Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới sách Kết nối tri thức
Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới sách Kết nối tri thức là tài liệu được biên soạn giúp các em học sinh lớp 10 có thể hiểu thêm về văn bản này, có bài soạn mẫu tham khảo văn 10 cũng như phần đáp án, giải thích chi tiết
Chủ đề: Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới sách Kết nối tri thức
Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
- Những vị thần nào được liệt kê trong bài vè: thần đếm cát, tát biển, kể sao, đào
sông, trồng cây, xây rú, trụ trời.
Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió: giải thích cho hiện tượng khi
cây ngải tướng quân cuốn bông, cuốn lá lại thì chúng ta biết đó là lúc trời nổi cơn
giông, gió và sắp có một trận mưa kéo đến. Câu 1 SGK trang 14:
Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể. - Câu chuyện 1:
Thần Trụ trời xuất hiện khi chưa có vũ trụ trong không gian giữa trời và đất với sự
kiện chính là tách trời và đất thành 2 thực thể riêng biệt. - Câu chuyện 2:
Thời gian: không được nêu thời gian xuất hiện cụ thể.
Nhân vật chính: thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo.
Không gian: cả ở trên trời lẫn dưới trần gian.
Sự kiện: Giới thiệu về thần Sét và hiện tượng sét đánh. - Câu chuyện 3:
Thời gian: không được nêu thời gian xuất hiện cụ thể.
Không gian: cả ở trên trời lẫn dưới trần gian.
Nhân vật chính: Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió.
Sự kiện: Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần Câu 2 SGK trang 14:
Hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc
nhóm thần thoại suy nguyên.
Một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên:
- Nhân vật chính đều kể về các vị thần sáng tạo thế giới: thần Trụ trời, thần Sấm, thấm Sét
- 3 câu chuyện lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và
vạn vật: nguồn gốc hình thành trời, đất, biển, núi, sét,… Câu 3 SGK trang 14:
Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có
hình dạng và tinh khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình
thành trên cơ sở nào?
- Thần Trụ Trời có hình dạng và tinh khí: có hình dạng khổng lồ, có sức mạnh siêu
nhiên tách trời và đất để tạo nên địa hình như hiện nay mà con người đang sống.
- Thần Sét có hình dạng và tinh khí: có hình dạng khổng lồ, có sức mạnh siêu
nhiên, có một cái búa lớn, chuyên thi hành pháp luận ở trần gian, có “tính khí” nóng nảy và đáng sợ.
- Thần Gió có hình dạng và tinh khí: có ngoại hình khác thường (không có đầu), có
sức mạnh siêu nhiên, có thể làm gió lúc to hoặc nhỏ, ngắn hoặc lâu.
Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở: đặc điểm của các
hiện tượng tự nhiên, xã hội gắn liền với đời sống, xã hội con người từ xa xưa. Câu 4 SGK trang 14:
Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được
miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
Thần Trụ Trời làm công việc dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để
chống trời, tách trời và đất ra làm hai nhằm mục đích tách trời và đất ra làm hai
thực thể phân biệt để lí giải sự hình thành trời đất và di tích Cột chống trời.
Thần Sét làm công việc thi hành pháp luật ở trần gian, khi xử kẻ nào dù là người,
là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân
rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu nhằm mục đích trừng trị những kẻ ác ở trần gian
để lí giải sự hình thành hiện tượng sấm sét ở trần gian.
Thần Gió làm công việc tạo gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc
Hoàng, khi thần phối hợp với Thần Mưa, có khi cả thần Sét với mục đích tạo ra gió ở dưới trần gian.