, nguyên nhân, nguyên cớ làm phát sinh QHPL HC. Đó có thể là trật tự
quản lí NN trên các lĩnh vực KT, XH, AN..hoặc mục đích của đối tượng quản lí khi tham gia QHPL HC.
Vdu: A đánh B – Khách thể là tính mạng, sức khỏe,..giá trị sống. c. Nội Dung:
- Bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính, hay các quyền và nghĩa vụ
mà QPPL HC quy định cho các chủ thể sẽ có được, hoặc phải gánh chịu khi tham gia QHPL HC.
- Đặc trưng của quyền và nghĩa vụ PL HC: Bên chủ thể bắt buộc trong QHPL HC (
cơ quan NN, người có thẩm quyền, tổ chức có quyền ra mệnh lệnh buộc các chủ
thể tham gia QHPL HC phải tuân theo. 3 – PHÂN LOẠI:
a. Theo tính bất bình đẳng hay bình đẳng: ( ngang dọc)
- QH bất bình đẳng ( dọc) : 2 bên có QH trực thuộc nhau về tổ chức, hoặc 1 trong 2 đại diện cho NN.
- QH bình đẳng (ngang) : không trực thuộc nhau về tổ chức. Ý chí các bên được
biểu hiện qua thỏa thuận. Thường mang tính thủ tục, sẽ chuyển hóa dần sang dọc.
VD: Khi ban hành quyết định liên tịch thì tồn tại QH ngang giữa các cơ quan ban
hành. Nhưng từ thời điểm ban hành thì quyết định đó làm phát sinh QH dọc trong nội bộ cơ quan tham gia. b. Theo tính chất của ND:
(1) QHPL vật chất HC ( nội dung ).
(2) QHPL thủ tục HC ( hình thức ).
- hình thức là phương tiện thực hiện nội dung. c.Theo mục đích:
(1) QH tích cực : QH phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tích cực của QLNN.
(2) QH tiêu cực : QH bảo vệ PL, chống lại vi phạm trong hoạt động HC. d. Theo QH với tài sản: (1) QH tài sản. (2) QH phi tài sản.
4 – SỰ KIỆN PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH:
- QHPL HC chỉ phát sinh,thay đổi, chấm dứt khi đồng thời tồn tại cả ba điều kiện sau:
(1) QPPL HC là điều kiện mang tính cơ sửo ( ĐK cần ).
(2) Tồn tại đầy đủ các chủ thể tương ứng có đủ Năng lực hành vi hành chính dó
QPPL HC quy định. ( ĐK cần ).
(3) Sự kiện pháp lí HC có vai trò quyết định việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các QHPL HC. ( ĐK đủ ).
- Sự kiện pháp lí HC: hành vi ( hành động hoặc không hành động ) và sự biến. (1) Hành vi : + hợp pháp. + không hợp pháp. (2) Sự biến:
- Những hiện tượng tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí con người. Như chiến tranh, bão lũ....
VD: NN cưỡng chế dân di rời để phòng chống bão, lũ..
CHƯƠNG 4/ QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
1.1. Khái niệm “cơ quan hành chính nhà nước”:
- Cơ quan hành chính nhà nước: là những bộ phận hợp thành của bộ máy hành
chính nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành chính nhà nước.
- HP 2013 Đ94: “ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội”
Đ114 : “ UBND ở cấp chính quyền địa phương do HDND cùng cấp bầu là cơ quan
chấp hành của HDND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”.
- Bộ máy NN bao gồm: cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính nhà
nước; tòa án nhân dân; viện kiểm sát nhân dân; chủ tịch nước; kiểm toán nhà nước;
hội đồng bầu cử quốc gia. 1.2. Đặc điểm:
- Đặc điểm chung với mọi cơ quan nhà nước: (1) CQNN là 1 tập thể cán bộ, công
chức nhà nước; có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức; (2)được trao những
thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước. (3) Nhân sự của cơ quan
nhà nước được hình thành theo HP, luật và các vb luật khác có liên quan. - Đặc điểm riêng:
(1) CQHC NN được thành lập để thực hiện chức năng hành chính NN ( quản lí NN).
