Soạn bài Người thầy đầu tiên | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Người thầy đầu tiên trang 65 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 7 trang 65 Kết nối tri thức
1. Soạn bài Người thầy đầu tiên: Trước khi đọc
Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý. Gợi ý trả lời:
Cô giáo mà em yêu quý nhất là cô Hà Lê - giáo viên chủ nhiệm của em ở lớp 6. Cô là
người dịu dàng, hiền lành, quan tâm và chăm sóc học sinh như một người mẹ. Cô đã
giúp em làm quen với môi trường và cách học mới ở lớp 6 một cách dịu dàng và kiên trì.
Em rất hạnh phúc và cảm thấy may mắn khi được là học sinh của cô.
2. Soạn bài Người thầy đầu tiên: Đọc văn bản
Nhận biết 1 trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Người kể chuyện ở đây là ai?
Hướng dẫn trả lời:
Người kể chuyện là một người họa sĩ cùng quê với An-tư-nai
Nhận biết 2 trang 70 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Người kể chuyện ở phần (4) là ai?
Hướng dẫn trả lời:
Người kể chuyện ở phần (4) vẫn là người kể chuyện ở phần (1) [người họa sĩ cùng quê với An-tư-nai]
Suy luận trang 70 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về việc vẽ tranh sẽ chẳng ra gì hết, bởi người kể
chuyện có cảm giác thỉnh thoảng không tin vào năng lực của chính mình, tự hỏi vì sao
số phận lại đặt cây bút vẽ vào tay mình để làm gì.
3. Soạn bài Người thầy đầu tiên: Sau khi đọc
Câu 1 trang 71 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích.
Hướng dẫn trả lời: Đoạn trích Người kể chuyện Ngôi kể (1)
Người họa sĩ cùng quê với An-tư-nai (2) An-tư-nai Ngôi thứ nhất (xưng tôi) (3) An-tư-nai (4)
Người họa sĩ cùng quê với An-tư-nai
Câu 2 trang 71 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Mối quan hệ của các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích:
• Sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu và quen biết nhau
• Hiện đang sinh sống ở Mát-xcơ-va
• Được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương
Câu 3 trang 71 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như
thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?
Hướng dẫn trả lời:
Hoàn cảnh sống của An-tư-nai: Là một bé gái mồ côi cha mẹ, sống với chú thím. Cô có
cuộc sống khó khăn và vất vả, thiếu thốn về vật chất cũng như tình cảm gia đình. Dù vậy,
cô vẫn là một người chăm chỉ, tốt bụng và có lòng tự trọng.
Câu 4 trang 71 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?
b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy- sen?
c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen.
Hướng dẫn trả lời:
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật: An-tư- nai
b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:
- Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối. Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như
thế thầy lần lượt đưa hết các em sang
- Còn thầy Đuy-sen thì dường như không để ý đến những lời lăng mạ đó, coi như không
nghe thấy gì hết. Thường là thầy nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi
phá lên cười, quên mất mọi sự.
- Chúng tôi quyết định lấy đá và những tảng đất cỏ đăp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để
bước qua cho khỏi bị ướt
- Tôi không tưởng được thầy Đuy-sen làm thế nào chịu nổi - vì thầy đi chân không, làm không ngơi tay
- Thầy Đuy-sen lẳng tảng đá đi, nhảy ngay lại bên tôi, đỡ tôi lên tay, rồi bế tôi chạy lên
bờ và lót chiếc áo choàng đặt tôi ngồi vào đấy. Thầy hết xoa hai chân đã tím bầm, cứng
đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của tôi trong bàn tay mình, rồi đưa lên
miệng hà hơi ấm cho tôi
- Ước gì An-tư-nai được gửi ra thành phố lớn để học tập
- Tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những
ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi
c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: thầy là một người thầy giáo tốt
bụng, giàu tình yêu thương, luôn quan tâm đến các học sinh của mình, thầy hi sinh bản
thân để giúp các em được ấm áp.
Câu 5 trang 71 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ “người thầy đầu tiên”
ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?
Hướng dẫn trả lời:
- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm yêu thương và quý mến, kính trọng vô cùng
• Cô bé đã thầm nghĩ "Ước gì thầy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ
thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi,
ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!"
• Cô bé hiểu được tấm lòng của thầy, hiểu được những điều thầy làm là vì ước
mơ về tương lai tốt đẹp cho các học trò nên tự nguyên đến trường, tự nguyện
đi xa leo đồi lội suối, bạt hơi vì gió rét, chân ngập trong những cồn tuyết
- Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, An-tư-nai đã quyết tâm chăm chỉ học tập và trở thành
một viện sĩ trong tương lai
Câu 6 trang 71 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-
sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?
Hướng dẫn trả lời:
- Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có nhiều ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen:
• Vẽ thầy giáo Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con
ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông
• Vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh khi ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối
- Em ủng hộ ý tưởng vẽ cảnh thầy Đuy-sen cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối. Bởi hình ảnh
này chứa rất nhiều cảm xúc của nhân vật, đồng thời cũng là một bước ngoặt trọng đại
trong đời của nhân vật đó.
Câu 7 trang 71 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng:
• Dùng ngôi kể của người họa sĩ để giới thiệu về câu chuyện, giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn
• Dùng ngôi kể của An-tư-nai kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen và cô, giúp tăng
tính chân thực của câu chuyện
6. Nội dung văn bản Người thầy đầu tiên lớp 7
Câu chuyện kể về thầy giáo Đuy-sen tốt bụng, giàu tình yêu thương và hi sinh cho học
trò của mình. Nhờ có thầy, mà cô bé A-tư-nai được học chữ, được cảm nhận tình yêu
thương của một người thầy, một người cha. Chính thầy Đuy-sen đã giúp cô bé có một
tương lai tốt đẹp hơn. Cùng với đó, câu chuyện còn vạch trần mặt tối của xã hội lúc bấy
giờ. Nơi vẫn còn tư tưởng trọng năm khinh nữ, khiến các bé gái hiếm có cơ hội được
đến trường. Đồng thời lên án mạnh mẽ giai cấp quý tộc có hành vi khinh thường, đàn áp
người dân nghèo tội nghiệp.