Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II - Cánh diều 10
Hôm nay, muốn giới thiệu bài Soạn văn 10: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II, thuộc sách Cánh diều, tập 2. Kính mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 8: Văn bản nghị luận (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 10: Ôn tập và đánh giá cuối học kì II Nội dung ôn tập
Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn
bản đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Tham khảo và hoàn thành bảng sau Loại văn bản đã
Thể loại hoặc kiểu Tên văn bản học văn bản
Văn bản văn - Tiểu thuyết lịch sử - Kiêu binh nổi loạn học - Truyện ngắn
- Người ở bến sông Châu - Tiểu thuyết lịch sử - Hồi trống Cổ Thành - Thơ - Thu hứng - Bài 1 - Thơ - Tự tình - Bài 2 - Thơ - Thu điếu - Thể cáo - Bình Ngô đại cáo - Thơ nôm - Bảo kính cảnh giới
Văn bản nghị - Nghị luận xã hội - Bản sắc là hành trang luận
- Gió thanh lay động cành cô trúc - Nghị luận văn học - Đừng gây tổn thương - Nghị luận xã hội
- Nguyễn Trãi, người anh hùng - Nghị luận văn học của dân tộc
Câu 2. Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong
sách Ngữ văn 10, tập hai và chỉ ra đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó. Gợi ý: ⚫
Kiêu binh nổi loạn: Truyện tiểu thuyết chương hồi. ⚫
Hồi trống Cổ Thành: Tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử
=> Đặc điểm: Dung lượng lớn, chia thành nhiều chương, hồi. Mỗi hồi đều có
tiêu đề khái quát nội dung được trình bày. ⚫
Người ở bến sông Châu: Truyện ngắn
=> Đặc điểm: Ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.
Câu 3. Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được
học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ
đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách
đọc hiểu các văn bản thơ này. - Đặc điểm chung: ⚫
Nội dung đáp ứng được các chức năng thẩm mĩ, giáo dục... ⚫
Sự hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật.
- Phân tích: Tình yêu quê hương, đất nước; Lòng tự hào tự tôn dân tộc…
- Điểm chú ý: Thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, cách gieo vần, biện pháp
tu từ…; Tình cảm, tư tưởng được gửi gắm trong bài thơ…
Câu 4. Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học
trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu
các văn bản nghị luận ấy.
- Đặc điểm: Sử dụng lí lẽ để đánh giá vấn đề, đồng thời tìm ra những giá trị
thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Phân tích: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn bản nghị luận.
Câu 5. Cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi gồm những nội dung gì? Văn
bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng có vai trò
gì trong bài học này? Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và
hình thức thể loại) được học trong bài này. Viết
Câu 6. Nêu tên các kiểu văn bản nghị luận được rèn luyện viết trong sách Ngữ
văn 10, tập hai; nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn
luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một. Kiểu bài Tập một Tập hai
Nghị luận - Bàn về một vấn đề gắn với các - Bàn về một tư tưởng, hiện xã hội tác phẩm văn học tượng trong cuộc sống
- Nghị luận về một vấn đề xã hội
- Viết bài nghị luận về một
- Bàn luận, thuyết phục người vấn đề xã hội
khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Nghị luận
Viết bài văn nghị luận phân văn học
tích, đánh giá một tác phẩm truyện.
Câu 7. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về yêu cầu viết (mục đích và nội
dung) của bài nghị luận Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và Nghị luận
về một vấn đề xã hội đã học. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
- Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học ⚫
Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc
hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. ⚫
Nội dung: Cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương
diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài; Tìm hiểu về mối quan hệ
giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội ⚫
Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan
điểm của bạn đối với một vấn đề. ⚫
Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ
thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.
Câu 8. Nêu một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát
biểu ý kiến của mình. Giải thích vì sao đó là vấn đề xã hội cần có ý kiến. Nói và nghe
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận
ở sách Ngữ văn 10, tập hai. Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan
chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết như thế nào? - Các nội dung gồm: ⚫
Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện ⚫
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề ⚫
Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học ⚫
Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt với nội dung đọc
hiểu: Giúp người học củng cố, mở rộng kĩ năng về nội dung đọc hiểu. Tiếng Việt Câu 10.
a. Nêu một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 và phân tích tác dụng của một
biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6.
b. Nêu một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa
(Bài 6) và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Tự đánh giá cuối học kì II I. Đọc hiểu
a. Đọc bài thơ sau, ghi vào vở chữ cái đầu phương án trả lời đúng của mỗi câu
hỏi (từ 1 đến 5) và làm bài tập câu 6
Câu 1. Bài thơ Thương vợ là lời của ai, nói về ai?
A. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng
B. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình
C. Người chồng nói về người vợ của mình
D. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình
Câu 2 . Bài thơ nêu trên có đặc điểm như thế nào?
A. 8 câu, không có hình ảnh B. 8 câu, mỗi câu 7 chữ C. 8 câu, không có nhịp D. 8 câu, không có vần
Câu 3. Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?
A. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
B. Có chồng hờ hững cũng như không
C. Một duyên hai nợ âu đành phận
D. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Câu 4. Câu thơ nào sau đây sử dụng thành ngữ?
A. Quanh năm buôn bán ở mom sông
B. Nuôi đủ năm con với một chồng
C. Năm nắng mười mưa dám quản công
D. Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Câu 5. Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (Bài 2) (Hồ Xuân
Hương); Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ); Thu điếu (Nguyễn Khuyến) là gì?
A. Viết về tình cảm với quê hương.
B. Viết về đề tài người phụ nữ.
C. Viết về thiên nhiên, mùa thu
D. Làm theo thể thơ Đường luật.
Câu 6. Nêu nội dung chính của bài thơ trên trong 4 - 5 dòng
b. Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới:
Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.
Câu 2. Nêu các biểu hiện cụ thể giúp em nhận biết được phương thức biểu đạt
chính của văn bản trên.
Câu 3. Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng -
phân - hợp? Em dựa vào đâu để xác định cấu trúc ấy?
Câu 4. Viết 6 - 8 dòng nêu cảm nghĩ của em về nội dung và hình thức của đoạn trích trên. II. Viết
Chọn một trong hai để sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn
xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.
Đề 2: Phân tích bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương đã nêu ở trên.