(2) Các cơ quan HCNN tạo thành 1 thể thống nhất và có tình thứ bậc. Đây là dặc
điểm rất đặc thù của CQHC NN.
(3) Hoạt động của CQHC NN mang tính dưới luật , được tiến hành trên cơ sở HP,
luật, pháp lệnh, và để thi hành các văn bản đó.
(4) Thẩm quyền của CQHC NN chỉ giới hạn trong phạm vi HC NN. Không thể can
thiệp tới quá trình xét xử của Tòa Án.
(5) Các CQHC NN do CQ quyền lực NN thành lập trực tiếp, hoặc gián tiếp, trực
thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà nước.
(6) Hoạt động của CQHC NN là đối tượng giámm sát của CQ quyền lực NN.
(7) CQHC NN có đối tượng, khách thể ( những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, các tổ chức xh, công dân và các quá trình
chính trị, kinh tế - xã hội )tác động rộng lớn. 1.3. Phân loại:
(1) Căn cứ vào vị trí được quy định trong Hiến Pháp 2013:
- CQHC NN cao nhất : Chính Phủ.
- CQHC NN ở địa phương: UBND các cấp theo đơn vị hành chính, HC – KT do QH thành lập.
(2) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- CQHC NN ở trung ương: Chính Phủ, cơ quan ngang bộ.
- CQHC NN ở địa phương: UBND các cấp.
- Đơn vị HC-KT đặc biệt.
(3) Căn cứ vào tính chất, thẩm quyền:
- CQHC NN có thẩm quyền chung: Chính Phủ, UBND các cấp. Có chức năng thực hiện hoạt động HC NN.
- CQHC NN có thẩm quyền riêng: Bộ, CQ ngang bộ, ...
(4) Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động:
- Hoạt động và tổ chức theo chế độ tập thể : Chính Phủ
- Hoạt động và tổ chức theo chế độ tập thể kết hợp với thủ trưởng: UBND các cấp.
- Hoạt động và tổ chức theo chế độ 1 thủ trưởng: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
1.4. hệ thống cơ quan hành chính NN:
- CQHC NN cao nhất : Chính Phủ.
- CQHC NN ở địa phương: UBND các cấp
- CQHC NN ở đơn vị HC – KT đặc biệt do QH lập.
- CQ chuyên môn giúp tham mưu, giúp CQHC N có thẩm quyền.
II. CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: 2.1. Chính Phủ:
Danh sách 8 Cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu:
STT Cơ quan thuộc Chính phủ Người đứng đầu 1 Đài Tiếng nói Việt Nam
Tổng giám đốc Đỗ Tiến Sỹ 2
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quyền Trưởng ban Bùi Hải Sơn 3
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh 4 Thông tấn xã Việt Nam Tổng giám đốc 5
Đài Truyền hình Việt Nam
Tổng Giám đốc Lê Ngọc Quang 6
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chủ tịch: Ông Châu Văn Minh 7
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Chủ tịch: Ông Bùi Nhật Quang 8
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chủ tịch: Ông Nguyễn Hoàng Anh
Ngoài ra, còn có 2 trường đại học thuộc Chính phủ là Đại học Quốc gia Hà Nội và
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.1. Vị trí, chức năng của chính phủ:
- Vị trí pháp lí của Chính phủ trong Hiến Pháp 2013 có chức năng thực hiện quyền
hành pháp và chức năng chấp hành.
- - HP 2013 Đ94: “ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội”
2.1.2. Cơ cấu của Chính Phủ:
- Gồm : Thủ tướng chính phủ (1), các phó thủ tướng (5), các bộ trưởng (17), (4)thủ
trưởng cơ quan ngang bộ. (Tổng 27 ae.) - Thủ tướng do QH bầu.
- Thủ tướng trình QH đề ngị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với P thủ tướng,
Bộ trưởng và các thành viên khác.
- Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết QH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức P thủ
tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ.
- Chính phủ được xác lập làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đã số. Điều 96. HP 2013
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước
Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công
nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban
bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm
tính mạng, tài sản của Nhân dân;
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập,
giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công
chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ
máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân
trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công
dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của
Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực
điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê
chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính
đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2.1.4. Hình thức hoạt động của chính phủ :
Hình thức hoạt động tập thể:
- Phiên họp ( thường kỳ hoặc họp đột xuất ).
