
Preview text:
Soạn Văn 9 Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm
trong đời sống phì hợp với lứa tuổi
Bước 1: Trước khi thảo luận
- Xác định đề tài thảo luận: phải là vấn đề được quan tâm trong đời sống phù hợp
với lứa tuổi học sinh. Gợi ý:
● Tiếng Việt trên các vùng miền của đất nước
● Những hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến tiếng Việt
● Vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của tiếng Việt
● Ý nghĩa của thơ ca đối với đời sống con người Bước 2: Thảo luận
Gợi ý cấu trúc bài thảo luận ở lớp:
a) Mở đầu: Người chủ trì nêu vấn đề thảo luận (đã được thống nhất ở phần chuẩn bị) b) Triển khai:
- Các thành viên tham gia lần lượt phát biểu ý kiến dưới sự điều hành của người chủ trì:
● Chú ý theo dõi các ý kiến trước đó để nắm nội dung thảo luận
● Khi trình bày ý kiến, nếu đồng tình với ý kiến nào trước đó thì nêu ý kiến tán thành và ngược lại
● Cần đưa ra bằng chứng, lí lẽ xác thực khi tán thành/ không tán thành ý kiến khác
- Các thành viên tham gia phát biểu, trao đổi, giải đáp thỏa đáng ý kiến đóng góp và
câu hỏi từ phía người nghe với tinh thần cầu thị, tôn trọng sự khác biệt
- Thư kí ghi chép nội dung các ý kiến thảo luận thành biên bản
c) Kết thúc: Người chủ trì tổng kết các nội dung đã thaot luận, khằng dịnh ý nghĩa
của việc thảo luận về vấn đề, cảm ơn sự đóng góp của các thành viên tham gia Bước 3: Đánh giá
- Đánh giá các tiêu chí sau:
● Ý nghĩa của vấn đề thảo luận (tính thiết thực đối với đời sống của lứa tuổi học sinh)
● Chất lượng các ý kiến phát biểu (sự tập trung vào trọng tâm của vấn đề,
tính độc đáo của ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng...)
● Mức độ giải quyết vấn đề qua các ý kiến (tính thiết thực, khả thi của giải
pháp mà các ý kiến nêu ra)
- Trao đổi, rút kinh nghiệm về:
● Sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, cùng hiệu quả sử
dụng các phương tiện hỗ trợ
● Cách tổ chức, điều hành cuộc thảo luận