Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí (CD)
Môn: Ngữ Văn 12
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập trang 101 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng
Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya)
*Bài viết mẫu tham khảo:
Trong thể loại nhật kí, đã có không ít tác giả khám phá và tạo ra những tuyệt tác
mang nỗi tâm tư sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đặng Thùy Trâm cũng vậy,
mặc dù đã ra đi nhưng cô đã để lại một áng văn đẹp đẽ mang nhiều cảm xúc và hơi
thở một thời đã qua, ấy chính là “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”. Đối sánh với tác phẩm
này, có thể kể đến đoạn trích “Một lít nước mắt” của cô bé Ki-tô A-ya. Cả hai đoạn
trích đều là những hơi thở cuối cùng còn sót lại của tác giả đối với cuộc đời. Xuyên
suốt tác phẩm, không chỉ là dòng cảm xúc sâu lắng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà
nổi bật lên đó chính là nghệ thuật trần thuật đặc sắc.
Nghệ thuật trần thuật được thể hiện đầu tiên qua người kể chuyện đều là chính tác
giả, nhân vật trung tâm là tác giả, nhật ký gắn với ngôi kể thứ nhất. Mọi việc được
ghi chép ra đều được soi ngắm qua tác giả. Với ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện
chứng kiến sự việc bằng tất cả giác quan của mình. Nói đến thể loại nhật ký chủ yếu
sử dụng hình thức ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”, “mình”. Bởi vậy mà yếu tố tâm tình,
trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất trong nhật ký. Hơn nữa, đó lại là những lời tâm
sự, trò chuyện của người viết với chính bản thân họ.
Từ điểm nhìn và người kể chuyện là chính tác giả mà nội dung câu chuyện được
trần thuật cũng là những sự việc và trải nghiệm cá nhân. Ở “nhật kí Đặng Thùy
Trâm” đó là những công việc hằng ngày của tác giả và câu chuyện về những thanh
niên hiếu học, mạnh mẽ, kiên cường – những người anh hùng vô danh. Đó là sự hi
sinh, đánh mất những ước mơ, hoài bão cá nhân và tuổi thanh xuân cống hiến cho
chiến trận. Cuối cùng là nỗi nhớ nhà da diết sâu thẳm trong trái tim tác giả và sự
kiên cường vượt qua những cảm xúc cá nhân và bao gian khó trên chiến trận. Trong
“Một lít nước mắt” xoay quanh sự việc A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y
nhưng vẫn lạc quan, hi vọng. Cô bé phải một mình xoay sở với cú ngã cũng như các
hoạt động thường ngày. Một kí ức nhiều cảm xúc nhất có lẽ là lúc cô bé thông báo
cho mẹ rằng mình không thể đi được nữa. Cuối đoạn trích là mặc cảm cá nhân,
những cảm xúc tiêu cực về bệnh tật nhưng nhanh chóng được xóa bỏ bởi ánh sáng
lạc quan trong cô bé.
Thêm nữa, ta có thể nhận thấy ở cả hai tác giả đều có dòng cảm xúc tự sự giống
nhau, ở họ đều mang một khát vọng giống nhau, đó là được tự do. Đặng Thùy Trâm
mong muốn giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Còn A-ya khát khao giành lại tự do
cho chính bản thân mình, để có thể đi, đứng, chạy nhảy, làm bất cứ điều gì cô thích.
Đặc biệt ở họ đều có một sự mạnh mẽ, lạc quan phi thường.
Đều là những con người có nhiều cảm xúc, cũng có những phút yếu lòng, nhưng
sau tất cả, họ nhanh chóng vượt thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, nhìn về phía
trước, tiếp tục tiến bước trên con đường đấu tranh của mình.
Giống nhau về tâm trạng, cảm xúc và lẽ sống là vậy, hai tác giả lại có sự khác nhau
về công việc và quan hệ xã hội. Một bên là cô bé A-ya chỉ vỏn vẹn trong vòng tay
mẹ, một bên là nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm một ngày phải tiếp xúc rất nhiều người.
