Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) - Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) - Kết nối tri thức Văn 7 được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo, chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống 1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Tham khảo một số đề tài sau:
• Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy
hải âu bay): sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì diệu của tình yêu thương,
niềm tin vào cuộc sống, vẻ đẹp của lòng can đảm, tôn trọng sự khác biệt,
• Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi); An,
Cò (Đi lấy mật); nhân vật “tôi”, người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ): tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống, tình yêu thương loài vật...
- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:
• Tìm ý tưởng cho bài trình bày từ những chi tiết trong văn bản truyện.
• Tìm các thông tin liên quan từ sách báo, phương tiện truyền thông…
- Lập dàn ý cho bài nói: Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng không thể bỏ qua. b. Tập luyện
- Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp.
- Cần nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói. Hiểu được việc trình bày của mình
được người nghe đánh giá như thế nào sẽ giúp em tập luyện tốt hơn.
• Giới thiệu được vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học.
• Thể hiện ý kiến của người nói về vấn đề được trao đổi.
• Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
• Nói rõ và truyền cảm.
• Sử dụng phù hợp các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt...).
• Mở đầu và kết thúc bài nói hợp lí. Có thể tạo sự chú ý với người nghe
bằng cách mở đầu theo cách riêng của em như kể một câu chuyện ngắn,
dẫn một câu nói nổi tiếng, nêu một kết quả khảo sát hay nghiên cứu,
2. Trình bày bài nói
- Với tư cách người nói, em cần lưu ý:
• Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị.
• Nhấn mạnh ý kiến riêng của mình về vấn đề đời sống.
• Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội
dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe.
- Với tư cách người nghe, em cần lưu ý:
• Tập trung lắng nghe để nắm được nội dung trình bày của bạn.
• Chú ý cách trình bày và thái độ của người nói.
• Ghi lại một số nội dung dự kiến sẽ thảo luận với người nói. 3. Sau khi nói
• Người nói: Kiểm tra lại thông tin, trao đổi với người nghe.
• Người nghe: Lắng nghe, phản hồi ý kiến. * Hướng dẫn bài nói: Mẫu 1
Một trong những cuốn sách mà tôi rất yêu thích là “Chuyện con mèo dạy hải âu
bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Trong tác phẩm này, tôi cảm thấy ấn
tượng nhất với nhân vật Gióc-ba, một con mèo mùn được nhà văn xây dựng để
gửi gắm bài học về tình yêu thương.
Truyện kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ
côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ
chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ,
nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự hỗ
trợ trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã hoàn thành ba lời hứa của mình.
Câu chuyện được bắt đầu từ một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú
mèo Gióc-ba lại làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Từng trang sách
được lật mở là từng cảm xúc khác nhau mà chúng ta đã trải qua: vui vẻ, buồn bã,
tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Một thế giới
của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.
Gióc-ba và họ nhà mèo đã nuôi lớn và dạy dỗ Lắc-ki bằng tình yêu thương chân
thành, tha thiết. Một lần nọ, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con
đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy
mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và
không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi
han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được
sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.
Ở cuối truyện, Lắc-ki học được cách bay, giọt nước mắt mãn nguyện của chú
mèo Gióc-ba đã cho thấy tình yêu thương thật lớn lao. Gióc-ba cảm thấy rất
hạnh phúc vì mình đã giữ đúng lời hứa nhưng trong sâu thẳm lại buồn vời vợi vì
từ đây sẽ xa đứa con nhỏ bé mà bấy lâu nay mình đã dành hết tình yêu thương
cho nó một cách trọn vẹn nhất. Qua câu chuyện, nhà văn cũng truyền tải đến
người đọc một thông điệp: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ
nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn”.
Đây là một thông điệp vô cùng giá trị trong cuộc sống hiện đại hôm nay.
“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã để lại cho người đọc cảm xúc đẹp đẽ.
Chúng ta cũng nhận ra được bài học về tình yêu thương trong cuộc sống. Mẫu 2
Một trong những tác phẩm mà tôi cảm thấy yêu thích là truyện ngắn Gió lạnh
đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Qua truyện ngắn này, tác giả đã gửi gắm bài
học về tình yêu thương trong cuộc sống, điều đó được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Sơn.
Sơn được sống trong một gia đình khá giả. Cậu được người thân trong gia đình
yêu thương, chăm sóc. Mùa đông đến, trời trở lạnh. Mẹ và chị đã trở dậy, ngồi
quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người trong gia đều đã mặc áo rét. Sơn
tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu
tay vào trong bọc. Cậu cảm nhận được cái lạnh, vội vơ cái chăn trùm lên đầu rồi
gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ
sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm.
Dù Sơn được sống trong một gia đình đầy đủ, cậu vẫn không tỏ ra kiêu ngạo và
xa cách. Mà ngược lại, Sơn rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung
quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi
người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn
tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các
đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu
xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy
cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư
xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con
Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã
rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh
khỉnh như các em họ của Sơn.
Nhưng có lẽ đặc biệt nhất với kể đến tình huống ở gần cuối truyện. Khi Sơn
nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh
áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn
chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi
với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem
chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của
mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo.
Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.
Như vậy, nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã thể hiện được
những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.