-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ một bài thơ tám chữ | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ một bài thơ tám chữ | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 7: Hồn thơ muôn điệu (KNTT) 15 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ một bài thơ tám chữ | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ một bài thơ tám chữ | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 7: Hồn thơ muôn điệu (KNTT) 15 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ một bài thơ tám chữ
● Giới thiệu được bài thơ (nhan đề, tác giả), nêu ấn tượng chung về bài thơ
● Nêu được cảm nghĩ về một số nét nổi bật trong nội dung và nghệ thuật
của bài thơ; chỉ ra tác dụng của một thể thơ tám chữ trong việc tạo nên
nét độc đáo của bài thơ
● Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ
Hướng dẫn các bước Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ một bài thơ tám chữ
Bước 1: Trước khi viết
- Lựa chọn chọn bài thơ tám chữ mà em có ấn tượng sâu sắc và cảm nhận được
giá trị nội dung, nghệ thuật của nó - Tìm ý:
● Đọc bài thơ và ghi lại các đặc điểm sau của tác phẩm:
● Đặc điểm về vần thơ, nhịp thơ
● Đặc điểm về nội dung, mạch cảm xúc của bài thơ
● Hình ảnh độc đáo, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ...
● Chủ đề, thông điệp của bài thơ
● Ghi lại các cảm nghĩ chung của em về bài thơ - Lập dàn ý: Gợi ý: a) Mở đoạn:
● Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả)
● Nêu ấn tượng chung về bài thơ b) Thân đoạn:
● Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp) của bài thơ
● Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật và tác dụng của chúng trong
việc biểu đạt nội dung; nêu tác dụng của thể thơ 8 chữ trong việc tạo nên
nét đặc sắc của bài thơ
c) Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ về bài thơ Bước 2: Viết bài:
● Viết các câu văn triển khai những ý mà em tìm được theo dàn ý đã lập ở Bước 1
● Sử dụng các từ ngữ diễn tả chân thực, chính xác cảm nghĩ của em
● Chú ý sự kiên kết giữa các câu văn để tạo sự mạch lạc
Bước 3: Chỉnh sửa bài viết:
Rà soát và chỉnh sửa bài viết theo các gợi ý sau: - Phần mở đoạn:
● Đã giới thiệu được tên bài thơ, tác giả chữa? (bổ sung nếu thiếu)
● Đã nêu được ấn tượng, cảm nghĩ chung về bài thơ chưa (bổ sung nếu thiếu) - Phần thân đoạn:
● Đã sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về mạch cảm xúc, chủ đề,
thông điệp và những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ hay chưa? (bổ
sung hoặc điều chỉnh nếu chưa đáp ứng yêu cầu)
● Các câu có cùng hướng về một chủ đề và có từ ngữ liên kết phù hợp hay
không? (bổ sung hoặc điều chỉnh nếu chưa đáp ứng yêu cầu)
- Phần kết đoạn: Đã nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ chưa? (bổ sung, chỉnh sửa nếu chưa có)