Cũng chính điều này đã tạo ra sự khác biệt về tình cảm. Nếu A-ya chủ yếu bộc lộ
tình cảm với người mẹ thì ở tác giả Đặng Thùy Trâm, cô không chỉ có tình cảm gia
đình, nỗi nhớ thương quê hương, mà còn rất nhiều tình cảm yêu thương lẫn ngưỡng
mộ những bạn trẻ, nào Liên, nào Thuận - những người anh hùng vô danh.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt trong nghệ thuật trần thuật của hai tác giả đó là trong
nhật kí đều có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình. Ở nhật kí
Đặng Thùy Trâm, sự kết hợp đó được thể hiện qua một số đoạn văn như “Thuận vừa
mới khóc cha chết, hai chiếc tang còn nặng trên ngực nhưng nụ cười đã trở lại trên
đôi môi nhợt nhạt...cũng là một hình ảnh mà mình cần học tập”; “Từ hàng lim xào
xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn
tạp của cuộc sống hủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.”;
“con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba má, trong tiếng cười trong trẻo của các em
và trong ánh sáng chan hoà của Hà Nội.”. Ở một lít nước mắt, sự kết hợp các thủ
pháp nghệ thuật được thể hiện qua các đoạn văn như “Mùa xuân rồi cũng qua đi,
những cánh hoa bay lả tả lọt qua cửa xe hơi, mình đưa tay đón lấy, chợt một cảm
giác ấm áp như tình yêu thương của mẹ dâng tràn, cảm giác thật an lành.” Hay trong
đoạn “mình cứ liên tục trồi lên ngụp xuống tron bồn tắm. Nhưng kì lạ thật, mình
không hề có cảm giác là mình sẽ chết. Thay vào đó, mình được nhìn thấy một thế
giới trong suốt, có lẽ thiên đường cũng như vậy chăng?.”; “Mình bò đến bên nhà vệ
sinh cách đó ba mét, hành lang lạnh cóng. Thoạt tiên, lòng bàn chân mình còn mềm
mềm. Nhưng dần dần, đầu gối và lòng bàn tay lẫn bàn chân đều trở nên cứng đờ”.
Có thể thấy, sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật ở cả hai tác phẩm đều đưa đến
hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin sự kiện, đặc điểm tính cách và gia tăng
tính biểu cảm cho câu chuyện.
Thông qua hai đoạn trích, bên cạnh dòng cảm xúc sâu lắng trong những dòng tự
thuật của tác giả, ta còn nhận ra nghệ thuật trần thuật đặc sắc thể hiện qua lời tự
thuật, ngôi kể,….Đặc biệt là thủ pháp nghệ thuật kết hợp trần thuật với miêu tả, nghị
luận, trữ tình. Giữa hai tác giả tuy có những điểm giống và khác nhau tuy nhiên, ở họ
đều mang đến những áng văn tự sự độc đáo và đầy diễn cảm, những áng văn ấy
như một thứ ánh sáng diệu kì, xuyên thấu vào tâm hồn độc giả, đưa đến những
dòng cảm xúc tuy đượm buồn nhưng vô cùng đẹp đẽ.
Bài tập trang 103 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phối hợp những thao tác lập luận nào.
“Tôi đọc nhật kí của An-nơ Phrăng (Anne Frank) khi còn là sinh viên, mà nay tôi đã
52 tuổi. Nhật kí An-nơ Phrăng khi ấy là tác phẩm bắt buộc đọc đối với các sinh viên
Mỹ. Vì là người Mỹ gốc Do Thái, tôi thật sự bị lay động khi đọc nó. Tôi tin rằng có
nhiều điểm tương đồng giữa nhật kí của Phrăng và của Trâm. Chúng đều viết về tình
yêu và nỗi buồn, về sự tức giận và sự cam chịu. Tuy nhiên, từ quan điểm của một
người Mỹ, hai tình huống này có phần khác biệt. Có lẽ người Mỹ dễ thông cảm với
An-nơ Phrăng hơn, vì phát xít Đức đã từng là kẻ thù của chúng tôi và họ đã gây ra
những cuộc tàn sát kinh khủng nhất trong lịch sử. Còn đối với nhật kí của Trâm, một
vài người Mỹ, tôi muốn nhấn mạnh là rất ít thôi, có thể sẽ gặp một chút khó khăn khi
bị xúc động vì một người đã từng là đối thủ của mình. Nhưng tôi nghĩ hầu hết những
người Mỹ đã từng đọc cuốn nhật kí này đều tin và nhận ra rằng tất cả chúng ta đều
là những con người, với cùng một tình yêu cuộc sống, gia đình và đất nước. Và rằng
bác sĩ Trâm, mặc dù cô ấy đã căm thù sôi sục những người Mỹ hiếu chiến, nhưng
chung quy, cô ấy đã đơn giản viết lên những gì mình nhìn thấy và cảm nhận, với tư
cách một người bình thường trên Trái Đất này khi phải sống trong một thời kì vô
cùng khắc nghiệt.”.
(Theo Đa-vít Peo-mát (David Perlmutt), 2005, theo tuoitre.vn, 13-10-2005) Trả lời:
Người viết đã phối hợp những thao tác lập luận giải thích, chứng minh, so sánh.
Thao tác lập luận so sánh thể hiện qua đoạn văn “Tôi tin rằng có nhiều điểm tương
đồng giữa nhật kí của Phrăng và của Trâm. ….Tuy nhiên, từ quan điểm của một
người Mỹ, hai tình huống này có phần khác biệt”. Sau đó, kết hợp với thao tác phân
tích, chứng minh, tác giả đã so sánh điểm khác biệt giữa hai tác phẩm.Thao tác giải
thích, chứng minh được thể hiện qua lí lẽ cho rằng, người Mỹ dễ thông cảm với
An-nơ Phrăng hơn nhật kí của Trâm nguyên nhân là do “phát xít Đức đã từng là kẻ
thù … gây ra những cuộc tàn sát kinh khủng nhất trong lịch sử”.