+ Thường kì: mỗi tháng 1 phiên.
+ Bất thường: triệu tập của thủ tướng, y/c của CTN, ít nhất 1/3 thành viên CP..
- Phiên họp chỉ tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Chính Phủ tham dự.
- Những vde quan trọng thuộc thẩm quyền phải được thảo luận tập thể và quyết
định theo đa số. Được > nửa tán thành. - Thủ tướng cao nhất.
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: tham gia phiên họp, biểu quyết, chịu
trách nhiệm tập thể, tham gia các công tác khác.
- CP tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2.1.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ tướng: Theo điều 98 Hp 2013:
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ
trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ;
phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình
chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ
và Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Bộ và cơ quan ngang bộ: tổng 22
Danh sách 18 Bộ và người đứng đầu: STT Bộ Bộ trưởng 1 Bộ Quốc phòng Ông Phan Văn Giang 2 Bộ Công an Ông Tô Lâm 3 Bộ Ngoại giao Ông Bùi Thanh Sơn 4 Bộ Nội vụ Bà Phạm Thị Thanh Trà 5 Bộ Tư pháp Ông Lê Thành Long 6
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ông Nguyễn Chí Dũng 7 Bộ Tài chính Ông Hồ Đức Phớc 8 Bộ Công Thương Ông Nguyễn Hồng Diên 9
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ông Lê Minh Hoan 10 Bộ Giao thông vận tải Ông Nguyễn Văn Thắng 11 Bộ Xây dựng Ông Nguyễn Thanh Nghị 12
Bộ Tài nguyên và Môi trường Ông Trần Hồng Hà 13
Bộ Thông tin và Truyền thông Ông Nguyễn Mạnh Hùng 14
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ông Đào Ngọc Dung 15
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông Nguyễn Văn Hùng 16
Bộ Khoa học và Công nghệ Ông Huỳnh Thành Đạt 17
Bộ Giáo dục và Đào tạo Ông Nguyễn Kim Sơn 18 Bộ Y tế Bà Đào Hồng Lan 4 cơ quan ngang bộ: - ngân hàng nhà nước: - văn phòng cp - thanh tra chính phủ -
2.2.1. Vị trí, tính chất pháp lý và chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ: Theo điều 99 HP 2913:
“1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người
đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành
và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan
trọng thuộc trách nhiệm quản lý.”
Điều 39 luật tổ chức Chính Phủ:
“1. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh
vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của từng bộ, cơ quan ngang bộ.”
=> Vị trị, tính chất của Bộ, cơ quan ngang Bộ kp là CQHC NN, càng không phải là
1 cấp hành chính độc lập được xác lập trong tổ chức bộ máy NN nói chung hệ thống CQHC NN nói riêng.
=> Cquan này mang tính chất thực hiện nhiệm vụ QLNN ở cấp CP .
- CQNN tồn tại dưới 2 dạng:
+ Bộ, cơ quan ngang bộ quản lí ngành: TH QLNN đối với 1 ngành hay nhóm liên
quan KT, XH, VH ( nông nghiệp, công nghiệp, xd Thương mại,..)
+ Bộ, Cơ quan ngang bộ quản lí theo lĩnh vực: TH QLNN đối với từng lĩnh vực
lớn ( kế hoạch, tài chính, khoa học công nghệ, môi trường, ngoại giao, tổ chức, công vụ).
2.2.2. Cơ cấu của Bộ, cơ quan ngang Bộ:
- Cơ cấu tổ chức bao gồm: + Vụ + Văn Phòng + Thanh Tra + Cục + Tổng Cục
+ Đơn vị sự nghiệp công lập. (1) Vụ:
- tham mưu tông hợp hoặc chuyên sâu về QLNN đối với ngành, lĩnh vực hoặc
tham mưu về công tác quản trị nội bộ.
- 0 có tư cách pháp nhân, 0 con dấu, 0 tài khoản. (2) Văn Phòng:
- tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt đọng của bộ.
- tổng hợp, theo dõi, đôn đốc tổ chức, đơn vị thuộc bộ thực hiện công việc của Bộ.
