Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội CTST
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài soạn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (CTST)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội CTST
Đề bài trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói
Đề tài bài nói: Bàn về vấn đề này, bạn có thể trình bày những quan điểm sau:
+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên sở thích và năng lực cá nhân.
+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên nhu cầu thị trường.
+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp theo sự tư vấn của gia đình.
Hãy chọn một trong những quan điểm nêu trên (hoặc một quan điểm khác) mà bạn
cho là đúng đắn hoặc sai lầm để bày tỏ ý sự đồng tình hoặc không đồng tình của bạn,
Mục đích nói: Để thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của bạn.
Đối tượng người nghe: có thể là bạn học cùng lớp, thầy cô hoặc những người khác.
Không gian và thời gian nói: có thể trình bày bài nói ở lớp học hay trong một không gian quy định. Tìm ý, lập dàn ý Tìm ý
Trong trường hợp này ý tưởng chính là quan điểm của bạn về vấn đề sự lựa chọn
nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay, chẳng hạn quan điểm: giới trẻ hiện nay lựa chọn
nghề nghiệp theo sở thích và năng lực cá nhân. Ý tưởng này chính là vấn đề được
nêu ra để bàn bạc, thảo luận nhằm đem lại nhận thức đúng đắn, từ đó dẫn đến hành
động phù hợp cho cả người nghe và người nói. Để thu thập thông tin, bạn cần vận
dụng hiểu biết, trải nghiệm cá nhân về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. Lập dàn ý
Thông tin đã thu thập cần được chọn lọc, sắp xếp thành dàn ý chi tiết. Việc phác
thảo dàn ý chi tiết có thể dựa vào một số câu hỏi:
- Quan điểm của tôi về vấn đề này là gì?
- Những lí lẽ nào cần có để làm rõ cho quan điểm của tôi?
- Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho quan điểm của tôi?
- Có thể có những quan điểm nào trái ngược với quan điểm của tôi? Tôi cần trao đổi lại như thế nào?
- Thông điệp/ Lời kêu gọi hành động.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Trình bày bài nói theo hệ thống dàn ý đã chuẩn bị.
- Thái độ tự nhiên, tự tin và thân thiện.
- Giọng nói cần rõ ràng, rành mạch. Ngữ điệu cần linh hoạt, phù hợp.
- Kết hợp các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để giúp bài nói thêm thu hút.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Mỗi người trong cuộc sống đều gắn liền với một công việc, một nghề nghiệp nhất
định. Nó không chỉ gắn bó với chúng ta mỗi ngày mà còn có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với cuộc đời mỗi người. Và cũng chính vì có ý nghĩa to lớn mà việc lựa
chọn, định hướng nghề nghiệp cho tương lai là một công đoạn vô cùng quan trọng
tạo nên sự thành công sau này.
Chọn nghề là chọn cho mình công việc mà bản thân mình cho là phù hợp với sở
trường, với khả năng của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ. Tuy
nhiên, tại Việt Nam hiện nay việc chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp vẫn
còn chưa được coi trọng cũng như chưa phát huy được hết ý nghĩa của nó. Thực tế
rất nhiều bạn trẻ hiện nay có những định hướng hay chọn nghề nghiệp cho tương lai chưa thực sự phù hợp.
Thật vậy, có những người do gia đình đã có truyền thống làm một công việc gì đó
mà cũng quyết định sẽ tiếp nghiệp của gia đình. Điều này không có gì là sai nhưng
nó tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Nếu như nghề nghiệp truyền thống của
gia đình còn có thể phát triển mạnh, đem lại nhiều giá trị lợi nhuận và đặc biệt là
phù hợp với khả năng của bản thân thì điều đó hoàn toàn tốt. Nhưng ngược lại, nếu
sự tiếp nối nghề nghiệp truyền thống đó chỉ là sự gượng ép, không phù hợp với xã
hội hiện tại cũng như khả năng của bản thân thì điều đó hoàn toàn phản tác dụng.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ lại phó mặc sự chọn lựa nghề nghiệp của tương lai của
mình cho bố mẹ quyết định. Điều này nảy sinh một số khuyết điểm rằng nghề
nghiệp mà bố mẹ chọn có thể không phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.
Nó sẽ gây ra những sự gượng ép và bức xúc nhất định giữa cả 2 bên. Mặt khác,
cũng có nhiều người chọn nghề nghiệp cho mình theo trào lưu. Tức là ở thời điểm
họ chọn lựa nghề nghiệp, ngành nghề đó rất thịnh hành nên họ chọn. Điều này cũng
như 1 con dao hai lưỡi có thể “làm chảy máu” bất cứ ai không chắc chắn, kiên định
với lựa chọn. Điển hình như đầu những năm 2000, ngành ngân hàng, tài chính là
một trong những ngành nghề nhận được rất nhiều sự quan tâm và đăng ký thi đại
học tại các trường có chuyên ngành này. Cũng chính vì thế, mà sau khi tốt nghiệp,
số lượng cử nhân bị quá tải so với nhu cầu hiện có của thị trường, hàng ngàn cử
nhân đại học thất nghiệp….
Việc chọn sai nghề nghiệp còn gây ra nhiều hậu quả về lâu dài khác. Thứ nhất, chọn
sai nghề sẽ khiến bản thân người đó phải chật vật để có thể làm quen với công việc
vì nó không phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân. Nó sẽ khiến người đó
mất thêm nhiều thời gian để học hỏi lại những kiến thức bị thiếu hụt. Hơn nữa, việc
chọn sai nghề khiến bản thân không thể phát huy hết khả năng của bản thân vốn có,
làm giảm năng suất công việc… Về lâu dài, việc chọn sai nghề nghiệp sẽ dẫn đến
tâm lý nhàm chán, chán nản và thậm chí là ức chế khi phải làm quá lâu công việc
mà mình không yêu thích…
Chính vì thế, cần phải có những giải pháp, những phương hướng rõ ràng nhằm đưa
ra những quyết định chọn nghề đúng đắn nhất. Để đưa ra sự chọn lựa đúng đắn, bản
thân mỗi người phải hiểu rõ năng lực của mình như thế nào, điểm mạnh điểm yếu ra
sao cũng như phải tìm hiểu thật kĩ về ngành nghề mà mình định theo học và định
hướng sau này. Tuy nhiên, khi đứng trước quyết định lựa chọn nghề nghiệp thì
chúng ta cũng cần có sự cố vấn, góp ý của những người lớn đã có kinh nghiệm.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi họ có thể sẽ đưa cho mình những góp ý
tốt về xu hướng phát triển của ngành nghề đó trong tương lai cũng như những tố
chất cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nắm bắt được nhu cầu của xã hội để
đưa ra quyết định phù hợp nhất. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được hết khả
năng của bản thân với công việc mình yêu thích.
Chọn nghề nghiệp đôi khi quan trọng như chọn bạn đời vậy. Nó sẽ gắn bó với
chúng ta cũng như quyết định nhiều mặt trong cuộc sống. Chính vì thế, hãy đưa ra
những quyết định sáng suốt để vững bước thành công trong tương lai.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá Trao đổi
- Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép ý kiến của người nghe
- Trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng Đánh giá
- Đánh giá theo bảng sau: