Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 3 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 7: Thơ Đường luật (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 8: Vịnh khoa thi Hương 1. Chuẩn bị - Tác giả:
⚫ Tú Xương (1890 - 1907) tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh.
⚫ Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (trước đây là phố Hàng
Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, TP. Nam Định).
⚫ Các tác phẩm của Tú Xương xoay quanh hai mảng trữ tình và trào phúng.
⚫ Một số tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò,
Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ… - Bối cánh lịch sử:
⚫ Từ khoa thi Bính Tuất (1886), do thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi
Hương Hà Nội bị bãi bỏ. Thực dân Pháp lo sợ sự bất bình của dân chúng nên
đã tổ chức thi chung trường thi Hương Hà Nội với trường Nam Định (Nam
Định), gọi chung là là trường Hà - Nam.
⚫ Vịnh khoa thi Hương được sáng tác trong thời gian Tú Xương tham dự kì thi
Hương tại trường thi Hà – Nam. Vợ chồng viên toàn quyền Đông Dương Pôn
Đu-me (Paul Doumer) và vợ chồng viên công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng
(Le Normand) có tới dự lễ xướng danh (ngày 27/12/1897).
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy nêu chủ đề và bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.
- Chủ đề: chế độ thi cử phong kiến đã suy tàn cũng như cảnh ngộ mất nước trong
buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến. - Bố cục gồm 3 phần:
⚫ Phần 1. Hai câu thơ đầu: giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu
⚫ Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo: cảnh trường thi trong thực tế
⚫ Phần 3. Hai câu thơ còn lại: thái độ, tâm trạng của nhà thơ
Câu 2. Xác định các đối tượng trào phúng mà bài thơ hướng tới. Thái độ của tác
giả đối với các đối tượng đó được thể hiện như thế nào?
- Đối tượng trào phúng: sĩ tử, quan trường, quan sứ, mụ đầm
- Thái độ của tác giả: mỉa mai, châm biếm
Câu 3. Hai câu đề cho thấy kì thi có gì đặc biệt?
Kì thi đặc biệt ở chỗ:
⚫ “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định,
“Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời
xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi
bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
⚫ Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm
mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
Câu 4. Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật
sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.
- Phép đối và nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực: “lôi thôi - ậm ọe”, “sĩ tử -
quan trường”, “vai đeo lọ - miệng thét loa”
=> Khắc họa cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ; cảnh
trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
- Phép đối và nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực: “lọng - váy, trời - đất,
quan sứ - mụ đầm” nhằm mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên
trang nghiêm hơn. Nhưng trái lại, sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác,
tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn.
Câu 5. Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết
cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước
tình cảnh đất nước như thế nào?
⚫ Sắc thái giọng điệu: mỉa mai, châm biếm.
⚫ Thái độ, nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước: xót xa, đau đớn
Câu 6. Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ
thể hiện được điều gì?
⚫ Thể hiện trọn vẹn tâm tư, tình cảm của nhà thơ.
⚫ Thôi thúc lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc,...