Soạn bài Mời trầu | Ngữ văn 8 Bài 7: Thơ đường luật sách Cánh Diều
Soạn bài Mời trầu | Ngữ văn 8 Bài 7: Thơ đường luật sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 7: Thơ Đường luật (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Mời trầu | Ngữ văn 8 Bài 7: Thơ đường luật sách Cánh Diều 1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 40 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản bày.
- Khi đọc hiểu văn bản thơ Đường luật, các em cần chú ý:
+ Nhận biết bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ; viết theo
thể thơ nào. Nếu là thơ dịch từ chữ Hán thì cần đọc kĩ phần Dịch nghĩa để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ.
+ Tìm hiểu chủ đề, bố cục và mối quan hệ giữa các câu thơ trong bài.
+ Tìm hiểu không gian, thời gian và biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng.
- Đọc trước văn bản Mời trầu và tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Hồ
Xuân Hương. Mời trầu là một trong hơn 50 bài thơ Nôm được truyền tụng của Hồ
Xuân Hương. Thơ của bà thường gắn với các lễ hội, các phong tục tập quán, thể
hiện khát vọng về hạnh phúc, tình yêu, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhà thơ đã
đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động, tận dụng các phép đối, sử
dụng từ ngữ, hình ảnh độc đáo, táo bạo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ
Đường luật và phá vỡ nhiều quy định trong thơ ca trung đại.
Hồ Xuân Hương được tôn xưng là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà đã được dịch ra
nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Nưm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là Danh nhân văn hóa. Câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu. Hướng dẫn trả lời:
Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Chia bài thơ thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
Chủ đề: Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại
Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện
như thế nào trong tác phẩm này? Hướng dẫn trả lời:
- Bài thơ gắn với phong tục: ăn trầu, mời trầu.
- Nội dung phong tục ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ. Hai câu thơ
là lời mời trầu đầy hóm hỉnh:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:
a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy
phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ
b. Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương.
Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả? Hướng dẫn trả lời:
a. Ở bài Mời trầu có câu thành ngữ "xanh như lá và bạc như vôi" được áp dụng
trong câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Việc đưa thành ngữ vào tác phẩm
đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế, tài tình và nhuần nhuyễn. Việc đưa thành ngữ như
thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Thi sĩ Xuân Hương như đang
ngầm răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ “Đừng
xanh như lá, bạc như vôi” cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng
bao giờ “thắm lại” được.
b. Từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:
"Này của Xuân Hương mới quệt rồi."
Một cách thể hiện cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng. Nhà
thơ tự trải lòng mình, bày tâm tư, tình cảm một cách chân thật. Chữ “này” biểu thị
một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. Cụm từ “Mới quệt rồi” vừa
giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách của cô gái.
Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em,
đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó Hướng dẫn trả lời:
“Mời trầu” thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả. Qua “Mời trầu” ta thấy được
những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn
của nhân vật trữ tình về tình yêu, mong rằng nó “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện
ước nhắn nhủ của bản thân mình.
=> Qua bài thơ có thể thấy được Xuân Hương là một người mạnh mẽ, bà có tiếng
nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.
Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều
tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) Hướng dẫn trả lời: Bài làm tham khảo:
(1) Mời trầu là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt của Bà chúa thơ
Nôm Hồ Xuân Hương. (2) Mượn câu chuyện mời trầu, nữ thi sĩ đã ẩn dụ về chuyện
tình cảm và số phận người phụ nữ trong thời đại lúc bấy giờ. (3) Trong bối cảnh xã
hội phong kiến, thân phận phụ nữ còn phải chịu nhiều thiệt thòi, không chỉ không
được tự lựa chọn bến đỗ cho cuộc đời mình, mà còn phải chịu kiếp chồng chung.
(4) Biết bao cô gái đã phải sống trong cảnh đau khổ, bất hạnh và tủi nhục vì bị
chồng đánh đạp, hành hạ. (5) Suy cho cùng, tiếng kêu than của những người phụ
nữ thấp cổ bé họng trong xã hội cũ ấy đâu có được ai lắng nghe đâu? (6) Chính vì
thế, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã có lời ngóng cầu rằng nếu là duyên phận của nhau
thì hãy thắm lại, chớ xanh như lá, bạc như vôi. (7) Đó là lời mong ước, khát vọng về
một tình yêu hạnh phúc, chung thủy và vẹn toàn của một người phụ nữ. (8) Qua đó
thể hiện khát vọng hướng tới hạnh phúc và được làm chủ cuộc đời mình của tác giả
trong bối cảnh xã hội xưa.
Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể
hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên Hướng dẫn trả lời:
- Bài thơ Mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài ca dao khác nhau về thể thơ:
Bài thơ mời trầu là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; Bài ca dao là thơ lục bát.
- Đề tài của hai bài cũng tương đối giống nhau: Đều nói về tình yêu đôi lứa.
- Thái độ của tác giả:
+ Bài ca dao: vui mừng trước tình yêu đôi lứa.
+ Bài thơ mời trầu: bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.
-----------------------------------------------------------------------------------