-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thực hành đọc: Trong lòng mẹ - Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành đọc: Trong lòng mẹ - Kết nối tri thức Văn 7 được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo, chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT) 31 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Soạn bài Thực hành đọc: Trong lòng mẹ - Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành đọc: Trong lòng mẹ - Kết nối tri thức Văn 7 được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo, chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Trong lòng mẹ 1. Đề tài và ngôi kể
• Đề tài: Tình mẫu tử • Ngôi kể: Thứ nhất
2. Những cảm xúc, suy nghĩ về mẹ của nhân vật Hồng khi phải xa cách và khi được gặp mẹ. a. Khi xa cách mẹ:
- Hồng cảm thấy nhớ mẹ, mong mỏi được gặp mẹ:
• Khi người cô hỏi Hồng có muốn đi thăm mẹ không, cậu đã đến hình ảnh
người mẹ đã định trả lời rằng “có”.
• Trước lời lẽ cay nghiệt của bà cô, Hồng nghĩ: “Nhưng đời nào tình
thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
- Yêu thương mẹ bao nhiêu, căm giận bà cô bấy nhiêu: Thương mẹ bao nhiêu,
cậu càng cảm thấy căm ghét bà cô bấy nhiêu.
- Căm ghét những hủ tục đã khiến hai mẹ con phải xa cách: “Giá những cổ tục
đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá
vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.” b. Khi gặp lại mẹ:
- Hoàn cảnh: Ngày giỗ đầu của thầy, Hồng ở trường về thì nhìn thấy một bóng
người quen thuộc. Hồng chạy theo gọi “Mợ ơi…” - Cuộc gặp gỡ:
• Khóc sụt sùi khi nhìn thấy mẹ.
• Ngồi trên xe, áp đùi vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm nhận
được hơi thở quen thuộc của mẹ.
• Ước mong bé lại để có thể áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, mơn man
khuôn mặt mẹ từ trán xuống cằm.
=> Sự ngạc nhiên xen lẫn cảm xúc vui mừng, cuối cùng sau bao nhiêu ngày xa
cách Hồng cũng được gặp lại mẹ.
=> Tình mẫu tử thiêng liêng không có điều gì chia cắt được.
3. Nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng. - Lời nói:
• Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
• Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm mà?
• Mày dại quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may
vá sắm sửa và thăm em bé nữa chứ.
=> Giọng điệu: Ngọt ngào nhưng thực chất là đầy mỉa mai, chế giễu
- Hành động: gọi tôi lại, cười và hỏi, vỗ vai tôi cười mà nói rằng, tươi cười kể
chuyện cho tôi nghe… Thể hiện sự giả tạo, gian dối.
=> Hình ảnh bà cô hiện lên là một người độc ác, nham hiểm chính là đại diện
cho xã hội phong kiến với những định kiến về người phụ nữ trong xã hội.
4. Bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong hồi ký “Những ngày thơ ấu” của
Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi
còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng
với người mẹ bất hạnh.