- thực hiện nhiệm vụ liên quan tới hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lí csvc-kt, tài
sản, kinh phí hoạt động, điều kiện làm việc, phục vụ chung. - có con dấu riêng. (3) Thanh tra:
- thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng , chống tham
nhũng, tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc chuyên ngành.
- có con dấu, tài khoản riêng. (4) Cục:
- tổng hợp, giải quyết các vấn đề cụ thể trong 1 hoặc 1 số lĩnh vực.
- giúp bộ thực hiện quản lí công viẹc nhà nước.
- thực thi PL đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi Ql.
- có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng.
- không phải đơn vị tổ chức ở tất cả các bộ, được lập khi đủ tiêu chí đề ra. (5) Tổng cục:
- tham mưu, giúp bộ trưởng QLNN.
- tổ chức thực thi PL đối với chuyên ngành lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền.
- có tư cách pháp nhân, con dấu, tk riêng.
- không phải đơn vị tổ chức ở tất cả các bộ, được lập khi đủ tiêu chí đề ra.
(6) Đơn vị sự nghiệp công lập:
- không có chức năng QLNN.
- sẽ chuyển dần sang cơ chế tuẹ chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, và tài chính.
2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ: Chương II ND 123/2016:
nhiệm vụ, quyền hạn của bộ Điều 6. Về pháp luật
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh,
dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính
phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và
các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức,
đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
3. Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.
5. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
6. Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố
tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
8. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy
định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp
luật thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia
thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; công bố (trừ những nội dung
thuộc bí mật nhà nước) và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên
cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ;
phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Về hợp tác quốc tế
1. Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng
quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc
gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
3. Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức
thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức
thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan mình.
Điều 9. Về cải cách hành chính
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản
lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.
2. Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một
hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
3. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục
hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ
quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
4. Cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao
quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ.
5. Thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công vụ
và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.
Điều 10. Về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực
1. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp
công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập
theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà
nước thuộc lĩnh vực quản lý.
3. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự
nghiệp công; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý.
4. Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám
sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý.
5. Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực
hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác
1. Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và các
chương trình, chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại
hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có
điều kiện theo quy định của pháp luật và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.
Điều 12. Về hội, tổ chức phi Chính phủ
1. Công nhận ban vận động về thành lập hội, tổ chức phi Chính phủ có phạm vi
hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; có ý kiến bằng văn bản với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về việc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi
tên và phê duyệt điều lệ hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động
trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về hội thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo
quy định của pháp luật.
Điều 13. Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập
1. Trình Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý.
Trình Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổng cục và tổ chức
tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ, cục và tương đương thuộc Bộ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc Bộ.
3. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành,
lĩnh vực được giao quản lý.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra,
văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan
chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
8. Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề
nghiệp và số lượng viên chức trong tổng số viên chức được giao của đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật; quyết định giao biên chế
công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ.
Điều 14. Về cán bộ, công chức, viên chức
1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ
chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng.
2. Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý
sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ theo quy định
của pháp luật. Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch,
cửa quyền trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển,
biệt phái, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối
với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật,
Điều 15. Về kiểm tra, thanh tra
1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Kiểm tra, thanh tra các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
trong việc thực hiện pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo
quy định của pháp luật.
Điều 16. Về quản lý tài chính, tài sản
1. Lập dự toán, phân bổ, quản lý và quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ; kiểm
tra tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực.
3. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản Nhà nước giao theo quy định của pháp luật
2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ trưởng:
Đ99 HP 2013: ”1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính
phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan
ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công;
tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan
trọng thuộc trách nhiệm quản lý.”
Chương IV, Luật TCCP 2015: nhiệm vụ và quyền hạn của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Điều 32. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng
đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và
theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
tư cách là thành viên Chính phủ
1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể
Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ
chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính
phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm
về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
3. Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
4. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy
quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi
hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và
các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Điều 34. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ
quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ
của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
2. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các
vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ
chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành
hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành,
lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân
chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với
các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ
liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp,
ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
7. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế
- kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
8. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng,
kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
10. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
11. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc
và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ,
công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về
những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn
của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 35. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn và kiểm tra, phối hợp với
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công
tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định
do các cơ quan đó ban hành trái với , luật và văn bản của Hiến pháp cơ quan nhà
nước cấp trên hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan
ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp
thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ
công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi
hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ
tướng Chính phủ quyết định.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội
về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của
mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của
Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
2. Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình,
trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về
nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp
nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ
quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2.3. Cơ quan hành chính NN ở địa phương: 3 cấp
- cấp tỉnh : tỉnh, tp trực thuộc trung ương.
- cấp huyện: huyện, quận, thị xã, tp thuộc tỉnh, tp thuộc trung ương.
- cấp xã: Xã, phường, thị trấn.
- ngoài ra còn có đơn vị HC – KT đặc biệt. 2.3.1. UBND:
K1 Đ144 HP 2013 :” Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên.” - Cơ cấu tổ chức :
+ Do HDND cùng cấp bầu ra.
+ gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên.
2.3.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND:
K2 Đ114 HP 2013: “ Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp
luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực
hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”
- Trong mqh với HDND các cấp: xd và trình HDND quyết định các nội dung liên
quan đến việc ban hành nghị quyết của HDND, tổ chức thực hiện nghị quyết HDND.
- về tổ chức bộ máy địa phương: UBND
Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015. 1. Trong lĩnh vực kinh tế 2. Trong lĩnh vực XH, KHCN
3. Đảm bảo trật tự an toàn XH ở địa phương 4. Phòng chống thiên tai
5. Bảo vệ tài sản của NN tại địa phương
6. Phòng chống xử lý các VPPL
7. Tuyên truyền giáo dục PL
8. Phối hợp với thường trực HĐND cùng cấp để chuẩn bị nội dung của các kỳ họp của HĐND
- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong các lĩnh vực: mqh với HĐND cùng cấp ,
về tổ chức bộ máy địa Phương thự ,
c hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát
triển kinh tế,về chính sách dân tộc, về an ninh quốc phòng,về đảm bảo thi hành hp và pháp luật.
2.3.1.4. Hình thức hoạt động của UBND
- Bao gồm hoạt động tập thể của UBND, của Chủ tịch UBND và các thành viên của UBND.
- Hình thức hoạt động của UBND: thông qua các phiên họp.
2.3.2 Cơ quan chuyên môn thuộc UBND
a. Vị trí, tính chất pháp lý và chức năng của cơ quan chuyên môn
- Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
- Điều 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
- HĐND cấp tỉnh phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện
- Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều:
+ Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp
+ Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên - môn cấp trên
- Hoạt động theo chế độ thủ trưởng
+ Báo cáo công tác chuyên môn với cơ quan chuyên môn cấp trên, với Chủ tịch UBND | và HĐND cùng cấp
+ Thủ trưởng cơ quan chuyên môn do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm nhưng
có tham | khảo ý kiến của người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp - Tổ chức
+ Cấp tỉnh: 17 sở, ban, các ( thêm 3 do đặc thù)
+ Cấp huyện: 10 phòng, chi cục ( thêm 3 do đặc thù)
+ Cấp xã: 7 chức danh chuyên môn
2.3.2.2. Cơ cấu của cơ quan chuyên môn
- Cơ cấu tổ chức của sở thuộc UBND: + Văn phòng + Thanh tra
+ Phòng chuyên môn nghiệp vụ
+ Chi cục (không bắt buộc)
+ Đơn vị sự nghiệp công lập (không bắt buộc)
+ Giám đốc sở là ng đứng đầu cơ quan sở. PGĐ sở giúp việc cho GĐ sở.Mỗi sở k
quá 3 GĐS ( HN và HCM không quá 4).
- Cơ cấu tổ chức của phòng
+ Trưởng phòng là người đứng đầu, cấp phó là người giúp trưởng phòng.
+ Số lượng cấp phó trưởng phòng không quá 3.
2.3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn
- Nhiệm vụ của sở: Trình UBND tỉnh những dự thảo thuộc về việc thực hiện nhiệm
vụ chức năng và tổ chức nội bộ. Tiến hành các hoạt động thực hiện công tác quản
lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực được giao. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh
vực được phân công phụ trách Giúp UBND tỉnh quản lý nn đối . với doanh nghiệp, …
- Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng: Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định,
chỉ thị. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt.Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý.